BIOS là gì ? Tại sao phải up BIOS? Nếu muốn “làm chủ” chiếc máy vi tính của mình, bạn không thể không biết tới BIOS. Vậy, BIOS là gì và phần mềm trông rất đơn giản nhưng lại khá xa lạ này được sử dụng để làm gì? Chắc là chẳng mấy khi bạn nghĩ đến các công cụ xử lý sự cố của máy tính chừng nào rắc rối xảy ra đối với bạn. Máy tính của bạn có một trung tâm xử lý sự cố của riêng nó, đó là BIOS (Hệ thống nhập/xuất cơ bản). Không có chỉ lệnh cho phép từ BIOS, hệ điều hành của bạn sẽ không khởi động. Vậy dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu Bios là gì và tại sao lại cần update Bios.
Nội dung chính:
BIOS là gì ?
BIOS là viết tắt của cụm từ “Basic Input/Output System” (Hệ thống Đầu vào/Đầu ra Cơ bản”). Về bản chất, BIOS là một nhóm lệnh được lưu trữ trên một chip firmware nằm ở trên bo mạch chủ (mainboard) của máy vi tính.
Bạn có thể hiểu Bios là một chương trình tiền hệ điều hành, giúp một máy tính có thể làm bất cứ thứ gì nó có thể mà không truy nhập vào phần mềm từ một ổ đĩa. Mã được viết trong phần sụn này chịu trách nhiệm kiểm soát những thứ như các ổ đĩa; nhận biết sự hiện diện của các thành phần hệ thống chủ yếu (chẳng hạn như bộ vi xử lý và dung lượng bộ nhớ); giao tiếp với màn hình, bàn phím, chuột và các thiết bị ngoại vi khác, v.v… Nó khởi động hệ thống, kiểm tra tất cả các cấu hình thiết yếu để hệ thống có thể cho hệ điều hành khởi chạy. Khi hệ điều hành chạy, nó sẽ coi vai trò của Bios là xác nhận và kiểm soát các thiết bị ngoại vi.
Nói tóm lại, khi máy vi tính khởi động, nhiệm vụ của BIOS là “đánh thức” từng linh kiện và kiểm tra xem linh kiện này có hoạt động hay không. Sau đó, BIOS sẽ chuyển nhiệm vụ kiểm soát lại cho hệ điều hành.
Tại sao cần nâng cấp Bios
Hiểu biết về UEFI rất quan trọng để có thể hiểu được làm thế nào tận dụng các cập nhật tính năng và các bản sửa lỗi đi kèm với bản cập nhật BIOS được cung cấp bởi các nhà sản xuất bo mạch chủ.
Bo mạch chủ có thể sử dụng bất kỳ bản sửa đổi firmware nào mà nhà sản xuất bo mạch chủ đã xây dựng. Trong suốt thời gian sử dụng bo mạch chủ, các nhà sản xuất sẽ phát hành gói firmware hoặc cập nhật BIOS mới, cho phép hỗ trợ bộ xử lý và bộ nhớ mới hoặc giải quyết các lỗi thường gặp. Trong nhiều năm, lý do thực sự duy nhất để cập nhật cho phiên bản firmware mới là để giải quyết một số lỗi trong UEFI hoặc đổi một CPU mới hơn cho bo mạch chủ.
Tuy nhiên, báo cáo của Duo chỉ ra rằng tấn công firmware UEFI là một cuộc tấn công nguy hiểm. Các phần mềm chống virus có thể không phát hiện ra. Một số người muốn thường xuyên kiểm tra và cập nhật gói firmware UEFI. Tuy nhiên việc làm này có thể làm hỏng bo mạch chủ. Tốt nhất là không cập nhật firmware của UEFI trừ khi firmware cập nhật nội dung bạn cần. Tuy nhiên có thể cập nhật các bản cập nhật BIOS nếu đang sở hữu một nền tảng chip hoặc bo mạch chủ mới.
Kết luận
Khi mới cài lại hệ điều hành hoặc cài mới các bạn nên kiểm tra xem phiên bản BIOS hiện tại của máy và tiến hành cập nhập mới nhé.
Cám ơn bạn đã ghé thăm blog. Đội ngũ soạn hi vọng sẽ mang đến những tài liệu và kiến thức có ích link Google driver tới mọi người. Nếu thấy bài biết hay và hữu ích hãy donate hoặc đơn giản là share bài viết lên mạng xã hội cho blog nhé