Ôn thi ngân hàng nhà nước: Bộ câu hỏi/trả lời về những vấn đề thường gặp

Ôn thi ngân hàng nhà nước: Bộ câu hỏi/trả lời về những vấn đề thường gặp. Bộ câu hỏi/trả lời về những vấn đề thường gặp trong quá trình giải quyết TTHC lĩnh vực hoạt động tiền tệ

 

 

STT

Câu hỏi

Câu trả lời

1

Tổ chức tín dụng cần đáp ứng những điều kiện gì để được cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá từ NHNN?

Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 17/2011/TT-NHNN ngày 18/8/2011 quy định về việc cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước xem xét thực hiện cho vay cầm cố đối với các tổ chức tín dụng khi có đủ các điều kiện sau:

(i) Là các tổ chức tín dụng quy định tại Điều 3 của Thông tư này và không bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt;

(ii) Có giấy tờ có giá đủ tiêu chuẩn và thuộc danh mục các giấy tờ có giá được sử dụng cầm cố vay vốn tại Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Điều 8 của Thông tư 17:

– Tiêu chuẩn giấy tờ có giá được cầm cố: Được phép chuyển nhượng; Giấy tờ có giá thuộc sở hữu hợp pháp của tổ chức tín dụng đề nghị vay; Có thời hạn còn lại tối thiểu bằng thời gian vay; Không phải là giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng đề nghị vay phát hành.

– Danh mục, thứ tự ưu tiên các giấy tờ có giá được sử dụng cầm cố vay vốn và tỷ lệ giữa giá trị giấy tờ có giá và số tiền vay cầm cố tại Ngân hàng Nhà nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.

(iii)  Có mục đích vay vốn phù hợp với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ;

 (iv) Có hồ sơ đề nghị vay cầm cố tại Ngân hàng Nhà nước theo đúng quy định tại Điều 15 của Thông tư số 17;

(v) Không có nợ quá hạn tại Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm đề nghị vay vốn;

(vi)  Có cam kết về sử dụng tiền vay cầm cố đúng mục đích, trả nợ gốc và lãi cho Ngân hàng Nhà nước đúng thời gian quy định.

2

Ngân hàng Nhà nước quy định như thế nào về hồ sơ đề nghị vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá?

Theo quy định tại Điều 15 Thông tư 17/2011/TT-NHNN ngày 18/8/2011, hồ sơ đề nghị vay cầm cố bao gồm:

(i) Giấy đề nghị vay vốn theo hình thức cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá (theo Mẫu 01/NHNN-CC);

(ii) Bảng kê các giấy tờ có giá đề nghị cầm cố để vay vốn tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có xác nhận của tổ chức phát hành, đại lý phát hành hoặc tổ chức lưu ký (theo Mẫu 02a/NHNN-CC);

(iii) Một số chỉ tiêu về nguồn vốn và sử dụng vốn bằng đồng Việt Nam theo Mẫu 03/NHNN-CC; Tình hình giao dịch của tổ chức tín dụng với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Mẫu 04/NHNN-CC; Bảng tính toán nhu cầu vay vốn VND từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Mẫu 05/NHNN-CC;

(iv) Bảng cân đối kế toán của tổ chức tín dụng tại thời điểm gần nhất (bản chính).

3

Hồ sơ đề nghị chấp thuận cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay bằng ngoại tệ gồm những gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 24/2015/TT-NHNN ngày 8/12/2015, khi có nhu cầu cho vay bằng ngoại tệ quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận cho vay bằng ngoại tệ, bao gồm các nội dung chủ yếu:

(i) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cam kết đã thẩm định và đảm bảo dự án, phương án sử dụng vốn khả thi, khách hàng vay đáp ứng đủ các điều kiện vay vốn theo quy định của pháp luật về hoạt động cho vay, có khả năng thu hồi nợ đúng hạn (gốc và lãi);

(ii) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài báo cáo cụ thể nội dung mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã thẩm định và phê duyệt cho vay đối với khách hàng: Nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ của khách hàng để thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh theo quy định tại các Nghị quyết, Nghị định, Quyết định, Chỉ thị và các văn bản khác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; mức vốn mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phê duyệt cho vay; tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, tình hình tài chính và nguồn trả nợ vay của khách hàng và các nội dung khác để đảm bảo dự án, phương án sử dụng vốn khả thi, khách hàng vay đáp ứng đủ các điều kiện vay vốn theo quy định của pháp luật;

(iii) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài báo cáo cụ thể về nguồn vốn bằng ngoại tệ để thực hiện cho vay, đồng thời cam kết và đảm bảo cân đối được nguồn vốn bằng ngoại tệ phù hợp với thời hạn và mức vốn cho vay; việc cho vay đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động cho vay, quản lý ngoại hối, giới hạn cấp tín dụng, các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật liên quan;

(iv) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cam kết chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định, quyết định cho vay bằng ngoại tệ đối với các khách hàng và các nội dung, thông tin cung cấp tại văn bản đề nghị.

4

Thời hạn giải quyết thủ tục chấp thuận cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay bằng ngoại tệ là bao lâu?

Theo quy định tại Điểm c Khoản 2, Điều 4 Thông tư số 24/2015/TT-NHNN ngày 8/12/2015, thời hạn giải quyết thủ tục chấp thuận cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay bằng ngoại tệ là 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị chấp thuận cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có đầy đủ thông tin.

5

Để được công nhận là thành viên Nghiệp vụ Thị trường mở, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đáp ứng những điều kiện nào?

Căn cứ Điều 5 Thông tư số 42/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015 quy định về Nghiệp vụ Thị trường mở, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân) được công nhận là thành viên khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

(i) Có tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam tại NHNN;

(ii) Được NHNN cấp mã ngân hàng.

6

Trình tự thực hiện thủ tục công nhận thành viên nghiệp vụ Thị trường mở như thế nào?

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 42/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015, thủ tục công nhận thành viên nghiệp vụ thị trường mở được thực hiện như sau:

(i) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có nhu cầu tham gia nghiệp vụ thị trường mở gửi trực tiếp hoặc qua đường Bưu điện Giấy đề nghị tham gia Nghiệp vụ thị trường mở theo Phụ lục số 01/TTM đính kèm Thông tư này đến NHNN để được xem xét cấp giấy công nhận Thành viên nghiệp vụ thị trường mở;

(ii) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy đề nghị tham gia nghiệp vụ Thị trường mở của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, NHNN thực hiện cấp giấy công nhận thanh viên nghiệp vụ Thị trường mở khi đủ các điều kiện quy định tại Điều 5 thông tư 42/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015 hoặc có văn bản trả lời cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nếu không đủ điều kiện.

7

Theo quy định về nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá của NHNN Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, điều kiện thực hiện nghiệp vụ chiết khẩu là gì?

Theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 01/2012/TT-NHNN ngày 16/02/2012 quy định về việc chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tham gia nghiệp vụ chiết khấu phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

(i)  Là các tổ chức tín dụng không bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.

(ii) Không có nợ quá hạn tại Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm đề nghị chiết khấu.

(iii) Có tài khoản tiền gửi mở tại Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh được ủy quyền) thực hiện chiết khấu.

(iv) Có hồ sơ đề nghị thông báo hạn mức chiết khấu giấy tờ có giá gửi Ngân hàng Nhà nước đúng hạn theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư này.

(v) Có giấy tờ có giá đủ điều kiện và thuộc danh mục các giấy tờ có giá được chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước.

(vi) Trường hợp giao dịch theo phương thức gián tiếp, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị tin học, đường truyền và kết nối với hệ thống máy chủ tại Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch và Cục Công nghệ tin học).

8

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chiết khấu giấy tờ có giá của NHNN Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, việc giao nhận và hoàn trả giấy tờ có giá được chiết khấu diễn ra như thế nào?

Theo quy định tại Điều 14 Thông tư số 01/2012/TT-NHNN ngày 16/02/2012, việc giao nhận và hoàn trả giấy tờ có giá được chiết khấu thực hiện như sau:

(i) Trong thời hạn tối đa 15 ngày làm việc, kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có thông báo chấp nhận chiết khấu, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đề nghị chiết khấu tiến hành các thủ tục chuyển quyền sở hữu và giao nhận giấy tờ có giá cho Ngân hàng Nhà nước.

(ii) Trong thời hạn 01 ngày làm việc, sau khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã hoàn thành đủ các thủ tục chuyển quyền sở hữu và giao nộp giấy tờ có giá cho Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chuyển tiền cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Trường hợp chiết khấu giấy tờ có giá có kỳ hạn, chậm nhất 02 ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có thông báo chấp nhận chiết khấu, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gửi 01 Giấy cam kết mua lại giấy tờ có giá (theo Mẫu số 06/NHNN-CK) về Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh được ủy quyền). Trong thời hạn 01 ngày làm việc, sau khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã hoàn thành đủ các thủ tục chuyển quyền sở hữu và giao nộp giấy tờ có giá cho Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chuyển tiền cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

(iii) Khi hết thời hạn chiết khấu (trường hợp chiết khấu có kỳ hạn), tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thanh toán tiền mua lại giấy tờ có giá cho Ngân hàng Nhà nước và nhận lại giấy tờ có giá theo cam kết.

9

Hồ sơ đề nghị Chiết khấu giấy tờ có giá theo phương thức trực tiếp gồm những gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 01/2012/TT-NHNN ngày 16/02/2012 quy định về Chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các TCTD chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, hồ sơ đề nghị chiết khẩu theo phương thức trực tiếp bao gồm: 01 giấy đề nghị (theo mẫu số 05/NHNN-CK).

10

Thời hạn xử lý đề nghị Chiết khấu theo phương thức trực tiếp mất bao nhiêu ngày?

Theo Khoản 1 Điều 13 Thông tư 01/2012/TT-NHNN ngày 16/02/2012, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy đề nghị chiết khấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, NHNN (Sở Giao dịch hoặc NHNN Chi nhánh được ủy quyền) xem xét quyết định và thông báo chấp nhận (theo mẫu số 07A/NHNN-CK) hoặc thông báo không chấp nhận (theo mẫu 07B/NHNN-CK)

11

Hồ sơ đăng ký Nghiệp vụ chiết khấu theo phương thức gián tiếp gồm những gì?

Theo Khoản 2 Điều 13 Thông tư 01/2012/TT-NHNN ngày 16/02/2012, hồ sơ đăng ký Nghiệp vụ chiết khấu theo phương thức gián tiếp gồm: 01 giấy đăng ký tham gia nghiệp vụ chiết khấu (theo mẫu số 04A/NHNN-CK).

12

Thẩm quyền ký văn bản tham gia giao dịch nghiệp vụ chiết khấu được quy định như thế nào?

Theo Điều 10 Thông tư 01/2012/TT-NHNN ngày 16/02/2012, người có thẩm quyền thay mặt tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ký duyệt các văn bản tham gia nghiệp vụ chiếu khấu tại NHNN là một trong những người sau đây:

– Chủ tịch hội đồng quản trị hoặc chủ tịch Hội đồng thành viên của TCTD;

– Tổng Giám đốc (Giám đốc) của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Người có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 tại Thông tư này có thể ủy quyền cho Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) ký các văn bản tham gia nghiệp vụ chiết khấu tại NHNN phù hợp với quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về sự ủy quyền này. Người được ủy quyền không được ủy quyền cho người thứ ba.

13

Hồ sơ mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác gồm những giấy tờ gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Mục 1 Chương II Thông tư số 04/2016/TT-NHNN ngày 15/4/2016 quy định về việc lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại NHNN, hồ sơ mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá gồm:

(i) Giấy đề nghị mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá theo phụ lục 1a/LK đính kèm Thông tư này;

(ii) Bản đăng ký mẫu dấu, chữ ký theo Phụ lục 1b/LK đính kèm Thông tư này;

(iii) Các giấy tờ chứng minh việc tổ chức mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá thành lập và hoạt động hợp pháp như: Quyết định thành lập, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật;

(iv) Các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của người đại diện của chủ tài khoản kèm giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người đó;

(v) Trường hợp tổ chức mở tài khoản lưu ký thuộc đối tượng bắt buộc phải có chữ ký Kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán trên chứng từ kế toán giao dịch với ngân hàng theo quy định của pháp luật thì ngoài các giấy tờ nêu tại điểm 1, 2, 3, 4 nêu trên, hồ sơ mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá phải có quyết định bổ nhiệm kèm giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của kế toán trưởng (hoặc người phụ trách kế toán) của tổ chức mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá.

* Các giấy tờ quy định tại điểm 1,2 là bản chính, các giấy tờ quy định tại điểm 3, 4, 5 là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu.

14

Hồ sơ đóng tài khoản lưu ký giấy tờ có giá đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác gồm những giấy tờ gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Mục 1 Chương II Thông tư số 04/2016/TT-NHNN ngày 15/4/2016 quy định về việc lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại NHNN, hồ sơ đóng tài khoản lưu ký giấy tờ có giá gồm giấy đề nghị đóng tài khoản giấy theo Phụ lục 4/LK đính kèm thông tư này.

15

Hồ sơ đề nghị áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc hỗ trợ của tổ chức tín dụng gồm những giấy tờ gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 14/2018/TT-NHNN ngày 29/5/2018 hướng dẫn thực hiện các biện pháp điều hành công cụ chính sách tiền tệ để hỗ trợ các tổ chức tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn, hồ sơ đề nghị áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc hỗ trợ của tổ chức tín dụng gồm: Văn bản đề nghị áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc hỗ trợ. 

 

 
 

Tags:

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);