So sánh ưu nhược điểm giữa các dòng laptop, máy tính trên thị trường

 

Hiện nay laptop cũlaptop mới đều có có nhiều lựa chọn cho mọi người, giá từ 5 triệu đến 10 triệu là người tiêu dùng có thể an tâm tìm được một máy tính cơ bản cho việc sử dụng các công việc văn phòng hoặc đồ họa nhẹ hiện nay. Vậy nên chọn máy gì và hãng nào, mới hay cũ- lí do vì sao?

So sánh ưu nhược điểm giữa các dòng laptop, máy tính trên thị trường
So sánh ưu nhược điểm giữa các dòng laptop, máy tính trên thị trường

Câu đầu tiên mình muốn nói với các bạn về chọn mua laptop là: Mới mà mua ở VN thì cọn core i3 hoặc i5 dòng nào thì tùy năm, nhưng ổn định nhất là Dell latitude loại mới nhé khoảng 12-13 triệu;  Thinkpad dòng E (mình ko hề thích Tầu nhưng nó là thế, dòng này màn tốt, bàn phím tốt nhưng linh kiện rất đắt đỏ, ai tính không cẩn thận không nên mua),

 Còn Laptop cũ thì các bạn đừng cố đặt câu hỏi nơi nào uy tín- sự thật làm laptop cũ khâu dịch vụ rất khó kiểm soát, vì đồ mới thì được hãng hỗ trợ, chính sách khác hoàn toàn, còn đồ cũ thì chính sách sẽ chẳng mấy khi được như lời  hứa được- hãy đặt câu hỏi: làm cách nào để kiểm tra máy tính .

Sau đây mình sẽ đi chuyên sâu vào các thắc mắc khác để chọn mua Laptop:

Trước hết có nên chọn card rời?

– câu trả lời là không nên- đặc biệt là máy mới rẻ tiền- card rời nếu không phải là máy cao cấp, mặc dù đem lại khả năng xử lí ảnh cao hơn nhưng với máy cấp thấp dán card rời vào main, card rời thường là mỗi hiểm họa và nguyên nhân hỏng máy cao nhất.

Nguyên nhân bản chất card rời là 1 cpu thứ 2 của máy tính (gpu rời)- do đó, nhiệt năng tỏa ra đôi khi còn cao hơn cả cpu của máy. Cộng hưởng với nhiệt phát sinh thường làm linh kiện điện tử hỏng dần, đặc biệt trong tường hợp bạn phải thường xuyên di chuyển, thì việc nóng máy vô cùng hại đến linh kiện trong di chuyển

Nên chọn cũ hay mới?

 

Nên chọn máy cũ nếu thực sự bạn có tin tưởng  được người bán. Tức là bạn biết họ là ai, và họ giải thích với bạn hợp lí về máy tính bán cho bạn.

Hiện nay trên thị trường, máy tính dựng, máy bảng dựng, điện thoại iphone, sony dựng tràn lan của Trung Quốc về nhìn như mới (làm gì có máy cũ nào mà như mới ko xờn chóc được?) Thậm chí chụp cả lô đựng bên ngoài là chữ tàu up lên face

Nên chọn của hãng nào

Xin được tổng kết như sau:

– Hp  có ưu điểm rẻ, dễ tìm, nhiều người bán và linh kiện thay thế rẻ, dễ sửa chữa, nhưng thi thi thoảng hay lỗi vặt ở touchpad, mặc dù touchpad của hp hiện nay là số 1 trong các dòng máy tính ngoài macbook. Hp cũng có hệ thống tìm driver hơi khó tìm, các dòng laptop hay phải cài nhiều driver phụ trợ như hotkey, vanguard, rất rối rắm. Vì thế mua hp bạn cần có một người tư vấn chuẩn về cài đúng phần mềm hoặc làm như video mình hướng dẫn trên mạng nhé
– Thinkpad- đắt và rất bền- nhưng sửa chữa cực khó, hà nội chỉ vài người biết sửa tốt dòng này. Tuy nhiên thinkpad lại có một ưu điểm nữa của máy cũ là rất nhiều link kiện của nó có thể thay thế một cách dễ dàng, kể cả những con đời thập cổ lai hy như X61 hay R500 … chuyện buồn cười nhất là mình được ông anh cùng cơ quan cho ngay 1 quả pin mới tinh X61 vì mua về không dùng đến, Quá dễ sẵn mua với người dùng cơ bản
 

– Dell- là trung bình của hp và thinkpad, dell có độ bền tốt và giá cả sửa chữa khá mềm, những dòng cao cấp thì màn cực đẹp. Nhược điểm của dell là nó quá nóng, nhiều khi chảy cả nhựa, nhưng main vẫn không sao. Lap cũ thì mình thấy dell có tỷ lệ trâu bền là cao nhất, kể các sửa chữa rồi vẫn chạy tít. Đóng chipset hay card màn hình tới lần 2 lần 3 vẫn sống nhăn răng một vài năm chưa thấy sửa.

– Máy nội địa nhật như toshiba r830, các dòng máy của mọi hãng lenovo thinkpad, – bền – nhẹ- pin lâu- nhưng bàn phím tiếng nhật, hãy liên hệ với mình để khắc phục vấn đề này hoặc thay hẳn bàn phím tiếng anh. Các bạn làm theo video này nhé

 
– Đối với các dòng máy tính cũ, thời trang như asus acer hoặc dell, hp, lenovo giá rẻ sản xuất cho thị trường châu á. Các bạn nên test kĩ  theo video này theo clip sau:

Nên băn khoăn về giá?

-Tại sao lại rẻ thế và tại sao lại đắt thế, giá hàng hóa thường có giá chung, mua máy cũ hơn nhau ở chế độ support thật hay giả, còn hàng hóa không dễ gì tự nhiên rẻ dúm ra được. Cái gì cũng có nguyên nhân của nó, chọn một con máy cũ rẻ và lắm lỗi lặt vặt còn khó chịu gấp nhiều lần  so với một con đúng giá thị trường.

 

Ngày nay cạnh tranh và truyền thông tốt- không ai thọ được với kiểu bán đắt hoặc hàng kém. Vì thế các bạn khi mua máy tính cũ cần test rất kĩ các phần main, đặc biệt, nếu có thể thì nên bỏ hẳn ổ cứng để trừ vào giá nếu không tin tưởng. Vì có nhiều ổ máy cũ bị bag hoặc xanh được chạy lại phần mềm hdd generator để gom ổ cứng lại như thường, một thời gian sau sẽ bị bag lại và xanh màn hình.

Chính vì thế, mà mình xin tổng kết lại như sau về máy tính cũ:

– Không gì bằng tự mình cảm nhận, tự test máy, nếu test kiểm tra thấy ngon thì tới 90% là ok rồi, bảo hành bảo hiếc chỉ là hình thức, chẳng ai mong cả, Test là quan trọng nhất.

– Uy tín của người bán là cái quan trọng thứ 2, tuy nhiên làm máy cũ việc bảo hành cũng như support bảo hành là rất khó, thường thì nguồn nghiếc các thứ có thể được, chứ động vào màn hình hay ổ cứng thường họ rất khó support cho bạn. Vì thế test vẫn là bước quan trọng số một

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);