Đánh giá laptop Thinkpad W541 máy trạm đồ họa cao cấp

Đánh giá laptop Thinkpad W541 máy trạm đồ họa cao cấp. Hãng Lenovo ra mắt thị trường sản phẩm Lenovo Thinkpad W541 một trong những chiếc máy tính trạm di động mỏng nhẹ cấu hình cao pin trâu nhất hiện nay. Hãy cùng minhvu.vn đánh giá Thinkpad W541 nhé. Dòng laptop máy trạm di động Lenovo Thinkpad luôn là sản phẩm được người dùng đánh giá cao nhờ vào sự phát triển lâu dài của thương hiệu IBM từng phát triển và ra mắt. Hiện nay, hãng Lenovo đã trở thành chủ mới của thương hiệu laptop Thinkpad tuy nhiên việc phát triển các sản phẩm luôn vẫn cực kỳ ấn tượng không làm giảm đi độ đảm bảo và chất lượng của sản phẩm laptop Thinkpad. Lenovo Thinkpad W541 là một trong những máy trạm di động mạnh nhất của dòng W Series – Thinkpad Workstation với thiết kế cực kỳ nhỏ gọn. Tuy với thiết kế nhỏ gọn nhưng Lenovo Thinkpad W541 vẫn đạt được độ xử lý nhanh, hiệu suất bền bỉ cùng cấu hình vượt trội thích hợp cho các công việc xử lý đồ họa. Bài viết này sẽ đánh giá sâu hơn về dòng máy này nhé.

Đánh giá laptop Thinkpad W541 máy trạm đồ họa cao cấp
Đánh giá laptop Thinkpad W541 máy trạm đồ họa cao cấp

Thiết kế

ThinkPad W541 vốn là bàn nâng cấp của W540 nên ngoại hình của nó cũng giống hệt người đàn anh này. Máy có thiết kế vuông vức giống như các dòng sản phẩm khác của Thinkpad. Nắp máy làm từ hợp kim và được phủ nhung cho cảm giác rất mịn khi chạm vào nhưng lại khiến máy dễ bám vân tay hơn. Lớp vỏ làm bằng nhựa, bên trong là lớp khung hợp kim Nhôm – Magie mang lại cho máy độ dày phù hợp, cân nặng vừa phải nhưng vẫn rất chắc chắn.

Hai tấm bản lề tuy nhỏ nhưng rất chắc chắn và cho phép màn hình mở được góc 180 độ.

Cục pin 9-cell lồi ra phía sau nhìn hơi vướng víu. Nếu không thích thì bạn có thể đổi sang loại pin 6-cell để máy trông đẹp hơn và nhẹ đi khoảng 70g.

Ngay cả khi được trang bị cục pin 9-cell thì ThinkPad W541 chỉ nặng có 2,6kg, nhẹ hơn cả M4800 và Zbook 15 với trọng lượng lần lượt là 2,88kg và 3kg. Máy có số đo là 37,6×24,7×3,5cm, nhỏ hơn 1 chút so với M4800. Với kích thước và trọng lượng như thế này thì chúng ta có thể dễ dàng mang máy di chuyển ra bên ngoài làm việc.

Một điểm cộng nhỏ là với lớp vỏ nhựa của ThinkPad W541 thì các bạn sẽ không gặp hiện tượng bị rò điện như ở M4800 hay Zbook 15.

Cổng kết nối:

Nhìn chung ThinkPad W541 sở hữu đầy đủ cổng kết nối cho dòng máy trạm.

Cạnh phải bao gồm khóa Kensington, 1 cổng USB 2.0, 1 cổng USB 3.0 và 1 ổ đĩa quang.

Cạnh trái có cổng ThunderBolt, cổng VGA, 1 cổng sạc USB Power Share để bạn dễ dàng sạc đầy điện thoại trong các tình huống khẩn cấp, 1 cổng USB 3.0, đầu đọc thẻ, khe cắm Express Card và jack tai nghe 3.5mm.

Cổng mạng và jack nguồn được bố trí ở cạnh sau máy, ngay sát 2 bên viên pin. Đây là 1 điểm cộng lớn vì 2 loại kết nối này sẽ không còn gây vướng víu và che đi khuyết điểm của viên pin 9-cell lồi ra ở cạnh sau.

Dưới đáy máy có 1 cổng docking để mở rộng kết nối.

Điểm trừ nhỏ là W541 không có cổng HDMI như ở trên M4800.

Bàn phím và TouchPad:

ThinkPad W541 sở hữu bàn phím chiclet cho cảm giác gõ rất tốt. Các phím bấm nảy, êm. Bề mặt phím được làm lõm ở giữa giúp gõ văn bản được chính xác hơn. Máy có đèn nền với 3 mức sáng giúp các bạn dễ dàng làm việc vào buổi tối.Và giống như W540, ThinkPad W541 được trang bị thêm phần phím số phụ để tiện cho việc nhập liệu. Và như thường lệ thì Lenovo đã đổi chỗ 2 phím Ctrl trái và Fn cho nhau. Điều này sẽ làm thỏa mãn những người dùng quen thuộc với dòng ThinkPad nhưng gây 1 chút khó khăn đối với những người dùng mới.

Điểm khác biệt duy nhất so với W540 chính là ở TouchPad. Sau khi nhận nhiều phản ứng tiêu cực về chiếc TouchPad của W540, Lenovo đã điều chỉnh lại và trang bị cho W541 chiếc TouchPad cực kì tuyệt vời. TouchPad rộng, cảm giác di tay mượt mà. Bạn có thể đưa con trỏ đi khắp màn hình mà không bị cấn hay phải nhấc tay lên.

3 nút chuột trái, chuột phải và chuột giữa bố trí bên trên tách biệt phối hợp rất tốt với nút TrackPoint đặt giữa bàn phím. Khác với Dell hay HP chỉ làm TrackPoint cho có hoặc bỏ luôn nó đi, Lenovo lại làm ra 1 TrackPoint cực kì dễ dùng và có độ chính xác cao.

Màn hình:

ThinkPad W541 sở hữu màn hình 15,6 inch độ phân giải 3K – 2880×1620. Các chi tiết hiển thị rất mịn và rõ ràng. Máy được trang bị tấm nền IPS cho góc nhìn rộng. Độ sáng màn hình đạt 293 nits. Dải màu mà màn hình có thể tái hiện đạt 94% sRGB và 70% AdobeRGB.

Những thông số trên cho thấy màn hình của ThinkPad W541 thực sự tốt. Hình ảnh hiển thị rõ ràng, chi tiết, màu sắc sống động và có phần nịnh mắt hơn so với các máy trạm cùng phân khúc.

Màn hình này sẽ rất phù hợp cho những người làm công việc thiết kế hình ảnh, đòi hỏi độ chính xác về màu sắc.

Loa:

Loa của ThinkPad W541 khá tệ. Âm thanh phát ra không trong trẻo, độ chi tiết không cao, gần như không có âm bass. Điểm duy nhất vớt vát lại là khi bật max volume thì loa không bị rè.

Dàn loa này sẽ phù hợp cho các cuộc họp online và video call hơn là phục vụ mục đích nghe nhạc giải trí.

Cấu hình:

ThinkPad W541 sở hữu cấu hình mạnh mẽ, tối ưu cho công việc thiết kế đồ họa. Máy được trang bị chip Intel Core i7-4810QM, card Nvidia Quadro K1100M, RAM 8GB DDR3, ổ cứng SSD 256GB.

Chip Core i7 mạnh mẽ cùng card đồ họa Quadro tối ưu cho công việc dựng hình, thiết kế giúp máy thể hiện rất tốt trong quá trình render. Tuy nhiên khi chơi game trên chiếc máy này thì trải nghiệm không thực sự tốt. Máy chỉ có thể đáp ứng được 1 số game cơ bản như Fifa Online, Liên Minh Huyền Thoại hoặc CS:GO ở mức thiết lập trung bình với FPS đạt được trong khoảng 60.

Khả năng nâng cấp:

Cũng như với các máy trạm cùng phân khúc khác, bạn có thể dễ dàng tháo ổ cứng và RAM của ThinkPad W541 ra bằng cách gỡ 1 miếng nhựa ở đáy máy. Để gỡ miếng nhựa này bạn chỉ cần loại bỏ 2 con ốc chức không cần gỡ toàn bộ phần nhựa ở đáy máy ra. Card wifi cũng có thể dễ dàng loại bỏ bằng cách tương tự. Nhưng trước khi tháo RAM và ổ cứng thì bạn nên tháo viên pin ở trên bằng cách ấn 2 cái lẫy để tránh hiện tượng rò điện.

Pin:

Đối với các loại máy trạm thông thường, thời lượng sử dụng pin thường chỉ rơi vào khoảng 3 tiếng đến 3 tiếng rưỡi. Tuy nhiên W541 lại sở hữu cục pin trâu hơn rất nhiều. Khi sử dụng các tác vụ thông thường, W541 có thể hoạt động liên tục 5 tiếng với pin 6-cell và 7 tiếng với pin 9-cell. Kể cả khi render thì viên pin 6-cell cũng có thể hoạt động trong 4 tiếng.

Và để đảm bảo cho hoạt động của Thinkpad W541 thì bạn nên sử dụng máy với nguồn điện để đảm bảo máy hoạt động một cách hiệu quả và ổn định nhất.

Tản nhiệt:

Tản nhiệt của máy hoạt động rất tốt và không hề phát ra tiếng ồn. Khi sử dụng các tác vụ thông thường thì máy chỉ đạt khoảng 50 độ. Còn khi render video thì nhiệt độ cao nhất của máy cũng chỉ rơi vào khoảng 65 độ.

Tổng kết:

ThinkPad W541 là một chiếc laptop rất đáng mua đối với những làm công việc liên quan tới thiết kế đồ họa, đặc biệt là những người muốn có một chiếc laptop cấu hình mạnh mẽ nhưng không quá nặng và cồng kềnh. Máy có nhiều ưu điểm đáng giá như cấu hình mạnh mẽ, bàn phím rất tốt, thiết kế sang trọng, màn hình sắc mịn cho hiển thị tuyệt vời. Điểm trừ có lẽ ở hệ thống loa không được hay. Tuy nhiên với mức giá tốt và những ưu điểm kể trên thì đây vẫn là chiếc máy trạm rất đáng đồng tiền. Tại thời điểm ra mắt năm 2016 thì chiếc Thinkpad W541 có giá khởi điểm lên đến hơn 20 triệu và hiện tại thì chiêc máy này với nhiều các cấu hình máy khách nhau với nhiều mức giá khác nhau từ 13 triệu cho đến 17 triệu

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);