Tài liệu ôn thi viên chức bệnh viện :CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN CHUYÊN MÔN BÁC SỸ

Tài liệu ôn thi viên chức bệnh viện :CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN CHUYÊN MÔN BÁC SỸ. Do bênh viện đa khoa ngọc hồi cung cấp. giúp các bạn làm trắc nghiệm luật khám chữa bệnh có đáp án

câu hỏi trắc nghiệm quy tắc ứng xử

đề thi viên chức bệnh viện

câu hỏi trắc nghiệm luật khám chữa bệnh

dap an bo cau hoi thi quy tac ung xu

đề thi quy tắc ứng xử ngành y tế

bộ câu hỏi ôn thi viên chức ngành y tế môn kiến thức chung

Câu hỏi số 1: Triệu chứng lâm sàng của Sốt xuất huyết – Dengue và Sốt xuất huyêt Dengue có dấu hiệu cảnh báo, chẩn đoán căn nguyên virus Dengue?

Đáp án:

 

Nội dung

Điểm

1. Triệu chứng lâm sàng của Sốt xuất huyết Dengue:

(25)

a) Lâm sàng

Sốt cao đột ngột, liên tục từ 2-7 ngày và có ít nhất 2 trong các dấu hiệu sau:

– Biểu hiện xuất huyết có thể như nghiệm pháp dây thắt dương tính, chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.

– Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn.                                      

– Da xung huyết, phát ban.                                              

– Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.                              

 

5

 

5

3

2

2

b) Cận lâm sàng

– Hematocrit bình thường (không có biểu hiện cô đặc máu) hoặc tăng.

– Số lượng tiểu cầu bình thường hoặc hơi giảm.                               

– Số lượng bạch cầu thường giảm.                                                    

 

2

3

3

2. Triệu chứng lâm sàng của Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo.

(25)

Bao gồm các triệu chứng lâm sàng của sốt xuất huyết Dengue, kèm theo các dấu hiệu cảnh báo sau:

– Vật vã, lừ đừ, li bì.                                    

– Đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan.

– Gan to > 2 cm.                                          

– Nôn – nhiều.                                             

– Xuất huyết niêm mạc.                              

– Tiểu ít.                                                     

– Xét nghiệm máu:

+ Hematocrit tăng cao.                                

+ Tiểu cầu giảm nhanh chóng.                    

Nếu người bệnh có những dấu hiệu cảnh báo trên phải theo dõi sát mạch, huyết áp, số lượng nước tiểu, làm xét nghiệm hematocrit, tiểu cầu và có chỉ định truyền dịch kịp thời.                                         

 

 

3

3

3

3

3

3

3

4

 Chẩn đoán căn nguyên vi rút Dengue

(15)

2.1. Xét nghiệm huyết thanh

– Xét nghiệm nhanh:

+ Tìm kháng nguyên NS1 trong 5 ngày đầu của bệnh.

+ Tìm kháng thể IgM từ ngày thứ 5 trở đi.

– Xét nghiệm ELISA:

+ Tìm kháng thể IgM: xét nghiệm từ ngày thứ năm của bệnh.

+ Tìm kháng thể IgG: lấy máu 2 lần cách nhau 1 tuần tìm động lực kháng thể (gấp 4 lần).

2.2. Xét nghiệm PCR, phân lập vi rút: Lấy máu trong giai đoạn sốt (thực hiện ở các cơ sở xét nghiệm có điều kiện).

 

5

 

 

 

5

 

 

 

5

CỘNG

65

 

Câu hỏi số 2: Triệu chứng lâm sàng của sốt xuất huyết Dengue nặng?

Đáp án:

 

Nội dung

Điểm

1. Triệu chứng lâm sàng của Sốt xuất huyết Dengue nặng:

Khi người bệnh có một trong các biểu hiện sau:

– Thoát huyết tương nặng dẫn đến sốc giảm thể tích (Sốc sốt xuất huyết Dengue), ứ dịch ở khoang màng phổi và ổ bụng nhiều.

– Xuất huyết nặng.

– Suy tạng.

 

5

a) Sốc sốt xuất huyết Dengue

– Suy tuần hoàn cấp, thưởng xảy ra vào ngày thứ 3-7 của bệnh, biểu hiện bởi các triệu chứng như vật vã; bứt rứt hoặc li bì; lạnh đầu chi, da lạnh ẩm; mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt (hiệu số huyết áp tối đa và tối thiểu ≤ 20 mmHg) hoặc tụt huyết áp hoặc không đo được huyết áp; tiểu ít.

– Sốc sốt xuất huyết Dengue được chia ra 2 mức độ để điều trị bù dịch:

+ Sốc sốt xuất huyết Dengue: Có dấu hiệu suy tuần hoàn, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt hoặc tụt, kèm theo các triệu chứng như da lạnh, ẩm, bứt rứt hoặc vật vã li bì.

+ Sốc sốt xuất huyết Dengue nặng: Sốc nặng, mạch nhỏ khó bắt, huyết áp không đo được.

– Chú ý: Trong quá trình diễn biến, bệnh có thể chuyển từ mức độ nhẹ sang mức độ nặng, vì vậy khi thăm khám cần phân độ lâm sàng để tiên lượng bệnh và có kế hoạch xử trí thích hợp.

 

10

 

 

 

 

5

 

 

5

 

10

b) Xuất huyết nặng

– Chảy máu cam nặng (cần nhét gạc vách mũi), rong kinh nặng, xuất huyết trong cơ và phần mềm, xuất huyết đường tiêu hóa và nội tạng, thường kèm theo tình trạng sốc nặng, giảm tiểu cầu, thiếu oxy mô và toan chuyển hóa có thể dẫn đến suy đa phủ tạng và đông máu nội mạch nặng.

– Xuất huyết nặng cũng có thể xảy ra ở người bệnh dùng các thuốc kháng viêm như acetylsalicylic acid (aspirin), ibuprofen hoặc dùng corticoid, tiền sử loét dạ dày, tá tràng, viêm gan mạn.

 

 

10

 

 

 

10

c) Suy tạng nặng

– Suy gan cấp, men gan AST, ALT ≥ 1000 U/L.

– Suy thận cấp.

– Rối loạn tri giác (Sốt xuất huyết thể não).

– Viêm cơ tim, suy tim, hoặc suy chức năng các cơ quan khác.

 

3

2

3

2

CỘNG

65

 

Câu hỏi số 3: Bạn hãy cho biết phác đồ cấp cứu ngừng hô hấp tuần hoàn? (Khuyến cáo AHA 2010)

Đáp án:

Nội dung

Điểm

I. Nhận biết ngưng hô hấp tuần hoàn:  

– Mất ý thức đột ngột
– Ngưng thở hay thở ngáp cá
– Mất mạch bẹn hoặc mạch cảnh ( thời gian kiểm tra ≤ 10 giây).

15

II. Các bước tiến hành hồi sinh tim phổi cơ bản (CPR): Quy trình xử trí: C-A-B (thay đổi khác với trước đây A-B-C)  

5

C: Ép tim:

– Vị trí: 1/3 dưới xương ức.
– Tần số: ≥ 100 lần/phút, tránh tối thiểu gián đoạn ép tim
– Biên độ: ≥ 5 cm ở người lớn; ≥ 1/3 đường kính trước sau ở trẻ em.
– Phối hợp 30 lần ép tim, 2 lần thông khí.: Khi đặt được nội khí quản thì không còn chu kỳ 30:2 mà ép tim liên tục ít nhất 100 lần/phút và bóp bóng 8-10 lần/phút qua nội khí quản.

20

A : Kiểm soát đường thở (Airway):

– Nhanh chóng móc họng lấy hết dị vật, lau sạch miệng, mũi, để người bệnh nằm ngửa, ưỡn cổ, hàm dưới đẩy ra trước.
– Đặt đường thở nhân tạo: canule, mask, nội khí quản

10

B: Thổi ngạt (Breathing) (10điểm):
– Miệng-miệng, miệng-mũi
– Bóp bóng bằng mask: áp sát mặt nạ vào miệng, mũi người bệnh bóp bóng với oxy 100%.
– Kết hợp thổi hoặc bóp bóng qua mặt nạ với ép tim theo chu kỳ 30:2 (30 lần ép tim và 2 lần thổi ngạt), đối với bóp bóng qua nội khí quản 8-10 lần/phút và không theo chu kỳ 30:2.

15

CỘNG

65

 

Câu hỏi số 4: Chẩn đoán và xử trí ban đầu đối với sốc phản vệ?

Đáp án:

Nội dung

Điểm

I. CHẨN ĐOÁN

– Chủ yếu dựa vào lâm sàng

 

 

– Phản vệ xuất hiện 1-2 phút sau khi đưa dị nguyên vào cơ thể, có thể muộn hơn hoặc ngay sau khi tiếp xúc.

5

– Có tiền sử dị ứng với thuốc hoặc thức ăn đã biết mà lần này lại có cơ hội tiếp xúc hoặc chưa có cơ hội tiếp xúc.

5

– Gồm 3 thể: nhẹ , vừa, nặng:

* Nhẹ: đỏ da, ngứa, nổi mề đay, phù mạch.

* Trung bình: có các triệu chứng ở tiêu hóa và hô hấp.

+ Đau  bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy.

+ Khó thở: do co thắt thanh quản, phù nề thanh môn hoặc khó thở kiểu hen.

* Nặng: Dấu hiệu thiếu oxy

+ Tức ngực

+ Mạch nhanh

+ Tăng huyết áp hoặc tụt huyết áp

+ Trụy mạch

+ Rối loạn ý thức

+ Rối loạn co tròn

 

5

5

 

 

5

– Diễn biến của phản vệ khó tiên lượng và khả năng nặng lên rất nhanh, đặc biệt là suy hô hấp và trụy mạch.

5

II. XỬ TRÍ

– Ngưng ngay tiếp xúc với dị nguyên.

5

1. Điều trị chung:

– Nhẹ:

+ Kháng histamin tiêm dưới da

+ Methylprednisolon 40 mg tiêm tĩnh mạch

10

– Nặng: Nếu có khó thở và trụy mạch

+ Đặt bệnh nhân nằm tại chỗ, đầu thấp, chân cao.

+ Adrenalin 1 mg tiêm bắp.

+ Trẻ em: pha loãng 1 ống adrenalin 1mg với 10 ml nước cất tiêm bắp 0,01mg/kg/lần. Tiêm 10-15 phút/lần đến khi mạch quay bắt rõ, huyết áp bình thường, khó thở giảm hẳn.

+ Nếu sau khi tiêm adrenalin 1mg/5 phút mà không bắt được mạch quay thì tiêm tính mạch adrenalin 0,3-0,5 mg/ lần/ mỗi 5 phút cho đến khi bắt được mạch thì chuyển qua truyền tĩnh mạch liên tục.

10

– Ngoài ra:

+ Hô hấp: đảm bảo khai thông đường thở.

+ Thở oxy qua gọng kính hoặc mặt  nạ.

+ Đặt nội khí quản, mở khí quản, bóp bóng hỗ trợ.

+ Tuần hoàn: Bù dịch

+ Điều  trị hỗ trợ: corticoid, kháng histamin, giãn phế quản…

10

CỘNG

65

 

Câu hỏi số 5: Chẩn đoán và xử trí cấp cứu hạ đường huyết ở người trưởng thành?

Đáp án:

Nội dung

Điểm

I. CHẨN ĐOÁN

– Triệu chứng gợi ý:

+ Mệt đột ngột, da xanh, vã mồ hôi

+ Hồi hộp, đánh trống ngực. Mạch nhanh, tăng huyết áp tâm thu.

+ Lo âu hốt hoảng

 

15

– Hôn mê:

+ Là giai đoạn nặng của hạ đường huyết, xuất hiện sau các triệu chứng hạ đường huyết nhưng không được điều trị kịp thời hoặc đột ngột có thể không có dấu hiệu báo trước.

+ Thường là hôn mê yên lặng và sâu.

+Phải luôn nghĩ đến hôn mê hạ đường huyết trước một bệnh nhân hôn mê chưa rõ nguyên nhân, sau tiêm tĩnh mạch đường ưu trương bệnh nhân tỉnh lại.

15

II. XỬ TRÍ

– Ngừng ngay các thuốc nghi ngờ liên quan đến hạ đường huyết.

– Thử đường máu mao mạch.

 

10

– Nếu bệnh nhân tỉnh:

+ Uống nước đường.

+ Cho bệnh nhân ăn đồ ngọt.

5

– Nếu bệnh nhân hôn mê:

+ Tiêm chậm tĩnh mạch 50 ml đường ưu trương 20% hoặc 30%, có thể lặp lại cho đến khi bệnh nhân tỉnh lại.

+ Đặt đường truyền tĩnh mạch dung dịch đường 10% hoặc 5%, truyền duy trì đường máu luôn trên 5,5 mmol/l (100mg/dl) tránh nguy cơ hạ đường huyết tái phát.

20

CỘNG

65

 

Câu hỏi số 6: Chẩn đoán và xử trí sốc giảm thể tích

Đáp án:

Nội dung

Điểm

I. CHẨN ĐOÁN

– Da, niêm mạc nhợt nhạt, lạnh.

 

2,5

– Mạch nhỏ, khó bắt, huyết áp tâm thu tụt (< 90 mmHg)

2,5

– Rối loạn ý thức

2,5

– Thở nhanh, tím môi và đầu chi

2,5

– Thiểu niệu, vô niệu

2,5

– Các triệu chứng mất máu nếu sốc mất máu

2,5

– Cận lâm sàng:

+ Giảm hồng cầu, Hct nếu sốc mất máu

+ Tăng Hct, protid nếu sốc giảm thể tích đơn thuần

+ Rối loạn nước và điện giải

+ Rối loạn kiềm toan.

10

– Chẩn đoán phân biệt:

– Sốc tim

– Sốc nhiễm khuẩn

– Sốc phản vệ

5

II. XỬ TRÍ

– Nhằm 2 mục đích: Hồi sức và điều trị nguyên nhân

 

5

– Hồi sức:

+ Nằm đầu thấp

+ Thở oxy

+ Đặt nội khí quản nếu có nguy co suy hô hấp, trào ngược, hôn mê

+ Đặt đường truyền tĩnh mạch chắc chắn và đủ lớn.

+ Giữ ấm

+ Đặt thông bàng quang theo dõi lượng nước tiểu

+ Lấy máu làm xét nghiệm cơ bản, làm ECG

20

– Hồi phục thể tích và chống sốc:

+ Truyền dịch: Ringer Lactate hoặc Natrichlorua 0,9%, truyền  nhanh để đạt 500ml trong vòng 15 phút.

+ Khi huyết áp lên 70-80mmHg giảm tốc độ truyền.

+ Truyền dịch keo nếu đã truyền dịch muối đẳng trương tới tổng liều 50ml/kg mà bệnh nhân vẫn còn sốc.

+ Mục tiêu: bệnh nhân thoát sốc (da ấm, HATT > 90mmHg, nước tiểu > 50ml/giờ, hết kích thích).

10

CỘNG

65

 

Câu hỏi số 7: Chẩn đoán và xử trí hạ đường huyết ở trẻ em.

Đáp án:

Nội dung

Điểm

I. CHẨN ĐOÁN

– Sơ sinh:

+ Bứt rứt, giảm trương lực co, co giật.

+ Suy hô hấp: tím tái, ngưng thở.

 

10

– Trẻ em:

+ Bứt rứt, co giật, lơ mơ, hôn mê.

+ Đổ mồ hôi, tay chân lạnh.

+ Tim nhanh.

15

– Đường huyết:

+ Trẻ > 24 giờ tuổi: Glucose < 40 mg/dl

+ Trẻ < 24 giờ tuổi:

* Đủ tháng: Glucose < 30 mg/dl

* Thiếu tháng: Glucose < 20 mg/dl

20

II. XỬ TRÍ

– Điều trị sớm ngay khi có kết quả đường mao mạch mà không đợi chờ kết quả xét nghiệm đường huyết hoặc nghi ngờ hạ đường huyết.

 

10

– Hôn mê hạ đường huyết:

+ Sơ sinh: Tiêm tĩnh mạch chậm Glucose 10% 2mg/kg, sau đó duy trì 3-5 ml/kg/giờ.

+ Trẻ em: Tiêm tĩnh mạch chậm Glucose 30% 2mg/kg, sau đó duy trì Glucose 10% 3-5 ml/kg/giờ.

10

CỘNG

65

 

Câu hỏi số 8: Chẩn đoán lâm sàng và xử trí ban đầu suy hô hấp ở trẻ em.

Đáp án:

Nội dung

Điểm

I. CHẨN ĐOÁN LÂM SÀNG

– Thở nhanh;

+ Trẻ < 2 tháng tuổi: Nhịp thở > 60 lần /phút.

+ Trẻ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi: Nhịp thở > 50 lần /phút.

+ Trẻ 2 tuổi – 5 tuổi: Nhịp thở > 40 lần /phút.

15

– Rút lõm lồng ngực

5

– Có hoặc không có tím tái.

5

II. XỬ TRÍ

– Khai thông đường thở:

+ Hôn mê: Hút đờm giải, ngửa đầu – nâng cằm, nếu thất bại đặt ống thông miệng hầu.

5

+ Tắc nghẽn đường hô hấp trên:

* Dị vật đường thở: dùng thủ thuật Hemlich

* Viêm thanh khí phế quản: khí dung Adrenalin 0,1%, dexamethasone tiêm TM hoặc TB.

5

– Cung cấp oxy:

+ Chỉ định:

* Tím tái và/hoặc SaO2 < 90 % và/hoặc PaO2 < 60 mmHg.

* Rút lõm lồng ngực hoặc nhịp thở > 70lần/phút.

10

+ Phương pháp cung cấp:

* Oxy cannula (FiO2 30-40%)

Trẻ nhỏ: 0,3-3l/phút, trẻ lớn 1-6l/phút.

* Mask có túi hay không có túi dự trữ (FiO2 40-100%) Oxy 6-8l/phút.

10

– Nếu bệnh nhân ngưng thở, thở không hiệu quả: (5 điểm)

+ Bóp bóng qua mask với FiO2 100%.

+ Đặt Nội khí quản giúp thở.

10

CỘNG

65

 

Câu hỏi số 9: Chẩn đoán và xử trí ngộ độc Phospho hữu cơ.

Đáp án:

Nội dung

Điểm

I. CHẨN ĐOÁN

– Có tiền sử tiếp xúc với thuốc trừ sâu phospho hữu cơ trước đó.

10

– Có hội chứng cường cholin cấp:

15

+ Hội chứng Muscarin:

* Da tái lạnh

* Đồng tử co

* Đau bụng buồn nôn, tiêu chảy

5

+ Hội chứng nicotin:

* Máy cơ tự nhiên

* Co cứng hoặc liệt cơ

* Tăng, giảm hoặc mất phản xạ gân xương

5

+ Hội chứng thần kinh trung ương:

* Rối loạn ý thức

* Giảm điểm Glasgow

5

– Xét nghiệm ChE giảm < 50% giá trị bình thường (5200-13.500).

10

– Xét nghiệm tìm độc chất trong nước tiểu hoặc trong máu, trong dịch dạ dày.

10

II. XỬ TRÍ

– Thuốc Atropin tĩnh mạch cho đến khi “thấm” Atropin

5

– Thuốc giải độc đặc hiệu: Pralidoxime tĩnh mạch.

10

– Điều trị khác: hạn chế hấp thu thêm thuốc trừ sâu, bảo đảm hô hấp, cân bằng nước điện giải, bảo đảm tuần hoàn, nuôi dưỡng hỗ trợ…

5

CỘNG

65

 

Câu hỏi số 10: Định nghĩa, tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng thận hư, các thể hội chứng thận hư?

Đáp án:

Nội dung

Điểm

I. ĐỊNH NGHĨA:

– Là hội chứng lâm sàng và sinh hóa, xuất hiện khi có tổn thương ở cầu thận.

10

– Đặc trưng: Phù, Protein niệu cao, Protein máu giảm, rối loạn lipid máu và có thể tiểu ra mỡ.

10

II. TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN:

– Phù

 

5

– Protein niệu > 3,5 g/24 giờ

5

– Protein máu giảm < 60 g/lít, Albumin máu giảm < 30g/lít

5

– Tăng cholesterol máu > 6,5 mmol/lít

5

Có hạt lưỡng chiết, trụ mỡ trong nước tiểu.

5

Tiêu chuẩn 2 và 3 là tiêu chuẩn bắt buộc.

5

III. CÁC THỂ LÂM SÀNG:

– Hội chứng thận hư đơn thuần: Không có tăng huyết áp, đái máu, suy thận.

 

10

– Hội chứng thận hư  không đơn thuần: Có tăng huyết áp, đái máu, suy thận.

10

CỘNG

65

 

Câu hỏi số 11: Chẩn đoán lâm sàng và các biến chứng bệnh xơ gan.

Đáp án:

Nội dung

Điểm

I.LÂM SÀNG:

Biểu hiện bằng 2 hội chứng chính:

– Hội chứng suy tế bào gan: Mệt mỏi, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, phù, chảy máu từ nhẹ đến nặng…

 

 

15

– Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa: Cổ trướng, lách lớn, tuần hoàn bàng hệ cửa – chủ, chủ – chủ, xuất huyết tiêu hóa…

15

II. CÁC BIẾN CHỨNG:

– Xuất huyến tiêu hóa do tăng áp lực tĩnh mạch cửa.

 

10

– Xơ gan ung thư hóa

5

– Nhiễm trùng dịch cổ trướng

5

– Hôn mê gan và hội chứng gan thận

5

– Hội chứng não gan

5

– Huyết khối tĩnh mạch

5

CỘNG

65

 

Câu hỏi số 12: Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp, chẩn đoán phân biệt và nguyên tắc điều trị?

Đáp án:

                                                     Nội dung

Điểm

I.                CHẨN ĐOÁN:

Theo tiêu chuẩn của Hội Thấp khớp học Mỹ -1987:

– Cứng khớp buổi sáng trên 1 giờ.

 

 

5

– Viêm ít nhất 3 trong 14 vị trí khớp: đốt ngón tay gần, bàn ngón tay, cổ tay, khuỷu, gối, cổ chân, bàn ngón chân (2 bên)

5

– Trong đó có ít nhất 1 khớp thuộc các vị trí sau: đốt ngón tay gần, bàn ngón tay, cổ tay.

5

– Có tính chất đối xứng

5

– Hạt dưới da

5

– Yếu tố dạng thấp huyết thanh dương tính.

5

– Xquang điển hình ở khối xương cổ tay (hình bào mòn, mất chất khoáng đầu xương)

5

II. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT:

– Lupus ban đỏ hệ thống.

 

5

– Xơ cứng bì

5

– Thoái hóa khớp

5

– Gout mạn tính

5

CỘNG

65

 

Câu hỏi số 13: Chẩn đoán đái tháo đường, ưu điểm chẩn đoán của chỉ số HbA1c? (Theo khuyến cáo của Hiệp hội Đái tháo Đường Hoa kỳ (ADA) năm 2010)

Đáp án:

                                                     Nội dung

Điểm

I. TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN:

– HbA1c ≥ 6,5%

– Xét nghiệm HbA1c phải được thực hiện ở phòng xét nghiệm được chuẩn hoá theo chương trình chuẩn hoá Glycohemoglobin Quốc Gia (National Glyco-hemoglobin Standardlization Program: NGSP).

– Tuy nhiên không dùng HbA1c để chẩn đoán bệnh ĐTĐ trong các  trường hợp thiếu máu, bệnh Hemoglobin

 

15

– Đường huyết tương lúc đói ≥ 126 mg/dL (7.8 mmol/L) sau một đêm nhịn đói ít nhất sau 8 giờ (≥ 2 lần thử)

10

– Đường huyết tương bất kỳ ≥ 200mg/dL (11,1mmol/L) + triệu chứng tăng đường huyết.

10

– Đường huyết tương 2 giờ sau uống 75g Glucose ≥ 200mg/dL (≥ 2 lần thử)

10

II. ƯU ĐIỂM CỦA HbA1c:

– Bệnh nhân không cần nhịn đói 8 giờ hoặc phải lấy nhiều mẫu máu trng vài giờ

 

5

– Xét nghiệm HbA1c phản ánh mức đường huyết trung bình của 2-3 tháng trước.

5

– Xét nghiệm HbA1c không bị ảnh hưởng bởi các tình trạng tăng đường huyết stress, bị bệnh khác hoặc đau đớn.

5

– Mẫu máu để xét nghiệm HbA1c có thể lưu trữ ở nhiệt độ phòng lâu hơn so với mẫu máu xét nghiệm đường máu.

5

CỘNG

65

 

Câu hỏi số 14: Chẩn đoán và các phương pháp  điều trị gãy xương ?

Đáp án:

Nội dung

Điểm

1.     Chẩn đoán:

Gãy xương là sự phá hủy đột ngột các cấu trúc của xương do nguyên nhân cơ học, gây ra sự gián đoạn về truyền lực qua xương.

Tuổi, giới:

+ Cả nam, nữ và mọi lứa tuổi đều bị gãy xương chấn thương như nhau. Song do sự phát triển của bộ xương có vài sự khác biệt theo lứa tuổi, nên có một số loại gãy xương đặc thù;

          + Trẻ em có gãy cành tươi, cong tạo hình, bong sụn tiếp hợp.

+ Người già do loãng xương nên một số xương xốp yếu dễ gãy dù chấn thương rất nhẹ: lún đốt sống, gãy cổ xương đùi…                                        

Nguyên nhân, cơ chế chấn thương:                                                    

          . Gãy xương chấn thương chiếm đa số;

          . Gãy xương bệnh lý;

          . Gãy xương do mỏi;

Dấu hiệu lâm sàng: 1 trong 3 dấu hiệu chính.                                    

           + Biến dạng;                                                                  

          + Cử động bất thường;                                    

           + Tiếng lạo xạo.                                             

* Các dấu hiệu phụ: đau, sưng nề, bầm tím…

Cận lâm sàng:                                                                                   

          + XQ thẳng, nghiêng, chéo: chụp đủ 2 khớp của 1 thân xương dài

          + CT: gãy xương phức tạp: vùng khớp, chậu…

          + MRI: dây chằng, sụn chêm…

          + Siêu âm: tổn thương mạch máu…

 

 

05

 

05

 

 

 

 

 

10

 

 

10

 

 

 

 

10

 

 

2.     Các phương pháp điều trị:

– Trước hết phải phòng, chống các biến chứng đe dọa tính mạng bệnh nhân, tiếp theo là điều trị gãy xương và các biến chứng khác.

– 3 nguyên tắc điều trị gãy xương:                                                       

          . Nắn hết các di lệch;

          . Bất động vững chắc vùng xương gãy;

          . Tập vận động chủ động.

– Điều trị bảo tồn:                                                                                

          + Nắn bó bột

          + Nẹp bột

          + Xuyên đinh kéo tạ

– Phẫu thuật kết hợp xương                                                                  

          + Nẹp vis;

          + Đinh Kirschner;

          + Đinh nội tủy: có chốt và không có chốt.

 

05

 

05

 

 

 

05

 

 

 

05

 

 

CỘNG

65

 

Câu hỏi số 15: Đánh giá và xử lý bỏng?

Đáp án:

Nội dung

Điểm

1. Đánh giá:

– Bỏng là tổn thương cấp tính của cơ thể gây nên bởi các tác nhân gây bỏng, thường do tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động…                                      

– Tác nhân và vị trí:                                                                            

          + Bỏng hóa chất: axit, kiềm..:

          + Bỏng điện: do dòng điện truyền qua cơ thể, 2 loại:

                    . Bỏng điện hạ thế: điện dân dụng

                    . Bỏng điện cao thế: > 1000 V, sét đánh.

          + Bỏng nhiệt nóng:

                    . Nhiệt ướt: Nước sôi, thức ăn đun sôi, hơi nước nóng…

                    . Nhiệt khô: Lửa xăng, củi, tia lửa điện, nhựa đường …

          + Bỏng nhiệt lạnh, do bức xạ

Cách sơ cứu tại chổ, thời gian:                                                         

          + Loại trừ tác nhân gây bỏng ra khỏi cơ thể

          + Hổ trợ khẩn cấp những tình trạng ảnh hưởng đến tính mạng: sốc điện, ngạt thở…

          + Hạn chế tối thiểu mức độ ô nhiễm tổn thương bỏng, băng bó diện bỏng, vận chuyển đến cơ sở y tế. 

 

05

 

05

 

 

 

 

 

 

05

Chẩn đoán diện tích bỏng :

+ Phương pháp Palm: Kích thước lòng bàn tay bệnh nhân tương ứng 1% – 1,2%                                                                                                                      

 + Qui tắc số 9:                                                                                            

          . Đầu mặt cổ: 9%

          . Một chi trên: 9%

          . Thân trước: 18%

          . Thân sau (lưng và mông) 18%

          . Một chi dưới: 18%

          . Một đùi: 9%

          . Một cẳng bàn chân: 9%

          . Bộ phận sinh dục, tầng sinh môn: 1%

– Phân độ sâu:                                                                                            

          + Độ 1: Lớp biểu bì: da rám nắng:

          + Độ 2: Lớp biểu bì và trung bì: biểu hiện là nốt phỏng:

          + Độ 3: Biểu bì, trung bì, cấu trúc mỡ dưới da: biểu hiện hoại tử ướt hay khô:

          + Độ 4: Tổn thương toàn bộ lớp da: lộ gân cơ xương:

 

05

 

10

 

 

 

 

 

 

 

05

2. Xử trí:

– Sơ cứu ban đầu:

          + Hồi sức ban đầu:                                                                                     

. Đánh giá đường thở, tần số thở, nhịp tim,

. Đánh giá tri giác

. Đánh giá các tổn thương phối hợp: gãy xương, chấn thương bụng kín, chấn thương ngực.

. Xữ lý các bước theo ABC.

          + Cách ly bệnh nhân với tác nhân gây bỏng: nhanh chóng đưa bệnh nhân ra khỏi nơi bị nạn, cởi bỏ quần áo bị bỏng…                                                    

          + Sơ cứu bằng rủa bằng nước sạch vùng chi bị bỏng, chú ý giữ ấm cho bệnh nhân.                                                                                                             

          + Băng ép tạm thời bằng gạc sạch.                                                      

– Điều trị:

          + Hồi sức tích cực:                                                                               

. Hồi sức ngừng tuần hoàn, hô hấp

          . Xữ lý sốc bỏng: Do đau đớn quá mức, do rối loạn tuần hoàn, do cơ thể nhiễm độc

          + Truyền dịch:                                                                                      

          . Trong 24h đầu: 1,5 ml x diện tích bỏng (%) x cân nặng cơ thể;

          . Từ ngày 2 – 3 : số lượng dịch giảm còn ½ rồi ¼ so với ngày đầu;

          . Từ ngày 3 – 5 : giảm lượng dịch vào đề phòng quá tải của tim;

          + Kháng sinh: Nên dùng k/sinh phối hợp trường hợp bỏng nặng, sau đó dùng theo kháng sinh đồ;                                                                                       

          + Giảm đau thật tốt: phối hợp giảm đau đa phương thức : nhóm giảm đau, kháng viêm non-steroid, nhóm giảm đau gây nghiện;                                      

          + An thần: seduxen, midazolam; bảo vệ dạ dày.                                  – Chăm sóc và theo dõi:

          + Dấu hiệu sinh tồn: mạch, huyết áp để theo dõi sốc, nhiệt độ để theo dõi nhiễm trùng.                                                                                                  

          + Nước tiểu: đánh giá tình trạng mất nước và lượng dịch bù vào, đặt sonde tiểu khi cần, chú ý nhiễm trùng đường tiểu.                                                   

          + Xét nghiệm chức năng gan, thận, cấy máu khi cần                           

          + Diện bỏng: có rỉ dịch hay không, nếu có cấy dịch làm kháng sinh đồ, cắt lọc khi diện bỏng rỉ dịch nhiều.                                                                     

          + Nếu diện bỏng thiếu da: ghép da mỏng, dày                                     

          + Dinh dưỡng nâng cao thể trạng, tập vật lý trị liệu chống loét, viêm phổi, co rút gân cơ.                                                                                                     

 

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

 

CỘNG

65

 

Câu hỏi số 16: Chẩn đoán và điều trị chấn thương sọ não.

Đáp án:

Nội dung

Điểm

1.  Chẩn đoán:

Chấn thương sọ não là nguyên nhân gây tử vong, thương tật lâu dài cho người dưới 40 tuổi trên toàn thế giới, tỉ lệ tử vong 4- 8% ở bệnh nhân CTSN nặng

– Cơ chế chấn thương: rất quan trọng, hỏi về tác nhân gây chấn thương và khoảng tỉnh.                                                                                                   

– Thời gian bị tai nạn: bệnh nhân đến viện càng sớm tiên lượng càng tốt;

– Xử trí ban đầu như thế nào: hồi sức tích cực ở tuyến y tế cơ sở, đánh giá, xử lý các tổn thương kèm theo.                                                                           

– Lâm sàng:                                                                                          

          + Tổng trạng, dấu hiệu sinh tồn: mạch chậm, huyết áp tăng, tần số thở tăng hoặc giảm giai đoạn muộn;                                                                           

          + Tri giác: thang điểm Glasgow từ 3 – 15đ bao gồm đánh giá mắt, lời nói, vận động.                                                                                                       

          . GCS 3-8: nặng, hồi sức

          . GCS 9-13: trung bình

          . GCS 14-15: nhẹ

 – Dấu hiệu thần kinh khu trú:                                                                 

           + Yếu, liệt nửa người đối bên tổn thương;

           + Đồng tử: dãn, phản xạ ánh sáng yếu;

           + Rối loạn cơ vòng…

 – Các dấu hiệu khác:                                                                            

           + Dấu đeo kính râm;

           + Các vết thương đầu mặt : vết thương sọ não hở: có dịch não tủy, thấy tổ chức não ra ngoài;

 – Chảy máu các lổ tự nhiên: do vỡ nền sọ phải dùng kháng sinh;       

          + Các cơ quan khác: quan trọng nhất là cột sống cổ;

– Cận lâm sàng:                                                                                   

          + XQ sọ não thẳng, nghiêng, cột sống cổ;

          + CT sọ não: máu tụ ngoài màng cứng, dưới màng cứng, trong não….

          + MRI: khi CT không thấy tổn thương: tổn thương sợi trục lan tỏa;

          + Siêu âm bụng: đánh giá tổn thương bụng, màng phổi;

10

 

 

 

 

 

 

 

 

05

 

05

 

 

05

 

 

05

 

 

05

 

 

05

2. Điều trị:

– Nội khoa: khi tri giác tốt, không có dấu thần kinh khu trú, CT máu tụ ít, di lệch đương giữa ít:                                                                                        

          + Dịch truyền: không dùng Glucose

          + Kháng sinh khi có vết thương, vỡ nền sọ

          + Giảm đau: đa phương thức: nhóm NSAID, nhóm giảm đau gây nghiện, nhóm an thần kinh

          + Nằm đầu cao 20- 30 độ: hạn chế phù não

          + Nẹp cột sống cổ

          + Theo dõi liên tục: tri giác, dấu hiệu sinh tồn, GCS, dấu thần kinh khu trú, tình trạng đau đầu

– Ngoại khoa: mở sọ lấy máu tụ: khi khối máu tụ lớn, số lượng nhiều, chèn ép não đẩy lệch đường giữa…                                                                           

          . Sau mổ điều trị tại hồi sức tích cực;

          . Gởi nắp sọ tại ngân hàng mô;

          . Vá sọ sau 6 tuần khi ổn định.

 

15

 

 

 

 

 

 

10

CỘNG

65

 

 

Câu hỏi số 17: Thăm khám một trường hợp cấp cứu vùng bụng.

Đáp án:

Nội dung

Điểm

Đứng trước một người bệnh đau bụng ta phải tiến hành thăm khám lần lượt.

1. Hỏi bệnh.

1.1.  Hỏi về đặc tính của đau.                                                           

– Vị trí đầu tiên  của đau. 

– Hoàn cảnh xuất hiện đau

– Hướng lan

– Tính chất của đau: đau âm ĩ, đau như dao đâm…

– Các yếu tố ảnh hưởng đến đau: Tư thế giảm đau, thời gian đau …

1.2.  Hỏi về các biểu hiện kèm theo:                                                 

– Các biểu hiện liên quan đến  bộ phận có bệnh: nôn mửa,  rối loạn tiêu hóa, đái máu, đái đục, kinh nguyệt…

– Các biểu hiện toàn thân: sốt, ngất, trụy tim mạch…

           1.3. Hỏi về tiền sử: tiền sử liên quan bệnh hiện tại, các bệnh khác đã mắc phải, tiền sử phẫu thuật…                                                                          

 

 

10

 

 

 

 

10

 

 

10

2. Khám triệu chứng thực thể:

2.1.  Khám toàn thân:

– Theo dõi mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, nước tiểu … khám các bộ phận có hệ thống.

– Tình trạng sốc:  gặp trong một số bệnh có tính chất  cấp cứu như  thủng dạ dày, viêm tuỵ cấp chảy máu, thai ngoài tử cung vỡ, xuất huyết nang noãn….

– Tình trạng truỵ tim mạch:  đối với nguyên nhân gây chảy máu trong.

– Tình trạng nhiểm khuẩn: viêm màng bụng, áp xe gan…

2.2.  Khám bụng: kết hợp nhìn, sờ, gõ nghe, và thăm trực tràng, âm đạo.

2.2.1. Nhìn:                                                                                        

– Bụng có chướng hơi không? Hay lõm lòng thuyền

– Có khối phồng lên hay không?

– Có sẹo mổ cũ không?

– Có các tổn thương khác trên thành bụng không?

– Bụng có di động theo nhịp thở không?

–  Xem phân, các chất nôn và nước tiểu…

2.2.2. Sờ: Sờ nhẹ nhàng từ nông đến sâu, từ chỗ không đau đến chỗ đau tìm các dẫu hiệu sau?                                                                                          

  – Phản ứng thành bụng

– Cảm ứng phúc mạc

– Co cứng thành bụng

– Sờ tìm các khối u, khối phồng …

– Kích thích bụng tìm các dấu hiệu sống nhu động …

– Đặc biệt chú ý đến  một số điểm đau như: điểm ruột thừa (điểm Mac Burney, điểm túi mật, làm nghiệm pháp Murphy).  Điểm sườn lưng, điểm niệu quản…

2.2.3. Gõ                                                                                          

– Bình thường gõ vang trên các tạng rỗng và đục trên các tạng đặc

– Gõ tìm vùng đục trước gan, đục vùng thấp

2.2.4. Nghe: tiếng óc ách khi đói trong hẹp môn vị                          

2.2 .5. Thăm trực tràng và âm đạo: là động tác rất cần thiết và quan trọng có thể phát hiện  một số tình trạng cấp cứu như:  thai ngoài tử cung vỡ có túi cùng Douglas phồng, rất đau (tiếng kêu Douglas), viêm màng bụng: các  túi cùng rất đau.

 

10

 

 

 

 

 

15

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.     Cận lâm sàng:

– Siêu âm bụng: dịch ổ bụng, tổn thương tạng, lồng ruột, tổn thương phối hợp…

– XQ bụng đứng: liềm hơi dưới hoành, mức hơi dịch…

– CT bụng: có thuốc và không có thuốc cản quang…

– UIV: sỏi hệ niệu…

– Nội soi dạ dày, soi trực tràng…

10

CỘNG

65

 

Câu hỏi số 18: Chẩn đoán xác định tắt ruột.

Đáp án:

Nội dung

Điểm

1.     LÂM SÀNG:

* Triệu chứng cơ năng: 03 triệu chứng cơ năng chính:

– Đau bụng:  + Là triệu chứng khởi phát của bệnh

+ Đau bụng thành cơn, từ từ hoặc đột ngột dữ dội ở vùng rốn hoặc mạn sườn và nhanh chóng lan tỏa khắp bụng.

– Nôn : cũng thường xuất hiện sớm, mức độ nôn phụ thuộc vào vị trí tắc. Xuất hiện đồng thời với cơn đau nhưng không làm cơn đau giảm đi.

– Bí trung đại tiện: Là triệu chứng chứng tỏ sự đình trệ lưu thông ruột. Bí đại tiện nhiều khi không rõ ràng, trong trường hợp tắc cao có thể còn thấy đại tiện.

* Triệu chứng toàn thân:  Phụ thuộc vào mức độ tắc, thời gian tắc, tình trạng mất nước và nhiễm độc. Nếu đến càng muộn, tắc càng cao thì dấu hiệu mất nước điện giải càng rõ rệt với các triệu chứng khát nước, mắt trũng, môi khô, da nhăn, nước tiểu ít thậm chí là có dấu hiệu shock do giảm khối lượng tuần hoàn.

* Triệu chứng thực thể:

– Bụng chướng, thường căng trướng toàn bộ nhưng cũng có khi khu trú, có thể thấy các hằn quai ruột.                                                                                    
            – Dấu hiệu rắn bò: là dấu hiệu biểu hiện sự tăng cường nhu động ruột chống lại tác nhân gây tắc. Trong cơn đau thấy quai ruột nổi gồ và di chuyển trên thành bụng.

– Dấu hiệu quai ruột nổi: có thể thấy khối phồng trên thành bụng, sợ nắn cảm giác căng, bờ rõ, gõ vang.

– Dấu hiệu tiếng réo di chuyển của hơi và dịch trong lòng ruột cũng là dấu hiệu có giá trị tương đương dấu hiệu rắn bò trong chẩn đoán tắc ruột cơ học.

– Khám bụng đôi khi thấy phản ưng thành bụng khu trú trên quai ruột bị xoắn nghẹt, gõ vang do chướng hơi kèm gõ đục vùng thấp do có dịch trong ổ phúc mạc.

– Giai đoạn đầu nghe nhu động tăng, giai đoạn sau nhu động giảm.

– Ngoài ra thăm khám tỉ mỉ vùng bụng và các lỗ thoát vị ở vùng bụng có thể thấy một số nguyên nhân tắc ruột: u đại tràng, u ruột non, khối lồng ruột, búi giun,… .

– Thăm trực tràng thấy bóng trực tràng rỗng, có thể sờ thấy u hoặc máu theo tay trong lồng ruột.

 

10

 

 

10

 

10

 

 

10

 

 

15

2.     CẬN LÂM SÀNG:

– Xquang bụng không chuẩn bị: dấu hiệu mức nước mức hơi.

– Chụp CT Scane: Hình ảnh ruột giản, ứ hơi và dịch trong lòng ruột thấy sớm và đặc hiệu hơn trong chụp Xquang bụng không chuẩn bị. Có thể thấy vị trí tắc, nguyên nhân tắc: khối u, bã thức ăn, búi giun,…

– Siêu âm bụng: Có hình ảnh ruột giản hơi chứa nhiều dịch do tắc ruột. Có thể xác định được vị trí tắc và tắc do nguyên nhân xoắn, nghẹt  ruột, lồng ruột, khối u, các ổ abscess trong ổ bụng.

– Xét nghiệm máu: không có giá trị chẩn đoán mà chủ yếu để đánh giá ảnh hưởng của tắc ruột, đặc biệt là rối loạn điện giải, thăng bằng kiềm toan:   + Biểu hiện máu cô đặc,  hematocroit tăng
           + Rối loạn điện giải: Cl– NaKgiảm
           + U rê, creatinine  máu tăng

10

CỘNG

65

 

 

 

 

Câu hỏi số 19: Nhau tiền đạo: định nghĩa, phân loại, triệu chứng lâm sàng?

Đáp án:

Nội dung

Điểm

1. Đ/n và phân loại :

Là nhau bám ở đoạn dưới tử cung lan tới hoặc che lấp lỗ trong cổ tử cung. Tùy theo vị trí mép nhau so với lỗ trong cổ tử cung, ta có nhiều hình thái nhau tiền đạo khác nhau:

– Nhau bám thấp: mép dưới bánh nhau chưa lan đến lỗ trong cổ tử cung.

– Nhau bám mép: bờ dưới bánh nhau sát mép lỗ trong cổ tử cung.

– Nhau tiền đạo bán trung tâm: nhau che một phần lỗ trong cổ tử cung.

– Nhau tiền đạo trung tâm: nhau che kín lỗ trong cổ tử cung.         

 

10

 

 

05

 

05

05

 

05

2. Triệu chứng:

2.1. Cơ năng:

Chảy máu âm đạo: là triệu chứng chính với các tính chất sau:  đột ngột, không nguyên nhân, không đau bụng, máu đỏ loãng, có thể có máu cục, lượng máu có thể nhiều hoặc ít và có thể tự cầm máu mặc dù không điều trị rồi lại có đợt tái phát, lần sau mất máu nhiều hơn lần trước.                                            

2.2. Toàn thân:

Dấu hiệu sinh tồn tương xứng với lượng máu mất ra ngoài. Thường thì thể trạng chung vẫn tốt trừ trường hợp mất máu quá nhiều.                                 

2.3. Thực thể:

– Bụng mềm, không đau bụng. nếu đã có chuyển dạ thì giữa cơn co, truong lực cơ tử cung vẫn bình thường.                                                               

– Nắn thấy ngôi thai bất thường: Ngôi ngang, ngôi ngược, ngôi đầu cao lỏng

– Nghe tim thai: Nếu mất máu ít thì tim thai còn tốt, nếu mất máu nhiều tim thai suy, có khi không nghe thấy tim thai.                                                

– Thăm âm đạo:

+ Là phương pháp lâm sàng giúp ta chẩn đoán đoán xác định nhau tiền đạo. Tuy nhiên có thể làm nhau bong ra thêm gây chảy máu ồ ạt. Vì vậy ta chỉ được thăm khám âm đạo khi có chỉ định sinh ngả âm đạo, việc thăm khám phải được tiến hành tại phòng mổ khi đã sẵn sàng các phương tiện hồi sức và phẫu thuật để có thể can thiệp ngay nếu có ra máu nhiều.                                                        

          + Thấy ngôi còn cao, cổ tử cung có thể bị lệch, bên bị lệch là nơi nhau bám. Qua túi cùng, giữa ngôi và ngón tay có cảm giác thấy một lớp đệm  dày khác với ối đó là bánh nhau bám vào đoạn dưới tử cung.                   

            + Tùy trường hợp nhau tiền đạo trung tâm hoàn toàn hay không hoàn toàn mà ta sẽ thấy được bánh nhau che kín hết cả lỗ cổ tử cung hay chỉ che một phần.

 

 

10

 

 

 

 

10

 

 

 

15

 

 

 

 

 

CỘNG

65

 

 

 

Câu hỏi số 20: Nhau bong non: định nghĩa, phân độ lâm sàng và cận lâm sàng.

Đáp án:

Nội dung

Điểm

1.      Định nghĩa

Gọi là nhau bong non khi bánh nhau bám ở vị trí bình thường bị bong sớm một phần hoặc toàn phần trước khi sổ thai.                                            

 

05

2.     Nhau bong non có thể chia làm 04 mức độ:

 

0 (thể ẩn)

 

Không triệu chứng.

Chẩn đoán hồi cứu khi có một khối máu tụ nhỏ sau nhau.

1(nhẹ)

 

Có xuất huyết âm đạo ít(< 100 ml) hoặc  không.

Có thể có đau bụng và tử cung cường tính.

Không có choáng ở mẹ và không có suy thai.

2(trung bình)

 

Xuất huyết âm đạo±(100- 500 ml).

Mạch nhanh, huyết áp kẹt.

Tử cung go cứng.

Có dấu suy thai.

3(nặng)

 

Xuất huyết âm đạo±.

Tử cung go cứng như gỗ.

Đau bụng liên tục.

Dấu hiệu choáng rõ.

Suy thai nặng hoặc thai chết.

Rối loạn đông máu # 30 %

 

 

 

10

 

 

 

10

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

10

2. Lâm sàng:

– Trường hợp nhẹ: Chỉ có thể phát hiện sau sinh thấy có khối máu tụ sau nhau.                                                                                                        

– Trường hợp điển hình:                                                                 

+ Đau bụng: đột ngột, liên tục, thường kèm theo đau lưng.      

+ Tử cung go cứng và đau. Trương lực cơ tử cung tăng.                  

+ Bề cao tử cung tăng dần trong những thể xuất huyết nội, do máu tụ sau nhau.                                                                                                         

+ Suy thai hoặc mất tim thai.                                                         

+ Nước ối có lẫn máu.                                                                    

+ Dấu hiệu choáng thay đổi từng trường hợp.                                 

 

05

 

10

3. Cận lâm sàng:

– Protein niệu, nhất là trong trường hợp có kèm tiền sản giật.

– Bất thường về đông máu trong những thể nặng: fibrinogen giảm, tiểu cầu giảm.                                                                                                         

05

 

CỘNG

65

 

Câu hỏi số 21: Dọa vỡ tử cung trong thời kỳ chuyển dạ: nguyên nhân và triệu chứng.

Đáp án:

Nội dung

Điểm

1. Nguyên nhân:

1.1. Về phía người mẹ:

– Các loại đẻ khó: khung chậu hẹp, khung chậu méo, bất xứng giữa thia nhi và khung chậu.                                                                                         

– Đẻ nhiều lần.                                                                                 

– Sẹo mổ cũ lấy thai, sẹo khâu vá tử cung do bị vỡ ở lần mổ trước.

– Các loại tổn thương cũ ở cổ tử cung trong những làn đẻ trước.     – Nạo phá thai nhiều lần.                                                                

– Các khối u tiền đạo.                                                                      

1.2. Về phía thai:

– Đẻ khó do thai: thai to, bụng cóc, dính thai…                             

– Đẻ khó do ngôi và kiểu thế của thai: ngang, trán, chỏm cúi không tốt.

1.3. Về phía người thực hiện các thủ thuật sản khoa:

Tiến hành các thủ thuật không đúng chỉ định, không đúng kỹ thuật, chưa đủ điều kiện.                                                                                                 

 

10

 

 

 

 

 

 

 

10

 

 

 

10

          2. Triệu chứng:

2.1. Cơ năng: Cơn co tử cung dồn dập, thai phụ đau bụng nhiều.  

2.2. Thực thể:

– Nhìn: tử cung có dạng hai khối bị thắt ở giữa như hình quả bầu. Khối dưới là đoạn dưới tử cung bị kéo dài và dãn mỏng; chỗ thắt là nơi tiếp giáp đoạn dưới và thân tử cung gọi là vòng bandl.

– Sờ nắn: dây chằng tròn bị kéo dài, căng lên như 2 sợi dây đàn: dấu hiệu Frommel.                                                                                                  

– Nghe: tin thai có thể bình thường nhưng thường là đã có những biểu hiện của suy thai.                                                                                              

– Thăm âm đạo: có thể giúp biết các nguyên nhân đẻ khó như: khung chậu hẹp, ngôi bất thường….                                                                            

         – Khi đã có dấu hiều bandl- frommel cần phải được giải quyết ngay bằng phẫu thuật. nếu không giải quyết chắc chắn sẽ vỡ tử cung.                      

 

10

 

 

05

 

05

 

05

 

05

 

05

 

CỘNG

65

 

Câu hỏi số 22: Thai ngoài tử cung ở ống dẫn trứng chưa vỡ: Định nghĩa, nguyên nhân- các yếu tố nguy cơ, triệu chứng lâm sàng- cận lâm sàng.

Đáp án:

Nội dung

Điểm

1. Định nghĩa: Thai ngoài tử cung là trứng đã thụ tinh làm tổ và phát triển ở một vị trí ngoài buồng tử cung.                                                                 

10

2. Nguyên nhân và một số yếu tố nguy cơ:

– Tất cả những yếu tố  ngăn cản hay làm chậm trễ sự di chuyển của trứng từ nơi thụ tinh vào buồng tử cung đều có thể là nguyên nhân gây thai ngoài tử cung.

– Một số yếu tố nguy cơ:                                                                 

+ Viêm vùng chậu trước đó.

+ Tiền căn thai ngoài tử cung.

+ Phẫu thuật ống dẫn trứng trước đó.

+ Những nguyên nhân khác: Sẩy thai, vô sinh, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, hút thuốc,…

 

 

10

 

15

3. Triệu chứng:

Cơ năng:

– Trễ kinh.                                                                                       

– Đau bụng hạ vị: có thể 1 hoặc 2 ben, đau âm ỉ, đau nhói hay dữ dội liên tục từng cơn.                                                                                                   

– Rong huyết: máu lượng ít bầm đen.                                             

Thực thể:

-Tổng trạng và dấu hiệu sinh tồn bình thường.                              

– Bụng không căng hay căng nhẹ, có thể có phản ứng dội hoặc không.

– Âm đạo ra huyết đen.                                                                  

– Tử cung hơi to, mềm giống như có thai bình thường.                    

– Cổ tử cung tím mềm đóng.                                                            

– Khối cạnh tử cung giới hạn rõ, mật độ mềm, đau.                       

Cận lâm sàng:

– Định lượng β- hCG: (+)                                                                

– Siêu âm, siêu âm doppler.                                                             

– Soi ổ bụng: là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán thai ngoài tử cung. 

           – Nạo sinh thiết buồng tử cung.                                                       

 

10

 

 

 

10

 

 

 

 

 

10

CỘNG

65

 

Câu hỏi số 23: Khối u buồng trứng xoắn: chẩn đoán và điều trị.

Đáp án:

Nội dung

Điểm

1. Chẩn đoán:

1.1. Chẩn đoán xác định: Dựa vào:

Triệu chứng cơ năng:

– Đau vùng chậu đột ngột, dữ dội ngày càng tăng;hoặc đau từng đợt vói khoảng giảm do u tựu tháo xoắn. Thường xuất hiện sau khi nâng vật nặng, tập thể dục hay sau giao hợp.                                                                               

– Triệu chứng đi kèm: buồn nôn, nôn, sốt nhẹ.                               

Triệu chứng thực thể:

– Bụng: phản ứng phúc mạc tại chỗ đau. Sờ thấy khối u.                

– Khám âm đạo: U cạnh tử cung căng đau ít di động.                     

– Sốt nhẹ do phản ứng nhồi máu của khối u bị xoắn.                     

Cận lâm sàng:                                                                                          

– CTM: BC tăng.

– Siêu âm, Siêu âm doppler.

1.2. Chẩn đoán phân biệt:

(1): Khối u vùng chậu liên quan đến phụ khoa:

– Khối u buồng trứng đau: vỡ, xuất huyết.                                      

– U cơ trơn TC: thoái hóa, xoắn, nhiễm trùng.                               

– Vòi trứng: GEU, nhiễm trùng.                                                     

– Abceess vùng chậu.                                                                      

(2): Đau không liên quan đến phụ khoa:                                     

– VRT.

– Viêm hồi tràng.

– Tắc ruột.

– Ung thư đại tràng, trực tràng.

– Cơn đau quặn thận.

 

10

 

 

 

10

 

 

 

10

 

 

10

 

 

 

10

 

 

 

 

2. Điều trị:

Chuẩn bị:                                                                                       

– XN tiền phẫu.

– KS dự phòng.

– Nâng đỡ tổng trạng.

Phẫu thuật:                                                                                            

 

10

 

 

05

CỘNG

65

 

Câu hỏi số 24: Sa dây rốn: định nghĩa, nguyên nhân, hậu quả?

Đáp án:

Nội dung

Điểm

1. Định nghĩa:

+ Khi một phần dây rốn sa xuống, thấy được trước ngôi thai và khi màng ối đã vỡ, ta gọi là sa dây rốn.                                                                      

+ Ngoài ra còn có thể có các hình thái khác:                                  

– Sa dây rốn trong bọc ối: sa dây rốn trước phần thai nhưng màng ối còn nguyên.                                                                                                    

– Sa dây rốn ẩn: dây rốn bị sa ở một bên của ngôi thai, thường dẫn đến tử vong thai nhi khi sinh ra mà không biết rõ nguyên do.

– Sa dây rốn phức tạp: sa dây rốn kèm theo sa chi.    

 

10

 

 

05

 

 

05

2. Nguyên nhân:

Do mẹ:

– Sanh nhiều lần.                                                                             

– Khung chậu hẹp.                                                                          

– U tiền đạo.                                                                                   

Do thai:

– Thai nhỏ.                                                                                       

– Ngôi bất thường.                                                                           

Do trứng:

– Đa ối: thường sa dây rốn khi ối võ tự nhiên hay bấm ối không đúng kỹ thuật.                                                                                                       

– Nhau tiền đạo: cản trở sự bình chỉnh ngôi thai và đoạn dưới tử cung.

          – Dây rốn quá dài: là yếu tố thuận lợi cho sa dây rốn.                    

 

10

 

 

 

 

10

 

 

10

 

 

 

3. Hậu quả: Dây rốn có thể bị chèn ép hoặc khô đi.

– Dây rốn bị chèn ép giữa khung xương chậu và ngôi thai: thai sẽ bị ngạt nhanh chóng và chết nếu không được giải quyết kịp thời.                      

          – Dây rốn sa sẽ bị khô: do không còn được nước ối bao bọc, các mạch máu cuống rốn trở nên cứng và sự tuần hoàn trong dây rốn sẽ bị đình trệ dẫn đến suy thai.                                                                                                          

15

CỘNG

65

 

Câu hỏi số 25: Định nghĩa, các tổn thương và nguyên tắc điều trị đa chấn thương.

Đáp án:

Nội dung

Điểm

1.     Định nghĩa

Là tình trạng có 2 hay nhiều thương tích ở chi hay ở nội tạng, có ít nhất 1 thương tích nặng gây suy hô hấp hoặc tuần hoàn, đe dọa tính mạng

10đ

2.     Các tổn thương 25đ

–        Chấn thương sọ não: chiếm 1/3, bao gồm cột sống cổ

–        Tổn thương ngực 10-50%, tổn thương phải mổ là 10%

–        Thương tổn bụng: 5-15%

. Thương tổn tạng đặc: vỡ lách, vỡ gan, rách mạc nối lớn

. Thương tổn tạng rỗng: vỡ ruột non, vỡ bang quang

–        Thương tổn cột sống: 5-25%

–        Vỡ xương chậu và gãy xương chi: 50-70%

 

3.     Điều trị: 30đ

Cấp cứu theo quy trình cấp cứu ABCDE

–        Nguyên tắc 4 ống

. Ống cung cấp Oxy

. Ống hút dạ dày

. Ống truyền dịch, đo áp lực tĩnh mạch trung tâm

. Ống thông tiểu

–        Theo dõi

. Nhịp thở và khí máu động mạch

. Nhịp tim qua monitoring

. Mạch, huyết áp và áp lực tĩnh mạch trung tâm

. Lượng nước tiểu theo giờ

–        Chỉ định phẫu thuật

Ưu tiên 1

. Vết thương mạch máu lớn

. Vết thương tim có chèn ép tim

. Thương tổn khí phế quản nặng

. Thương tổn cổ mặt cần mở khí quản cấp cứu

. Vỡ gan

Ưu tiên 2

. Máu tụ ngoài màng cứng

. Vỡ tạng đặc ổ bụng, vỡ tạng rỗng

. Thương tổn 1 số tạng ngực, thành ngực

. Thoát vị cơ hoành

. Gãy cột sống cổ hay ngực thắt lưng không vững

. Gãy hở, gãy có tổn thương động mạch, trật khớp lớn

. Vết thương nhãn cầu

Ưu tiên 3

. Gãy cột sống vững

. Thương tổn mặt không chảy máu nhiều

. Gãy kín xương chi

 

 

10đ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CỘNG

65

 

Câu hỏi số 26: Chẩn đoán và điều trị ruột thừa viêm.

Đáp án:

Nội dung

Điểm

1.     Chẩn đoán ruột thừa viêm 35đ

–        Cơ năng

. Đau bụng: bắt đầu đau lan tõa vùng thượng vị, trên rốn sau đó khu trú ở hố chậu phải

. Chán ăn: hầu như xuất hiện trong viêm ruột thừa

. Nôn mữa: xảy ra khoãng 75%

–        Thực thể

. Nhiệt độ tăng nhẹ < 390, mạch tăng nhẹ

. Dấu Mac Burney (+)

. Dấu giảm áp (Blumberg) (+)

. Dấu Rovsing (+): đau ở hố chậu phải khi ấn vào hố chậu trái

. Đề kháng thành bụng thường song song với độ trầm trọng của quá trình viêm

. Thăm trực tràng đau ở túi cùng Douglas khi ruột thừa thể tiểu khung

–        Cận lâm sàng

. Bạch cầu tăng nhẹ

. Xquang bụng đứng: dùng để loại trừ bệnh lý phụ khác

. Siêu âm: chẩn đoán xác định với hình ảnh ruột thừa không có nhu động, một đầu cụt, kích thước > 6mm, hình ảnh sỏi phân trong ruột thừa.

 

10đ

 

 

 

 

15đ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10đ

 

2.     Chẩn đoán phân biệt

–        Viêm hạch mạc treo cấp

–        Viêm dạ dày ruột cấp

–        Bệnh lý nam giới: xoắn tinh hoàn…

–        Viêm túi thừa Mackel

–        Lồng ruột

–        Viêm phần phụ

–        Thai ngoài tử cung vỡ

–        Vỡ nang De Graaf

–        Sỏi niệu quản

–        Thủng dạ dày- tá tràng

 

20đ

3.     Điều trị

–        Cắt ruột thừa viêm mổ mở

–        Cắt ruột thừa viêm qua nội soi ổ bụng

10đ

CỘNG

65

 

Câu hỏi số 27: Chẩn đoán và điều trị vết thương thấu bụng.

Đáp án:

Nội dung

Điểm

1.     Chẩn đoán 35đ

–        Nguyên nhân: thường do bạch khí (dao, vật nhọn) hoặc hỏa khí (đạn súng săn, mảnh bom)

–        Cơ năng

. Đau bụng

. Nôn ra máu

. Đại tiểu tiện ra máu

–        Thực thể

. Vết thương vùng bụng trước hay hông lưng, thấy lòi ruột, mạc nối…, các sonde dạ dày, tiểu có máu…

. Ấn bụng đau, có thể đề kháng thành bụng, phản ứng phúc mạc…

. Gõ đục vùng thấp

–        Cận lâm sàng

. Công thức máu, chức năng đông máu, sinh hóa máu

. Xquang ngực, bụng: dịch,khí màng phổi, trong ổ bụng

. Siêu âm bụng: dịch, máu ổ bụng

. CT bụng: dịch, khí trong ổ bụng, các cơ quan bị tổn thương và mức độ tổn thương

 

 

10đ

 

 

 

10đ

 

 

 

 

 

10đ

 

2.     Điều trị 30đ

–        Nguyên tắc: có vết thương thấu bụng thì phải mở bụng hoặc nội soi để xử trí

–        Điều trị đặc hiệu

. Tạng rỗng: dạ dày, tá tràng, ruột non, ruột già, bàng quang: khâu lỗ thủng, cắt nối tùy trường hợp

. Tạng đặc: gan, lách, tụy: khâu cầm máu hoặc cắt 1 phần tùy thuộc bệnh cảnh

–        Theo dõi: sau mổ cần theo dõi tình trạng bụng, các ống dẫn lưu, các biến chứng sau mổ như chảy máu, xì phân, rò tụy…

 

10đ

 

10đ

 

 

 

 

10đ

CỘNG

65

 

Câu số 28: Anh chị hãy trình bày định nghĩa sốt và phân loại kiểu sốt?

          Đáp án

Nội dung

Điểm

1. Định nghĩa:

+ Sốt là một triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý toàn thân gây nên rối loạn điều hòa thân nhiệt

+ Làm phá vỡ sự cân bằng giữa sinh nhiệt và thải nhiệt của cơ thể.

10

2. Phân loại kiểu sốt:

 

+ Sốt dao động:là khi nhiệt độ trong ngày(lấy nhiệt độ hàng giờ)dao động >1OC

10

+ Sốt liên tục:là khi nhiệt độ trong ngày dao động ít (<1 sup=””>O</1>

 

C).

+ Khái niệm” sốt cao liên tục”hay còn gọi là sốt hình cao nguyên để chỉ những trường hợp nhiệt độ tăng đến mức cao >39oC  và dao động <0 sup=””>0 </0>

C

10

+ Sốt thành cơn:khi trong ngày có những cơn sốt rõ rệt(kể cả cảm giác bệnh nhân và lấy nhiệt độ chứng minh) xen kẽ với những thời gian hoàn toàn không sốt .

+ Trong ngày có thể có một hoặc nhiều cơn sốt

10

+ Sốt có chu kỳ:cơn sốt trong ngày xảy ra cùng một thời gian và kiểu sốt tương tự.

+ Chu kỳ có thể xảy ra hằng ngày hoặc cách ngày hoặc cách 2 ngày

10

+ Kiểu khởi phát sốt:sốt đột ngột

+ Sốt tương đối đột ngột

+ Sốt từ từ

15

Cộng

65

 

 

Câu số 29: Anh/chị hãy trình bày nguyên nhân của suy tim trái?

          Đáp án:

 

Nội dung

Điểm

+ Do tăng gánh thất trái:

5

+ Tăng gánh tâm thu:

+ Tăng huyết áp

+ Hẹp lỗ van động mạch chủ

+ Hẹp eo động mạch chủ.

10

+ Tăng gánh tâm trương:

+ Hở van động mạch chủ

+ Hở van 2 lá

+ Thông động tĩnh mạch

+ Tồn tại ống động mạch (ống botal)

+ Thông liên thất…

15

+ Tổn thương cơ tim:

5

+ Bệnh tim thiếu máu cục bộ,nhồi máu cơ tim cấp tính

10

+ Bệnh cơ tim giãn, bệnh cơ tim hạ chế, bệnh cơ tim phì đại

15

+ Viêm cơ tim(do thấp, do nhiễm độc, nhiễm khuẩn, do xạ…)

5

Cộng

65

 

Câu số 30: Anh/chị hãy trình bày định nghĩa và nguyên nhân của cơn đau thắt ngực?

          Đáp án:

 

Nội dung

Điểm

1. Định nghĩa:cơn đau thắt ngực là triệu chứng thường gặp trong hai tình trạng của thiếu máu cơ tim cục bộ.

+ Đau thắt ngực ổn định và đau thắt ngực không ổn định.

10

+ Đau thắt ngực ổn định là tình trạng không có diễn biến nặng.

+ Lên cơn của đau thắt ngực trong vòng vài tuần gần đây.

+ Lâm sàng thường ổn định,cơn đau thắt ngực ngắn.

+ Xuất hiện khi gắng sức.

+ Đỡ đau khi ngỉ ngơi mất nhanh khi dùng nitrat.

20

+ Đau thắt ngực không ổn định là tình trạng không ổn định về

 lâm sàng .

+ Cơn đau thắt xuất hiện nhiều và dài hơn.

+ Xảy ra cả khi nghỉ ngơi và không đáp ứng với nitrat.

15

2. Nguyên nhân:

 

+ Cơn đau thắt ngực ổn định chủ yếu là do xơ vữa động mạch vành.

10

+ Cơn đau thắt ngực không ổn định thường do các mảng vữa xơ trong động mạch vành bị nứt vỡ.

10

Cộng

65

 

Câu số 31: Anh/chị hãy trình bày triệu chứng cơ năng của hẹp van 2 lá?

          Đáp án:

 

Nội dung

Điểm

– Nhiều trường hợp không có triệu chứng, âm thầm phát triển trong nhiều năm.

5

– Khó thở là triệu chứng rất thường gặp, đặc biệt là khó thở khi gắng sức trong giai đoạn đầu, sau đó khó thở liên tục.

10

– Ho ra máu do tăng áp lực nhĩ trái và tăng áp lực động mạch phổi.

5

– Khàn tiếng (hội chứng Ortner),

– Do nhĩ trái giãn to đè vào dây thần kinh quặt ngược hoặc nuốt nghẹn do nhĩ trái to đè vào thực quản.

10

– Hồi hộp, đánh trống ngực do rung nhĩ (cơn kịch phát hoặc dai dẳng).

– Có thể gây choáng hoặc ngất (rung nhĩ nhanh), góp phần hình thành huyết khối và gây ra tắc mạch đại tuần hoàn…

10

– Đau ngực gần giống cơn đau thắt ngực do tăng nhu cầu oxy thất phải khi tăng áp lực động mạch phổi nhiều.

5

– Mệt do cung lượng tim giảm thấp.

5

– Tắc mạch đại tuần hoàn

+ Mạch não, thận, mạc treo, mạch chi,

+ Do huyết khối dễ hình thành trong buồng nhĩ trái giãn, nhất là khi có kèm rung nhĩ.

15

Cộng

65

 

Câu số 32: Anh/chị hãy trình bày triệu chứng thực thể của hẹp van 2 lá?

          Đáp án:

 

Nội dung

Điểm

– Chậm phát triển thể chất nếu hẹp van hai lá có từ nhỏ: dấu hiệu “lùn hai lá”.

5

– Biến dạng lồng ngực bên trải nếu hẹp van hai lá từ nhỏ.

5

– Ứ trệ tuần hoàn ngoại biên khi có suy tim phải: tĩnh mạch cổ nổi, phản hồi gan tĩnh mạch cổ dương tính, phù chi dưới, phù toàn thân, gan to, tràn dịch các màng…

5

– Các dấu hiệu của kém tưới máu ngoại vi: da, đầu chi xanh tím.

5

– Sờ có thể thấy rung miu tâm trương ở mỏm tim

– Một số trường hợp khi tăng áp động mạch phổi nhiều có thể thấy tiếng T2 mạnh vả tách đôi ở cạnh ức trái.

10

– Gõ diện đục của tim thường không to.

5

– Nghe tim: là biện pháp quan trọng giúp chẩn đoán bệnh HHL.

5

– Tam chứng chẩn đoán hẹp van hai lá bao gồm:

5

+ T1 đanh: Tiếng T1 đanh rất quan trọng trong HHL. Tiếng T1 có thể không rõ đanh nữa khi van vôi hoá nhiều hoặc giảm sự di động của lá van. Nghe ở đáy tim có thể thấy tiếng T2 mạnh và tách đôi, biểu hiện của tăng áp động mạch phổi.

5

+ Rung tâm trương : Tiếng rung tâm trương ở mỏm tim: âm sắc trầm thấp, giảm dần, nghe rõ nhất ở mỏm, có tiếng thổi tiền tâm thu nếu còn nhịp xoang.

5

+ Clắc mở van hai lá:Tiếng clắc mở van hai lá, nghe rõ ở mỏm tim.

5

+ Một số bệnh lí khác có thể có biểu hiện lâm sàng giống hẹp van hai lá như: u nhầy nhĩ trái hoặc tim ba buồng nhĩ.

5

Cộng

65

 

Câu số 33: Anh/chị hãy trình bày triệu chứng lâm sàng của suy tủy xương?

          Đáp án:

 

Nội dung

Điểm

Suy tủy xương có thể là suy tủy toàn bộ hay suy (giảm sinh) một – hai dòng tế bào.

5

1. Khởi phát: Thường bệnh diễn biến từ từ

+ Biểu hiện là các triệu chứng thiếu máu

+ Xuất huyết và nhiễm trùng.

+ Tuy nhiên cũng có trường hợp khởi phát rầm rộ, đủ các triệu chứng

+ Thường gặp ở suy tủy do nhiễm độc.

20

2. Toàn phát: Bệnh nhân suy tủy toàn bộ có thể có một, hai hoặc cả ba hội chứng:

 + Thiếu máu

 + Xuất huyết

 + Nhiễm trùng.

10

– Thiếu máu: là triệu chứng thường gặp nhất

+ Thường biểu hiện các triệu chứng thực thể là thiếu máu nặng:

+ Da rất xanh, niêm mạc rất nhợt,

+ Tim có tiếng thổi tâm thu,

+ Tuy nhiên các triệu chứng cơ năng không trầm trọng lắm, có thể do quá trình thích nghi lâu dài với thiếu máu.

15

– Xuất huyết:là ban xuất huyết dưới da và xuất huyết niêm mạc.

+ Có thể có xuất huyết nặng như chảy máu não, màng não. 

10

– Nhiễm trùng:

+ Đa số bị nhiễm trùng hô hấp

+ Viêm da

+ Viêm lợi…

5

Cộng

65

 

Câu số 34: Anh/chị hãy trình bày triệu chứng lâm sàng của suy giáp trạng?

          Đáp án:

 

Nội dung

Điểm

+ Bệnh nhân mệt mỏi không rõ nguyên nhân

+ Tăng cân dù ăn uống kém

+ Sợ lạnh

+ Chậm chạp

+ Giảm trí nhớ.

15

+ Tổn thương da-niêm mạc, lông tóc móng: thâm nhiễm da và niêm mạc làm bệnh nhân biến đổi hình thể.

+ Mặt tròn, ít biểu lộ cảm xúc

+ Da khô, vàng sáp.

+ Niêm mạc lưỡi bị xâm nhiễm làm lưỡi bị to ra, giọng khàn.

+ Thâm nhiễm niêm mạc mũi làm cho ngủ có tiếng ngáy. Tóc khô dễ rụng.

15

– Triệu chứng tim mạch: tim nhịp chậm < 60 chu kỳ/phút

+ Huyết áp thấp, tốc độ tuần hoàn giảm

+ Cung lượng tim thấp, tim to do thâm nhiễm cơ tim

+ Thể nặng có thể có tràn dịch màng tim.

+ Nghe tim thấy tim mờ, chậm đều hoặc không đều.

20

– Rối loạn tiêu hoá: táo bón dai dẳng do giảm nhu động ruột.

5

– Khám tuyến giáp: thường không sờ thấy được.

5

– Dấu hiệu cơ bắp: yếu cơ, chuột rút, đau cơ hay gặp.

5

Cộng

65

 

 

 

 

Câu số 35: Anh/chị hãy trình bày chẩn đoán xác định viêm gan vi rút B cấp ở thể vàng da điển hình?

          Đáp án:

 

Nội dung

Điểm

+ Có tiền sử truyền máu hay các chế phẩm của máu

+ Tiêm chích, quan hệ tình dục không an toàn trong khoảng từ 4 tuần đến 6 tháng.

10

– Lâm sàng: có thể có các triệu chứng chán ăn, mệt mỏi,

+ Vàng da

+ Tiểu ít sẫm màu

+ Đau tức vùng gan

+ Nôn, buồn nôn

+ Phân bạc màu…

25

– Cận lâm sàng:

 

+ AST, ALT tăng cao (thường tăng trên 5 lần so với giá trị bình thường).

10

+ Bilirubin tăng cao,

+ Chủ yếu là Bilirubin trực tiếp.

10

+ HBsAg (+) hoặc (-)

+ Anti-HBc IgM (+)

10

Cộng

65

 

Câu số 36: Anh/chị hãy trình bày các triệu chứng bệnh liên quan đến HIV ở giai đoạn lâm sàng 3?

          Đáp án:

 

Nội dung

Điểm

– Sút cân nặng không rõ nguyên nhân (> 10% trọng lượng cơ thể)

5

– Tiêu chảy không rõ nguyên nhân kéo dài hơn 1 tháng.

5

– Sốt không rõ nguyên nhân từng đợt hoặc liên tục kéo dài hơn 1 tháng.

5

– Nhiễm nấm Candida miệng tái diễn.

5

– Bạch sản dạng lông ở miệng.

5

– Lao phổi.

5

– Nhiễm trùng nặng do vi khuẩn như:

+ Viêm phổi

+ Viêm mủ màng phổi

+ Viêm đa cơ mủ

+ Nhiễm trùng xương khớp

+ Viêm màng não

+ Nhiễm khuẩn huyết

15

+ Viêm loét miệng hoại tử cấp

+ Viêm lợi hoặc viêm quanh răng.

10

– Thiếu máu (Hb< 80g/L), giảm bạch cầu trung tính (< 0.5×109/L),

– Và/hoặc giảm tiểu cầu mạn tính (< 50×109/L) không rõ nguyên nhân.

5

Cộng

65

 

Câusố 37: Anh/chị hãy trình bày triệu chứng lâm sàng của bệnh thủy đậu?

          Đáp án:

 

Nội dung

Điểm

– Thời kỳ ủ bệnh: 10-20 ngày (trung bình 14 ngày), không có triệu chứng lâm sàng.

+ Thời kỳ này có thể ngắn hơn ở một số người suy giảm miễn dịch.

10

– Thời kỳ khởi phát: 1-2 ngày, với các triệu chứng không điển hình như Sốt nhẹ khoảng 38oC, mệt mỏi, chán ăn.

+ Hồng ban vài mm rải rác trên da, đây là tiền thân của mụn nước, có thể kèm theo ngứa.

10

– Thời kỳ toàn phát: (thời kỳ đậu mọc) 3-4 ngày. Khởi đầu là những sẩn hồng ban nhỏ đỏ, sau đó xuất hiện những mụn nước trong hình tròn hay bầu dục, đường kính 3-10mm trên nền hồng ban. Sau 24 giờ, mụn nước hoá đục, dễ vỡ, đóng mày. Sang thương rất ngứa. Lúc đầu sang thương tập trung nhiều ở đầu, mặt, ngực…; về sau có thể gặp bất kỳ vùng nào trên cơ thể, kể cả niêm mạc miệng, kết mạc, âm đạo… Trên cùng một vùng da, sang thương hiện diện ở các thời kỳ tiến triển khác nhau. Ở người lớn, sang thương càng nhiều càng nặng.

10

+ Sốt vừa hay không sốt, có khi sốt cao ở những tình trạng nhiễm độc nặng hay gặp trên cơ địa suy giảm miễn dịch.

5

– Thời kỳ hồi phục

+ Tự khỏi sau 7-10 ngày, hầu hết các mụn nước đóng mày và không để lại sẹo.

10

+ Những trường hợp bội nhiễm có thể để lại sẹo nhỏ.

10

+ Những người có tiền sử bệnh về da, bệnh sẽ hồi phục chậm hơn.

10

Cộng

65

 

Câu số 38: Anh/chị hãy trình bày triệu chứng lâm sàng của bệnh sởi?

          Đáp án:

 

Nội dung

Điểm

1.1. Thể đin hình:

 

 Giai đoạn ủ bệnh: 7-21 ngày (trung bình 10 ngày).

5

 Giai đoạn khởi phát (giai đoạn viêm long): 2-4 ngày.

+ Người bệnh sốt cao, viêm long đường hô hấp trên và viêm kết mạc

+ Đôi khi có viêm thanh quản cấp, có thể thấy hạt Koplik là các hạt nhỏ có kích thước 0,5-1 mm màu trắng/xám có quầng ban đỏ nổi gồ lên trên bề mặt niêm mạc má (phía trong miệng, ngang răng hàm trên).

15

– Giai đoạn toàn phát: Kéo dài 2-5 ngày.

+ Thường sau khi sốt cao 3-4 ngày người bệnh bắt đầu phát ban, ban hồng dát sẩn, khi căng da thì ban biến mất, xuất hiện từ sau tai, sau gáy, trán, mặt, cổ dần lan đến thân mình và tứ chi, cả  lòng bàn tay và gan bàn chân.

+ Khi ban mọc hết toàn thân thì thân nhiệt giảm dần.

10

 Giai đoạn hồi phục: Ban nhạt màu dần rồi sang màu xám, bong vảy phấn sẫm màu, để lại vết thâm vằn da hổ và biến mất theo thứ tự như khi xuất hiện.

+ Nếu không xuất hiện biến chứng thì bệnh tự khỏi. Có thể có ho kéo dài 1-2 tuần sau khi hết ban.

10

1.2. Thể không điển hình: Biểu hiện lâm sàng có thể sốt nhẹ thoáng qua,

+ Viêm long nhẹ và phát ban ít, toàn trạng tốt.

+ Thể này dễ bị bỏ qua, dẫn đến lây lan bệnh mà không biết.

10

+ Người bệnh cũng có thể sốt cao liên tục,

+ Phát ban không điển hình, phù nề tứ chi, đau mỏi toàn thân.

+ Thường có viêm phổi nặng kèm theo.

15

Cộng

65

 

Câu số 39: Anh/chị hãy trình bày điều trị trạng thái động kinh ?

          Đáp án:

 

Nội dung

Điểm

1. Đảm bảo thông đường hô hấp:

2

– Hút đờm giãi kịp thời.

2

– Thở Oxy qua mass 3-5 L/phút.

2

– Theo dõi Oxy, dấu sinh tồn.ECG liên tục.

2

2. Bảo vệ bệnh nhân không cắn lưỡi , chống đập đầu xuống nền cứng.

2

3. Đặt giây truyền tĩnh mạch:

2

– Tốt nhất hai đường truyền.

2

– Lấy máu làm xét nghiệm.

2

4. Cắt nhanh cơn động kinh.

2

– Nhóm benzodiazepine cắt cơn nhanh nhưng tác dụng ngắn nên thường đồng thời phải tiêm phenytoin.

2

a. Diazepam:(Valium, seduxen ống 10mg)

3

– Tiêm mạch 0.2mg/kg (từ 3mg đến 10mg/phút)

2

– Hay Lorazepam: 0.1mg/kg ( từ 2mg đến 4mg/ph). Vi tác dụng ngắn do đó cần duy trì chống co giật. Thuốc ức chế đường hô hấp, nếu cần đặt nội khí quản và giúp thở.

2

b. Phenytoin: (Dilantin, sodanton)

3

– Thích hợp cho duy trì chống co giật.

2

– Phối hợp với Benzodiazepine cho tình trạng co giật.

2

– Liều cho tình trạng co giật 20mg/kg.Tiêm mạch không nhanh quá 50mg/phút.

2

– Cần theo dõi áp huyết và nhịp tim vì thuốc làm tụt áp huyết và bloc tim. Phenytoin chống chỉ định ở bloc-tim.

2

c. Phenobarbital: ( Gardenal, luminal)

3

– Nên cho nếu còn co giật sau cho phynytoin.

2

– Liều không cố định : 5-10 mg/kg gia tăng cho đến khi kiểm soát được co giật , liều 20mg/kg thường đạt được đỉnh : 20mg/ml huyết thanh trong 1 giờ đủ để kiểm soát co giật.

2

– Phenobarbital phối hợp với Benzodiazepine dễ gây ức chế hô hấp, do đó nếu cần đặt nội khí quản.

2

– Thuốc cũng gây rối loạn nhịp và tụt huyết áp do đó cần theo áp huyết và nhịp tim.

2

d. Truyền liên tục benzodiazepine có thể được ưa thích hơn phenytoin và barbiturates ở vài bệnh nhân.

3

e. Nếu các biện pháp trên không hiệu quả có thể gây mê.

2

f. Chống phù não:

3

– Hạn chế nước vào, tăng thông khí nhẹ.

2

– Manitol 20% tiêm tĩnh mạch 50ml-125ml mỗi 6 giờ/ 1lần .

2

– Glycerine 50% bơm qua ống thông dạ dày 8-12 giờ một lần , mỗi lần 50ml.

2

5. Phát hiện và điều trị nguyên nhân của trạng thái động kinh.

2

Cộng

65

 

Câu số 40: Anh/chị hãy trình bày điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu chưa rõ nguyên nhân?

          Đáp án:

 

Nội dung

Điểm

1. Nhóm Corticoid:

 

a. Mức độ xuất huyết nhẹ và vừa:(Số lượng tiểu cầu 50-80-100 x 109/lít, xuất huyết dưới da và niêm mạc).Prednison hoặc Depersolon với liều lượng 1-2mg/kg.ngày.Dùng liên tục trong 2 tuần. Rôi giảm liều lượng trong 2 tuần cho đến hết. Theo dõi công thức máu cho bệnh nhân.

16

b. Mức độ xuất huyết nặng:(Xuất huyết dưới da, niêm mạc, nội tạng và có nguy cơ xuất huyết nội sọ. Số lượng tiểu cầu dưới 50 x 109/lít). Prednison hoặc Depersolon. Với liều lượng 2-5mg/kg/ngày, dùng liên tục trong 2 tuần rồi giảm liều dần trong 2 tuần lễ tiếp theo. Theo dõi lâm sàng và xét nghiệm để điều chỉnh dùng thuốc.

16.5

2. Truyền máu tươi hoặc huyết tương tươi giầu tiểu cầu: Đây là phương pháp hỗ trợ khi số lượng tiểu cầu giảm dưới 80×109/lít. Tuyên liên tục 3 ngày. Một ngày dùng 1-2 đơn vị máu (1 đơn vị máu là 250ml).

16

3. Phương pháp cắt lách:Chỉ định cắt lách khi bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu đã được điều trị bằng corticoid và truyền máu, đã 3 đợt vào viện trên 12 tháng mà bệnh vẫn tái phát.Sau khi cắt lách bệnh khỏi hoàn toàn đạt đến 87% số bệnh nhân.

16.5

4. Dùng các thuốc giảm miễn dịch:Chỉ định dùng khi điều trị bằng corticoid và cắt lách mà bệnh vẫn tái phát.Thường dùng một trong các loại sau đây:Cyclophosphmid 200mg/ngày: uống hàng ngày.6MP 200mg/ngày uống hàng ngày.Vincristin 1mg/tiêm tĩnh mạch (một tuần chỉ dùng 1 ống) và theo dõi bệnh nhân, sau 2 tuần xét nghiệm lại công thức máu để điều chỉnh liều lượng thuốc.

16

Cộng

65

 

Câu số 41: Anh/chị hãy trình bày triệu chứng lâm sàng của hội chứng trung thất?

          Đáp án:

 

Nội dung

Điểm

Lâm sàng là biểu hiện triệu chứng của các cơ quan bị chèn ép.

1. Chèn ép khí phế quản:

– Khó thở vào, có tiếng rít, tăng khi nằm ngửa hoặc nằm nghiêng.

– Ho: ho khan, khàn và oang oảng. Được ví như tiếng “ chó sủa “ ( Aboyante ) có thể ho ra máu ( do u xâm lấn phá huỷ mạch máu khí phế quản ).

– Đau ngực: đau sau xương sườn.

 

4

4

 

4

 

 

4

2. Chèn ép mạch máu:

– Hội chứng tĩnh mạch chủ trên: nhức đầu , chóng mặt, tím mặt ( tăng khi gắng sức ) , phù mặt, cổ và ngực ( phù áo khoác ), tuần hoàn bàng hệ ở trước ngực, tăng áp lực tĩnh mạch chi trên.

– Chèn ép tĩnh mạch chủ dưới : tuần hoàn bàng hệ ở nửa dưới ngực và bụng, gan to, phù chi dưới.

– Chèn ép động mạch dưới đòn: mạch và huyết áp không đều ở 2 tay.

– Chèn ép động mạch phổi: khó thở khi gắng sức, nghe có tiếng thổi tâm thu liên sườn II bên trái.

3

3

 

 

3

 

3

3

3. Triệu chứng chèn ép thực quản:

– Khó nuốt, nuốt đau, nuốt nghẹn.

– Đau ngực ở phía sau, lan sang 2 bên và lên trên.

2

2

2

4. Triệu chứng chèn ép dây thần kinh:

– Nói khàn, mất giọng hoặc giọng đôi: chèn ép dây thần kinh quặt ngược trái. 

– Nấc, đau vùng cơ hoành, khó thở: liệt dây thần kinh hoành.

– Chèn ép thần kinh giao cảm cổ: hội chứng Claude Bernard Horner:  đồng tử co, xụp mi, hẹp khe mi, nửa mặt đỏ. 

– Chèn ép đám rối thần kinh cánh tay:  hội chứng Pancoast -Tobias:  đau vai, chi trên, ở mặt trong cánh tay, cẳng tay, teo cơ mô út.

– Chèn ép thần kinh phế vị: rối loạn hô hấp, chảy nước dãi, rối loạn nhịp tim.

– Chèn ép ống ngực gây tràn dịch dưỡng chấp khoang màng phổi phải.

4

4

 

4

4

 

4

 

4

 

4

Cộng

65

 

Câu số 42: Anh/chị hãy trình bày phân loại loạn nhịp tim?

          Đáp án:

 

Nội dung

Điểm

1. Rối loạn nút xoang

– Nhịp nhanh xoang

– Nhịp chậm xoang

– Loạn nhịp xoang

– Ngưng xoang

2

3

3

2

2

2.  Rối loạn nhịp nhĩ

– Ngoại tâm thu nhĩ

– Nhịp nhanh nhĩ

– Cuồng nhĩ

– Rung nhĩ

3

3

3

3

3

3. Rối loạn nhịp bộ nối

– Ngoại tâm thu bộ nối

– Nhát thoát bộ nối

– Nhịp bộ nối

– Nhịp nhanh bộ nối không kịch phát

– Nhịp nhanh bộ nối kịch phát

3

3

3

3

3

3

4. Rối loạn nhịp thất

– Ngoại tâm thu thất

– Nhịp tự thất gia tốc

– Nhịp nhanh thất

– Cuồng thất

– Rung thất

– Xoắn đỉnh

3

3

3

3

3

3

3

Cộng

65

 

Câu số 43: Anh/chị hãy trình bày triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của hôn mê nhiễm toan ceton?

          Đáp án:

 

Nội dung

Điểm

1. Lâm sàng:

 

– Hôn mê:

3

+ Hôn mê yên tĩnh (nằm yên, lơ mơ)

3

+Rối loạn ý thức nặng mà không có dấu hiệu thần kinh khu trú, không có dấuhiệu Babinski, giảm trương lực cơ và phản xạ

3

– Mất nước rõ rệt:

3

+ Ngoại bào : Da nhăn nheo, tụt HA

3

+ Nội bào : Khát nước, lơ mơ

3

– Toan hóa máu

3

+ Tăng thông khí: Thở nhanh sâu (nhịp thở Kussmaul)

3

+ Rối loạn tiêu hóa

3

– Hơi thở mùi aceton (mùi quả táo thối)

3

– Thân nhiệt hạ (nếu không có nhiễm trùng

3

2. Cận lâm sang:

 

-Glucose:

3.2

+ Máu : > 13.9 mmol/l

3.2

+ Niệu : +++

3.2

– Ceton:

3.2

+ Máu : +

3.2

+ Niệu : +++

3.2

– Toan hóa máu nặng: PH < 7.2; HCO3- < 10 mEq/l, AG >=20

3.2

– Ion đồ: Na+ máu ↓, K+ máu ↑,↓,⊥

3.2

– ALTT máu: < 320 mOsmol/l

3.2

– Xét nghiệm khác: Hct ↑, BC ↑, BUN ↑, Creatinin ↑

3.2

Cộng

65

 

Câu số 44:Trình bày triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của hôn mê tăng áp lực thẩm thấu máu?

          Đáp án:

 

Nội dung

Điểm

1/ Lâm sàng:

– Hôn mê yên lặng:

+ Xuất hiện từ từ, không hôn mê sâu như nhiễm ceton (lơ mơ, ngủ gà, rồi hôn mê nhẹ, không có thở nhanh)

+Có thể có dấu hiệu thần kinh khu trú: Co giật khu trú hoặc toàn thể, liệt nửa người thoáng qua, bán manh, rung cơ, tăng trương lực cơ

– Dấu hiệu mất nước nặng:

+ Ngoại bào: Da khô, nhãn cầu trũng, mạch nhanh, tụt HA, tiểu ít hoặc vô niệu

+ Nội bào: Khát, khô niêm mạc, sốt

– Dấu hiệu khác:

+ Hay gặp nhiễm trùng

+ Thở nhanh sâu do nhiễm acid lactic

+ Tắc mạch máu

 

4

4

4

4

4

4

4

4

4

4

4

4

4

2/ Cận lâm sàng:

–  Dấu hiệu dương tính:

+ Glucose máu tăng cao > 33.3 mmol/l

+ Natri máu tăng > 145 mmol/l

+ ALTT máu tăng cao > 350 mmol/l

– Dấu hiệu âm tính:

+ Ceton máu và niệu (-)

+ Toan hóa máu (-): PH >7.3, HCO3- >15 mmol/l

 

3

3

3

3

3

3

3

Cộng

65

 

Câu số 45: Anh/Chị hãy trình bày triệu chứng lâm sàng bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em?

          Đáp án:

 

Nội dung

Điểm

Bệnh thường gặp ở trẻ em và xuất hiện sau một đợt nhiễm khuẩn cổ họng hoặc ngoài da từ 7 – 15 ngày. Nhiễm khuẩn ở ngoài da thường ủ bệnh dài ngày hơn.

3

1. Giai đoạn khởi phát: Thường là đột ngột nhưng có thể có dấu hiệu báo trước với:

-Toàn thân mệt mỏi, sốt 38 – 390C hoặc nhẹ hơn.

– Đau vùng thắt lưng hai bên, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, đau bụng, buồn nôn.

– Cũng có thể bệnh nhân đến viện vì còn viêm họng, viêm da.

 

5

5

5

 

5

2. Giai đoạn toàn phát:

– Phù: Lúc đầu thường xuất hiện ở mặt, như nặng mí mắt, phù có thể khỏi nhanh, nhưng cũng có thể lan xuống chi rồi phù toàn thân. Phù trong viêm cầu thận cấp có đặc điểm:

+ Phù mềm, trắng, ấn lõm để lại dấu ngón tay.

+ Phù quanh mắt cá, mặt trước xương chày, mu bàn chân.

+ Có thể phù nặng với phù toàn thân như tràn dịch màng phổi, màng bụng, phù phổi cấp, phù não. Phù trong viêm cầu thận cấp phụ thuộc vào chế độ ăn uống.

– Đái ít hoặc vô niệu: Xuất hiện sớm, nước tiểu chỉ được 500 – 600ml/24giờ. Khi có thiểu niệu (nước tiểu dưới 500ml/24giờ) hoặc vô niệu (nước tiểu dưới 100ml/24giờ) là biểu hiện suy thận cấp.

– Tăng huyết áp: Tăng huyết áp cả tối đa lẫn tối thiểu, thường rõ ở hai tuần đầu. Trên 60% viêm cầu thận cấp có tăng huyếp áp. Phù phổi cấp trong viêm cầu thận cấp là tai biến thường gặp do tăng huyết áp, phù và suy tim trái.

– Đái máu: Ít khi đái máu đại thể, nếu có thường xuất hiện sớm cùng với phù, nước tiểu đỏ hay sẩm màu (khi đó hồng cầu niệu trên 300.000/phút). Thường gặp hơn là đái máu vi thể. Hồng cầu méo mó dễ vỡ. Trụ hồng cầu là dấu hiệu có giá trị nhất, chứng tỏ hồng cầu từ cầu thận xuống. Đái máu đại thể thường khỏi sớm nhưng đái máu vi thể thì kéo dài, hồng cầu niệu có khi 3-6 tháng mới hết

 

6

 

 

6

6

6

 

 

6

 

 

6

 

 

 

6

Cộng

65

 

 

Câu số 46: Anh Chị hãy trình bày cách khám các phản xạ bệnh lý: Babinski,  Oppenheim, Gordon, Schaeffer, Rossolimo, Hoffmann?

          Đáp án:

 

Nội dung

Điểm

1. Phản xạ Babinski: bệnh nhân nằm ngửa; thầy thuốc một tay cầm nhẹ cổ chân bệnh nhân, tay kia dùng kim đầu tù vạch một đường dọc mặt ngoài gan bàn chân, theo hướng từ sau ra trước và qua các gốc ngón chân, cường độ kích thích tăng dần về cuối. Đáp ứng: ngón chân cái duỗi từ từ về phía mu, các ngón khác duỗi và xoè nan quạt.

9

– Phản xạ Babinski là phản xạ đặc trưng của tổn thương bó tháp. Có thể có Babinski giả, biểu hiện như sau: ngón cái duỗi quá nhanh hay ngón cái gấp lại, sau đó mới duỗi. Để xác định có phải là dấu hiệu Babinski giả hay không, cần phải khám nhiều lần trong ngày và nhiều ngày khác nhau.

9

– Các phản xạ bệnh lý bó tháp nhóm duỗi khác: chỉ khác Babinski ở cách kích thích gây phản xạ còn đáp ứng phản xạ như nhau.

9

2. Phản xạ Oppenheim: kích thích bằng cách dùng hai ngón tay miết trên mặt trước xương chầy từ dưới gối xuống cổ chân.

8

3. Phản xạ Gordon: bóp mạnh vào khối cơ dép ở cẳng chân

7

4. Phản xạ Schaeffer: bóp mạnh vào gân Achilles của bệnh nhân

7

5. Phản xạ Rossolimo: bàn tay bệnh nhân để úp, rủ mềm mại.

7

6. Phản xạ Hoffmann: tay bệnh nhân để rủ, sấp. Thầy thuốc gấp mạnh đốt 3 ngón tay thứ ba của bệnh nhân rồi thả đột ngột. Đáp ứng: ngón tay cái và ngón tay trỏ của bệnh nhân khép lại như gọng kìm.

9

Cộng

65

 

 

Câu số 47: Anh/chị trình bày phân loại theo lâm sàng của bại não?

Đáp án:

 

Nội dung

Điểm

1. Thể co cứng:

4

– Tăng trương lực cơ

4

– Bàn tay luôn nắm chặt

4

– Bàn chân luôn duỗi chéo, cứng đơ

4

– Phản xạ gân xương tăng mạnh, khi gõ búa phản xạ vào gối trẻ rung giật mạnh.

4

– Đặc biệt trẻ không cử động từng khớp riêng biệt được, trẻ vận động cả khối, than thể cứng đờ

5

2. Thể múa vờn:

4

– Đa số đều liệt tứ chi

4

– Trương lực cơ tăng mạnh, nhưng có lúc giảm trẻ mềm yếu đi.

4

– Có 1 số cử động vô thức như ngón tay, bàn chân khoèo như múa như giun bò.

4

– Đặc biệt tư thế đầu và cổ không ổn định: luôn ngật ngưỡng, gục xuống.

4

– Mồm há liên tục, giãi rớt chảy ra.

4

3. Thể thất điều:

4

– Trương lực cơ luôn yếu, trẻ luôn đứng và ngồi không vững vàng.

4

– Mất thăng bằng, dáng đứng như người say rượu

4

4. Thể phối hợp: kết hợp co cứng với múa vờn

4

Cộng

65

 

 

Câu số 48: Anh/chị trình bày chẩn đoán viêm túi mật cấp?

Đáp án:

 

Nội dung

Điểm

1. Lâm sàng:

 

– Đạu hạ sườn phải, nôn, buồn nôn, sốt

10

– Có thể thấy túi mật to ở hạ sườn phải.

5

– Dấu hiệu Murphy (+).

10

2. Hình ảnh:

 

– Siêu âm túi mật có thể phát hiện sỏi, thành túi mật dày trên 4mm, dịch quanh túi mật

10

– CT Scanner cho kết quả giống siêu âm, giúp chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác (sỏi thận, mủ bể thận, apxe gan, viêm mật quản…)

5

3. Xét nghiệm:

 

– Máu : bạch cầu máu tăng

10

– Bilirubin máu tăng nhẹ

5

– Phosphatase tăng nhẹ

5

– Amylase thường không tăng.

5

Cộng

65

 

 

Câu số 49: Anh/chị hãy nêu định nghĩa và nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa cao?

Đáp án:

 

Nội dung

Điểm

1. Định nghĩa: Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng máu thoát ra khỏi lòng mạch của ống tiêu hóa vào trong lòng ống tiêu hóa biểu hiện dưới dạng nôn ra máu và/hoặc đi ngoài ra phân đen. Xuất huyết tiêu hóa cao là xuất huyết ở phần trên ống tiêu hóa, từ thực quản đến góc Treitz.

 

 

 

10

2. Nguyên nhân:

 

2.1 Những nguyên nhân từ thực quản:

– Chảy máu từ tĩnh mạch thực quản giãn: Như trong xơ gan, trong tăng áp tĩnh mạch cửa từng phần, trong giãn tĩnh mạch thực quản bẩm sinh.

– Ung thư thực quản: Gây viêm loét hoại tử và chảy máu từ các mạch máu tân sinh trong u.

– Hội chứng Mallory – Weiss:Thường xảy ra ở người uống rượu, thoát vị hoành, tăng áp cửa, tăng áp lực trong ổ bụng, trong nôn và trào ngược thực quản dạ dày

– Viêm loét thực quản do nhiễm trùng hay do các chất làm bỏng như acid và base mạnh

–  Polyp thực quản

 

 

 

 

 

 

 

 

15

2.2 Nguyên nhân từ dạ dày tá tràng: là nguyên nhân hay gặp nhất.

– Loét dạ dày – tá tràng:Chảy máu chủ yếu là do loét vào mạch máu. 

– Viêm dạ dày cấp: nhất là do thuốc (aspirin, NSAID, corticoid) gây viêm loét trực tiếp hoặc cơ chế kém bảo vệ và tăng tiết HCl. 

– Tĩnh mạch dạ dày giãn trong tăng áp cửa. Cơ chế như trong chảy máu do tĩnh mạch thực quản giãn.

– Polyp dạ dày tá tràng

– Thoát vị hoành: là nguyên nhân hiếm gặp do chỗ thoát vị bị kẹt, gây thiếu máu và hoại tử.

 

 

 

 

 

 

 

15

2.3 Chảy máu từ mật – tụy:

– Chảy máu đường mật: Chủ yếu do sỏi đường mật, giun chui ống mật. 

–  Chảy máu từ tụy: Chủ yếu do sỏi như trong sỏi mật, đôi khi do các nang tụy loét vào mạch máu.

 

10

2.4 Chảy máu do các bệnh về máu (rối loạn đông máu và cầm máu):

– Xuất huyết do giảm tiểu cầu

– Giảm yếu tố VIII, IX và XI (trong Hemophilie).

– Bệnh bạch cầu: do giảm tiểu cầu và gia tăng hệ thống kháng đông.

– Suy tủy: cũng do giảm tiểu cầu.

– Suy gan nặng: do giảm prothrombin và các yếu tố đông máu khác. 

– Do dùng thuốc kháng đông như heparin, kháng vitamin K: do giảm các yếu tố đông máu.

 

 

 

 

 

 

 

 

15

Cộng

65

 

Câu số 50:Anh (chị) hãy nêu đặc điểm của chuyển dạ?

Đáp án:

Nội Dung

Điểm

1. Chuyển dạ có 3 giai đoạn

– Giai đoạn xóa mở cổ tử cung

– Giai đoạn sổ thai

– Giai đoạn sổ rau

10

2. Động lực của cuộc chuyển dạ

Cơn co tử cung là động lực của cuộc chuyển dạ đẻ. Rối loạn co bóp của tử cung có thể làm cho cuộc chuyển dạ bị kéo dài hoặc gây các tai biến cho người mẹ và cho thai nhi.

10

3. Đặc điểm cơ co tử cung

 

– Cơn co tử cung xuất hiện một cách tự nhiên ngoài ý muốn của sản phụ. Cơn co tử cung gây đau. Ngưỡng đau phụ thuộc theo từng sản phụ. Khi áp lực cơn co đạt tới 25-30 mmHg, sản phụ bắt đầu cảm thấy đau. Cơn đau xuất hiện muộn, sau khi có cơn co tử cung và mất đi trước khi hết cơn co tử cung.

10

– Điểm xuất phát của cơn co tử cung nằm ở một trong hai sừng của tử cung. Thông thường ở sừng phải tử cung. Sự lan truyền cơn co tử cung cũng theo hướng từ trên xuống dưới. Tốc độ lan truyền cơn co 1-2cm/ giây.

5

– Cơn co tử cung có tình chất ba giảm: áp lực cơn co tử cung giảm dần từ trên xuống dưới, thời gian co bóp của cơ tử cung cũng giảm dần từ trên xuống dưới

5

– Số lượng cơn co tử cung trong một cuộc chuyển dạ đẻ thay đổi từ 70- 180, phụ thuộc vào số lần đẻ, đẻ dễ hay khó và chất lượng cơ tử cung.

5

4. Cơn co tử cung và cơn co thành bụng trong giai đoạn sổ thai:

 

Trong giai đoạn hai của cuộc chuyển dạ đẻ, cơn co thành bụng phối hợp với cơn co tử cung đẩy thai ra ngoài. Cơ hoành được đẩy xuống thấp trong ổ bụng, các cơ thành bụng co lại làm giảm thể tích ổ bụng, áp lực của ổ bụng tăng lên ép vào đáy tử cung góp phần đẩy thai xuống. Áp lực cơn co tử cung ở cuối giai đoạn hai đã tăng cao cùng với cơn co thành bụng sẽ tạo thành áp lực trong buồng ối tăng lên tới 120-150mmHg. Như vậy là áp lực cơn co thành bụng rất cao mà một nửa áp lực này do cơ hoành gây ra. Do vậy việc hướng dẫn sản phụ biết cách rặn đẻ rất có giá trị.

20

Cộng

65

 

Có thể bạn quan tâm:

5 thoughts on “Tài liệu ôn thi viên chức bệnh viện :CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN CHUYÊN MÔN BÁC SỸ

  1. Pingback: Kampala International University

  2. Pingback: pack man disposable pen

  3. Pingback: you could look here

  4. Pingback: check here

  5. Pingback: cornhole

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);