Kinh nghiệm phỏng vấn chuyên viên quan hệ khách hàng tại ngân hàng

Kinh nghiệm phỏng vấn chuyên viên quan hệ khách hàng tại ngân hàng. Thời gian gần đây, mình thấy nhiều bạn nộp hồ sơ ứng tuyển vào ngân hàng nên anh viết bài chia sẻ kinh nghiệm phỏng vấn cho các bạn một chút.

Kinh nghiệm phỏng vấn chuyên viên quan hệ khách hàng tại ngân hàng
Kinh nghiệm phỏng vấn chuyên viên quan hệ khách hàng tại ngân hàng

Thực tế thì quan trọng nhất vẫn là thành tích, kỹ năng, kinh nghiệm các bạn đã có trước đấy. Ngày xưa khi mới tốt nghiệp, mình đi phỏng vấn anh cũng chỉ được phỏng vấn 2-3 câu.

Nên bạn nào khi là sinh viên, hoạt động nhiều, có nhiều thành tích nổi bật thì nhiều khi nhìn vào CV người ta đã muốn chọn các em rồi, các em nói thêm vài câu, nhìn phong thái, kỹ năng và tư duy là người ta oke ngay.

Bên cạnh đó, anh chia sẻ thêm 1 số yếu tố để các bạn tạo được ấn tượng hơn và chuẩn bị được tốt nhất:

1. CV

In màu vì khi ứng tuyển vào ngân hàng, tất cả các bạn đều làm theo một mẫu chung nên rất khó để nổi bật.

Vì vậy, ngoài thành tích, kinh nghiệm của bản thân thì việc in CV màu cũng dễ làm hồ sơ của bạn thu hút hơn với nhà tuyển dụng.

2. Trang phục

Các bạn nên lựa chọn trang phục công sở. Thường ứng viên sẽ mặc sơ mi trắng nhưng nếu các bạn sơ mi màu cũng không sao, miễn là trang phục của bạn đẹp và chuyên nghiệp,

Trang phục khác màu, bạn sẽ tạo được khác biệt so với hàng dài ứng viên ngồi đợi phỏng vấn và nếu phỏng vấn bạn thể hiện tốt, bạn sẽ được nhớ đến lâu hơn hơn so với các ứng viên khác.

3. Tác phong / Thái độ

– Tác phong: Thể hiện sự tự tin, dáng người thẳng, tốc độ di chuyển vào bàn phỏng vấn không quá nhanh, cũng không quá chậm.

Khi ngồi phỏng vấn, luôn thẳng người, hạn chế dựa vào lưng ghế, có thể hướng người về phía trước một chút nếu có mặt bàn (thể hiện sự lắng nghe).

– Thái độ: Luôn thể hiện sự chăm chú, kết hợp khéo léo ngôn ngữ cơ thể tích cực (cười nhẹ, gật đầu hưởng ứng…) kể cả khi phỏng vấn nhóm, nhà tuyển dụng đang phỏng vấn người khác

Tuyệt đối không sử dụng những ngôn ngữ cơ thể tiêu cực như: Khoanh tay (phòng thủ), Đan chéo tay (thất bại)

4. Chuẩn bị trước các câu hỏi thường gặp và định hướng trả lời

Các bạn lên mạng search sẽ ra rất nhiều, không nhất thiết bạn phải trả lời theo họ hướng dẫn, hãy là chính mình miễn là câu trả lời của bạn hợp lý.

Chuẩn bị trước để khi phỏng vấn các bạn đỡ ngợp và trả lời tốt nhất thôi.

VD:

– CH 1: Giới thiệu bản thân

+ Giới thiệu tên – đang học/tốt nghiệp trường ….

+ Tóm tắt qua kinh nghiệm/thành tích

+ Vì vậy mà kỹ năng …. của em khá tốt (kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, tạo mối quan hệ – tùy ứng viên và nên phù hợp với yêu cầu công việc)

+ Em rất mong với những kỹ năng, kinh nghiệm của mình có thể giúp em công tác tại tốt ngân hàng XYZ

– CH 2: Nếu em được giao chỉ tiêu X tỷ trong vòng Y tháng thì em sẽ làm như thế nào?

Nếu chưa có kinh nghiệm, bạn có thể trả lời theo hướng như sau:

+ Các kênh huy động / giải ngân của bạn (kênh khách hàng). Đâu sẽ là nguồn chính, tại sao?

VD: Chuyên viên QH KHCN các bạn có thể chia sẻ thẳng thắn luôn nguồn chính là gia đình – Ông bà em mới bán một căn nhà chia cho các bác, các chú em có thể dễ dàng huy động. Hoặc nhà em là dân kinh doanh nên nhu cầu vay vốn cao (tùy hoàn cảnh và tư duy mỗi người)

*Khi bạn nói như vậy, không ai đánh giá là bạn phụ thuộc vào gia đình, người ta sẽ nghĩ đến việc bạn tận dụng được mối quan hệ và hoàn thành chỉ tiêu tốt hơn.

+ Chia nhỏ mục tiêu, phân chia thời gian cụ thể (VD: tuần đầu tiên e tham gia đào tạo và lên kế hoạch, tạo mối quan hệ, tuần thứ 2, thứ 3 thì sao, hay tháng đầu tiên, tháng thứ 2)

– CH 3: Em hiểu vị trí công việc này thế nào?

Câu này nếu chuẩn bị trước thì khá dễ, các bạn đọc bảng mô tả công việc và kết hợp hỏi một số anh chị đang làm việc tại bank là sẽ có câu trả lời chính xác.

– CH 4: Kinh nghiệm và lý do từ bỏ công việc cũ (nếu bạn nào làm bank trước đó thường sẽ được hỏi).

Bạn trả lời thẳng thắn thôi nhưng nên trả lời theo hướng giống câu hỏi “tại sao chọn ngân hàng anh/chị” (Em muốn chuyển sang ngân hàng mình vì thứ nhất…. thứ 2… thứ 3 là…)

– CH 5: Em có muốn hỏi anh chị gì không?

Hỏi một câu hỏi mà làm nổi bật lên tính cách tích cực của bạn (tham vọng, cầu tiến, ham học hỏi…)

VD: Ngày trước anh có hỏi “Em có đặt mục tiêu sau 1 năm thu nhập của mình là 15-20tr (hay 20-30tr gì đấy a k nhớ rõ) và sau 3 năm thì lên vị trí trưởng phỏng, em có hỏi nhiều anh chị, thì có anh chị bảo có thể làm được, có anh chị thì bảo rất khó. Thì không biết với anh chị thì điều đấy có khả thi không ạ, với em cần làm gì ở Ngân hàng mình để thực hiện được mục tiêu ạ?”

(Người ta không trả lời đâu, nhưng sẽ thể hiện bạn là người có tham vọng, tinh thần cầu tiến)

– Còn rất nhiều câu hỏi khác nữa, các bạn lên mạng là thấy.

Ngoài ra các bạn cũng nên truy cập website tìm hiểu về các sản phẩm của ngân hàng đó ứng với vị trí KHCN/KHDN, logo ngân hàng biểu tượng là gì, ngân hàng thời gian gần đây thường xuất hiện ở đâu, các kiến thức cơ bản về ngân hàng, quy trình tín dụng….

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);