Full bài giảng + slide + File ghi âm thuế thầy Trường 2017 (nghe rất hay- rõ)- ôn thi CPA + Công Chức Thuế

Full bài giảng + slide + File ghi âm thuế thầy Trường 2017 (nghe rất hay- rõ). Bao gồm link download, playlist đã được up lên youtube để các bạn tiện theo dõi. Lần này mình đã tập hợp toàn bộ vào 1 bài. Các bạn có thể theo link này để đăng kí theo dõi kênh youtube mình sẽ cập nhập thêm tài liệu vào ghi âm ở đây https://goo.gl/u6pfTU

 

Bài số 1

Một doanh nghiệp kinh doanh thương mại trong năm 2016 có số liệu kê khai tính thuế TNDN như sau: (đơn vị tính: triệu đồng)

  1. Doanh thu tính thuế TNDN: 36.000tr
  2. Tổng chi phí DN kê khai: 25.000; trong đó:

– Giá vốn của hàng hóa bán ra: 15.000

– Chi trả lãi tiền vay vốn vay  của các cổ đông cao hơn 150%  mức lãi suất do ngân hàng nhà nước công bố là 200tr

– Chi trả tiền chậm nộp thuế  là 20 tr

– Các khoản chi phí khác của DN đều có hóa đơn, chứng từ hợp pháp và các khoản chi còn lại đều đủ điều kiện được trừ.

  1. Thu nhập từ thanh lý tài sản của DN là 200 tr
  2. Doanh nghiệp còn nhận được thu nhập do đầu tư ra nước ngoài 450 tr sau khi nộp thuế TNDN theo quy định của luật thuế TNDN tại nước đầu tư là  50 tr
  3. Kỳ tính thuế của DN được xác định theo năm dương lịch.

Yêu cầu:

  1. Xác định thuế TNDN phải nộp trong năm tính thuế? biết  rằng trong năm DN không đc miễn giảm thuế TNDN
  2. Thời gian tạm nộp thuế TNDN của quý 1/năm 2016  và thời gian nộp thuế TNDN theo quyết toán thuế TNDN  năm  là lúc nào . 

Làm bài:

  1. Xác định chi phí quảng cáo tiếp thị, khuyến mãi đc trừ khi tính thu nhập chịu thuế: Đơn vị tính tiền: triệu đồng

Các khoản chi phí không được trừ theo quy định của luật Thuế TNDN:

– Chi trả lãi tiền vay vốn  vay  của các cổ đông cao hơn 150%  mức lãi suất do ngân hàng nhà nước công bố không được trừ phải loại khỏi chi phí doanh nghiệp kê khai: 200 trđ

– Chi trả tiền chậm nộp thuế không được trừ phải loại khỏi chi phí doanh nghiệp kê khai: 20 trđ

– Tổng chi phí được trừ chưa kể chi phí quảng cáo tiếp thị, khuyến mãi và giá vốn hàng hóa là: 25 000 – 15 000- 2000- 200 – 20 = 7 780 tr đ

Theo đó chi phí làm căn cứ tính tỷ lệ chi quảng cáo tiếp thị, khuyến mãi là:   7 780 tr đ

– DN hoạt động năm 2016,  nên mức chi quảng cáo tiếp thị, khuyến mãi khống chế tối đa là 15%  sẽ bằng: 7 780  x 15%     = 1.167 <  2000 trđ (theo kê khai của doanh nghiệp).

Vậy chi phí quảng cáo tiếp thị, khuyến mãi đc trừ khi tính thu nhập chịu thuế là:  1.167 trđ

Giải thích cách tính:

– Chi trả lãi tiền vay vốn  vay  của các cổ đông cao hơn 150%  mức lãi suất do ngân hàng nhà nước công bố và Chi trả tiền chậm nộp thuế  là hai khoản chi trong số các khoản chi không được trừ theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp nên phải loại ra khi xác định tổng chi phí được trừ.

–  Vì đây là doanh nghiệp kinh doanh thương mại nên trong tổng chi phí được trừ để xác định mức khống chế không bao gồm giá vốn của hàng bán ra.

DN hoạt động năm 2016,  nên mức Chi phí quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị được trừ tối đa 15% trên tổng chi phí được trừ chưa kể khoản chi phí quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị

  1. Xác định thuế TNDN phải nộp trong năm tính thuế

2.1. TN chịu thuế từ HĐSXKD trong nước: 

  1. a) Doanh thu tính thuế: 36.000
  2. b) Chi phí được trừ:

– Chi trả lãi tiền vay vốn  vay  của các cổ đông cao hơn 150%  mức lãi suất do ngân hàng nhà nước công bố không được trừ phải loại khỏi chi phí doanh nghiệp kê khai: 200 trđ

– Chi trả tiền chậm nộp thuế không được trừ phải loại khỏi chi phí doanh nghiệp kê khai: 20 trđ

– Tổng chi phí được trừ chưa kể chi phí quảng cáo tiếp thị, khuyến mãi và giá vốn hàng hóa là: 25 000 – 15 000- 2000- 200 – 20 = 7 780 tr đ

  1. c) Thu nhập chịu thuế khác: 300
  2. d) Thu nhập chịu thuế: 36.000 – 23.947+ 200 = 12.253
  3. e) Do không có thu nhập miễn thuế nên thu nhập chịu thuế bằng thu nhập tính thuế = 12.253 trđ

  1. f) Thuế thu nhập doanh nghiệp phải từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước trong năm tính thuế: 12.253 x 22% = 2.695,66 trđ

2.2. Xác định thu nhập khác phát sinh ngoài Việt nam:

TN  chịu thuế TN bao gồm TN nhận được ở nước ngoài, trường hợp đã nộp thuế ở nước ngoài thì sẽ được trừ đi khi xác định số thuế phải nộp ở Việt nam. Theo đó phải  xác định Thu nhập trước  thuế,  thuế đã nộp ở nước ngoài  để tính  TN chịu thuế, thuế TNDN nộp tại VN

  Thu nhập nhận được do đầu tư ra nước ngoài 450 tr sau khi nộp thuế TNDN theo quy định của luật thuế TNDN tại nước đầu tư là  50 tr, theo đó thu nhập trước thuế là: 450 + 50 = 500 tr

Thuế  TNDN phải nộp theo quy định của luật thuế TNDN việt nam cho khoản thu nhập đầu tư ở  nước ngoài  :  

500 x 22%  = 110tr

Số thuế TNDN còn phải nộp tại việt nam cho khoản thu nhập đầu tư ở  nước ngoài: 110 – 50 = 60 trđ

Vậy Thuế TNDN phải nộp trong năm tính thuế:

2.695, 66 + 60   =2.755.66

3.  Thời gian tạm nộp thuế TNDN của quý 1/năm 2016 chậm nhất là ngày thứ 30  của tháng 4/2016  và thời gian nộp thuế TNDN theo quyết toán thuế TNDN  năm  2016  chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi), kể từ ngày  31/12/2016.

 

 Bài số 2

  Công ty TNHH  Hồng hà , chuyên sản xuất hàng tiêu dùng, thực hiện kê khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ,. Trong kỳ tính thuế tháng 04/2016 có tình hình như sau:

  1. Mua 5 tấn sợi, giá chưa có thuế giá trị gia tăng  là 250 triệu đồng. thực hiện thanh toán qua NH
  2. Mua 01 xe ô tô dưới 9 chỗ, số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn là 200 triệu đồng. thanh toán qua NH theo chế độ.
  3. Mua 05 chiếc quạt điện của Công ty Z , giá chưa có thuế giá trị gia tăng là 1 triệu đồng/chiếc. Do ghi sai thông tin nên người bán trực tiếp tẩy xóa, sửa chữa trên hóa đơn.
  4. Mua  lô thuốc nhuộm của  HTX dệt nhuộm, trị giá 110 tr đ, công ty đã thanh toán qua NH và bên bán đã xuất hoá đơn bán hàng  đầy đủ.

Tất cả hàng hoá, vật tư trên đều dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

  1. Mua 100 hộp bánh trung thu  với giá chưa có thuế GTGT 800 000 hộp, thanh toán qua NH có hoá đơn GTGT  đầy đủ.
  2.   Xuất khẩu 01 lô quần áo cho Công ty M ở nước ngoài, giá xuất là 200.000 USD, có đầy đủ hóa đơn, hợp đồng xuất khẩu và tờ khai hải quan theo quy định. 
  3. Bán  cho Công ty A ở VN lô  10.000 bộ  quần áo, với giá chưa có thuế giá trị gia tăng là 1 triệu đồng/bộ.
  4. Xuất  kho 100 hộp bánh trung thu tặng các cháu  con em trong công ty nhân tết  trung thu theo giá nhập kho mua vào.

Yêu cầu:

1.Anh/Chị hãy tính toán xác định số thuế GTGT phải nộp, giải thích cách xác định.

Biết rằng:

-Thuế suất thuế giá trị gia tăng của các hàng hóa, dịch vụ  mua bán của công ty  là 10%.

– Tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước công bố: 1 USD = 23.000 VND

  1. Anh chị cho biết thời gian kê khai và nộp thuế GTGT của tháng 4 /2016

 

Bài làm:

  1. Xác định số thuế GTGT phải nộp, giải thích cách xác định:

  Xác định thuế GTGT đầu ra và giải thích cách xác định:

Hàng  xuất khẩu áp dụng thuế suất 0% nên không  phải tính thuế GTGT 

–  Thuế GTGT của bán  quần áo trong nước :  

 1 trđ  x  10 000 bộ   x10%       =  1000 triêu 

– Bánh trung thu cho các cháu  thuộc doanh thu cho, tặng  phải kê khai, nộp  thuế GTGT theo giá sản phẩm  tương đương (giá nhập kho):

 Cụ thể:

            – Thuế GTGT  của bánh trung thu: 

800 000 đ  x 100 hộp x 10 %   = 8 triệu 

    Tông thuế GTGT đầu ra là    1000 tr + 8 tr   = 1008 tr

Xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ,  giải thích cách xác định:

  • Thuế GTGT  của sợi : 250 tr x 10% = 25 tr
  • Thuế  GTGT của  xe ô tô dưới 9 chỗ:  số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn là 200 triệu đồng, tuy nhiên theo quy định của Luật thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn thực hiện,  công ty không KD trong lĩnh vực du lịch, vận tải nên chỉ được KT thuế GTGT đầu vào là 160 triệu.
  • Thuế GTGT của  05 chiếc quạt điện , Do ghi sai thông tin nên người bán trực tiếp tẩy xóa, sửa chữa trên hóa đơn nên không được khấu trừ. 
  • Lô hàng thuốc nhuộm, trị giá 110 tr đ, công ty đã thanh toán qua NH nhưng  bên bán  xuất hoá đơn bán hàng  mà không xuất hoá đơn GTGT nên không được KT.
  • Thuế GTGT đầu vàoMua 100 hộp bánh trung thu ,  thanh toán qua NH có hoá đơn GTGT  đầy đủ nhưng không tham gia sản xuất hàng chịu thuế GTGT nên dù phải nộp thuế GTGT đầu ra cũng không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

 Tông thuế GTGT đầu vào được khấu trừ :

25tr +  160 tr = 185 tr

Xác định thuế GTGT phải nộp NSNN: 

Thuế GTGT phải nộp NSNN = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào:

1008tr    185 tr  =  823 tr đồng

Vậy số thuế GTGT phải nộp là 823 tr đồng

-Thời gian  kê khai thuế GTGT  của tháng 4/2016 l chậm nhất là ngày thứ 20 (hai mươi) của tháng 5/2016

-Thời gian  nộp  thuế GTGT  của tháng 4/2016  là ngày thứ 20 (hai mươi) của tháng 5/2016, nếu ngày 20 là ngày nghỉ thì  ngày nộp thuế là ngày 21/5/2016

Bài số 3

Một doanh nghiệp A thành lập nam 2001. Trong nam 2009 DN có kê khai:

– Doanh thu bán hàng: 6.000 triệu dông

  1. Tong các khoản chi được trừ khi tính thuê TNDN (không bao gồm chi quảng cáo, tiếp thị…..) là 3.500 triệu đồng.

Phần chi quảng cáo, tiếp thị liên quan trực tiếp đến hoạt động sảm xuất, kinh doanh có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp : 430 triệu đồng.

  1. Tổng chi phí phát sinh trong kỳ là 3.000 triệu đồng (không bao gồm chii phí quản cảo, tiếp thị…..) trong đó :

+ Chi phí xử lý nước thải là 300 triệu đồng

+ Chi phí tiền lương trả cho người lao động nhưng thực tế không chi trả : 200 triệu đồng 

+ Chi trả lãi vay vốn điều lệ còn thiếu là 200 triệu đồng.

+ Chi trả lãi vay vốn ngân hàng dùng cho sản xuất kinh doanh là 300 triệu đồng.

+ Chi quảng cáo tiếp thị có đủ hoá đơn chứng từ là 300 triệu đồng.

+ Chi phí còn lại là hợp lý

Tổng chi phí phát sinh trong kỳ là 4000 triệu đồng, trong đó :

+ Chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu : 300 triệu đồng.

+ Chi đào tạo tay nghề cho công nhân : 200 triệu đồng

+Chi bảo hiểm nhân thọ cho người lao động là 500 triệu đồng

+ Chi phí còn lại là hợp lý

  1. Doanh nghiệp thu từ tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế là 200 triệu đồng. Doanh nghiệp từ kê khai tổng chi phí được trừ vào chi phi phí là 4.000 triệu đồng, trong đó chi nộp tiền phạt do vi phạm hành chính là 100 triệu đồng, tiền lương trả cho sáng lập viên doanh nghiệp nhưng không tham gia điều hành doanh nghiệp có chứng từ hợp pháp là 200 triệu đồng

Tính thuế TNDN của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế mà doanh nghiệp phải nộp theo từng trường hợp cụ thể?

Trả lời :

  1. Chi phí quảng cáo tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN là :

3500 triệu đồng   x 10% = 350 triệu đồng

– Phần chi phí quảng cáo tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN là :

430 triệu đồng – 350 triệu đồng = 80 triệu đồng

– Tổng chi phí được trừ khi tính vào chi phí trong năm 2009 là :

3500 triệu đồng + 350 triệu đồng = 3850 triệu đồng

– Thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2009 là :

6000 triệu đồng – 3850 triệu đồng = 2150 triệu đồng.

– Thuế thu nhập doanh nghiệp mà doanh nghiệp A phải nộp trong năm 2009 là :

2150 triệu đồng x 25% = 537.5 triệu đồng

  1. b. Chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp A năm 2009 là :

200 triệu đồng + 200 triệu đồng = 400 triệu đồng

– Chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp A trong năm 2009 (không bao gồm chi phí quảng cáo, tiếp thị, khánh tiết….) là : 

3000 triệu đồng – 400 triệu đồng = 2600 triệu đồng

– Chi phí quảng cáo tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN là :

2600 triệu đồng x 10% = 260 triệu đồng

– Phần chi phí quảng cáo tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN là :

300 triệu đồng – 260 triệu đồng = 40 triệu đồng.

– Tổng chi phí được trừ khi tính vào chi phí trong năm 2009 là :

2600 triệu đồng + 260 triệu đồng = 2860 triệu đồng.

– Thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2009 là :

6000 triệu đồng – 2860 triệu đồng = 3140 triệu đồng

– Thuế thu nhập doanh nghiệp mà doanh nghiệp A phải nộp trong năm 2009 là :

3140 triệu đồng x 25% = 785 triệu đồng

  1. Chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp A năm 2009 là :

300 triệu đồng + 500 triệu đồng = 800 triệu đồng.

– Chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp A trong năm 2009 là :

4000 triệu đồng – 800 triệu đồng = 3200 triệu đồng.

– Thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2009 là :

6000 triệu đồng – 3200 triệu đồng = 2800 triệu đồng

– Thuế thu nhập doanh nghiệp mà doanh nghiệp A phải nộp trong năm 2009 là :

2800 triệu đồng x 25% = 700 triệu đồng

  1. Chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp A năm 2009 là :

100 triệu đồng + 200 triệu đồng = 300 triệu đồng

– Chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp A trong năm 2009 là :

4000 triệu đồng – 300 triệu đồng = 3700 triệu đồng.

– Thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2009 là :

( 6000 triệu đồng – 3700 triệu đồng) + 200 triệu đồng = 2500 triệu đồng

  • Thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2009 là : 2500 triệu đồng

– Thuế thu nhập doanh nghiệp mà doanh nghiệp A phải nộp trong năm 2009 là :

2500 triệu đồng x 25% = 625 triệu đồng

Bài số 4

Tháng 2 năm 2016 chị A làm việc tại  Công ty TNHH Vạn Thành.

– Chị   được nhận  lương tháng 13 của năm 2015 là 12 triêu đ, lương tháng 2  năm 2016  là 17 tr đồng (sau khi đã trừ khoản bảo hiểm bắt buộc).

– Chi còn nhận đươc khoản phụ cấp trách nhiệm 1,3 tr đ, phụ cấp  thu hút khu vực miền núi 0,5 tr/đ.

-Trong tháng  chị làm thêm  ngoài giờ  làm việc  vào ngày Lễ được nhận  tổng số tiền làm thêm giờ 3,6 tr(tiền làm thêm giờ được tính  gấp 3 lần so với tiền làm trong giờ).

– Chi đã đóng góp cho quỹ khuyến học của tỉnh 1,2 triệu đ  (Quỹ được phép thành lập và hoạt động theo đúng chế độ quy định).

– Chị đóng góp cho 1 nhóm  xã hội tự nguyện 1 tr đồng đi làm từ thiện.

– Ngoài  căn nhà đang ở,  năm 2013 chị  mua thêm một căn hộ chung cư của  công ty bất động sản C, đứng tên chủ sở hữu của chị  với  tổng trị giá ghi trên hoá đơn là 1,75 tỷ đ, do không có nhu cầu sử dụng,  tháng 2/2016 chị bán căn hộ với  giá 1,65 tỷ đ

   Biết rằng  Chị  A  có hai con đang  học phổ thông  trung học. Chồng chị nghỉ hưu sớm, có lương hưu 4 tr/đ/tháng  

Vợ chồng chị ở cùng mẹ già không có thu nhập nào khác ngoài tiền tiết kiệm nhận lãi 1,5 tr đ/ tháng.

 Yêu cầu: Anh chi hãy tính tiền thuế TNCN phải nộp của chi A  trong tháng  tháng 2 /2016 và giải thích cách tính toán.

Bài làm : 

Xác định TN chịu thuế và tính thuế TN  từ tiền lương tiền công

 Xác định TN chịu thuế

– Lương tháng thứ 13  năm 2016là 12 triêu đ, nhận trong tháng  2/ 2016 được tính vào TNCT năm 2016.

    -Khoản khoản phụ cấp trách nhiệm  1 tr đ, tính vào thu  nhập chịu thuế 

     -Phụ cấp  khu vực miền núi 0,5 tr/đ không tính thu nhập chịu ttuế 

     – Tiền làm thêm giờ 3,6 tr: trong đó số tiền 1.2 tr tương ứng 1 lần lương trong giờ  chịu thuế,  hai lần tang thêm 2,4 tr không chịu thuế 

*TNCT từ TLTC tháng 2/2016 là :

12tr + 13tr+ 1tr  + 1,2 tr= 27,2 tr

Xác định mức giảm trừ gia cảnh, đóng góp từ thiện .

– Chị được giảm trừ cho bản thân: 9 trđ/tháng

– Giảm trừ cho hai con đi học một người là 3, 6trđ

– Mẹ của chị  có TN từ lãi tiền gửi  tiết kiệm  1,5 tr đ/ tháng nên không được giảm trừ gia cảnh.

-Chồng chị nghỉ hưu sớm, có lương hưu 4 tr/đ/tháng  nên không được giảm trừ gia cảnh.

* Mức giảm trừ GC là : 9 tr + ( 3,6 tr x 2) = 16,2 tr 

– Khoản  đóng góp cho quỹ khuyến học  1,2 tr đ được trừ khi xác định TN tính thuế

* Tổng mức giảm trừ : 16,2 tr + 1,2 tr     = 17, 4 

TN tính thuế và thuế TNCN phải nộp: 

     TN tính thuế :      27,2 tr – 17,4 =  9,8 tr 

     Thuế TNCN phải nộp : 

 Bậc 1 : ( 5 tr x 5% )        = 250.000d

Bậc 2:   ( 9,8 tr – 5 tr) x 10% =  480 000 đ 

– Tổng thuế  TNCN từ tiền lương tiền công.

 250 000 đ + 480 000 đ =  780 000 đ

Xác định, tính thuế  thuê TNCN từ  chuyển nhượng BĐS

Doanh thu chuyển nhượng  căn hộ  với giá 1,2 tỷ đồng , chị có đầy đủ HĐCT  và  không  phát sinh các chi phí chuyển nhượng, nên:

Thu nhập tính thuế là:

1.2 tỷ –   1,05 tỷ đ= 0,15 tỷ đ

 Thuế TNCN từ chuyển nhượng BĐS là:

       0,15 tỷ  x 25% =  37, 5 tr

Xác định tổng thuế TNCN  phải nộp  của chi A

     780 000 đ +  37 500 000 đ    = 38 280 000 đ

Vậy thuế TNCN phải nộp của chi A  trong tháng  tháng 2 /2016 là: 38 280 000 đ

 

 

Các bạn có thể theo link này để đăng kí theo dõi kênh youtube mình sẽ cập nhập thêm tài liệu vào ghi âm ở đây https://goo.gl/u6pfTU

Link down load file

Link tải file mềm tài liệu ở đây

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);