Tổng kết lý thuyết trọng tâm ôn thi kế toán bưu điện mới nhất 2020

Tổng kết lý thuyết trọng tâm ôn thi kế toán bưu điện mới nhất 2020. Bưu điện là đơn vị hành chính sự nghiệp, hệ thống tài khoản của HCSN có khác so với hệ thống tài khoản dành cho DN. Topic này mình đang tổng hợp các tài liệu kế toán tại bưu điện.

Tổng kết lý thuyết trọng tâm ôn thi kế toán bưu điện mới nhất 2020
Tổng kết lý thuyết trọng tâm ôn thi kế toán bưu điện mới nhất 2020

Đề cương ông thi hệ cao đẳng

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG

MÔN CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN

HỆ CHÍNH QUY VÀ HỆ VỪA HỌC VỪA LÀM

(Áp dụng đối với các lớp học Kế toán tài chính 1,2,3,4; Kế toán chi phí; Kế toán quản trị)

 

PHẦN 1: KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1, 2, 3, 4

  1. Kế toán các khoản phải trả người lao động và các khoản trích theo lương (Khái niệm đặc điểm phân loại lao động, các hình thức tiền lương, nguyên tắc, chứng từ, tài khoản sử dụng, sơ đồ phương pháp hạch toán, trình bày báo cáo tài chính và bài tập tương ứng).
  2. Kế toán hàng tồn kho (khái niệm đặc điểm phân loại, nguyên tắc kế toán hàng tồn kho, tính giá hàng tồn kho, chứng từ, tài khoản sử dụng, sơ đồ phương pháp hạch toán, trình bày báo cáo tài chính và bài tập tương ứng).
  3. Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư (khái niệm đặc điểm phân loại, nguyên tắc kế toán, điều kiện ghi nhận tài sản cố định, phân biệt tài sản cố định, bất động sản đầu tư và hàng hóa bấ động sản, cách xác định nguyên giá tài sản cố định, chi phí phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu, chứng từ, tài khoản sử dụng, sơ đồ phương pháp hạch toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư, kế toán khấu hao tài sản cố định, kế toán sữa chữa tài sản cố định, trình bày báo cáo tài chính và bài tập tương ứng).
  4. Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh (khái niệm , điều kiện ghi nhận doanh thu, nguyên tắc ghi nhận doanh thu, chứng từ, tài khoản sử dụng, sơ đồ phương pháp hạch toán doanh thu, chi phí và xác định kế toán kinh doanh, trình bày BCTC và bài tập tương ứng).
  5. Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán (khái niệm, nguyên tắc, phương pháp hạch toán ngoại tệ, chi phí đi vay, phát hành trái phiếu công ty, chứng từ, tài khoản sử dụng, sơ đồ phương pháp hạch toán và bài tập tương ứng).
  6. Kế toán thuế (khái niệm, nguyên tắc, trình tự thủ tục kê khai và nộp các khoản thuế, phương pháp xác định từng loại thuế, chứng từ, tài khoản sử dụng, sơ đồ phương pháp hạch toán, trình bày BCTC và bài tập tương tứng).
  7. Kế toán các khoản đầu tư tài chính (khái niệm, phân loại, nguyên tắc hạch toán, cách xác định giá gốc các khoản đầu tư tài chính, chứng từ, tài khoản sử dụng, sơ đồ phương pháp hạch toán, trình bày BCTC và  bài tập tương ứng).
  8. Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu (khái niệm, nguyên tắc, chứng từ, tài khoản sử dụng, sơ đồ phương pháp hạch toán, kế toán phân phối lợi nhuận, trình bày BCTC và bài tập tương ứng).
  9. Kế toán hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu (đặc điểm hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, trình tự thủ tục trong từng hoạt động xuất nhập khẩu: trực tiếp, ủy thác; bài tập tương ứng)
  10. Báo cáo tài chính (khái niệm, ý nghĩa và vai trò của BCTC, nguyên tắc, yêu cầu, thời hạn và nơi nộp BCTC. Phương pháp và nguyên tắc lập của từng chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính).
  11. Chứng từ kế toán: nội dung, nguyên tắc lập và chứng từ kế toán cho các đối tượng kế toán cụ thể?

 

PHẦN 2: KẾ TOÁN CHI PHÍ

  1. Chức năng của Kế toán chi phí; Quá trình vận động của chi phí trong doanh nghiệp sản xuất; So sánh kế toán chi phí và kế toán tài chính, các bài tập tương ứng.
  2. Phân loại chi phí (Khái niệm, đặc điểm chi phí, phân loại chi phí)? Phân loại giá thành (Khái niệm, Ý nghĩa, Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, phân loại giá thành sản phẩm, các bài tập tương ứng).
  3. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế:
  4. Khái niệm, đặc điểm, mục tiêu của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế.
  5. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành ( Khái niệm; Xác định đối tượng tập họp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành; Xác định kỳ tính giá thành).
  6. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công nghiệp và các bài tập tương ứng.
  7. Đặc điểm sản xuất công nghiệp; Quy trình kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế.
  8. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp; Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp; Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuât chung; Kế toán khoản chi phí thiệt hại trong sản xuất; Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất phụ; Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất.

                                                iii.      Tính giá thành sản phẩm (Đánh giá giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ; Giá thành theo phương pháp giản đơn; Giá thành theo phương pháp hệ số; Giá thành theo phương pháp tỷ lệ; Giá thành theo phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ; Giá thành theo phương pháp đơn đặt hàng; Giá thành theo phương pháp phân bước).

  1. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp và các bài tập tương ứng (Đặc điểm hoạt động xây lắp; Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất; Đối tượng tính giá thành; Kỳ tính giá thành; Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ; Phương pháp tính giá thành sản phẩm; Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm).
  2. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nông nghiệp (Đặc điểm hoạt động nông nghiệp; Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất; Đối tượng tính giá thành; Kỳ tính giá thành; Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ; Phương pháp tính giá thành sản phẩm; Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm).
  3. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ và các bài tập tương ứng (Đặc điểm hoạt động dịch vụ; Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ du lịch; Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ bưu điện; Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ vận tải).
  4. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế kết hợp với chi phí ước tính:
  5. Mục tiêu của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế kết hợp với chi phí ước tính.
  6. Đặc điểm của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế kết hợp với chi phí ước tính (Đặc điểm của kết cấu giá thành sản phẩm; Đặc điểm của Kế toán tập hợp chi phí sản xuất; Đặc điểm của kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm; Xử lý chênh lệch giữa chi phí sản xuất chung thực tế và chi phí sản xuất chung ước tính).
  7. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế kết hợp với chi phí  ước tính (Tính giá thành theo phương pháp đơn đặc hàng; Tính giá thành theo quy trình sản xuất).
  8. Các bài tập tương ứng.
  9. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí định mức:
  10. Chi phí sản xuất định mức và giá thành định mức ( Khái niệm; so sánh các mô hình tính giá thành); Mục tiêu của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo định mức; Xây dựng chi phí san xuất định mức và giá thành định mức.
  11. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí định mức (Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp; Kế toán chi phí nhân công trực tiếp; Kế toán chi phí sản xuất chung; Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành; Xử lý chênh lệch giữa chi phí sản xuất thực tế và chi phí sản xuất định mức).
  12. Các bài tập tương ứng.

 

PHẦN 3: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

  1. Khái niệm Kế toán quản trị? Phân biệt Kế toán quản trị và Kế toán tài chính?
  2. Trình bày cách phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí?
  3. Nêu các khái niệm: Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp? Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được? Chi phí chênh lệch? Chi phí chìm? Chi phí cơ hội? Ý nghĩa của các cách phân loại này?
  4. Nêu nội dung của phương pháp xác định chi phí theo công việc?
  5. Nêu nội dung của phương pháp xác định chi phí theo qui trình sản xuất?
  6. Khái niệm và công thức xác định Số dư đảm phí, Tỷ lệ số dư đảm phí, Độ lớn đòn bẩy kinh doanh?…
  7. Cách xác định Sản lượng hoà vốn, Doanh thu hoà vốn, Doanh thu an toàn, Tỷ lệ doanh thu an toàn, Công suất hoà vốn và Thời gian đạt điểm hoà vốn? Vẽ đồ thị hoà vốn?
  8. Nội dung và nguyên tắc phân bổ chi phí của các bộ phận phục vụ theo hình thức trực tiếp?
  9. Nội dung và nguyên tắc phân bổ chi phí của các bộ phận phục vụ theo hình thức bậc thang?
  10. Nội dung và nguyên tắc phân bổ chi phí của các bộ phận phục vụ theo cách ứng xử của chi phí?
  11. Phương pháp lập các bảng dự toán SXKD?
  12. Khái niệm các trung tâm trách nhiệm và các chỉ tiêu đánh giá các trung tâm trách nhiệm?
  13. Công thức xác định Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) và thu nhập thặng dư (RI)?
  14. Định giá bán sản phẩm thông thường theo phương pháp trực tiếp và phương pháp toàn bộ?
  15. Định giá bán sản phẩm theo thời gian lao động và nguyên vật liệu sử dụng?
  16. Thông tin thích hợp để ra các quyết định kinh doanh.
  17. Ôn lại các bài tập liên quan đến các nội dung sau:

–          Các phương pháp phân tích chi phí hỗn hợp.

–          Lập báo cáo sản xuất theo phương pháp trung bình trọng và phương pháp FIFO.

–          Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận (CVP).

–          Phân bổ chi phí của các bộ phận phục vụ.

–          Lập báo cáo KQKD theo phương pháp toàn bộ và phương pháp trực tiếp.

–          Lập các bảng dự toán SXKD.

–          Đánh giá hoàn vốn và định giá sản phẩm.

–          Thông tin thích hợp để ra các quyết định kinh doanh.

–          Các dạng bài tập tổng hợp khác.

 

Bài tập

Yêu cầu : 1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
2. Tính giá thành dịch vụ hướng dẫn du lịch trong kỳ của công ty XV, biết tiền lương cố định của hướng dẫn viên du lịch và các chi phí chung khác được phân bổ cho từng tour đã hoàn
thành trong tháng theo doanh thu của tour.
Bài 4 Có số liệu trong kỳ của Bưu điện huyện và Tỉnh như sau :

A. Kế toán tại Bưu điện huyện :

1. Thu tiền bán tem bằng tiền mặt : 100.000 2. Thu tiền bán báo bằng tiền mặt : 200.000
3. Thu tiền bán thẻ cào bằng tiền mặt : 1.000.000 4. Thu tiền lắp đặt điện thoại bằng tiền mặt : 2.000.000
5. Bưu cục nộp tiền cước doanh thu bằng tiền mặt : 20.000.000

6. Bưu cục nộp tiền tem bằng tiền mặt : 6.000.000

7. Chi mua văn phòng phẩm bằng tiền mặt : 100.000 8. Chi lương cho cán bộ công nhân viên bằng tiền mặt : 10.000.000
Trong đó : Bưu chính : 7.000.000 Phát hành báo chí : 1.000.000
Văn phòng bưu điện huyện : 2.000.000 9. Chi mua 1 máy tính cho văn phòng bằng chuyển khoản : 9.000.000
10. Chi cơng tác phí cho bưu tá bằng tiền mặt : 1.000.000 11. Chi vận chuyển báo bằng tiền mặt : 100.000
12. Phân bổ chi phí chung 13. Kết chuyển doanh thu về bưu điện tỉnh thơng qua tài khồn doanh thu được hưởng.
14. Thanh toán tiền báo với bưu điện tỉnh bằng chuyển khoản : 200.000 15. Nộp tiền lắp đặt điện thoại, bán thẻ cào, bưu điện phí bằng chuyển khoản : 200.000

B. Kế toán tại Bưu điện Tỉnh :

1. Mua một máy tính cho văn phòng Bưu điện Tỉnh bằng chuyển khoản : 10.000.000 2. Mua 1 máy fax cho văn phòng bưu điện tỉnh bằng tiền mặt : 6.000.000
3. Trích KHTSCĐ 7.000.000 trong đó : Cho bưu chính : 4.000.000
Cho văn phòng huyện : 1.000.000
Cho văn phòng Tỉnh : 2.000.000 4. Thanh tốn doanh thu, chi phí do bưu điện huyện chuyển về.
5. Doanh thu ghi Nợ bưu chính viễn thông : 5.000.000 6. Doanh thu riêng được cấp trên cấp : 10.000.000.
Yêu cầu : Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
CHƯƠNG 4 BÀI TẬP SỐ 1
Tại phòng kế toán của ban quản lý dự án thuộc đơn vị chủ đầu tư cho thầu X trong tháng 6200N có tài liệu sau: đơn vị 1.000đ
Số dư đầu kỳ của TK 2412 là 152.000đ. Trong đó giá trị xây dựng:
– Hạng mục cơng trình HMCT A: 75.000; – Hạng mục cơng trìnhHMCT B: 77.000
Trong tháng phát sinh các nghiệp vụ sau: 1. Mua thiết bị đầu tư XDCB theo hóa đơn GTGT trị giá thiết bị 1.850.000, trong đó thiết bị
khơng cần lắp 350.000, thiết bị cần lắp 1.500.000, thuế GTGT 10 đó thanh tốn bằng sộc thuộc nguồn vốn ĐTXDCB. Thiết bị chuyển về nhập kho.
2. Xuất kho số thiết bị ĐTXDCB mua ở nghiệp vụ 1 giao cho công ty xây lắp Y để lắp đặt vào HMCT A: 850.000, trong đó thiết bị khơng cần lắp 150.000, thiết bị cần lắp 700.000, vào HMCT B:
1.000.000 trong đó thiết bị khơng cần lắp 200.000, thiết bị cần lắp 800.000. Chi phí gia cơng tu sửa số thiết bị cần lắp ở 2 HMCT thuê ngoài trả bẳng tiền mặt thuộc nguồn vốn ĐTXDCB là 2.250, thuế
GTGT 10
3. Nhận bàn giao của công ty xây lắp Y về khối lượng xây lắp hoàn thành của HMCT A bao gồm: Giá dự toán khối lượng xây dựng: 125.000; Giá dự tốn của cơng tác lắp đặt khơng bao gồm giá
trị thiết bị cần lắp là 25.000 thuế GTGT của dịch vụ xây lắp 10 4. Các chi phí XDCB khác tập hợp bao gồm:
– Đền bù hoa màu trên đất xây dựng bằng tiền mặt 22.000 – Tiền thuê thiết kế trả bằng tiền gửi ngân hàng 16.500 trong đó thuế GTGT là 1.500
– Chi phí hành chớnh của ban quản lý cơng trình gồm:
+ Tiền lương phải trả 8.500. Đồng thời trích BHXH, BHYT, KPCĐ 19 lương phải trả + Dụng cụ hành chính mua ngồi trị giá 3.500 thuế GTGT 10 thanh toán bằng tiền tạm
ứng + Văn phòng phẩm xuất kho trị giá 750
– Bồi thường thiệt hại cho đơn vị xây lắp bằng tiền mặt 5.200 – Thanh lý dụng cụ hành chớnh thu bằng tiền mặt 1.500
5. Vay dài hạn ngân hàng thanh tốn cho cơng ty xây lắp Y 6. Ban quản lý cơng trình đó làm thủ tục bàn giao cho HMCT A cho đơn vị theo sử dụng
Theo quyết toán được duyệt tồn bộ chi phí thực tế được tính vào giá trị cơng trình
u cầu
1. Tập hợp chi phí đầu tư XDCB phát sinh trong kỳ theo từng HMCT và theo thành phần đầu tư
2. Xác định giá trị thực tế HMCT A theo thành phần đầu tư, biết chi phí XDCB phân bổ cho hai HMCT theo giá trị xây dựng
3. Quyết toán vốn đầu tư của HMCT A biết chi phí XDCB khác chi bằng nguồn vốn ĐTXDCB và kế toán ĐTXDCB được thực hiện trên cùng một hệ thống sổ kế toán của đơn vị sử dụng TSCĐ
4. Xác định số dư cuối kỳ TK 2412 BÀI TẬP SỐ 2
Tại phòng kế tốn của doanh nghiệp áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương
pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trong tháng 6200N có các tài liệu sau đơn vị tính 1.000đ:
I. Giá trị dự tốn – Cơng trình A: 1.500.000
– Cơng trình B: 2.500.000 II. Trong tháng phát sinh các nghiệp vụ sau:
1. Mua thiết bị đầu tư xây dựng cơ bản XDCB về nhập kho, trị giá thiết bị chưa có thuế 1.850.000 trong đó thiết bị không cần lắp 350.000, thiết bị cần lắp 1.500.000, thuế suất thuế GTGT 10, đã
thanh toán bằng séc thuộc nguồn vốn đầu tư XDCB đã báo nợ. 2. Xuất kho số thiết bị đầu tư XDCB mua ở nghiệp vụ 1 giao cho công ty xây lắp Y để lắp đặt vào
Cơng trình A trị giá 850.000 trong đó thiết bị khơng cần lắp 150.000; thiết bị cần lắp 700.000, vào cơng trình B 1.000.000 trong đó thiết bị không cần lắp 200.000; thiết bị cần lắp 800.000. Chi phí
gia cơng tu sửa số thiết bị cần lắp ở 2 hạng mục cơng trình th ngồi đã trả bằng tiền mặt thuộc nguồn vốn đầu tư XDCB 3.300 trong đó thuế GTGT 10 phân bổ cho hạng mục cơng trình theo tỷ
lệ giá trị thiết bị.
3. Nhận bàn giao của Công ty xây lắp Y về khối lượng xây lắp hồn thành của cơng trình A gồm: giá dự toán khối lượng xây dựng 1.200.000; giá dự toán của công tác lắp đặt không bao gồm giá trị
thiết bị cần lắp 250.000, thuế suất thuế GTGT 10.
4. Các chi phí XDCB khác tập hợp bao gồm: a. Nộp lệ phí đất xây dựng 150.000 bằng tiền gửi ngân hàng
Đền bù giải phóng mặt bằng 200.000 bằng tiền mặt. Tiền thuê thiết kế 66.000, trong đó thuế GTGT 6.000, đã trả bằng TGNH
b. Chi phí hành chính của ban quản lý cơng trình gồm: Tiền lương phải trả 80.000; các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo lương 19 tiền lương phải trả. Dụng cụ hành chính mua ngồi
trị giá chưa có thuế 4.800, thuế suất thuế GTGT 10, thanh tốn bằng tiền tạm ứng. Văn phòng phẩm xuất kho trị giá 5.000; Thanh lý dụng cụ hành chính, thu bằng tiền mặt 500.
c. Bồi thường thiệt hại cho đơn vị xây lắp bằng tiền mặt 5.500. 5. Vay dài hạn ngân hàng thanh tốn cho cơng ty xây lắp Y 95 giá trị dự toán và tiền thuế, số còn lại
cơng ty Y ký quỹ bảo hành cơng trình. 6. Ban quản lý cơng trình đã làm thủ tục bàn giao cơng trình A cho cho đơn vị sử dụng. Theo quyết
tốn được duyệt chi phí thiệt hại được duyệt y nhưng khơng tính vào giá cơng trình.
u cầu: 1. Tập hợp chi phí đầu tư XDCB phát sinh trong kỳ theo từng cơng trình.
2. Xác định giá trị thực tế hạng mục cơng trình A theo thành phần đầu tư. Biết rằng chi phí XDCB
khác được phân bổ cho 2 cơng trình theo giá trị xây lắp. 3. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
BÀI TẬP SỐ 3
Trích tài liệu của Ban quản lý dự án cơng trình A Có tổ chức Ban quản lý dự án. đơn vị tính: 1000đ
I. Số dư của một số tài khoản ngày 0101200N như sau: TK 111: 13.000
TK 1521: 10.000 TK 112: 24.000
TK 133: 2.376.000 TK 2411: 27.715.000
TK 441: 30.138.000 II. Trong quý I có các nghiệp vụ phát sinh như sau:
1. Nhận được giấy báo Có của Ngân hàng đầu tư phát triển. Vốn đầu tư cấp quý I200N là 5.500.000
2. Ban quản lý dự án mua vật liệu chưa trả tiền người bán giao thẳng cho nhà thầu giá chưa có thuế GTGT 150.000, thuế GTGT 15.000 tổng số tiền phải trả là 165.000
3. Ban quản lý dự án mua thiết bị không cần lắp chưa trả tiền cho người bán giao thẳng cho bên sử dụng sản xuất kinh doanh giá mua chưassss có thuế 400.000, thuế GTGT 40.000
4. Nhận vốn đầu tư cấp tạm ứng ngay cho nhà thầu xây lắp số tiền 500.000 5. Ban quản lý dự án mua vật liệu xây dựng trả bằng séc chuyển khoản, vật liệu đã về nhập kho đủ,
giá mua chưa có thuế GTGT 390.000, thuế GTGT 39.000 6.Nhận vốn đầu tư thanh toán ngay cho người bán số tiền 500.000
7. Nhận vốn đầu tư cấp trên cấp bằng thiết bị cần lắp đã nhập kho giá chưa có thuế GTGT 3.000.000, thuế GTGT 300.000
8. Cơng trình được địa phương đóng góp bằng ngày công lao động trị giá 150.000 9. Ban quản lý dự án mua thiết bị cần lắp và không cần lắp đã nhập kho, giá mua chưa thuế GTGT
2.000.000, thuế GTGT 200.000. Trả bằng séc chuyển khoản 10. Ban quản lý xuất thiết bị không cần lắp từ kho của Ban quản lý dự án giao ngay cho bên sử
dụng sản xuất kinh doanh trị giá 1.000.000 11. Ban quản lý xuất kho thiết bị cần lắp và đưa đi lắp đặt trị giá 4.000.000
12. Xuất vật liệu trong kho Ban quản lý dự án giao cho bên nhận thầu trị giá 400.000 13. Ban quản lý dự án hoàn thành thủ tục chuyển quyền sử dụng đất chi bằng ủy nhiệm chi qua
ngân hàng số tiền 950.000 14. Ban quản lý dự án rủ TGNH về nhập quỹ tiền mặt 740.000
15. Xuất quỹ tiền mặt trả lương cho CBCNV 200.000 và trả tiền điện nước 550.000 trong đó thuế GTGT 10
16. Nhà thầu quyết toán vật liệu đã sử dụng cho cơng trình được ban quản lý dự án chấp nhận trị giá 400.000
17. Thiết bị cần lắp đã hoàn thành và được nghiệm thu chấp nhận để thanh toán 4.000.000 18. Ban quản lý dự án chấp nhận giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành do nhà thầu bàn giao không
kể giá trị vật tư thiết bị. Biên bản nghiệm thu đã xác định giá chưa có thuế 480.000, thuế GTGT 48.000. Tổng giá trị thanh toán 528.000
19. Chi phí chạy thử khơng tải trả bằng TGNH 1.100.000 trong đó thuế VAT 10 20. Phân bổ chi phí quản lý của Ban quản lý dự án trong q cho cơng trình là 700.000 và tạm bàn
giao cho bên sản xuất kinh doanh đưa vào sử dụng chờ duyệt quyết tốn 21. Cuối q I200N quyết tốn cơng trình được duyệt xác định giá trị cơng trình hồn thành bàn
giao đưa vào sử dụng là 36.915.000, chi phí được duyệt bỏ 3.168.000, chi phí bất hợp lý phải thu hồi 25.000
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quý I.
BÀI TẬP SỐ 4
DN sản xuất A nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, giao thầu cho Công ty xây lắp B xây thêm 1 nhà xưởng. Theo hợp đồng giá trị công tác xây lắp là 1,1tỉ đồng, trong đó thuế GTGT
10; Phần công tác mua sắm vật tư thiết bị xây dựng cơ bản và chi phí kiến thiết cơ bản khác do Ban quản lý cơng trình của doanh nghiệp A đảm nhận. Cơng trình này được đài thọ bằng nguồn vay dài hạn
500.000.000đ, số còn lại bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Bộ phận kế toán XDCB hạch toán chung hệ thống sổ kế toán với bên sản xuất kinh doanh.
Số dư đầu tháng 10N của một số TK như sau: TK 331Cty B: 200.000.000đ dư Nợ; TK 2412: 120.000.000đ; TK 341: 500.000.000đ
Trong quý 4N có tài liệu về XDCD giao thầu như sau:
1. Xuất kho thiết bị khơng cần lắp đưa vào cơng trình 50.000.000đ.
2. Xuất kho thiết bị cần lắp giao cho công ty B để lắp đặt 200.000.000đ. 3. Công ty B bàn giao khối lượng cơng tác xây lắp hồn thành gồm:
– Giá trị công tác xây 900.000.000đ – Giá trị công tác lắp 100.000.000đ
– Thuế GTGT 100.000.000đ
4. Tập hợp chi phí của Ban quản lý cơng trình và chi phí khác về XDCB gồm: – Tiền lương 20.000.000đ
– Trích các khoản theo lương 3.800.000đ – Nhiên liệu 2.400.000đ
– Khấu hao TSCĐ 1.500.000đ – Tiền tạm ứng thanh toán 3.120.000đ
– Lãi vay ngân hàng phải trả 2.500.000đ
5. Cơng trình nhà xưởng hồn thành bàn giao đưa vào sử dụng. Căn cứ vào quyết toán được duyệt xác định khoản chi phí vượt mức bình thường khơng được tính vào giá trị cơng trình là
8.000.000đ. Kế toán đã ghi tăng TSCĐ và kết chuyển tăng nguồn vốn kinh doanh. 6. Chuyển tiền gửi ngân hàng thanh tốn hết số còn nợ cơng ty B.
u cầu: Tính tốn, định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. BÀI TẬP SỐ 5
Tại phòng kế tốn của ban quản lý cơng trình thuộc đơn vị chủ đầu tư HỒNG HÀ bên A hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ, trong tháng 6N có tài liệu về đầu tư XDCB như sau: đơn vị tính: 1.000 đồng

BÀI TẬP SỐ 2

Tại một doanh nghiệp thương mại bán buôn kiêm bán lẻ, hạch toán kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có các tài liệu sau:

I. Số dư đầu tháng của tài khoản hàng hoá :

– Hàng công nghệ phẩm có trị giá thực tế 4.000.000đ trong đó

Hàng A: 3.000 mét, đơn giá thực tế 1.000đ/mét

Hàng B: 500 chiếc, đơn giá thực tế 2.000đ/chiếc

– Hàng nông sản thực phẩm chỉ có loại C với số lượng 500kg, trị giá thực tế 750.000đ.

II. Tình hình phát sinh trong tháng:

1. Mua 2.000 mét hàng hoá A. Giá mua chưa có thuế GTGT ghi trên hoá đơn là 1.050đ/mét, thuế GTGT tính theo thuế suất 10%. Tiền bao bì kèm theo tính giá riêng là 180.000đ. Tiền mua hàng xí nghiệp chưa thanh toán đơn vị bán, khi nhập kho số hàng này, xí nghiệp phát hiện thiếu 100 mét. Chưa xác định được nguyên nhân. Chi phí vận chuyển số hàng trên xí nghiệp đã thanh toán bằng tiền mặt 380.000đ.

2. Mua 1.500 chiếc hàng hoá B. Giá mua chưa có thuế GTGT ghi trên hóa đơn là 2.200đ/chiếc, thuế GTGT tính theo thuế suất 10%. Chi phí vận chuyển xí nghiệp phải thanh toán cho bên bán là 306.000đ. Tiền mua hàng xí nghiệp chưa thanh toán cho đơn vị bán. Khi nhập kho số hàng này xí nghiệp đã phát hiện thừa 30 chiếc và đã nhập kho luôn. Số hàng thừa chưa phát hiện được nguyên nhân.

3. Xí nghiệp đã làm thủ tục xin vay ngân hàng để thanh toán tiền mua 2 loại hàng A, B nói trên và đã nhận được giấy báo Nợ của ngân hàng.

4. Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên thu mua 3.200.000đ. Nhân viên thu mua đã mua 2.500kg hàng C. Đơn giá mua thực tế 1.200kg. Chi phí vận chuyển 200.000đ. Số hàng này đã được nhập kho đầy đủ. Thuế GTGT được khấu trừ theo thuế suất 2%.

5. Xuất kho 1.800 chiếc hàng B để gửi đi bán, sau đó xí nghiệp đã nhận được chứng từ chấp nhận thanh toán của đơn vị mua nhưng chỉ chấp nhận thanh toán 1.600 chiếc, 200 chiếc kém phẩm chất đơn vị mua đang giữ hộ. Giá bán chưa có thuế GTGT một chiếc hàng B là 2.750đ, thuế GTGT tính theo thuế suất 10%.

6. Xuất kho tiêu thụ trực tiếp 4.000 mét hàng A. Tiền mua hàng đơn vị mua chưa thanh toán. Giá bán 1 mét hàng A chưa có thuế GTGT 1.500đ, thuế GTGT tính theo thuế suất 10%.

7. Xí nghiệp đã nhận giấy báo Có của ngân hàng về tiền bán hai loại hàng nói trên.

8. Tổng hợp chứng từ nộp tiền và báo cáo hàng thì số hàng C đã bán lẻ được là 2.000kg. Đơn giá bán chưa có thuế GTGT là 1.900đ, thuế GTGT tính theo thuế suất 5%. Tiền bán hàng thu 80% bằng tiền mặt và 20% bằng séc. Số tiền mặt và séc này xí nghiệp đã nộp vào ngân hàng, sau đó nhận được giấy báo Có của ngân hàng. Số hàng bán lẻ trên đã được làm thủ tục xuất kho đầy đủ

9. Theo hợp đồng đã ký kết với cửa hàng X thì xí nghiệp bán vận chuyển thẳng một số hàng D do xí nghiệp Y sản xuất. Xí nghiệp đã nhận được chứng từ đòi tiền của xí nghiệp Y. Số lượng 5.000 chiếc, đơn giá mua chưa có thuế GTGT là 1.200đ/chiếc, thuế GTGT là 10%. Xí nghiệp đã làm thủ tục xin vay ngân hàng để trả nợ cho xí nghiệp Y và nhờ thu tiền bán hàng của cửa hàng X. Đơn giá bán chưa có thuế GTGT là 1.500đ/chiếc. Thuế GTGT tính theo thuế suất 10%. Xí nghiệp đã nhận được giấy báo Nợ và giấy báo Có của ngân hàng về các khoản nói trên.

III. Yêu cầu:

Lập định khoản và phản ánh tài liệu trên vào sơ đồ chữ T trong 2 trường hợp:

1. Hàng xuất bán được đánh giá theo phương pháp nhập trước, xuất trước.

2. Hàng xuất bán được đánh giá theo phương pháp xác đinh đơn giá bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ

Bài tập chọn lọc + Link tải miễn phí

+) Tại bưu điện huyện:
1) doanh thu ngay 30 tr tiền mặt, doanh thu ghi nợ 5 tr, thu C22 là 100 cái ( giá thanh toán 11000đ/cái), đã gửi về bưu điện tỉnh.
2) Nhận chứng từ do cty Viễn thông nhờ thu Bưu điện phí ghi nợ 33 tr,đã thu đk trong quý là 20 tr, đã thông báo cho cty viễn thông. BĐ huyện được hưởng 7% số tiền thu đk.
3) Chi lương bằng tiền mặt : 8tr cho sxkd bc_vt, 1tr cho cán bộ quản lý, ( trong đó có lương BHXH 100000 cho sxkd BC-VT, đã gửi chứng từ về BĐT, đk tỉnh chấp và thông báo trừ vào các khoản phải nộp về kd BC-VT)
+) Tại BĐ tỉnh :
Nhận chứng từ BHXH, C22 huyện nộp, nộp chứng từ BHXH và được chấp nhận thanh toán.

Em đang chuẩn bị xin việc vào làm kế toán tại Bưu điện của Huyện nhưng em không biết bắt đầu phải làm gì ? Các anh chị có kinh nghiệm có thể cho em xin một số biểu mẫu của KT bưu điện được không ạ? không biết kế toán Bưu điện có các TK hạch toán khác KTDN Thương mại không nữa?? em đã đi hết các hiệu sách nhưng vẫn chưa tìm được cuốn sách nào liên quan đến KT bưu điện.Rất mong được anh chị nhà kế giúp đỡ ạ.
Trả lời
Link tải tài liệu: http://www.mediafire.com/file/odivw0n2zlh/0458.rar

Bài tập kế toán bưu điện chọn lọc- ôn thi công chức kế toán bưu điện, viễn phông

Tài liệu ôn thi nghiệp vụ kế toán trong bưu điện

Kết luận

Khi được nhận vào, những người cũ sẽ hướng dẫn em. Để có thể nắm bắt nhanh hơn thì nên tìm thêm tài liệu để đọc. Các nhà sách có bán tài liệu kế toán về HCSN hoặc tìm trên internet.

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);