Ôn thi ngân hàng nhà nước 2020 – 320 Câu hỏi trắc nghiệm nghiệp vụ ngân hàng có đáp án

Ôn thi ngân hàng nhà nước 2020 – 320 Câu hỏi trắc nghiệm nghiệp vụ ngân hàng có đáp án Ôn thi ngân hàng nhà nước 2020 - 320 Câu hỏi trắc nghiệm nghiệp vụ ngân hàng có đáp án

Ôn thi ngân hàng nhà nước 2020 – 320 Câu hỏi trắc nghiệm nghiệp vụ ngân hàng có đáp án

Câu 1: Thế nào là nguồn vốn của NHTM?

A: Là toàn bộ nguồn tiền tệ được NHTM tạo lập để cho vay, kinh doanh

B: Là toàn bộ nguồn tiền tệ được NHTM tạo lập để đầu tư, kinh doanh chứng khoán.

C: Là toàn bộ nguồn tiền tệ được NHTM tạo lập để cho vay và đầu tư

D: Là toàn bộ nguồn tiền tệ được NHTM tạo lập để cho vay, đầu tư và thực hiện các dịch vụ ngân hàng.

Câu 2: Vốn chủ sở hữu của NHTM là gì?

A: Là nguồn vốn mà chủ NHTM phải có để bắt đầu hoạt động

B: Là nguồn vốn do các chủ NHTM đóng góp

C: Là nguồn vốn thuộc sở hữu của NHTM

D: Là nguồn vốn do nhà nước cấp

Câu 3: Nguồn từ các quỹ được coi là vốn chủ sở hữu bao gồm những khoản nào?

A: Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ khấu hao cơ bản

B: Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính, các quỹ khác

C: Quỹ dự trữ vốn điều lệ, quỹ khen thưởng.

D: Quỹ dự phòng tài chính, quỹ khấu hao sửa chữa lớn, quỹ khen thưởng.

Câu 4: Các tài sản nợ khác được coi là vốn chủ sở hữu gồm những nguồn nào?

A: Vốn đầu tư mua sắm do nhà nước cấp nếu có; vốn tài trợ từ các nguồn.

B: Vốn đầu tư mua sắm do nhà nước cấp nếu có. Các khoản chênh lệnh do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá; các loại cổ phần do các cổ đông góp thêm.

C: Vốn đầu tư mua sắm do nhà nước cấp nếu có. Các khoản chênh lệnh do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá, lợi nhuận được để lại chưa phân bổ cho các quỹ.

D: Các khoản chênh lệnh do đánh giá lại tài sản, lợi nhuận được để lại chưa phân bổ cho các quỹ

Câu 5: Vốn huy động của NHTM gồm những loại nào?

A: Tiền gửi, vốn vay các tổ chức tín dụng khác và NHTW; vốn vay trên thị trường vốn, nguồn
vốn khác.

B: Tiền gửi, vốn vay NHTM; vay ngân sách nhà nước; vốn được ngân sách cấp bổ sung.

C: Tiền gửi, vốn vay các tổ chức tín dụng khác; ngân sách nhà nước cấp hàng năm.

D: Tiền gửi, vốn vay NHTW; vốn vay ngân sách, nguồn vốn khác.

Câu 6: Vốn huy động từ tiền gửi bao gồm những bộ phận nào?

A: Tiền gửi thanh toán (tiền gửi không kỳ hạn), tiền gửi có kỳ hạn, tiền đi vay NHTW

B: Tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, tiền vay TCTD khác.

C: Tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi khác.

D: Tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi khác.

Câu 7: Tại sao phải quản lý nguồn vốn

A: Khai thác tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế. Đảm bảo khả năng thanh toán, chi trả của
NHTM để có vốn nộp lợi nhuận, thuế cho nhà nước.

B: Khai thác tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế; Đảm bảo nguồn vốn NHTM tăng
trưởng bền vững, đáp ứng kịp thời, đầy đủ về thời gian, lãi suất thích hợp; Đảm bảo khả năng
thanh toán, chi trả của NHTM và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

C: Đảm bảo khả năng thanh toán, chi trả của NHTM và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đảm bảo
nguồn vốn NHTM tăng trưởng bền vững, đáp ứng kịp thời, đầy đủ về thời gian lãi suất thích hợp. D: Khai thác tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế. Đảm bảo khả năng thanh toán, chi trả của
NHTM và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Câu 8: Quản lý vốn chủ sở hữu gồm những nội dung gì?

A: Xác định vốn chủ sở hữu trong quan hệ với tổng tài sản có ; Xác định vốn chủ sở hữu trong
quan hệ với tài sản có có rủi ro; Xác định vốn CSH trong mối liên hệ với các nhân tố khác. B: Xác định vốn chủ sở hữu trong quan hệ với tổng tài sản; xác định vốn chủ sở hữu với vốn cho vay;

C: Xác định vốn chủ sở hữu trong quan hệ với tổng tài sản; Xác định vốn CSH trong mối liên hệ với
các nhân tố khác.

D: Xác định vốn chủ sở hữu trong quan hệ với tài sản rủi ro. Xác định vốn CSH trong mối liên hệ với
các nhân tố khác; xác định vốn chủ sở hữu với quan hệ bảo lãnh, cho thuê tài chính.

Câu 9: Phát biểu nào dưới đây về quản lý vốn huy động là đúng nhất?

A: Quản lý quy mô, cơ cấu, quản lý lãi suất chi trả

B: Quản lý quy mô, cơ cấu, quản lý lãi suất chi trả, quản lý kỳ hạn, phân tích tính thanh khoản của
nguồn vốn.

C: Quản lý quy mô, cơ cấu, quản lý lãi suất chi trả, quản lý kỳ hạn.

D: Quản lý quy mô, cơ cấu, quản lý lãi suất chi trả, quản lý kỳ hạn, phân tích tính thanh
khoản của nguồn vốn; xác định nguồn vốn dành cho dự trữ.

Câu 10: Nội dung của khái niệm tín dụng nào dưới đây là chính xác nhất?

A: Chuyển nhượng tạm thời 1 lượng giá trị

B: Chuyển nhượng tạm thời 1 lượng giá trị, thời hạn chuyển nhượng

C: Chuyển nhượng tạm thời 1 lượng giá trị, tính hoàn trả. D: Chuyển nhượng quyền sử dụng tạm thời 1 lượng giá trị, thời hạn chuyển nhượng, tính
hoàn trả.

Câu 11: Theo quy định hiện hành ở Vệt Nam, đối tượng cho vay của tín dụng ngân hàng là gì?

A: Là tất cả các nhu cầu vay vốn của nền kinh tế – xã hội

B: Là nhu cầu vay vốn ngắn hạn, trung và dài hạn của nền kinh tế – xã hội

C: Là những nhu cầu vay vốn hợp pháp theo quy định của pháp luật

D: Là nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức xã hội.

Câu 12: Tổ chức tín dụng không được cho vay vốn những nhu cầu nào?

A: Nhu cầu mua sắm tài sản và chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển
nhượng, chuyển đổi.

B: Nhu cầu thanh toán các chi phí, thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm.

C: A và những đối tượng kinh doanh xét thấy không có lợi nhuận lớn.

D: Nhu cầu tài chính để giao dịch mà pháp luật cấm; nhu cầu thanh toán các chi phí, thực hiện
các giao dịch mà pháp luật cấm và A

Câu 13: Tín dụng ngân hàng có những nguyên tắc nào?

A: Tiền vay sử dụng đúng mục đích đã thoả thuận và có tài sản đảm bảo cho vốn vay.

B: Tiền vay sử dụng đúng mục đích đã thoả thuận; tiền vay hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi

C: Tiền vay sử dụng đúng mục đích đã thoả thuận, có tài sản làm đảm bảo, trả nợ đúng hạn.

D: Tiền vay sử dụng đúng mục đích đã thoả thuận, có tài sản làm đảm bảo, trả đúng hạn cả gốc và
lãi.

Câu 14: Điều kiện vay vốn gồm những nội dung nào?

A: Địa vị pháp lý của những khách hàng vay vốn; có tài sản cầm cố, thế chấp có giá trị lớn.

B: Khách hàng có phương án sản xuất – kinh doanh khả thi, có hiệu quả.

C: B; khách hàng vay thực hiện đảm bảo tiền vay theo quy định; địa vị pháp lý của khách
hàng vay; sử dụng vốn vay hợp pháp

D: Khách hàng phải có tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định; có vốn tự có lớn.

Câu 15: Thế nào là cho vay đảm bảo bằng tài sản?

A: Là việc cho vay vốn của TCTD mà khách hàng vay phải cam kết đảm bảo bằng tài sản thế chấp, cầm cố hoặc có uy tín lớn.

B: A và tài sản hình thành từ vốn vay; tài sản cầm cố

C: Là việc cho vay vốn của TCTD mà khách hàng vay phải cam kết đảm bảo bằng tài sản thế chấp, cầm cố hoặc có bảo lãnh của bên thứ 3 bằng tài sản.

D: C ; tài sản hình thành từ vốn vay.

Câu 16: Các tài sản cầm cố, thế chấp chủ yếu là gì?

A : Cầm cố bằng chứng khoán, cầm cố bằng thương phiếu, thế chấp bất động sản

B: Cầm cố bằng thương phiếu, cầm cố bằng hàng hoá, thế chấp bất động sản.

C: B , cầm cố bằng chứng khoán, cầm cố bằng hợp đồng thầu khoán.

D: A và cầm cố bằng hợp đồng thầu khoán.

Câu 17: Cho vay không có đảm bảo bằng tài sản thì dựa vào tiêu chí nào?

A: Dựa vào năng lực tài chính của khách hàng

B: Dựa vào uy tín của khách hàng

C: Khả năng hoàn trả gốc và lãi đúng hạn

D: Sử dụng vốn vay có hiệu quả

Câu 18: Phát biểu nào dưới đây là chính xác nhất về khách hàng có uy tín?

A: Hoàn trả nợ đúng hạn

B: Quản trị kinh doanh có hiệu quả

C: Có tín nhiệm với TCTD trong sử dụng vốn vay. D: Có năng lực tài chính lành mạnh, trung thực trong kinh doanh, A và B

Câu 19: Vốn điều lệ của ngân hàng thương mại do ai quy định?

A. Do nhà nước quy định

B. Do ngân hàng trung ương quy định

C. Cả A và B

D. Do ngân hàng thương mại quy định

Câu 20: Những căn cứ định giá lãi cho vay nào dưới đây của khoản vay là đúng nhất?

A: Chi phí huy động vốn, dự phòng tổn thất rủi ro

B: Chi phí huy động vốn, mức vay, các phân tích về người vay vốn

C: Chi phí huy động vốn, mức vay, thời hạn vay

D: Dự phòng tổn thất, thời hạn vay, yếu tố cạnh tranh, lãi suất trên thị trường.

Câu 21: Quy trình cho vay là gì?

A: Quy trình cho vay là thủ tục giải quyết món vay

B: Quy trình cho vay là phương pháp giải quyết món vay

C: Quy trình cho vay là trình tự các bước mà ngân hàng thực hiện cho vay đối với khách hàng

D: A và B

Câu 22: Quy trình cho vay phản ánh những vấn đề gì?

A: Phản ánh nguyên tắc, phương pháp cho vay; đối tượng vay vốn

B: Phản ánh nguyên tắc, phương pháp cho vay, trình tự giải quyết các công việc.

C: Phương pháp cho vay, trình tự giải quyết các công việc

D: B; thủ tục hành chính và thẩm quyền giải quyết các vấn đề liên quan đến cho vay.

Câu 23: Phát biểu nào dưới đây về quy trình cấp tín dụng là đầy đủ nhất?

A: Thiết lập hồ sơ tín dụng, quyết định cấp tín dụng, thu hồi vốn vay.

B: Thiết lập hồ sơ tín dụng, phân tích tín dụng, quyết định cấp tín dụng, thẩm định dự án vay.

C: Thiết lập hồ sơ tín dụng, phân tích tín dụng, quyết định cấp tín dụng, giám sát và quản lý
tín dụng.

D: Thiết lập hồ sơ tín dụng, quyết định cấp tín dụng, giám sát và quản lý tín dụng.

Câu 24: Hồ sơ cho vay thường gồm những loại nào?

A: Hồ sơ do khách hàng lập và cung cấp cho ngân hàng

B: Hồ sơ do khách hàng và ngân hàng cùng lập

C: Hồ sơ do khách hàng lập và cung cấp cho ngân hàng, hồ sơ do ngân hàng lập

D: C và hồ sơ do khách hàng và ngân hàng cùng lập

Câu 25: Hồ sơ do khách hàng lập và cung cấp cho ngân hàng gồm loại nào?

A: Hồ sơ pháp lý, hồ sơ về đối tượng vay vốn. B: Hồ sơ pháp lý, hồ sơ dự án, hồ sơ kỹ thuật. C: Hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế, hồ sơ dự án (đối với cho vay trung và dài hạn).

D: Hồ sơ kinh tế, hồ sơ pháp lý.

Câu 26: Hồ sơ do ngân hàng cho vay lập gồm những tài liệu chủ yếu nào?

A: Các báo cáo về thẩm định, tái thẩm định.

B: Các báo cáo về thẩm định, các loại thông báo như: thông báo cho vay, thông báo từ chối cho vay, thông báo đến hạn nợ, thông báo ngừng cho vay, thông báo chấm dứt cho vay.

C: Như B; báo cáo kiểm tra sử dụng vốn vay; các báo cáo về thẩm định, tái thẩm định

D: C và phân tích tài chính, sổ theo dõi cho vay và thu nợ

Câu 27: Hồ sơ do ngân hàng và khách hàng cùng lập gồm những loại chủ yếu nào?

A: Hợp đồng tín dụng, đơn vay vốn.

B: Sổ vay vốn, đơn vay vốn, kế ước nhận nợ.

C: Hợp đồng tín dụng hoặc Sổ vay vốn, hợp đồng đảm bảo tiền vay (nếu có).

D: Hợp đồng tín dụng và Sổ vay vốn. Câu 28: Để phân tích đánh giá khách hàng vay ngân hàng dựa vào nguồn tài liệu nào?

A: Tài liệu thuyết minh về vay vốn như kế hoach, phương án sản xuất kinh doanh,…

B: Tài liệu thuyết minh về vay vốn, các tài liệu kế toán để đánh giá tài chính.

C: Các tài liệu liên quan đến đảm bảo tín dụng; tài liệu thuyết minh về vay vốn, các tài liệu về vay
vốn như kế hoạch, phương án sản xuất kinh doanh…

D: C, phỏng vấn trực tiếp, thông qua hồ sơ lưu trữ về người vay,…

Câu 29: Ngân hàng thường phân tích đánh giá những nội dung chủ yếu nào khi cho khách hàng vay?

A: Năng lực pháp lý của khách hàng, địa điểm kinh doanh của khách hàng

B: Năng lực pháp lý và uy tín của khách hàng, nơi giao hàng của khách hàng

C: Năng lực pháp lý, tình hình tài chính của khách hàng, năng lực điều hành sản xuất kinh
doanh của ban lãnh đạo đơn vị, uy tín của khách hàng.

D: Năng lực pháp lý, uy tín của khách hàng, tình hình tài chính của khách hàng.

Câu 30: Cho vay theo hạn mức tín dụng là gì?

A: Là phương pháp mà ngân hàng quy định một hạn mức cho khách hàng vay, không cần có ý kiến
của khách hàng

B: là phương pháp mà người vay yêu cầu ngân hàng cấp cho một hạn mức.

C: Là phương pháp cho vay mà ngân hàng và khách hàng thoả thuận một dư nợ tối đa duy trì
trong một thời gian nhất định.

D: Gồm A và B

Câu 31: Thế nào là cho vay từng lần?

A: Là mỗi lần vay khách hàng phải làm thủ tục vay nhưng không phải ký hợp đồng tín dụng. B: Là mỗi lần vay khách hàng phải làm thủ tục vay và ký hợp đồng vay từng lần. C: Là mỗi lần vay khách hàng phải ký hợp đồng vay từng lần, từ lần hai trở đi không phải làm đơn
xin vay. D: Là A và C
Câu 32: Thế nào là cho vay ngắn hạn?
A: Là khoản cho vay có thời hạn 12 tháng, trong trường hợp đặc biệt có thể kéo dài tới 15 tháng. B: Là khoản cho vay dưới 12 tháng nhằm cung ứng vốn cho khách hàng để sản xuất kinh doanh và
phục vụ đời sống. C: Cả A và B
D: Là khoản cho vay có thời hạn tới 12 tháng nhằm cung ứng vốn cho khách hàng để sản xuất
kinh doanh và phục vụ đời sống. Câu 33: Quy trình cho vay bổ sung vốn lưu động nào dưới đây có nội dung chính xác nhất?
A: Tiếp nhận hồ sơ, thu thập thông tin về khách hàng. B: Căn cứ vào tài liệu xin vay được khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng (cán bộ thẩm định) phân
tích đánh giá khách hàng. C: B; phê duyệt ký hợp đồng; tiếp nhận hồ sơ; thu thập thông tin về khách hàng
D: C và thực hiện hợp đồng. Câu 34: Cho vay trên tài sản gồm những loại nào?
A: Chiết khấu chứng từ có giá, chiết khấu tài sản cầm cố
B: Cho vay trên toàn bộ chứng từ hàng xuất; chiết khấu chứng từ có giá
C: A và bao thanh toán. D: B và bao thanh toán. Câu 35: Hãy chọn câu trả lời đúng nhất dưới đây về chiết khấu chứng từ có giá?
A: Là nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thương mại. B: Là nghiệp vụ chuyển nhượng quyền sở hữu những chứng từ có giá. C: A , B , lấy một khoản tiền bằng mệnh giá – (trừ đi) lợi tức chiết khấu và hoa hồng phí. D: A và B
Câu 36: Các giấy tờ có giá ngắn hạn thuộc đối tượng chiết khấu gồm những loại gì?
A: Tín phiếu, kỳ phiếu, thương phiếu.
B: Thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm, bộ chứng từ hàng xuất, các trái phiếu có thời hạn
lưu hành còn lại tới 12 tháng. C: Tín phiếu, kỳ phiếu, B, các giấy tờ có giá khác
D: B, tín phiếu, kỳ phiếu. Câu 37: Thế nào là bao thanh toán?
A: Là một dịch vụ trong đó một tổ chức đứng ra thanh toán cho nhà xuất khẩu một phần tiền về hàng
hoá đã bán cho nhà nhập khẩu. B: Là A và đòi nợ ở nhà xuất khẩu. C: Là một dịch vụ trong đó một tổ chức đứng ra cho vay cho nhà xuất khẩu một phần tiền về hàng
hoá đã bán cho nhà nhập khẩu. D: Là một dịch vụ trong đó một tổ chức đứng ra thanh toán cho nhà xuất khẩu toàn bộ tiền về hàng
hoá đã bán cho nhà nhập khẩu và sau đó đòi nợ nhà xuất khẩu. Câu 38: Dịch vụ bao thanh toán có những chức năng nào?
A: Quản lý nợ
B: Cấp tín dụng dưới hình thức ứng trước khoản tiền 80% – 90% giá trị hoá đơn, số còn lại được nhận
khi tổ chức làm dịch vụ bao thanh toán thu được nợ. C: A và B
D: B; phòng ngừa rủi ro; quản lý nợ. Câu 39: Thế nào là cho vay theo hạn mức thấu chi?
A: Là loại tín dụng mà ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng vượt quá số tiền mà họ đã ký
gửi ở ngân hàng trên tài khoản vẵng lai với một số lượng và thời gian nhất định. B: Là loại tín dụng mà ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng vượt quá số tiền mà họ đã ký gửi ở
ngân hàng trên tài khoản thanh toán với 1 lượng nhất định. C: Là loại tín dụng mà khách hàng cho phép khách hàng sử dụng vượt quá số tiền mà họ đã ký gửi ở
ngân hàng trên tài khoản tiền gửi. D: Gồm cả B và C
Câu 40: Tài khoản vãng lai phản ánh số dư như thế nào?
A: Không có số dư
B: Chỉ có dư có
C: Chỉ có dư nợ
D: Có thể dư có, có thể dư nợ
Câu 41: Cho vay tiêu dùng có những hình thức nào?
A. Cho vay cầm đồ. B. Cho vay đảm bảo bằng thu nhập của người lao động. C. Cho vay có đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay, A và B
D. A và B. Câu 42: Cho vay trung và dài hạn có những đặc điểm gì?
A. Gắn với luân chuyển vốn cố định, tài trợ do thiếu vốn cố định, đáp ứng yêu cầu mua
sắm TSCĐ; hoàn trả trong một chu kỳ. B. Không gắn với luân chuyển vốn cố định, tài trợ do thiếu vốn cố định, đáp ứng yêu cầu
mua sắm TSCĐ. C. Gắn với luân chuyển vốn cố định, tài trợ do thiếu vốn cố định, đáp ứng yêu cầu mua
sắm TSCĐ, hoàn trả trong nhiều chu kỳ, và cho vay cả nhu cầu vốn lưu động. D. Gắn với dự án đầu tư, tiềm ẩn nhiều rủi ro và thường lãi suất cao. Câu 43: Có những hình thức cho vay trung và dài hạn nào?
A. Cho vay theo dự án đầu tư. B. Cho vay hợp vốn, cho vay theo dự án đầu tư. C. Cho vay hợp vốn, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay tiêu dùng. D. Cho vay theo dự án đầu tư, cho vay tiêu dùng. Câu 44: Nội dung chính của một dự án đầu tư bao gồm những gì?
A. Mục tiêu của dự án, các kết quả của dự án. B. Mục tiêu của dự án, các kết quả của dự án, các hoạt động của dự án, các nguồn
lực; hiệu quả dự án
C. Mục tiêu của dự án, các kết quả của dự án, các nguồn lực. D. Mục tiêu của dự án, các hoạt động của dự án, các kết quả. Câu 45: Một dự án phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản nào?
A. Tính khoa học, tính pháp lý, tính trung thực. B. Tính pháp lý, tính thực tiễn, tính giám sát. C. Tính pháp lý, tính thực tiễn, tính thống nhất, tính trung thực, tính giám sát. D. Tính khoa học, tính pháp lý, tính thực tiễn, tính thống nhất, tính phỏng định. Câu 46: Trình bày nào dưới đây phản ánh đầy đủ các giai đoạn của chu trình một dự án?
A. Chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư. B. Chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, vận hành kết quả đầu tư. C. Chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, vận hành kết quả đầu tư, thẩm định dự án đầu tư. D. Chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, thẩm định đầu tư. Câu 47: Hãy chọn câu trả lời đúng nhất dưới đây về nội dung thẩm định của một dự án?
A. Thẩm định sự cần thiết và mục tiêu của dự án, phân tích rủi ro dự án. B. Thẩm định sự cần thiết và mục tiêu của dự án, thẩm định phương diện thị trường
của dự án, phân tích rủi ro dự án.
C. Thẩm định sự cần thiết và mục tiêu của dự án, thẩm định phương diện kỹ thuật, phân tích rủi ro dự án. D. Gồm B ;thẩm định phương diện kỹ thuật, thẩm định tài chính, thẩm định
phương diện kinh tế, xã hội, môi trường. Câu 48: Nghiên cứu, thẩm định phương diện tài chính bao gồm những nội dung gì?
A. Xác định mức vốn đầu tư cho dự án, xác định kỹ thuật của dự án. B. Xác định mức vốn đầu tư cho dự án, xác định nguồn vốn ; xác định thuế phải nộp. C. Xác định mức vốn đầu tư cho dự án, xác định nguồn vốn và sự đảm bảo nguồn
vốn tài trợ cho dự án, thẩm định về chi phí, doanh thu, lợi nhuận. D. Xác định mức vốn đầu tư cho dự án, xác định nguồn vốn, thẩm định về chi phí, doanh thu, lợi nhuận, xác định lợi nhuận cần nộp và để lại. Câu 49: Quy trình cho vay theo dự án thông thường bao gồm những bước nào?
A. Tiếp nhận hồ sơ xin vay, thẩm định và quyết định cho vay, ký kết hợp đồng tín
dụng. B. Tiếp nhận hồ sơ xin vay, thẩm định và quyết định cho vay, ký kết hợp đồngTD, giải
ngân. C. Tiếp nhận hồ sơ xin vay, thẩm định và quyết định cho vay, ký kết hợp đồngTD, giải
ngân, giám sát quá trình sử dụng vốn. D. Tiếp nhận hồ sơ xin vay, thẩm định và quyết định cho vay, ký kết hợp đồngTD, giải ngân, giám sát quá trình sử dụng vốn, thanh lý hợp đồng. Câu 50: Các trường hợp thường áp dụng trong cho vay hợp vốn là gì?
A. Nhu cầu vay vốn hoặc bảo lãnh của chủ đầu tư dự án vượt quá giới hạn tối đa cho
phép đối với một khách hàng của TCTD
B. Do nhu cầu phân tán rủi ro trong kinh doanh của TCTD
C. Do nhu cầu phân tán rủi ro trong kinh doanh của TCTD, khả năng nguồn vốn của 1
TCTD không đáp ứng nhu cầu của dự án. D. A và C. Câu 51: Quy trình cho vay hợp vốn ( bảo lãnh ) bao gồm những khâu nào?
A. Tiếp nhận hồ sơ, thống nhất phương án cho vay hợp vốn. B. Tiếp nhận hồ sơ, ký kết hợp đồng tài trợ và hợp đồng tín dụng
C. Tiếp nhận hồ sơ, ký kết hợp đồng tài trợ và hợp đồng tín dụng và thực hiện hợp
đồng tín dụng đồng tài trợ. D. Tiếp nhận hồ sơ, ký kết hợp đồng tài trợ và hợp đồng tín dụng và thực hiện
hợp đồng tín dụng đồng tài trợ, thống nhất phương án cho vay vốn, thanh lý hợp
đồng tín dụng đồng tài trợ.
Câu 52: Cho vay tiêu dùng có những đặc điểm gì?
A. Nhu cầu TD phong phú, đa dạng, mục đích sử dụng vốn linh hoạt. B. Nhu cầu TD phong phú, đa dạng, mục đích sử dụng vốn linh hoạt, có rủi ro cao hơn
các loại TD khác. C. Nhu cầu TD phong phú, đa dạng, mục đích sử dụng vốn linh hoạt, có rủi ro
cao hơn các loại TD khác, lãi suất thường cao hơn TD khác, thời hạn cho vay cả
ngắn, trung và dài hạn. D. Nhu cầu TD phong phú, đa dạng, mục đích sử dụng vốn linh hoạt, lãi suất thường
cao hơn TD khác. Câu 53: Theo luật các TCTD của VN thì cho thuê tài chính được định nghĩa như thế nào?
A. Cho thuê tài chính là hoạt động TD trung và dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê
tài sản giữa bên cho thuê và khách hàng thuê. B. Cho thuê tài chính là hoạt động TD trung và dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê
tài sản giữa bên cho thuê là TCTD với khách hàng thuê. Khi kết thúc thời hạn thuê khách
hàng mua lại tài sản đó. C. Cho thuê tài chính là hoạt động TD trung và dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê
tài sản giữa bên cho thuê là TCTD với khách hàng thuê. Khi kết thúc thời hạn thuê khách
hàng mua lại tài sản đó, hoặc tiếp tục thuê lại tài sản đó theo các điều kiện đã thỏa thuận
trong hợp đồng thuê. D. Gồm B; hoặc tiếp tục thuê lại tài sản đó theo các điều kiện đã thỏa thuận trong
hợp đồng thuê. Trong thời hạn cho thuê các bên không được đơn phương hủy bỏ
hợp đồng. Câu 54: Đặc trưng của cho thuê tài chính gồm những nội dung chính nào?
A. Hợp đồng cho thuê có bao hàm quyền mua lại tài sản với giá danh nghĩa vào cuối
thời hạn thuê; bên cho thuê không được chuyển giao quyền sở hữu cho bên thuê khi kết
thúc hợp đồng thuê. B. Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu cho bên thuê khi kết thúc thời hạn thuê nếu
tổng giá trị các khoản tiền thuê hiện tại tương đương hoặc cao hơn giá trị của tài sản. C. Gồm B; việc cho thuê nhằm vào hoạt động sản xuất kinh doanh, thời hạn hợp
đồng cho thuê phải có tỉ lệ tương đương với thời hạn sử dụng của tài sản. Hợp đồng
cho thuê có bao hàm quyền mua lại tài sản với giá danh nghĩa vào cuối thời hạn
thuê. D. Hợp đồng cho thuê có bao hàm quyền mua lại tài sản với giá danh nghĩa vào cuối
thời hạn thuê. Việc cho thuê nhằm vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Câu 55: Ở VN, theo quy định hiện hành thì nội dung nào sau đây thoả mãn là trong những điều kiện của
một giao dịch cho thuê tài chính ?
A. Khi kết thúc thời hạn thuê theo hợp đồng, bên thuê được chuyển quyền sở hữu
tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo thỏa thuận giữa các bên. B. Khi kết thúc thời hạn thuê theo hợp đồng, bên thuê được chuyển quyền sở hữu tài
sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo thỏa thuận giữa các bên, và thời hạn thuê tài sản ít nhất
phải bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản thuê. C. Khi kết thúc thời hạn thuê theo hợp đồng, bên thuê được chuyển quyền sở hữu tài
sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo thỏa thuận giữa các bên, và thời hạn thuê tài sản ít nhất
phải bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản thuê. Khi kết thúc thời hạn thuê
bên thuê được quyền chọn mua tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế
của tài sản thuê tại thời điểm mua lại. D. Khi kết thúc thời hạn thuê theo hợp đồng, bên thuê được chuyển quyền sở hữu tài
sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo thỏa thuận giữa các bên, và thời hạn thuê tài sản ít nhất
phải bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản thuê. Khi kết thúc thời hạn thuê
bên thuê được quyền chọn mua tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế
của tài sản thuê tại thời điểm mua lại. Tổng số tiền cho thuê một loại tài sản quy định tại
hợp đồng thuê phải tương đương với giá các tài sản đó trên thị trường vào thời điểm ký
hợp đồng. Câu 56: Lợi ích của cho thuê tài chính đối với bên thuê là gì?
A. Tăng nguồn lực sản xuất trong điều kiện thiếu vốn; hoặc không đủ điều kiện vay
vốn. B. Tăng nguồn lực sản xuất trong điều kiện thiếu vốn, được đáp ứng vốn cao hơn bất
cứ phương thức tài trợ nào. C. Gồm A; được đáp ứng vốn cao hơn bất cứ phương thức tài trợ nào, một
phương thức tài trợ linh hoạt có nhiều thuận lợi. D. Tăng nguồn lực sản xuất trong điều kiện thiếu vốn, việc cấp vốn nhanh gọn. Câu 57: Lợi ích của cho thuê tài chính đối với bên cho thuê là gì?
A. Có độ rủi ro thấp, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả thu được nhiều
lợi nhuận. B. Có độ rủi ro thấp, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, tạo liên kết
giữa nhà cung cấp và người cho thuê. C. Có độ rủi ro thấp, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, thu được
chênh lệch vốn khi hết hợp đồng trong trường hợp người thuê trả lại thiết bị.
D. Có độ rủi ro thấp, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, thu được
chênh lệch vốn khi hết hợp đồng trong trường hợp người thuê trả lại thiết bị, đa
dạng hóa kinh doanh, phân tán rủi ro. Câu 58: Lợi ích của cho thuê tài chính đối với nền kinh tế?
A. Tăng nguồn vốn cho đầu tư. B. Tăng nguồn vốn cho đầu tư, giúp các doanh nghiệp trong nước tiếp thu được công
nghệ cao và những tiến bộ khoa học kỹ thuật. C. Tăng nguồn vốn cho đầu tư, giúp các doanh nghiệp trong nước tiếp thu được
công nghệ cao và những tiến bộ khoa học kỹ thuật, hỗ trợ, cứu cánh cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ phát triển. D. Tăng nguồn vốn cho đầu tư, hỗ trợ, cứu cánh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát
triển. Câu 59: Tổng số tiền cho thuê tài chính bao gồm cho những chi phí nào?
A. Chi phí mua sắm tài sản, chi phí vận chuyển. B. Chi phí mua sắm tài sản, chi phí lắp đặt chạy thử. C. Chi phí mua sắm tài sản, chi phí khác. D. Chi phí mua sắm tài sản, chi phí vận chuyển, chi phí lắp đặt chạy thử, chi phí
khác. Câu 60: Việc xác định thời hạn cho thuê dựa trên những cơ sở nào?
A. Thời gian hoạt động của tài sản, tốc độ lỗi thời của tài sản, giá cả của tài sản. B. Thời gian hoạt động của tài sản, tốc độ lỗi thời của tài sản, cường độ sử dụng của
tài sản, khả năng thanh toán. C. Thời gian hoạt động của tài sản, tốc độ lỗi thời của tài sản, các rủi ro trên thị trường, cường độ sử dụng của tài sản. D. Thời gian hoạt động của tài sản, tốc độ lỗi thời của tài sản, các rủi ro trên thị
trường, cường độ sử dụng của tài sản, khả năng thanh toán, tính chất của từng loại
tài sản. Câu 61: Những nội dung cơ bản về thanh toán không dùng tiền mặt là gì?
A. Đặc điểm; mở và sử dụng tài khoản, mở được nhiều tài khoản. B. Mở và sử dụng tài khoản, lệnh thanh toán và chứng từ, tăng được phí thanh toán. C. Mở và sử dụng tài khoản, lệnh thanh toán và chứng từ, quyền và nghĩa vụ của
tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và khách hàng sử dụng dịch vụ. D. Mở và sử dụng tài khoản, lệnh thanh toán và chứng từ, đặc điểm
Câu 62: Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có những quyền gì?
Quy định phí, mức thấu chi, yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin liên quan đến sử dụng dịch vụ thanh
toán. A. Quy định phí, mức thấu chi, yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin liên quan đến
sử dụng dịch vụ thanh toán. Không được từ chối cung cấp dịch vụ thanh toán kể cả khi
khách hàng không đáp ứng các điều kiện để sử dụng dịch vụ hoặc vi phạm các quy định
về thanh toán. B. Quy định phí, mức thấu chi, yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin liên quan đến
sử dụng dịch vụ thanh toán, không được từ chối các dịch vụ thanh toán mà khách hàng
yêu cầu. C. Gồm A; từ chối cung cấp dịch vụ thanh toán khi khách hàng không đáp ứng
các điều kiện để sử dụng dịch vụ hoặc vi phạm các quy định về thanh toán, từ chối
các dịch vụ thanh toán bất hợp pháp. Câu 63: Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có nghĩa vụ gì?
A. Thực hiện các dịch vụ thanh toán nhanh, đầy đủ, chính xác, an toàn theo yêu cầu
của khách hàng. B. Gồm A; niêm yết công khai phí dịch vụ thanh toán, giữ bí mật số dư tài khoản, cung cấp thông tin định kỳ, đột xuất cho chủ tài khoản về số dư tài khoản và các
dịch vụ thanh toán có liên quan khác. C. Thực hiện các dịch vụ thanh toán nhanh, đầy đủ, chính xác, an toàn theo yêu cầu
của khách hàng, không cần giữ bí mật số dư tài khoản của khách hàng. D. Thực hiện các dịch vụ thanh toán nhanh, đầy đủ, chính xác, an toàn theo yêu cầu
của khách hàng, giữ bí mật số dư tài khoản, không cần niêm yết công khai phí dịch vụ
thanh toán. Câu 64: Phát biểu nào về quyền hạn của khách hàng dưới đây trong thanh toán là chính xác nhất?
A. Có quyền yêu cầu các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung cấp các dịch vụ
thanh toán, cung cấp thông tin và số dư tiền gửi tài khoản thanh toán. B. Gồm A; cung cấp thông tin và số dư tài khoản tiền gửi thanh toán, cung cấp
các thông tin liên quan đến giao dịch thanh toán trên tài khoản. Có quyền khiếu nại
đòi bồi thường thiệt hại nếu các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán vi phạm các
thỏa thuận. C. Có quyền yêu cầu các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung cấp các dịch vụ
thanh toán, cung cấp thông tin và số dư tiền gửi tài khoản thanh toán. Có quyền khiếu nại
đòi bồi thường thiệt hại nếu các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán vi phạm các thỏa
thuận.
D. Có quyền yêu cầu các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung cấp các dịch vụ
thanh toán, cung cấp thông tin và số dư tiền gửi tài khoản thanh toán, cung cấp các thông
tin liên quan đến giao dịch thanh toán trên tài khoản. Câu 65: Séc là gì? (khái niệm)
A. Séc là phương tiện thanh toán, lệnh cho người thanh toán trả một số tiền nhất định
cho người thụ hưởng. B. Séc là phương tiện thanh toán do người ký phát lập, lệnh cho người thanh toán trả
một số tiền nhất định cho người thụ hưởng. C. Séc là phương tiện thanh toán do người ký phát lập dưới hình thức chứng từ theo
mẫu in sẵn, lệnh cho người thanh toán trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng. D. Séc là phương tiện thanh toán do người ký phát lập dưới hình thức chứng từ
theo mẫu in sẵn, lệnh cho người thanh toán trả không điều kiện một số tiền nhất
định cho người thụ hưởng có tên ghi trên tờ séc hoặc cho người cầm tờ séc. Câu 66: Ở VN theo quy định hiện hành về sử dụng séc thì nội dung chủ yếu bao gồm những gì?
A. Người ký phát, người trả tiền, người thụ hưởng, người thực hiện thanh toán. B. Người ký phát, người trả tiền, người thụ hưởng, người thực hiện thanh toán, người
thu hộ, thời hạn xuất trình. C. Người ký phát, người trả tiền, người thụ hưởng, người thực hiện thanh toán, người thu hộ, thời hạn xuất trình, địa điểm thanh toán, các yếu tố cơ bản của tờ séc. D. Người ký phát, người trả tiền, người thụ hưởng, người thực hiện thanh toán, người
thu hộ, thời hạn xuất trình, các yếu tố cơ bản của tờ séc. Câu 67: Trường hợp số tiền ghi trên séc có chênh lệch giữa số tiền ghi bằng số và số tiền ghi bằng chữ thì
thanh toán như thế nào?
A. Không được thanh toán
B. Số tiền thanh toán là số tiền ghi bằng chữ. C. Số tiền thanh toán là số tiền ghi bằng số. D. Thanh toán số tiền nhỏ nhất. Câu 68: Thời hạn xuất trình thông thường của séc là bao nhiêu ngày?
A. Trong vòng 30 ngày. B. Là 30 ngày. C. Là 30 ngày kể từ ngày ký phát. D. Không quá 6 tháng. Câu 69: Séc được xuất trình sau thời hạn xuất trình có được thanh toán không?
A. Được thanh toán. B. Không được thanh toán.
C. Được thanh toán nhưng chưa quá 6 tháng. D. Được thanh toán nhưng chưa quá 6 tháng kể từ ngày ký phát và người thực
hiện thanh toán không nhận được thông báo đình chỉ thanh toán đối với tờ séc đó. Câu 70: Ủy nhiệm chi là gì?
A. Là lệnh thanh toán của người trả tiền lập theo mẫu do tổ chức cung ứng dịch vụ
thanh toán quy định. B. Là lệnh thanh toán của người trả tiền lập theo mẫu do tổ chức cung ứng dịch vụ
thanh toán quy định, gửi cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mình mở tài khoản. C. Là lệnh thanh toán của người trả tiền lập theo mẫu do tổ chức cung ứng dịch
vụ thanh toán quy định, gửi cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mình mở
tài khoản, yêu cầu trích một số tiền nhất định trên tài khoản của mình để trả cho
người thụ hưởng. D. Là lệnh thanh toán của người trả tiền lập theo mẫu do tổ chức cung ứng dịch vụ
thanh toán quy định, yêu cầu trích một số tiền nhất định trên tài khoản của mình để trả
cho người thụ hưởng. Câu 71: Lệnh chi ( ủy nhiệm chi ) gồm những yếu tố nào?
A. Chủ lệnh chi hoặc ủy nhiệm chi, số sêri, họ tên, địa chỉ của người trả tiền, tên, địa
chỉ của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người trả tiền, họ tên, địa chỉ của
người thụ hưởng. B. Chủ lệnh chi hoặc ủy nhiệm chi, số sêri, họ tên, địa chỉ của người trả tiền, tên, địa
chỉ của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người trả tiền, họ tên, địa chỉ của
người thụ hưởng, tên, địa chỉ tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người thụ
hưởng, số tiền thanh toán bằng chữ và bằng số. C. Chủ lệnh chi hoặc ủy nhiệm chi, số sêri, họ tên, địa chỉ của người trả tiền, tên, địa
chỉ của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người trả tiền, họ tên, địa chỉ của
người thụ hưởng, tên, địa chỉ tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người thụ
hưởng, số tiền thanh toán bằng chữ và bằng số. Ngày tháng năm lập ủy nhiệm chi, chữ
ký của chủ tài khoản hoặc người được chủ tài khoản ủy quyền. D. Gồm C; các yếu tố khác do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định
không trái pháp luật. Câu 72: Các chủ thể tham gia thanh toán liên ngân hàng điện tử bao gồm những thành viên nào?
A. Người phát lệnh, người nhận lệnh. B. Người phát lệnh, người nhận lệnh, ngân hàng nhận lệnh, ngân hàng gửi lệnh. C. Người phát lệnh, người nhận lệnh, ngân hàng nhận lệnh, ngân hàng gửi lệnh, trung tâm thanh toán.
D. Người phát lệnh, người nhận lệnh, trung tâm thanh toán. Câu 73: Điều kiện để các thanh viên tham gia thanh toán bù trừ trên địa bàn tỉnh, thành phố là gì?
A. Các thành viên tham gia phải mở tài khoản tại chi nhánh NHNN hoặc một NH chủ
trì nào đó trên địa bàn tỉnh, thành phố. Các thành viên phải có văn bản đề nghị tham gia
và chấp hành các quy định của hệ thống thanh toán bù trừ. B. Gồm A, Các thành viên tham gia phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về số liệu chứng
từ, bảng TTBT. Nừu để sai sót, tổn thất phải bồi thường cho người thiệt hại. C. Gồm C. Người được ủy quyền trực tiếp làm tủ tục TTBT và giao nhận chứng từ
phải đăng ký mẫu chữ ký của mình với các đơn vị thành viên và NH chủ trì. D. Gồm B; ngân hàng chủ trì có trách nhiệm tổng hợp kết quả TTBT của các đơn
vị thành viên và thực hiện thanh toán số chênh lệnh bù trừ. Nếu có sự chênh lệch
phát sinh, các đơn vị thành viên phải thanh toán kịp thời số chênh lệch phải thanh
toán đó. Câu 74: Những quy định chung về thanh toán điện tử liên NH trên phạm vi toàn quốc là gì?
A. Có một trung tâm thanh toán chính thức quốc gia đặt tại Hà Nội và một trung tâm
thanh toán dự phòng ở Sơn Tây, xử lý thanh toán các khoản gia trị cao, giá trị thấp. Các
thành viên tham gia hệ thống phải có đủ điều kiện và được sự chấp thuận của NHNNVN. Các khoản giá trị thấp được xử lý bù trừ trên địa bàn tỉnh, thành phố. Số chênh lệch đó
được chuyển về trung tâm TTBT quốc gia (sở giao dịch NHNN) xử lý tức thời. Chữ ký
điện tử. B. Gồm A. Hạn mức nợ ròng được xác định cho từng thành viên. C. Gồm B. Các thành viên phải ký gửi tại sở giao dịch NHNN. D. Gồm A; chia sẻ thiếu hụt trong thanh toán; hạn mức nợ ròng được xác định
cho từng thành viên. Câu 75: Các phương tiện thanh toán quốc tế chủ yếu gồm những phương tiện nào?
A. Hối phiếu, kỳ phiếu, séc. B. Hối phiếu, séc. C. Kỳ phiếu. D. Séc. Câu 76: Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu là gì?
A. Phương thức chuyển tiền. B. Phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu. C. Phương thức nhờ thu. D. Phương thức chuyển tiền; phương thức nhờ thu; phương thức tín dụng chứng
từ (L/C).
Câu 77: Những nội dung chủ yếu của thư tín dụng là gì?
A. Số hiệu thư tín dụng, địa điểm và ngày mở thư tín dụng, loại thư tín dụng. B. Số hiệu thư tín dụng, địa điểm và ngày mở thư tín dụng, loại thư tín dụng, tên địa
chỉ những người liên quan đến thư TD, số tiền của thư TD. C. Số hiệu thư tín dụng, địa điểm và ngày mở thư tín dụng, loại thư tín dụng, tên
địa chỉ những người liên quan đến thư TD, số tiền của thư TD, thời hạn trả tiền, thời hạn giao hàng, các chứng từ người xuất phải xuất trình, sự cam kết của NH mở
L/C. D. Số hiệu thư tín dụng, địa điểm và ngày mở thư tín dụng, loại thư tín dụng, tên địa
chỉ những người liên quan đến thư TD, số tiền của thư TD, thời hạn trả tiền, thời hạn
giao hàng, sự cam kết của NH mở L/C. Câu 78: Có các loại thư TD nào?
A. Thư TD có thể hủy ngang, thư TD không thể hủy ngang, thư TD không thể hủy
ngang miễn truy đòi, thư TD không thể hủy ngang có xác nhận. B. Thư TD có thể hủy ngang, thư TD không thể hủy ngang, thư TD không thể
hủy ngang miễn truy đòi, thư TD không thể hủy ngang có xác nhận, thư TD chuyển
nhượng, thư TD tuần hoàn, thư TD đối ứng, thư TD thanh toán dần. C. Thư TD có thể hủy ngang, thư TD không thể hủy ngang, thư TD không thể hủy
ngang miễn truy đòi, thư TD không thể hủy ngang có xác nhận, thư TD chuyển nhượng. D. Thư TD có thể hủy ngang, thư TD không thể hủy ngang, thư TD không thể hủy
ngang miễn truy đòi, thư TD không thể hủy ngang có xác nhận, thư TD chuyển nhượng, thư TD tuần hoàn. Câu 79: Tham gia thanh toán L/C gồm những bên nào?
A. Người nhập khẩu, người xuất khẩu, NH mở L/C của người xuất khẩu, NH thông
báo của nhà nhập khẩu. B. Người nhập khẩu, người xuất khẩu, NH mở L/C, NH trả tiền của bên xuất khẩu. C. Người nhập khẩu, người xuất khẩu, NH mở L/C, NH thông báo, NH xác nhận của
bên nhập khẩu. D. Người nhập khẩu, người xuất khẩu, NH mở L/C, NH thông báo, NH xác nhận, NH trả tiền. Câu 80: Giao dịch giao ngay là gì?
A. Là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay. B. Là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay tại thời diểm giao dịch.
C. Là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay tại thời diểm giao dịch. Kết thúc thanh toán được thực hiện trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày ký kết
hợp đồng mua bán giao ngay. D. Là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay. Kết thúc thanh toán trong
vòng 2 ngày làm việc. Câu 81: Giao dịch kỳ hạn là gì?
A. Là giao dịch mua bán ngoại tệ giữa hai bên mua bán. B. Là giao dịch mua bán ngoại tệ giữa hai bên mua bán, tỷ giá xác định tại thời điểm
giao dịch. C. Là giao dịch mua bán ngoại tệ giữa hai bên mua bán, tỷ giá xác định tại thời điểm
giao dịch. Việc thanh toán được thực hiện sau một thời gian nhất định. D. Là giao dịch mua bán ngoại tệ giữa hai bên mua bán, tỷ giá xác định tại thời
điểm giao dịch. Việc thanh toán được thực hiện sau một thời gian nhất định kể từ
ngày ký kết giao dịch. Câu 82: Khi điểm kỳ hạn mua nhỏ hơn điểm kỳ hạn bán thì tỷ giá có kỳ hạn được xác định như thế nào?
A. Tỷ giá có kì hạn = Tỷ giá giao ngay + Điểm kỳ hạn ( điểm kỳ hạn gia tăng). B. Tỷ giá có kì hạn = Tỷ giá giao ngay – Điểm kỳ hạn. C. Tỷ giá có kì hạn = Tỷ giá giao ngay. D. Tỷ giá có kì hạn = Điểm kỳ hạn. Câu 83: Khi điểm kỳ hạn mua lớn hơn điểm kỳ hạn bán thì tỷ giá có kỳ hạn được xác định như thế nào?
A. Tỷ giá có kì hạn = Tỷ giá giao ngay. B. Tỷ giá có kì hạn = Tỷ giá giao ngay – Điểm kỳ hạn. C. Tỷ giá có kì hạn = Tỷ giá giao ngay + Điểm kỳ hạn. D. Tỷ giá có kì hạn = Điểm kỳ hạn. Câu 84: Thế nào là giao dịch hợp đồng tương lai?
A. Là giao dịch tiền tệ được thực hiện trong tương lai. B. Là giao dịch tiền tệ được thực hiện trong tương lai về việc mua bán với số lượng
tiền cụ thể. C. Là giao dịch tiền tệ được thực hiện trong tương lai về việc mua bán với số lượng
tiền cụ thể. Giá được xác định tại thời điểm ký hợp đồng. D. Là giao dịch tiền tệ được thực hiện trong tương lai về việc mua bán với số
lượng tiền cụ thể. Giá được xác định tại thời điểm ký hợp đồng và ngày giờ giao
nhận theo quy định của từng sở giao dịch. Câu 85: Giao dịch tiền tệ tương lai có những đặc điểm gì?
A. Các hợp đồng tiền tệ tương lai là những hợp đồng được tiêu chuẩn hóa hoặc không
được tiêu chuẩn hóa được thực hiện trên sàn giao dịch. B. Các hợp đồng tiền tệ tương lai là những hợp đồng được tiêu chuẩn hóa và được
thực hiện trên sàn giao dịch. Ngày giá trị trên hợp đồng tương lai chỉ quy định một số
ngày giá trị nhất định. C. Các hợp đồng tiền tệ tương lai là những hợp đồng được tiêu chuẩn hóa và
được thực hiện trên sàn giao dịch. Ngày giá trị trên hợp đồng tương lai chỉ quy định
một số ngày giá trị nhất định, số lượng tiền trong mỗi hợp đồng là cố định. D. Các hợp đồng tiền tệ tương lai là những hợp đồng được tiêu chuẩn hóa và được
thực hiện trên sàn giao dịch. Ngày giá trị trên hợp đồng tương lai chỉ quy định một số
ngày giá trị nhất định, số lượng tiền trong mỗi hợp đồng là không cố định. Câu 86: Thế nào là ngang giá quyền chọn?
A. Nếu không tính phí quyền chọn, khi người nắm giữ hợp đồng tiến hành thực
hiện quyền chọn mà không phát sinh bất cứ khoản lãi hay lỗ nào. B. Nếu không tính phí quyền chọn, khi người nắm giữ hợp đồng tiến hành thực hiện
quyền chọn có phát sinh lỗ và lãi nhưng lỗ bằng lãi. C. Nếu không tính phí quyền chọn, khi người nắm giữ hợp đồng tiến hành thực hiện
quyền chọn chỉ phát sinh lãi. D. Nếu không tính phí quyền chọn, khi người nắm giữ hợp đồng tiến hành thực hiện
quyền chọn có phát sinh lãi lớn hơn phát sinh lỗ. Câu 87: Thế nào là được giá quyền chọn?
A. Nếu không tính phí quyền chọn, khi người nắm giữ hợp đồng tiến hành thực hiện
quyền chọn mà không bị lỗ. B. Nếu không tính phí quyền chọn, khi người nắm giữ hợp đồng tiến hành thực
hiện quyền chọn mà có lãi. C. A hoặc B. D. Nếu không tính phí quyền chọn, khi người nắm giữ hợp đồng tiến hành thực hiện
quyền chọn có cả lỗ và lãi bằng nhau. Câu 88: Có các phương thức giao dịch ngoại tệ nào?
A. Giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn. B. Giao dịch giao ngay, giao dịch hợp đồng tương lai, giao dịch kỳ hạn. C. Giao dịch giao ngay, giao dịch hợp đồng tương lai, giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán
đổi. D. Giao dịch giao ngay, giao dịch hợp đồng tương lai, giao dịch kỳ hạn, giao dịch
hoán đổi, giao dịch hợp đồng quyền chọn.
Câu 89: Bảo lãnh ngân hàng là gì?
A. Là sự cam kết giữa bên bảo lãnh với bên được bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ
tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết
với bên nhận bảo lãnh. B. Là sự cam kết của bên nhận bảo lãnh trong việc trả nợ thay cho khách hàng khi
khách hàng không thực hiện nghĩa vụ đã cam kết. C. Là sự cam kết của bên nhận bảo lãnh trong việc trả nợ thay cho khách hàng khi
khách hàng không thực hiện nghĩa vụ đã cam kết, khách hàng được bảo lãnh phải trả nợ
cho bên bảo lãnh. D. Là sự cam kết giữa bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa
vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã
cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng được bảo lãnh phải trả nợ cho bên bảo
lãnh số tiền mà bên bảo lãnh đã trả thay đó. Câu 90: Căn cứ vào mục đích bảo lãnh thì có những loại bảo lãnh nào?
A. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh khác. B. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh khác, bảo lãnh dự
thầu. C. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh khác, bảo
lãnh dự thầu, bảo lãnh trả chậm. D. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh khác, bảo lãnh trả
chậm. Câu 91: Các tài liệu khách hàng phải xuất trình để NH xét duyệt bảo lãnh là gì?
A. Giấy đề nghị phát hành bảo lãnh, các tài liệu chứng minh khả năng tài chính của
khách hàng. B. Giấy đề nghị phát hành bảo lãnh, các tài liệu chứng minh khả năng tài chính của
khách hàng, các tài liệu liên quan đến giao dịch được yêu cầu bảo lãnh. C. Giấy đề nghị phát hành bảo lãnh, các tài liệu chứng minh khả năng tài chính của
khách hàng, các tài liệu liên quan đến bảo đảm cho việc phát hành bảo lãnh. D. Giấy đề nghị phát hành bảo lãnh, các tài liệu chứng minh khả năng tài chính
của khách hàng, các tài liệu liên quan đến giao dịch được yêu cầu bảo lãnh, các tài
liệu liên quan đến bảo đảm cho việc phát hành bảo lãnh. Câu 92: Nội dung văn bản bảo lãnh chứa đựng các yếu tố cơ bản nào?
A. Chỉ định các bên tham gia, mục đích của bảo lãnh, số tiền bảo lãnh. B. Mục đích của bảo lãnh, số tiền bảo lãnh, các điều kiện thanh toán.
C. Chỉ định các bên tham gia, mục đích của bảo lãnh, số tiền bảo lãnh, các điều
kiện thanh toán, thời hạn hiệu lực. D. Mục đích của bảo lãnh, số tiền bảo lãnh, các điều kiện thanh toán, thời hạn hiệu lực. Câu 93: Có các nghiệp vụ kinh doanh vàng bạc, đá quý nào?
A. Gia công, chế tác vàng bạc, đá quý. Mua bán vàng bạc, đá quý. B. Gia công, chế tác vàng bạc, đá quý. Mua bán vàng bạc, đá quý, cho vay kim
loại đá quý. C. Gia công, chế tác vàng bạc, đá quý, cho vay kim loại đá quý. D. Mua bán vàng bạc, đá quý. Cho vay kim loại đá quý. Câu 94: Các công cụ được giao dịch trên thị trường tiền tệ gồm những loại nào?
A. Các công cụ dài hạn, và công cụ ngắn hạn. B. Tín phiếu kho bạc, hối phiếu, lệnh phiếu. C. Tín phiếu kho bạc, hối phiếu. D. Tín phiếu kho bạc, lệnh phiếu. Câu 95: Khi kinh doanh chứng khoán các NHTM cần thực hiện những nội dung gì?
A. Phân tích, xác định giá chứng khoán hợp lý. B. Phân tích, xác định giá chứng khoán hợp lý, quản lý tài khoản đầu tư. C. Phân tích, xác định giá chứng khoán hợp lý, bảo hiểm danh mục đầu tư. D. Phân tích, xác định giá chứng khoán hợp lý, quản lý tài khoản đầu tư, bảo
hiểm danh mục đầu tư. Câu 96: Có các loại dịch vụ ủy thác nào?
A. Dịch vụ ủy thác cá nhân, dịch vụ ủy thác đối với doanh nghiệp. B. Dịch vụ ủy thác cá nhân, dịch vụ ủy thác đối với các tổ chức từ thiện. C. Dịch vụ ủy thác cá nhân, dịch vụ ủy thác đối với doanh nghiệp, dịch vụ ủy thác đối
với các tổ chức khác. D. Dịch vụ ủy thác cá nhân, dịch vụ ủy thác đối với doanh nghiệp, dịch vụ ủy thác
đối với các tổ chức từ thiện, dịch vụ ủy thác đối với các tổ chức khác. Câu 97: Có các loại dịch vụ thông tin tư vấn nào đối với NHTM?
A. Dịch vụ thông tin về môi trường, dịch vụ tư vấn chứng khoán cho khách hàng. B. Dịch vụ thông tin về môi trường, dịch vụ tư vấn chứng khoán cho khách hàng, dịch
vụ lập dự án đầu tư, tư vấn giải ngân. C. Dịch vụ thông tin về môi trường, dịch vụ tư vấn chứng khoán cho khách hàng, dịch
vụ lập dự án đầu tư, tư vấn giải ngân, dịch vụ phân tích kinh tế các dự án đầu tư, các dịch
vụ khác liên quan đến hoạt động TCNH.
D. Dịch vụ thông tin về môi trường, dịch vụ tư vấn chứng khoán cho khách hàng, dịch vụ lập dự án đầu tư, tư vấn giải ngân, dịch vụ phân tích kinh tế các dự án đầu
tư, các dịch vụ khác liên quan đến hoạt động TCNH, dịch vụ tư vấn thị trường bất
động sản. Câu 98: Rủi ro TD thường do những nguyên nhân chủ yếu nào?
A. Nguyên nhân bất khả kháng, môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, chính sách
của nhà nước, nguyên nhân từ phía người vay. B. Nguyên nhân bất khả kháng, môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, chính sách
của nhà nước, nguyên nhân từ phía người vay, nguyên nhân do bản thân NH. C. Nguyên nhân bất khả kháng, môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, chính
sách của nhà nước, nguyên nhân từ phía người vay, nguyên nhân do bản thân NH, nguyên nhân từ các đảm bảo. D. Nguyên nhân bất khả kháng, môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, chính sách
của nhà nước, nguyên nhân từ phía người vay, nguyên nhân từ các đảm bảo. Câu 99: Có các biện pháp ngăn ngừa, hạn chế rủi ro TD nào?
A. Xây dựng chính sách TD hợp lý, phân tích TD và đo lường mức độ rủi ro, thực hiện
tốt các đảm bảo TD. B. Xây dựng chính sách TD hợp lý, phân tích TD và đo lường mức độ rủi ro, thực hiện
tốt các đảm bảo TD, thực hiện tốt việc giám sát TD. C. Xây dựng chính sách TD hợp lý, phân tích TD và đo lường mức độ rủi ro, thực hiện
tốt các đảm bảo TD, thực hiện tốt việc giám sát TD, thực hiện phân tán rủi ro. D. Xây dựng chính sách TD hợp lý, phân tích TD và đo lường mức độ rủi ro, thực
hiện tốt các đảm bảo TD, thực hiện tốt việc giám sát TD, thực hiện phân tán rủi ro, sử dụng các hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn. Câu 100: Có những biện pháp giải quyết rủi ro nào?
A. Biện pháp khai thác. B. Biện pháp khai thác, biện pháp thanh lý. C. Biện pháp thanh lý. D. Biện pháp thu nợ. Câu 101: Rủi ro lãi suất bao gồm những loại nào?
A. Rủi ro lãi suất tái tài trợ tài sản nợ. B. Rủi ro lãi suất tái đầu tư tài sản có. C. A và B. D. A, B và rủi ro giảm giá trị tài sản. Câu 102: Rủi ro lãi suất xảy ra trong những trường hợp nào?
A. Lạm phát tăng, cơ cấu tài sản có và tài sản nợ của NH không hợp lý. B. Lạm phát tăng, cơ cấu tài sản có và tài sản nợ của NH không hợp lý, trình độ
thấp kém trong cạnh tranh lãi suất ở thị trường của NH, các yếu tố khác của nền
kinh tế tác động. C. Các yếu tố của nền kinh tế tác động. D. Lạm phát tăng, cơ cấu tài sản có và tài sản nợ của NH không hợp lý, trình độ thấp
kém trong cạnh tranh lãi suất ở thị trường của NHTM. Câu 103: Có các biện pháp phòng chống rủi ro lãi suất nào?
A. Các nghiệp vụ kỳ hạn về lãi suất, các nghiệp vụ giao ngay. B. Giao dịch quyền chọn. C. Giao dịch hoán đổi. D. C và các nghiệp vụ kỳ hạn về lãi suất, giao dịch quyền chọn. Câu 104: Rủi ro hối đoái phụ thuộc vào những yếu tố nào?
A. Trạng thái ngoại hối ròng, mức độ biến động tỷ giá. B. Trạng thái ngoại hối. C. Mức độ biến động tỷ giá. D. B và C. Câu 105: Có những nhân tố nào tác động đến tính thanh khoản của NHTM?
A. Môi trường hoạt động kinh doanh, chính sách tiền tệ của NHNN. B. Chiến lược quản lý thanh khoản của NHTM. C. Cả A và B. D. Cả A, B, và sự phát triển của thị trường tiền tệ, các nhân tố khác. Câu106: Đặc trưng cơ bản của Marketing NH là gì?
A. Là loại hình Marketing dịch vụ tài chính, sản phẩm dịch vụ NH có tính vô hình, tính không tách rời, tính không ổn định và khó xác định. B. Là loại hình Marketing dịch vụ tài chính, sản phẩm dịch vụ NH có tính vô hình, tính không tách rời, tính không ổn định và khó xác định. Marketing NH đa dạng, phức
tạp. C. Là loại hình Marketing dịch vụ tài chính, sản phẩm dịch vụ NH có tính vô hình, tính không tách rời, tính không ổn định và khó xác định. Thuộc loại Marketing quan hệ. D. Là loại hình Marketing dịch vụ tài chính, sản phẩm dịch vụ Ngân hàng có tính
vô hình, tính không tách rời, tính không ổn định và khó xác định. Marketing Ngân
hàng đa dạng, phức tạp. Thuộc loại Marketing quan hệ. Câu 107: Marketing NH có vai trò gì?
A. Tham gia giải quyết những vấn đề kinh tế cơ bản của hoạt động kinh doanh NH, cầu nối giữa hoạt động NH với thi trường. B. Cầu nối giữa hoạt động NH với thi trường, tạo vị thế cạnh tranh của NH. C. A và B. D. Tham gia giải quyết những vấn đề kinh tế cơ bản của hoạt động kinh doanh NH. Câu 108: Khi nghiên cứu thị trường, NH cần tập trung nghiên cứu những nội dung nào?
A. Nhu cầu của khách hàng, những nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ tài chính của khách
hàng. B. Nhu cầu của khách hàng, những nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ tài chính của khách
hàng, hành vi mua sản phẩm tài chính của khách hàng. C. Nhu cầu của khách hàng, những nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ tài chính của
khách hàng, hành vi mua sản phẩm tài chính của khách hàng, nhân tố tác động
quyết định đến lựa chọn NH của khách hàng. D. Nhu cầu của khách hàng, những nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ tài chính của khách
hàng, nhân tố tác động quyết định đến lựa chọn NH của khách hàng. Câu 109: Khi nghiên cứu môi trường kinh doanh, NH cần nghiên cứu những vấn đề gì?
A. Yếu tố cạnh tranh, yếu tố kinh tế, pháp luật. B. Yếu tố kinh tế, yếu tố pháp luật, môi trường văn hóa xã hội. C. Yếu tố cạnh tranh, yếu tố pháp luật, môi trường văn hóa xã hội. D. Yếu tố cạnh tranh, yếu tố kinh tế, yếu tố pháp luật, môi trường văn hóa xã hội. Câu110: Chiến lược Marketing NH gồm những nội dung cơ bản nào?
A. Chiến lược sản phẩm, chiến lược giá. B. Chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược khuyếch trương, giao tiếp. C. Chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược khuyếch trương, giao tiếp, chiến
lược phân phối. D. Chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối. Câu 111: Những căn cứ để phân tích hoạt động kinh doanh NH là gì?
A. Các cơ chế, chính sách có liên quan đến hoạt động kinh doanh của NH. B. Các số liệu thống kê, kế toán (bảng cân đối kế toán, kết quả hoạt động kinh doanh). C. Các nguồn thông tin chi tiết tổng hợp trong và ngoài NH. D. Cả A, B, C. Câu 112: Thế nào là mức vốn chủ sở hữu (vốn tự có) hợp lý?
A. Là mức vốn phù hợp với các quy định của pháp luật, các cơ quan quản lý. B. Là mức vốn phù hợp với mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NH.
C. Là mức vốn phù hợp với các quy định của pháp luật, các cơ quan quản lý, phù
hợp với mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NH, và phù hợp với quy mô
điều kiện của NH. D. A và B. Câu 113: Chỉ tiêu sử dụng trong phân tích vốn chủ sở hữu là gì?
A. Vốn tự có/ Tổng tiền gửi (tổng tiền huy động). B. Vốn tự có/ Tổng tiền gửi, Vốn tự có/ Tổng tài sản, Vốn tự có/ Tổng tài sản rủi ro. C. Vốn tự có/ Tổng tiền gửi, Vốn tự có/ Tổng tài sản, Vốn tự có/ Tổng tài sản không có
rủi ro. D. Vốn tự có/ Tổng tài sản, Vốn tự có/ Tổng tài sản rủi ro. Câu 114: Theo chuẩn mực chung của quốc tế thì các khoản nợ của NHTM được phân thành những loại
chủ yếu nào?
A. Nhóm nợ đủ tiêu chuẩn, nhóm nợ cần chú ý, nhóm nợ dưới tiêu chuẩn. B. Nhóm nợ đủ tiêu chuẩn, nhóm nợ cần chú ý, nhóm nợ dưới tiêu chuẩn, nhóm nợ
nghi ngờ. C. Nhóm nợ đủ tiêu chuẩn, nhóm nợ cần chú ý, nhóm nợ dưới tiêu chuẩn, nhóm
nợ nghi ngờ, nhóm nợ có khả năng mất vốn. D. Nhóm nợ đủ tiêu chuẩn, nhóm nợ cần chú ý, nhóm nợ dưới tiêu chuẩn, nhóm nợ có
khả năng mất vốn. Câu 115: Ở VN hiện nay, các khoản nợ của NHTM được phân thành những loại nào?
A. Nhóm các khoản nợ được đánh giá có khả năng thu hồi được nợ gốc, lãi đúng hạn
và các khoản nợ có khả năng thu hồi đủ nợ gốc, lãi nhưng có dấu hiệu giảm khả năng trả
nợ (gia hạn nợ). B. Gồm A, nhóm không trả được một phần hay toàn bộ nợ gốc và lãi trong vòng 180
ngày kể từ ngày đến hạn trả. C. Gồm B, nhóm không trả được một phần hay toàn bộ nợ gốc và lãi trong vòng 180
ngày kể từ ngày đến hạn trả, nhóm không trả được một phần hay toàn bộ nợ gốc và lãi
trong thời gian từ 181 đến 360 ngày kể từ ngày đến hạn trả. D. Gồm C, nhóm không trả được một phần hay toàn bộ nợ gốc và lãi trong thời
gian từ 181 đến 360 ngày kể từ ngày đến hạn trả, nhóm không trả được một phần
hay toàn bộ nợ gốc và lãi sau 360 ngày, và khoản nợ không có khả năng thu hồi. Câu 116: Khi đánh giá chất lượng TD người ta thường sử dụng những chỉ tiêu phân tích nào?
A. -Vòng quay vốn TD = Doanh số trả nợ trong kỳ/Dư nợ bình quân trong kỳ. -Tỷ lệ nợ quá hạn = Số dư nợ quá hạn/Tổng dư nợ. -Tỷ lệ nợ quá hạn = Tổng dư nợ có nợ quá hạn/Tổng dư nợ.
-Tỷ lệ trích dự phòng rủi ro TD = Dự phòng rủi ro TD được trích lập/Dư nợ kỳ báo cáo. -Tỷ lệ nợ mất trắng = Nợ bị mất trắng kỳ báo cáo/Dư nợ trung bình kỳ báo cáo. B. -Vòng quay vốn TD = Doanh số trả nợ trong kỳ/Dư nợ bình quân trong kỳ. -Tỷ lệ nợ quá hạn = Số dư nợ qua hạn/Tổng dư nợ. -Tỷ lệ nợ quá hạn = Tổng dư nợ có nợ quá hạn/Tổng dư nợ. -Tỷ lệ trích dự phòng rủi ro TD = Dự phòng rủi ro TD được trích lập/Dư nợ kỳ báo cáo. -Tỷ lệ nợ mất trắng = Nợ bị mất trắng kỳ báo cáo/Dư nợ trung bình kỳ báo cáo. -Hệ số khả năng bù đắp các khoản cho vay bị mất trắng = Dự phòng rủi ro TD được
trích/Dư nợ bị mất trắng. -hay Hệ số khả năng bù đắp các khoản cho vay bị mất trắng = Dự phòng rủi ro TD được
trích + Lợi nhuận trước thuế. C. Gồm B Và phân tích tình hình phân tán rủi ro. D. -Vòng quay vốn TD = Doanh số trả nợ trong kỳ/Dư nợ bình quân trong kỳ. -Tỷ lệ nợ quá hạn = Số dư nợ qua hạn/Tổng dư nợ. -Tỷ lệ nợ quá hạn = Tổng dư nợ có nợ quá hạn/Tổng dư nợ. -Tỷ lệ trích dự phòng rủi ro TD = Dự phòng rủi ro TD được trích lập/Dư nợ kỳ báo cáo. -Tỷ lệ nợ mất trắng = Nợ bị mất trắng kỳ báo cáo/Dư nợ trung bình kỳ báo cáo.Và phân
tích tình hình phân tán rủi ro. Câu 117: Khi đánh giá khả năng sinh lời của NHTM người ta đánh giá phân tích những nội dung nào?
A. Phân tích, đánh giá thực trạng doanh thu, thu nhập của NH. B. Phân tích, đánh giá thực trạng doanh thu, thu nhập của NH, phân tích chi phí của
NH. C. Phân tích, đánh giá thực trạng doanh thu, thu nhập của NH, phân tích khả năng sinh
lời. D. Phân tích, đánh giá thực trạng doanh thu, thu nhập của NH, phân tích chi phí
của NH, phân tích khả năng sinh lời (thông qua phân tích các hệ số sinh lời). Câu 118: Phân tích các hệ số sinh lời bao gồm phân tích những hệ số nào?
A. -Hệ số tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)
ROE = Lợi nhuận sau thuế/Tổng vốn chủ sở hữu bình quân. -Hệ số tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
ROA = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân. -Hệ số chênh lệch lãi ròng
Tỷ lệ chênh lệch lãi ròng = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản sinh lời. B. -Hệ số tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)
ROE = Lợi nhuận sau thuế/Tổng vốn chủ sở hữu bình quân.
-Hệ số tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
ROA = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân. -Hệ số chênh lệch lãi ròng
Tỷ lệ chênh lệch lãi ròng = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản sinh lời. -Hệ số thu nhập ngoài lãi = (Thu ngoài lãi – Chi phí ngoài lãi)/Tổng tài sản. -Hệ số thu nhập hoạt động ròng
Tỷ lệ thu nhập hoạt động cận biên = (Tổng thu từ hoạt động – Tổng chi phí hoạt
động)/Tổng tài sản bình quân. C. Gồm B, Tỷ lệ chênh lệch lãi suất bình quân = Thu từ lãi/ Tổng tài sản sinh lời – Tổng chi phí trả lãi/ Tổng nguồn vốn phải trả lãi. D. -Hệ số tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)
ROE = Lợi nhuận sau thuế/Tổng vốn chủ sở hữu bình quân. -Hệ số tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
ROA = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân. -Hệ số chênh lệch lãi ròng
Tỷ lệ chênh lệch lãi ròng = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản sinh lời. Tỷ lệ chênh lệch lãi suất bình quân = Thu từ lãi/ Tổng tài sản sinh lời – Tổng chi phí trả
lãi/ Tổng nguồn vốn phải trả lãi. Câu 119: Phân tích tình hình dự trữ sơ cấp của NH gồm những nội dung phân tích nào?
A. Phân tích dự trữ pháp định, tiền mặt tại quỹ, các khoản thu từ các NH khác. B. Phân tích tiền mặt tại quỹ, các khoản thu từ các NH khác. C. Phân tích dự trữ pháp định, tiền mặt tại quỹ. D. Phân tích dự trữ pháp định, các khoản thu từ các NH khác. Câu 120: Phân tích khả năng thanh toán bao gồm phân tích các chỉ tiêu định lượng nào?
A. Các chỉ tiêu: hệ số khả năng chi trả, chỉ số về trạng thái tiền mặt, chỉ số chứng
khoán thanh khoản, chỉ số về năng lực cho vay. B. Các chỉ tiêu: hệ số khả năng chi trả, chỉ số về trạng thái tiền mặt, chỉ số chứng
khoán thanh khoản, chỉ số về năng lực cho vay, chỉ số thanh toán nhanh, chỉ số
trạng thái ròng về tiền vay, chỉ số vốn đầu tư ngắn hạn, chỉ số giữa tiền gửi giao
dịch và tiền gửi có kỳ hạn. C. Các chỉ tiêu: hệ số khả năng chi trả, chỉ số về trạng thái tiền mặt, chỉ số chứng
khoán thanh khoản, chỉ số về năng lực cho vay, chỉ số thanh toán nhanh. D. Các chỉ tiêu: hệ số khả năng chi trả, chỉ số về trạng thái tiền mặt, chỉ số chứng
khoán thanh khoản, chỉ số về năng lực cho vay, chỉ số thanh toán nhanh, chỉ số vốn đầu
tư ngắn hạn.
Câu 121: Phát biểu nào dưới đây là chính xác?
A. Tín dụng tiêu dùng là loại cho vay để đáp ứng yêu cầu kinh doanh và tiêu dùng của gia đình. B. Tín dụng tiêu dùng là loại cho vay để đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của cá nhân và yêu cầu kinh
doanh của hộ gia đình. C. Tín dụng tiêu dùng là loại cho vay để đáp ứng yêu cầu kinh doanh của cá nhân và hộ gia đình. D. Tín dụng tiêu dùng là loại cho vay để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình. Câu 122 : Tín dụng tiêu dùngcó những đặc điểm nào ?
A. Nhu cầu tín dụng phong phú, đa dạng; thời hạn vay ngắn hạn. B. Mục đích của tín dụng tiêu dùng rất linh hoạt; rủi ro thấp
C. Lãi suất cho vay thường cao so với các khoản cho vay cùng thời hạn khác. D. Gồm C; nhu cầu tín dụng phong phú, đa dạng; mục đích linh hoạt; rủi ro cao; thời hạn vay
cả ngắn, trung và dài hạn. Câu 123:Thế nào là tín dụng tiêu dùng trả góp?
A. Tín dụng tiêu dùng trả góp là loại tín dụng trong đó người vay trả gốc một lần và trả lãi nhiều lần. B. Tín dụng tiêu dùng trả góp là loại tín dụng trong đó người vay trả gốc nhiều lần và trả lãi một lần. C. Tín dụng tiêu dùng trả góp là loại tín dụng trong đó người vay trả gốc và lãi làm nhiều lần, theo từng kỳ hạn nhất định trong thời hạn vay. D. Tín dụng tiêu dùng trả góp là loại tín dụng trong đó người vay có thể trả gốc và lãi không theo kỳ
hạn nhất định. Câu 124: Thế nào là thư tín dụng có thể huỷ ngang?
A. Thư tín dụng có thể huỷ ngang là loại thư tín dụng mà người mua có quyền đề nghị ngân hàng mở
L/C sửa đổi nhưng phải báo cho người bán biết. B. Thư tín dụng có thể huỷ ngang là loại thư tín dụng mà người mua có quyền đề nghị ngân hàng mở
L/C bổ sung và phải báo cho người bán biết. C. Thư tín dụng có thể huỷ ngang là loại thư tín dụng mà người mua có quyền đề nghị ngân
hàng mở L/C sửa đổi, bổ sung mà không cần báo cho người bán. D. Thư tín dụng có thể huỷ ngang là loại thư tín dụng mà người mua không cần đề nghị ngân hàng
mở L/C sửa đổi, bổ sung nhưng phải báo cho người bán biết
Câu 125: Thư tín dụng không thể huỷ ngang có xác nhận là gì?
A. Là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang không cần có một ngân hàng khác đảm bảo trả tiền. B. Là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang, được một ngân hàng khác đảm bảo trả tiền theo
yêu cầu của ngân hàng mở L/C
C. Là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang và có thể bổ sung, sửa đổi
D. Là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang cần một ngân hàng khác đảm bảo trả tiền và không cần
có yêu cầu của ngân hàng mở L/C
Câu 126: Thế nào là thư tín dụng không thể huỷ ngang?
A. Là loại L/C sau khi mở không được tự ý sửa đổi, huỷ ngang với bất cứ điều kiện nào. B. Là loại L/C sau khi mở không được tự ý sửa đổi, huỷ ngang nếu không có sự thoả thuận của
các bên có liên quan. C. Là loại L/C được sửa đổi, huỷ ngang nếu có một trong các bên có liên quan đồng ý. D. Là loại L/C có thể được sửa đổi, huỷ ngang nhưng phải được ngân hàng mở L/C đồng ý. Câu 127: Thế nào là thư tín dụng không thể huỷ ngang miễn truy đòi?
A. Là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang, sau khi người mua trả tiền thì ngân hàng mở L/C
không có quyền đòi lại tiền với bất kỳ lý do gì. B. Là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang, nhưng ngân hàng mở L/C có quyền đòi lại tiền sau khi
người mua trả tiền trong những trường hợp đặc biệt. C. Là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang, nhưng nếu có một trong các bên liên quan có đề nghị
hợp lý thì có đòi lại tiền sau khi người mua trả tiền. D. Là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang, nhưng nếu có ít nhất hai bên liên quan đề nghị hợp lý
thì có thể đòi lại tiền sau khi người mua trả tiền. Câu 128: Ở Việt Nam hiện nay loại rủi ro nào chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loại rủi ro?
A. Rủi ro lãi suất
B. Rủi ro thanh khoản
C. Rủi ro hối đoái
D. Rủi ro tín dụng. Câu 129: Tại sao xây dựng chính sách tín dụng hợp lý là một trong những biện pháp ngăn ngừa, hạn chế
rủi ro tín dụng?
A. Vì chính sách tín dụng nhằm mở rộng các đối tượng cho vay để tăng lợi nhuận cho NHTM
B. Vì chính sách tín dụng hạn chế những chi phí không cần thiết trong huy động vốn. C. Vì chính sách tín dụng quy định việc cho vay vốn đối với khách hàng phải có tài sản đảm bảo vốn
vay
D. Vì chính sách tín dụng là cơ sở quản lý cho vay, đảm bảo vốn vay sử dụng có hiệu quả; có tác
động đến khách hàng vay; xác định các tiêu chuẩn để ngân hàng cho vay. Câu 130: Phân tán rủi ro trong cấp tín dụng của NHTM được thực hiện như thế nào?
A. NHTM không tập trung cho vay một vài lĩnh vực, khu vực nhưng tập trung cho vay những khách
hàng lớn. B. NHTM có thể cho vay một số khách hàng có uy tín. C. NHTM không thực hiện cho vay hợp vốn
D. Không nên cho vay một vài lĩnh vực, khu vực, một vài khách hàng, tăng cường cho vay hợp
vốn; đa dạng hoá danh mục đầu tư.
Câu 131: Căn cứ vào bản chất của bảo lãnh thì có những loại bảo lãnh nào?
A. Bảo lãnh đồng nghĩa vụ (còn được gọi là bảo lãnh bổ sung). B. A và bảo lãnh độc lập
C. Bảo lãnh độc lập và bảo lãnh thực hiện hợp đồng
D. Bảo lãnh đồng nghĩa vụ (còn được gọi là bảo lãnh bổ sung), bảo lãnh thực hiện hợp đồng
và bảo lãnh khác. Câu 132: Căn cứ vào phương thức phát hành bảo lãnh thì có những loại bảo lãnh nào?
A. Bảo lãnh trực tiếp và bảo lãnh gián tiếp
B. Bảo lãnh trực tiếp và bảo lãnh dự thầu
C. Bảo lãnh gián tiếp và bảo lãnh trả chậm
D. Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh khác. Câu 133: Tham gia bảo lãnh trực tiếp gồm các bên nào?
A. Ngân hàng phát hành bảo lãnh, người được bảo lãnh. B. A và người hưởng bảo lãnh. C. Ngân hàng phát hành bảo lãnh, người hưởng bảo lãnh. D. Người được bảo lãnh, ngân hàng phục vụ người hưởng bảo lãnh
Câu 134: Tham gia bảo lãnh gián tiếp gồm các bên nào?
A. Ngân hàng phát hành bảo lãnh, ngân hàng trung gian, người hưởng bảo lãnh
B. A và người được bảo lãnh
C. Ngân hàng phát hành bảo lãnh, người được bảo lãnh
D. Ngân hàng trung gian, người hưởng bảo lãnh, người được bảo lãnh
Câu 135: Quy trình bảo lãnh gồm những nội dung nào?
A. Khách hàng lập và gửi hồ sơ đề nghị bảo lãnh, ngân hàng thẩm định hồ sơ và ra quyết định
bảo lãnh. B. Ngân hàng ký hợp đồng bảo lãnh với khách hàng và phát thư bảo lãnh; khách hàng lập và
gửi hồ sơ đề nghị bảo lãnh; ngân hàng thâmt định hồ sơ và quyết định. C. B ; khách hàng thanh toán phí bảo lãnh và các khoản phí khác (nếu có) theo thoả thuận
trong hợp đồng bảo lãnh. D. C và tất toán bảo lãnh. Câu 136: Trong phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại thường có các phương pháp
phân tích nào?
A. Đánh giá trực tiếp và gián tiếp, phương pháp so sánh, phương pháp đánh giá cá biệt. B. A và phương pháp đánh giá toàn diện. C. B và phương pháp đánh giá cho điểm
D. A và phương pháp đánh giá cho điểm.
Câu 137: Nhu cầu thanh toán đối với ngân hàng thương mại bao gồm những nhu cầu nào?
A. Nhu cầu rút tiền của người gửi, các khoản tiền vay đến hạn trả. B. Nhu cầu tín dụng hợp pháp của khách hàng để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ mà ngân
hàng cam kết cho vay. C. Lãi phải trả cho các khoản tiền gửi, tiền vay. D. B; nhu cầu rút tiền của người gửi; trả lãi cho các khoản tiền gửi; trả nợ và lãi mà
ngân hàng đi vay; nhu cầu chi tiêu khác của bản thân ngân hàng thương mại. Câu 138: Theo tiêu chuẩn quốc tế Basle thì mức độ rủi ro của tài sản có được chia thành những loại nào?
A. Loại 0% gồm tiền mặt và tiền gửi tại các TCTD
Loại 20% cho vay trong nội bộ các NH, các khoản nợ chính phủ
Loại 50% các khoản nợ có thế chấp bất động sản của cá nhân, cho vay dài hạn. B. Loại 0% gồm tiền mặt và các khoản nợ chính phủ. Loại 20% cho vay trong nội bộ các NH. Loại 50% các khoản nợ có thế chấp bất động sản của cá nhân. Loại 100%, nợ theo tiêu chuẩn. C. Loại 0% gồm tiền mặt và các chứng khoán ngắn hạn
Loại 20% cho vay trong nội bộ các NH, cho vay ngắn hạn
Loại 50% các khoản nợ có thế chấp bất động sản của cá nhân; cho vay tiêu dùng. Loại 100% nợ không theo tiêu chuẩn. D. Loại 0% gồm tiền mặt và các khoản nợ chính phủ, chứng khoán ngắn hạn
Loại 20% cho vay trong nội bộ các NH, cho vay cầm đồ
Loại 50% các khoản nợ có thế chấp bất động sản của cá nhân, cho vay bao thanh toán. Loại 100% nợ có vấn đề. Câu 139: Khi đánh giá khả năng sinh lời có thể lượng hóa thành những chỉ tiêu nào?
A. Lợi nhuận ròng/ Vốn chủ sở hữu. Lợi nhuận ròng/ Tổng tài sản. Thu từ lãi/ Tổng tài sản. B. Lợi nhuận ròng/ Vốn chủ sở hữu. Lợi nhuận ròng/ Tổng tài sản. Thu từ lãi/ Tổng tài sản. Chi phí trả lãi/ Tổng tài sản. Thu ngoài lãi/ Tổng tài sản. C. Lợi nhuận ròng/ Vốn chủ sở hữu. Lợi nhuận ròng/ Tổng tài sản.
Thu từ lãi/ Tổng tài sản. Chi phí trả lãi/ Tổng tài sản. Thu ngoài lãi/ Tổng tài sản. Chi ngoài lãi/ Tổng tài sản. Thu nhập trước thuế/ Tổng tài sản. D. Lợi nhuận ròng/ Vốn chủ sở hữu. Lợi nhuận ròng/ Tổng tài sản. Thu từ lãi/ Tổng tài sản. Chi phí trả lãi/ Tổng tài sản. Thu ngoài lãi/ Tổng tài sản. Chi ngoài lãi/ Tổng tài sản. Thu nhập trước thuế/ Tổng tài sản. Dự phòng cụ thể (theo đối tượng, loại) và dự phòng chung/ Tổng tài sản. Câu 140: Các chỉ số đánh giá khả năng thanh khoản là gì?
A. Tài sản có động/ Tài sản nợ động. Cho vay trung, dài hạn/ Nguồn được phép cho vay trung, dài hạn. B. Tài sản có động/ Tài sản nợ động. Cho vay trung, dài hạn/ Nguồn được phép cho vay trung, dài hạn. Tổng các khoản tiền gửi lớn/ Nguồn vốn huy động. Tổng tài sản có, tổng huy động vốn, chênh lệch tại thời điểm, chênh lệch lũy kế. C. Tài sản có động/ Tài sản nợ động. Cho vay trung, dài hạn/ Nguồn được phép cho vay trung, dài hạn. Tổng các khoản tiền gửi lớn/ Nguồn vốn huy động. Tổng tài sản có, tổng huy động vốn, chênh lệch tại thời điểm, chênh lệch lũy kế. Chỉ số yêu cầu tiền mặt dự trữ, yêu cầu tài sản có tính thanh khoản cao. Dư nợ/ Tổng số tiền gửi. Nguồn vốn không ổn định/ Tổng tài sản. D. Tài sản có động/ Tài sản nợ động. Cho vay trung, dài hạn/ Nguồn được phép cho vay trung, dài hạn. Tổng các khoản tiền gửi lớn/ Nguồn vốn huy động. Tổng tài sản có, tổng huy động vốn, chênh lệch tại thời điểm, chênh lệch lũy kế. Dư nợ/
Tổng số tiền gửi. Câu 141: Phát biểu nào dưới đây giữa tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi thanh toán là chính xác?
A. Tiền gửi có kỳ hạn có thể rút bất cứ lúc nào trong khi tiền gửi thanh toán chỉ được rút vào
cuối tháng
B. Tiền gửi có kỳ hạn được tính lãi bất cứ lúc nào trong khi tiền gửi thanh toán chỉ được tính lãi
vào cuối tháng
C. Tiền gửi thanh toán chỉ là tên gọi khác đi của tiền gửi có kỳ hạn
D. Tiền gửi thanh toán được mở ra nhằm mục đích thực hiện thanh toán qua ngân hàng
chứ không nhằm mục đích hưởng lãi còn tiền gửi có kỳ hạn nhằm mục đích hưởng lãi trong
một thời hạn nhất định. Câu 142: Ngoài hình thức huy động vốn qua tài khoản tiền gửi ngân hàng thương mại còn có thể huy
động vốn bằng cách nào?
A. Phát hành tín phiếu và trái phiếu kho bạc
B. Phát hành kỳ phiếu và trái phiếu ngân hàng
C. Phát hành các giấy tờ có giá
D. Phát hành chứng chỉ tiền gửi
Câu 143: Tại sao cần có những hình thức huy động vốn bằng cách phát hành giấy tờ có giá bên cạnh hình
thức huy động vốn qua tài khoản tiền gửi?
A. Vì phát hành giấy tờ có giá dễ huy động vốn hơn là huy động vốn qua tài khoản tiền gửi
B. Vì phát hành giấy tờ có giá có chi phí huy động vốn thấp hơn là huy động vốn qua tài khoản
tiền gửi
C. Vì phát hành giấy tờ có giá huy động được nguồn vốn lớn
D. Vì nhu cầu gửi tiền của khách hàng đa dạng do đó cần có nhiều hình thức để khách
hàng lựa chọn phù hợp với nhu cầu của họ và nhu cầu cần nguồn vốn của NH để đáp ứng
cho khách hàng vay vốn. Câu 144: Giao dịch nào trong số giao dịch liệt kê dưới đây không phải là quan hệ tín dụng?
A. Anh A mua bảo hiểm của công ty Bảo Việt và Ngân hàng ACB bán cổ phiếu cho anh A
B. Công ty A bán chịu sản phẩm cho công ty B và công ty A ứng trước tiền mua hàng cho công
ty C
C. Quan hệ giữa những người chơi hụi và quan hệ giữa chủ tiệm và khách hàng trong dịch vụ
cầm đồ
D. Công ty tài chính phát hành chứng chỉ tiền gửi
Câu 145: Hoạt động cấp tín dụng và cho vay giống nhau ở những điểm nào?
A. Cả hai đều là quan hệ tín dụng
B. Cả hai đều phải thu nợ cả gốc và lãi
C. Cả hai đều đòi hỏi tài sản thế chấp
D. Cả hai chỉ do ngân hàng thương mại thực hiện
Câu 146: Ý kiến nào dưới đây nói về hoạt động cấp tín dụng và cho vay là đúng?
A. Cho vay chỉ là một trong những hình thức cấp tín dụng
B. Cho vay phải có tài sản thế chấp và cấp tín dụng không cần có tài sản thế chấp
C. Cho vay có thu nợ gốc và lãi và cấp tín dụng chỉ thu nợ gốc và không thu lãi
D. Cho vay là hoạt động của ngân hàng thương mại và cấp tín dụng là hoạt động của các tổ chức
tín dụng. Câu 147: Quy trình tín dụng do ngân hàng nào xây dựng?
A. Quy trình tín dụng là những quy định do ngân hàng thương mại và Ngân hàng Nhà nước
cùng xây dựng. B. Quy trình tín dụng là trình tự các bước tiến hành khi xem xét cấp tín dụng cho khách hàng do
Ngân hàng Nhà nước quy định cho các ngân hàng thương mại
C. Quy trình tín dụng là trình tự các bước tiến hành khi xem xét cấp tín dụng cho khách hàng
do các ngân hàng thương mại thống nhất xây dựng
D. Quy trình tín dụng là trình tự các bước tiến hành khi xem xét cấp tín dụng cho khách
hàng do từng ngân hàng thương mại xây dựng. Câu 148: Tại sao bên cạnh việc xem xét hồ sơ tín dụng, nhân viên tín dụng cần phải thực hiện phỏng vấn
khách hàng để có thể quyết định cho khách hàng vay vốn hay không?
A. Vì khách hàng không bao giờ nộp hồ sơ đầy đủ cả
B. Vì phỏng vấn khách hàng giúp nhân viên tín dụng điều tra xem khách hàng có nợ quá hạn
hay không để ghi thêm vào hồ sơ tín dụng
C. Vì phỏng vấn khách hàng giúp nhân viên có thể kiểm tra tính chân thực và thu thập
thêm thông tin cần thiết khác. D. Vì phỏng vấn khách hàng giúp nhân viên tín dụng biết được khách hàng có tài sản thế chấp
hay không. Câu 149: Phát biểu nào sau đây là phát biểu chính xác nhất về bảo đảm tín dụng?
A. Bảo đảm tín dụng là việc TCTD áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rui ro, tạo cơ
sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay. B. Bảo đảm tín dụng là việc một tổ chức tài chính nào đứng ra bảo lãnh tín dụng cho tổ chức
khác. C. Bảo đảm tín dụng tức là đảm bảo khả năng thanh toán nợ vay của một tổ chức tín dụng
D. Bảo đảm tín dụng là khách hàng đem tài sản thế chấp để làm đảm bảo nợ vay
Câu 150: Bảo đảm tín dụng có ý nghĩa như thế nào đối với khả năng thu hồi nợ?
A. Gia tăng khả năng thu hồi nợ cho tổ chức tín dụng
B. Bảo đảm khả năng thu hồi nợ cho tổ chức tín dụng
C. Củng cố khả năng thu hồi nợ cho tổ chức tín dụng
D. Cải thiện các giải pháp thu hồi nợ cho tổ chức tín dụng
Câu 151: Để đảm bảo khả năng thu hồi nợ, khi xem xét cho vay ngân hàng có thể sử dụng những hình
thức đảm bảo tín dụng nào?
A. Bảo đảm bằng tài sản thế chấp, bảo đảm bằng tài sản cầm cố, bảo đảm bằng tài sản
hình thành từ vốn vay và bảo đảm bằng hình thức bảo lãnh của bên thứ ba
B. Bảo đảm bằng tài sản hữu hình như nhà xưởng, máy móc, thiết bị,…và tài sản vô hình như
thương hiệu, lợi thế doanh nghiệp, uy tín của giám đốc,… C. Bảo đảm tiền vay ở một ngân hàng khác
D. Bảo đảm bằng giá trị quyền sử dụng đất ở và đất có thể canh tác được
Câu 152: Phát biểu nào phản ánh chính xác nhất điểm khác nhau giữa tài sản thế chấp và tài sản cầm cố
trong các hình thức bảo đảm tín dụng?
A. tài sản cầm cố có thể thanh lý được trong khi tài sản thế chấp chỉ có thể sử dụng chứ không
thể thanh lý được
B. Tài sản cầm cố có thể di chuyển được trong khi tài sản thế chấp không di chuyển được
C. Tài sản cầm cố có thể chuyển nhượng quyền sơ hữu trong khi tài sản thế chấp không thể
chuyển nhượng quyền sơ hữu được. D. Tài sản cầm cố không cần đăng ký chứng nhận quyền sở hữu trong khi tài sản thế chấp cần
có đăng ký chứng nhận quyền sở hữu. Câu 153: Việc xem xét cho vay nếu quá chú trọng và lệ thuộc vào tài sản thế chấp hoặc cầm cố có thể đưa
đến ảnh hưởng tiêu cực gì trong hoạt động tín dụng của ngân hàng?
A. Chẳng có ảnh hưởng tiêu cực gì cả vì đã có tài sản thế chấp và cầm cố làm đảm bảo nợ vay. B. Tâm lý ỷ lại trong khi xem xét cho vay và theo dõi thu hồi nợ
C. Tốn kém chi phí bảo quản tài sản thế chấp hoặc cầm cố
D. Tốn kém chi phí thanh lý tài sản thế chấp hoặc cầm cố. Câu 154: Phát biểu nào trong những phát biểu dưới đây là một phát biểu không chính xác?
A. Bảo đảm tín dụng bằng tài sản hình thành từ vốn vay được áp dụng ở nước ngoài
B. Bảo đảm tín dụng bằng tài sản hình thành từ vốn vay được áp dụng ở Việt Nam
C. Bảo đảm tín dụng bằng tài sản hình thành từ vốn vay chưa được áp dụng ở Việt Nam
D. Bảo đảm tín dụng bằng tài sản hình thành từ vốn vay được áp dụng ở nước ngoài lẫn ở Việt
Nam. Câu 155: Tại sao khách hàng vay vốn phải đảm bảo những nguyên tắc cho vay của ngân hàng?
A. Nhằm đảm bảo khả năng trả nợ của khách hàng
B. Nhằm đảm bảo khả năng trả nợ của ngân hàng
C. Nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ của ngân hàng
D. Nhằm đảm bảo mục tiêu chính sách tín dụng và thu hồi nợ của ngân hàng. Câu 156: Phát biểu nào dưới đây là một phát biểu chính xác?
A. Khi vay vốn ngân hàng khách hàng phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi
dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. B. Theo quy định của thể lệ tín dụng, khi vay vốn khách hàng phải có mục đích vay vốn hợp
pháp, có khả năng tài chính dảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết và có tài sản thế chấp. C. Theo quy định của thể lệ tín dụng, khi vay vốn khách hàng phải có phương án sản xuất kinh
doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả và có tài sản cầm cố nợ vay. D. Tất cả các phát biểu trên đều đúng. Câu 157 : Khi vay vốn ngân hàng, khách hàng là doanh nghiệp cần lập bộ hồ sơ gồm những giấy tờ nào ?
A. Giấy đề nghị vay vốn, giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của khách hàng. B. Phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ hoặc dự án đầu tư, báo cáo tài chính của
thời kỳ gần nhất. C. Các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh nợ vay và các giấy tờ liên
quan cần thiết khác. D. Tất cả những giấy tờ nêu trên
Câu 158: Khi vay vốn ngân hàng yêu cầu khách hàng doanh nghiệp nộp cho ngân hàng các báo cáo tài
chính của thời kỳ gần nhất nhằm mục đích gì?
A. Nhằm xem khách hàng có đang nợ ngân hàng hay không?
B. Nhằm xem khách hàng có nợ thuế đối với nhà nước không?
C. Nhằm xem xét tình hình tài chính của khách hàng tốt hay không?
D. Nhằm xem khách hàng có hoạt động hợp pháp hay không?
Câu 159: Việc thẩm định kỹ hồ sơ vay có tránh hết được nợ quá hạn hay không?Tại sao?
A. Được, nếu nhân viên tín dụng biết cách thẩm định
B. Được, nếu ngân hàng biết quy định chính xác hồ sơ gồm những thứ giấy tờ nào
C. Không, vì nhân viên tín dụng không thể thẩm định hết hồ sơ được
D. Không, vì việc thu hồi nợ xảy ra sau khi thẩm định và nợ quá hạn do nhiều nguyên
nhân tác động. Câu 160: Khi cho vay, tổng dư nợ tín dụng đối với một khách hàng bị giới hạn như thế nào?
A. Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của
ngân hàng, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn vốn uỷ thác của
Chính phủ, của các tổ chức và cá nhân. B. Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân
hàng
C. Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% nguồn vốn của ngân
hàng, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn vốn uỷ thác của Chính phủ, của
các tổ chức và cá nhân.
D. Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% nguồn vốn của ngân
hàng
Câu 161: Sự khác nhau giữa hai phương thức cho vay theo món và cho vay theo hạn mức tín dụng là gì?
A. Cho vay theo món phải lập giấy đề nghị vay vốn cho từng lần vay, trong khi cho vay theo
hạn mức tín dụng không cần lập đề nghị vay vốn
B. Cho vay theo món là cho vay theo nhu cầu khách hàng trong khi cho vay theo hạn mức là
cho vay theo khả năng của ngân hàng
C. Cho vay theo món khách hàng phải làm hồ sơ vay từng lần vay khi có nhu cầu vay vốn
còn cho vay theo hạn mức thì khách hàng chỉ cần làm hồ sơ vay lần đầu còn các lần tiếp theo
chỉ xuất trình các chứng từ, hoá đơn liên quan đến vay vốn để ngân hàng làm căn cứ phát
tiền vay. D. Cho vay theo món là cho vay của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong khi cho vay theo
hạn mức tín dụng là cho vay của ngân hàng thương mại
Câu 162 : Khi phân tích tín dụng, bạn cần sử dụng những thông tin nào?
A. Thông tin thu thập từ hồ sơ vay của khách hàng
B. Thông tin qua phỏng vấn khách hàng
C. Thông tin từ nguồn khác
D. Thông tin từ cả ba nguồn trên
Câu 163: Phân tích tài chính doanh nghiệp và phân tích tín dụng để quyết định cho khách hàng vay vốn
khác nhau như thế nào?
A. Phân tích tài chính doanh nghiệp là để đánh giá xem tình hình tài chính doanh nghiệp như thế
nào trong khi phân tích tín dụng là để xem tình hình tín dụng của doanh nghiệp ra sao
B. Phân tích tài chính chỉ là một trong những nội dung của phân tích tín dụng
C. Phân tích tài chính do doanh nghiệp thực hiện, trong khi phân tích tín dụng do ngân hàng
thực hiện
D. Phân tích tín dụng chỉ là một trong những nội dung của phân tích tài chính
Câu 164: Mục tiêu của phân tích tỷ số là gì?
A. Đánh giá khả năng thanh khoản của doanh nghiệp
B. Đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp
C. Đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp
D. Tất cả đều không sai
Câu 165: Để đánh giá khả năng trả nợ và lãi của khách hàng, nên sử dụng tỷ số nào?
A. Tỷ số nợ và tỷ số trang trải lãi vay
B. Tỷ số nợ và tỷ số thanh khoản
C. Tỷ số thanh khoản và tỷ số trang trải lãi vay
D. Tỷ số thanh khoản, tỷ số nợ và tỷ số trang trải lãi vay
Câu 166: Phân tích phương án sản xuất kinh doanh có vai trò như thế nào trong việc đánh giá khả năng trả
nợ của khách hàng?
A. Quan trọng vì nó gián tiếp đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng
B. Không quan trọng vì nó gián tiếp chứ không phải trực tiếp đánh giá khả năng trả nợ của
khách hàng. C. Quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng
D. Không quan trọng vì nó chỉ bổ sung cho những hạn chế của phân tích tình hình tài chính
doanh nghiệp để góp phần đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Câu 167: Khi thực hiện phân tích một phương án sản xuất kinh doanh cần tập trung vào những nội dung
chính nào?
A. Phân tích tình hình thị trường và dự báo doanh thu
B. Dự báo các khoản mục chi phí
C. Dự báo luồng tiền và khả năng trả nợ
D. Tất cả đều đúng
Câu 168: Tại sao khi xem xét cho vay dự án ngân hàng đòi hỏi doanh nghiệp phải có vốn chủ sở hữu
tham gia đầu tư vào dự án?
A. Nhằm tránh tâm lý ỷ lại khiến doanh nghiệp sử dụng vốn vay có hiệu quả
B. Nhằm gia tăng mức độ tư chủ tài chính của doanh nghiệp
C. Nhằm giảm mức độ lệ thuộc tài chính của doanh nghiệp vào ngân hàng
D. A, B, C đều đúng và tăng trách nhiệm chia sẻ rủi ro với ngân hàng khi xảy ra rủi ro
Câu 169: Phát biểu nào dưới đây là phát biểu đúng về hoạt động cho thuê tài chính của tổ chức tín dụng ?
A. Cho thuê tài chính là hình thức cấp tín dụng không có đảm bảo
B. Cho thuê tài chính là hình thức cấp tín dụng mà tài sản đảm bảo là tài sản hình thành
từ vốn vay
C. Cho thuê tài chính là hình thức cấp tín dụng mà tài sản đảm bảo là tài sản thế chấp
D. Cho thuê tài chính là hình thức cấp tín dụng mà tài sản đảm bảo là tài sản cầm cố
Câu 170: Để khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ cho thuê tài chính của tổ chức tín dụng thì chi phí
thuê phải được ấn định như thế nào?
A. Ấn định sao cho hiện giá chi phí thuê lớn hơn hiện giá chi phí mua tài sản của doanh nghiệp
B. Ấn định sao cho hiện giá chi phí thuê bằng hiện giá chi phí mua tài sản của doanh nghiệp
C. Ấn định sao cho hiện giá chi phí thuê nhỏ hơn hiện giá chi phí mua tài sản của doanh
nghiệp
D. Ấn định sao cho chi phí thuê nhỏ hơn chi phí mua tài sản của doanh nghiệp
Câu 171: Bao thanh toán xuất khẩu mang lại những lợi ích gì cho khách hàng sử dụng dịch vụ bao thanh
toán?
A. Giúp khách hàng tránh được những phiền toái và trở ngại của việc mở thư tín dụng
B. Giúp khách hàng nhận được tài trợ vốn từ đơn vị bao thanh toán
C. Giúp khách hàng theo dõi và thu hồi nợ từ đơn vị bao thanh toán
D. Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 172: Bao thanh toán xuất khẩu mang lại những lợi ích gì cho ngân hàng cung cấp dịch vụ bao thanh
toán?
A. Giúp ngân hàng tránh được những phiền toái và trở ngại của việc mở thư tín dụng
B. Giúp ngân hàng sử dụng được vốn để tạo ra thu nhập cho ngân hàng
C. Giúp ngân hàng theo dõi và thu hồi nợ đối với khoản phải thu
D. Tất cả các ý trên đều sai
Câu 173: Phát biểu nào dưới đây về bao thanh toán truy đòi là đúng?
A. Bao thanh toán miễn truy đòi chính là chính là bao thanh toán truy đòi miễn đòi lại nợ gốc
B. Bao thanh toán truy đòi là bao thanh toán trong đó đơn vị bao thanh toán có quyền đòi
nợ nhà xuất khẩu nếu nhà nhập khẩu không thanh toán được khoản phải thu khi đến hạn
C. Bao thanh toán truy đòi là bao thanh toán trong đó đơn vị bao thanh toán có quyền đòi nợ
đơn vị bao thanh toán bên phái nhà nhập khẩu nếu nhà nhập khẩu không thanh toán được khoản
phải thu khi đến hạn
D. Tất cả các ý trên đều sai
Câu 174: Tham gia hợp đồng bảo lãnh bao gồm có những bên nào?
A. Ngân hàng, khách hàng và khách hàng của khách hàng
B. Bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh
C. Ngân hàng, bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh
D. Ngân hàng, bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh
Câu 175: Bảo lãnh vay vốn và bảo đảm tín dụng có mối liên hệ với nhau như thế nào?
A. Bảo lãnh vay vốn chỉ là một trong những hình thức bảo đảm tín dụng
B. Bảo đảm tín dụng chỉ là một trong những hình thức bảo lãnh vay vốn
C. Hai khái niệm này không liên quan gì đến nhau
D. Hai khái niệm này hoàn toàn giống nhau
Câu 176: Để được ngân hàng bảo lãnh, khách hàng phải thoả mãn những điều kiện như thế nào so với
điều kiện vay vốn?
A. Tương tự như điều kiện vay vốn
B. Khó khăn hơn điều kiện vay vốn
C. Dễ dàng hơn điều kiện vay vốn
D. Hoàn toàn khác điều kiện vay vốn
Câu 177: Tổ chức tín dụng được thực hiện bảo lãnh đối với những nghĩa vụ nào của khách hàng?
A. Nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi vay và các chi phí khác có liên quan đến khoản vay
B. Nghĩa vụ thanh toán tiền mua vật tư, hàng hoá, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để
khách hàng thực hiện các dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ đời sống, đầu tư phát
triển
C. Nghĩa vụ thanh toán các khoản thuế, các nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước, nghĩa vụ
của khách hàng khi tham gia dự thầu, thực hiện hợp đồng theo các quy định của pháp luật
D. Tất cả các nghĩa vụ nêu trên
Câu 178: Để thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh cho khách hàng, ngân hàng có thể phát hành bảo lãnh bằng
những hình thức nào?
A. Bảo lãnh ngân hàng có thể thực hiện bằng nhiều hình thức như phát hành thư bảo lãnh, lời
hứa bảo lãnh, ký xác nhận bảo lãnh trên các hối phiếu và lệnh phiếu
B. Bảo lãnh ngân hàng có thể thực hiện bằng nhiều hình thức như phát hành thư bảo đảm cho
bảo lãnh, xác nhận bảo lãnh, ký xác nhận bảo lãnh trên các hối phiếu và lệnh phiếu. C. Bảo lãnh ngân hàng có thể thực hiện bằng nhiều hình thức như phát hành thư bảo lãnh, xác
nhận bảo lãnh, ký xác nhận bảo lãnh trên các hợp đồng của khách hàng
D. Bảo lãnh ngân hàng có thể thực hiện bằng nhiều hình thức như phát hành thư bảo lãnh, xác nhận bảo lãnh, ký xác nhận bảo lãnh trên các hối phiếu và lệnh phiếu. Câu 179: Thanh toán giữa các khách hàng qua ngân hàng có ý nghĩa như thế nào trong đời sống kinh tế –
xã hội cũng như trong hoạt động của khách hàng và ngân hàng?
A. Giúp tiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt, thúc đẩy thanh toán và chu chuyển hàng hoá nhanh
góp phần phát triển kinh tế – xã hội
B. Giúp hoạt động thanh toán của khách hàng được thực hiện nhanh chóng, an toàn và thuận
tiện
C. Giúp ngân hàng có thể huy động vốn tạm thời nhàn rỗi của khách hàng vào mục đích cho vay
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung
D. Tất cả đều đúng
Câu 180: Thể thức thanh toán bằng uỷ nhiệm chi có thể sử dụng trong tình huống nào?
A. Thể thức thanh toán bằng uỷ nhiệm chi có thể sử dụng trong thanh toán hàng hoá, dịch
vụ cung ứng hoặc sử dụng để chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác
B. Thể thức thanh toán bằng uỷ nhiệm chi có thể sử dụng trong thanh toán hàng hoá và dịch vụ
cung ứng
C. Thể thức thanh toán bằng uỷ nhiệm chi có thể sử dụng trong thanh toán hàng hoá.
D. Thể thức thanh toán bằng uỷ nhiệm chi có thể sử dụng trong thanh toán hàng hoá và thanh
toán nợ với ngân hàng. Câu 181: Thể thức thanh toán uỷ nhiệm thu có thể sử dụng trong những tình huống nào?
A. Trong trường hợp hai bên mua bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ có sự tín nhiệm
lẫn nhau hoặc trong trường hợp thanh toán dịch vụ cung cấp có phương tiện đo đếm chính
xác bằng đồng hồ như điện, nước, điện thoại
B. Trong trường hợp hai bên cung ứng dịch vụ có sự tín nhiệm lẫn nhau, hoặc có phương tiện
đo đếm chính xác bằng đồng hồ như điện, nước, điện thoại. C. Trong trường hợp hai bên mua bán hàng hóa có sự tín nhiệm lẫn nhau
D. Trong trường hợp hai bên mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ không có sự tín nhiệm
lẫn nhau hoặc trong trường hợp thanh toán dịch vụ cung cấp có phương tiện đo đếm chính xác
bằng đồng hồ như điện, nước, điện thoại
Câu 182: Thể thức thanh toán bằng thư tín dụng có thể sử dụng trong những tình huống nào?
A. Trong trường hợp hai bên mua và bán hàng hoá không tín nhiệm lẫn nhau
B. Trong trường hợp hai bên mua và bán hàng hoá có tín nhiệm lẫn nhau
C. Trong trường hợp hai bên cung ứng dịch vụ không tín nhiệm lẫn nhau
D. Trong trường hợp hai bên cung ứng dịch vụ có tín nhiệm lẫn nhau. Câu 183: Thẻ tín dụng (credit card) và thẻ ghi nợ (debit card) khác nhau cơ bản ở nội dung nào?
A. Thẻ tín dụng do tổ chức tín dụng phát hành, thẻ ghi nợ do ngân hàng phát hành. B. Thẻ tín dụng dùng để cấp tín dụng, thẻ ghi nợ dùng để thanh toán nợ
C. Thẻ tín dụng không đòi hỏi khách hàng phải có tiền trên tài khoản mới được sử dụng, thẻ ghi nợ đời hỏi khách hàng phải có tiền trên tài khoản mới được sử dụng
D. Tất cả các ý trên đều sai
Câu 184: Thẻ thanh toán có thể sử dụng trong tình huống nào?
A. Bất cứ khoản thanh toán nào mà bên thụ hưởng chấp nhận
B. Bất cứ khoản thanh toán tiền hàng hoá nào mà bên thụ hưởng chấp nhận. C. Bất cứ khoản thanh toán tiền dịch vụ nào mà bên thụ hưởng chấp nhận
D. Bất cứ khoản tanh toán nợ nào cho ngân hàng
Câu 185: Trong số các phương tiện thanh toán quốc tế loại phương tiện nào được sử dụng phổ biến nhất?
Tại sao?
A. Hối phiếu, vì nó được đảm bảo chi trả
B. Lệnh phiếu, vì nó phù hợp với nhiều phương thức thanh toán
C. Ngân phiếu, vì nó gần giống như tiền
D. Hối phiếu, vì nó được sử dụng rộng rãi trong nhiều loại phương thức thanh toán quốc
tế.
Câu 186: Với hai loại: hối phiếu thương mại và hối phiếu ngân hàng thì phát biểu nào dưới đây là phát
biểu chính xác về hai loại hối phiếu này?
A. Hối phiếu ngân hàng là hối phiếu do ngân hàng ký phát, hối phiếu thương mại là hối
phiếu do các nhà xuất, nhập khẩu ký phát. B. Hối phiếu ngân hàng là hối phiếu do ngân hàng trả tiền, , hối phiếu thương mại là hối phiếu
do nhà nhập khẩu trả tiền
C. Hối phiếu ngân hàng là hối phiếu do ngân hàng ký phát, hối phiếu thương mại là hối phiếu
do các tổ chức thương mại ký phát. D. Hối phiếu ngân hàng là hối phiếu do ngân hàng ký phát, hối phiếu thương mại là hối phiếu
do nhà nhập khẩu ký phát. Câu 187: Đối với hối phiếu thương mại ai là người phát hành hối phiếu?
A. Người nhập khẩu
B. Người xuất khẩu và người nhập khẩu. C. Ngân hàng mở L/C
D. Ngân hàng thông báo L/C
Câu 188: Phát biểu nào dưới đây là một phát biểu đúng về phân loại hối phiếu thương mại?
A. Hối phiếu thương mại có thể phân thành hối phiếu trả ngay và hối phiếu có kỳ hạn
B. Hối phiếu thương mại có thể phân thành hối phiếu sử dụng trong phương thức nhờ thu và hối
phiếu sử dụng trong phương thức tín dụng chứng từ. C. Hối phiếu thương mại có thể phân thành hối phiếu hối phiếu đích danh và hối phiếu trả theo
lệnh
D. Tất cả các phát biểu trên đều đúng
Câu 189 : Chấp nhận hối phiếu là gì ?
A. Là cam kết của người trả tiền sẽ thanh toán khi hối phiếu hết hạn
B. Là cam kết của người trả tiền sẽ thanh toán khi hối phiếu đến hạn
C. Là cam kết của người ký phát sẽ thanh toán khi hối phiếu đến hạn
D. Là cam kết của người ký phát sẽ thanh toán khi hối phiếu hết hạn
Câu 190 : Phát biểu nào dưới đây là một phát biểu đúng về ký hậu hối phiếu ?
A. Ký hậu hối phiếu là ký sau khi tờ hối phiếu đã được chuyển nhượng quyền thụ hưởng cho
người được chuyển nhượng. B. Ký hậu hối phiếu là ký tối hậu thư yêu cầu người trả tiền phải thanh toán ngay hối phiếu. C. Ký hậu hối phiếu là ký vào mặt sau của tờ hối phiếu nhằm mục đích chuyển nhượng
quyền thụ hưởng cho người được chuyển nhượng. D. Không có phát biểu nào đúng cả
Câu 209: Phát biểu nào dưới đây là chính xác về lợi thế của phương thức thanh toán chuyển tiền?
A. Phương thức chuyển tiền trả sau có lợi cho đơn vị nhập khẩu hơn là đơn vị xuất khẩu. B. Phương thức chuyển tiền trả sau có lợi cho đơn vị xuất khẩu hơn là đơn vị nhập khẩu. C. Phương thức chuyển tiền trả trước có lợi cho đơn vị nhập khẩu hơn là đơn vị xuất khẩu. D. Cả A, B, C đều sai
Câu 191: Phát biểu nào dưới đây là chính xác về đặc điểm của phương thức thanh toán nhờ thu trơn ?
A. Với phương thức thanh toán nhờ thu trơn, đơn vị xuất khẩu có thể nhận được tiền mà chưa
giao hàng cho đơn vị nhập khẩu. B. Với phương thức thanh toán nhờ thu trơn, đơn vị nhập khẩu có thể nhận hàng mà
chưa trả tiền đơn vị xuất khẩu. C. Với phương thức thanh toán nhờ thu trơn, đơn vị nhập khẩu phải trả tiền mới nhận được hàng
của đơn vị xuất khẩu. D. Với phương thức thanh toán nhờ thu trơn, đơn vị xuất khẩu phải nhận được tiền mới giao
hàng cho đơn vị xuất khẩu. Câu 192: Phát biểu nào dưới đây là chính xác về đặc điểm của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ?
A. Với phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, đơn vị nhập khẩu là người cam kết trả
tiền cho người xuất khẩu. B. Với phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, ngân hàng phục vụ đơn vị nhập khẩu là
người cam kết trả tiền cho người xuất khẩu. C. Với phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, ngân hàng phục vụ đơn vị nhập khẩu là
người cam kết trả tiền cho ngân hàng phục vụ người xuất khẩu. D. Với phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, đơn vị nhập khẩu là người cam kết trả tiền
cho ngân hàng phục vụ người xuất khẩu. Câu 193: Tại sao ngân hàng thương mại cần phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ bên cạnh nghiệp vụ
tín dụng và thanh toán truyền thống?
A. Vì kinh doanh ngoại tệ ít rủi ro hơn
B. Vì kinh doanh ngoại tệ tạo ra nhiều lợi nhuận
C. Vì kinh doanh ngoại tệ tạo cho ngân hàng đa dạng hoá nguồn thu và thực hiện các
nghiệp vụ kinh doanh có liên quan đến ngoại tệ
D. Tất cả các trả lời trên đều đúng
Câu 194: Ngân hàng thương mại có thể thực hiện chức năng nào trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ?
A. Là nhà kinh doanh và nhà môi giới
B. Là nhà đầu cơ và kinh doanh chênh lệch giá
C. Tất cả các trả lời đều đúng
D. Tất cả các trả lời đều không đúng
Câu 195: Ở các nước phát triển, ngân hàng thương mại có thể thực hiện những giao dịch kinhdoanh ngoại
tệ nào?
A. Giao dịch kỳ hạn, hoán đổi và giao dịch thương lai
B. Giao dịch kỳ hạn, giao dịch tương lai và giao dịch quyền chọn
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 196: Lãi suất cho vay của NHTM do ai quyết định?
A. Do NHTW quyết định
B. Do NHTM xây dựng trình NHTW quyết định
C. Do các NHTM cùng xây dựng. D. Do từng NHTM quy định
Câu 197: Lãi suất tái cấp vốn do ai quy định?
A. Do khách hàng cùng với NHTM xác định
B. Do NHTM quy định
C. Do các NHTM cùng quy định
D. Do NHTW quy định
Câu 198: Lãi suất chiết khấu các giấy tờ có giá của khách hàng (không phải là của TCTD) do ai
quy định?
A. Do NHTW quy định
B. Do từng NHTM quy định
C. Do các NHTM cùng xác định
D. Do các NHTM xây dựng trình NHTW phê duyệt
Câu 199: Lãi suất tái chiết khấu của NHTW đối với các giấy tờ có giá của NHTM do ai quy định?
A. Do NHTM và khách hàng của NHTM xác định
B. Do NHTM quy định
C. Do các NHTM cùng xác định
D. Do NHTW quyết định. Câu 200: Phát biểu nào dưới đây về hợp đồng hoán đổi là đúng?
A. Vừa đáp ứng nhu cầu thanh toán ở hiện tại, vừa đáp ứng nhu cầu thanh toán và phòng
ngừa rủi ro ngoại hối trong tương lai. B. Vừa đáp ứng nhu cầu thanh toán và phòng ngừa rủi ro ngoại hối ở hiện tại, vừa đáp ứng nhu
cầu thanh toán trong tương lai. C. Vừa đáp ứng nhu cầu thanh toán ở hiện tại, vừa đáp ứng nhu cầu phòng ngừa rủi ro ngoại hối
trong tương lai.
D. Vừa đáp ứng nhu cầu thanh toán và phòng ngừa rủi ro ngoại hối ở hiện tại, vừa đáp ứng nhu
cầu phòng ngừa rủi ro ngoại hối trong tương lai. Câu 201 : Rủi ro lãi suất có thể phát sinh như thế nào trong hoạt động của ngân hàng thương mại ?
A. Ngân hàng có danh mục huy động vốn theo lãi suất cố định, trong khi danh mục cho vay và
đầu tư theo lãi suất thả nổi. B. Ngân hàng có danh mục huy động vốn theo lãi suất thả nổi, trong khi danh mục cho vay và
đầu tư theo lãi suất cố định. C. Cả A và B là sai
D. Cả A và B là đúng
Câu 202: Phát biểu nào trong các phát biểu dưới đây phản ánh chính xác nhất về những hoạt động mà
NHTM được phép thực hiện theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng?
A. Hoạt động tín dụng, dịch vụ thanh toán ngân quỹ, các hoạt động khác như góp vốn, mua cổ phần, tham gia thị trường tiền tệ, kinh doanh ngoại hối, kinh doanh vàng, kinh
doanh bất động sản, kinh doanh dịch vụ và bảo hiểm, nghiệp vụ uỷ thác và đại lý, dịch vụ tư
vấn và các dịch vụ khác liên quan đến hoạt động ngân hàng. B. Hoạt động huy động vốn, tín dụng, dịch vụ thanh toán ngân quỹ. C. Hoạt động huy động vốn, tín dụng, dịch vụ thanh toán ngân quỹ, các hoạt động khác như góp
vốn, mua cổ phần, tham gia thị trường tiền tệ, kinh doanh ngoại hối, kinh doanh vàng, kinh doanh
bất động sản. D. Hoạt động tín dụng, dịch vụ thanh toán, ngân quỹ, các hoạt động khác như góp vốn, mua cổ
phần, tham gia thị trường tiền tệ, kinh doanh ngoại hối, kinh doanh vàng, kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch vụ và bảo hiểm, nghiệp vụ uỷ thác và đại lý, dịch vụ tư vấn và các dịch vụ khác
liên quan đến hoạt động ngân hàng. Câu 203: Cho vay hợp vốn của NHTM thường được áp dụng trong những trường hợp nào?
A. Khách hàng vay vốn thiếu vốn lưu động; vốn trung và dài hạn
B. Khách hàng vay vốn không có đủ điều kiện vay của một NHTM quy định. C. Cả A và B
D. Nhu cầu vay vốn của một khách hàng vượt quá giới hạn tối đa được phép cho vay của
NHTM; hoặc vượt quá khả năng nguồn vốn của NHTM; hoặc do nhu cầu phân tán rủi ro
của NHTM. Câu 204: Luật tổ chức tín dụng có những quy định nào về an toàn đối với hoạt động của ngân hàng
thương mại?
A. NHTM phải lập quỹ dự trữ bắt buộc, quỹ dự phòng rủi ro và duy trì các tỷ lệ an toàn
theo quy định.
B. NHTM phải lập quỹ dự trữ bắt buộc và duy trì các tỷ lệ an toàn theo quy định. C. NHTM phải lập quỹ dự trữ bắt buộc theo quy định
D. NHTM phải lập quỹ dự trữ bắt buộc và quỹ dự phòng rủi ro theo quy định
Câu 205: Đơn vị bao thanh toán được thực hiện các phương thức bao thanh toán nào?
A. Bao thanh toán từng lần, bao thanh toán theo hạn mức và đồng bao thanh toán
B. Bao thanh toán từng lần, đồng bao thanh toán. C. Bao thanh toán theo hạn mức, đồng bao thanh toán. D. Bao thanh toán từng lần và đồng bao thanh toán. Câu 206: Để thực hiện thanh toán qua ngân hàng, khách hàng phải có những điều kiện cơ bản nào?
A. Khách hàng phải có tài khoản ở ngân hàng, tài khoản phải có đủ số dư để thực hiện chi
trả, nếu không phải được ngân hàng cấp cho một hạn mức thấu chi nhất định phải tuân thủ
quy chế thanh toán do Ngân hàng Nhà nước ban hành và các văn bản hướng dẫn thực hiện
thanh toán của NHTM
B. Khách hàng phải có tài khoản ở ngân hàng, tài khoản phải có đủ số dư để thực hiện chi trả và
phải có quy chế thanh toán do Ngân hàng Nhà nước ban hành. C. Khách hàng phải có tài khoản ở ngân hàng, tài khoản phải có đủ số dư để thực hiện chi trả, nếu không phải được ngân hàng cấp cho một hạn mức thấu chi nhất định
D. Khách hàng phải có tài khoản ở ngân hàng. Câu 207: Luật Tổ chức tín dụng và các văn bản dưới luật cho phép ngân hàng thương mại được huy động
vốn bằng những hình thức nào?
A. Nhận tiền gửi của các tổ chức, các nhân và các tô chức tín dụng khác; phát hành chứng
chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt
động tại Việt Nam và của các tổ chức tín dụng nước ngoài; vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng
Nhà nước. B. Nhận tiền gửi của các tổ chức, các nhân và các tô chức tín dụng khác; phát hành chứng chỉ
tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại
Việt Nam và của các Chính phủ nước ngoài. C. Nhận tiền gửi của các tổ chức, các nhân và các tô chức tín dụng khác; phát hành chứng chỉ
tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước. D. Tất cả các trả lời đều đúng
Câu 208: Tỷ số thanh khoản hiện thời và tỷ số thanh khoản nhanh khác nhau như thế nào?
A. Tỷ số thanh khoản hiện thời chỉ đo lường khả năng thanh toán của doanh nghiệp một cách
tức thời, trong khi tỷ số thanh khoản nhanh có thể đo lường được khả năng thanh toán của doanh
nghiệp một cách nhanh chóng.
B. Tỷ số thanh khoản hiện thời có tính đến hàng tồn kho như là tài sản dùng để thanh toán nợ, trong khi tỷ số thanh khoản nhanh không tính. C. Tỷ số thanh khoản hiện thời của doanh nghiệp tại một thời điểm nào đó luôn luôn lớn hơn tỷ
số thanh khoản nhanh tại một thời điểm đó. D. Chỉ có A sai, cả B và C đều đúng. Câu 209: NHTM cho khách hàng vay theo dự án đầu tư thì khách hàng có phải cầm cố tài sản hay
thế chấp tài sản không?
A. Khách hàng phải có tài sản cầm cố mà không được thế chấp tài sản. B. Khách hàng phải thế chấp tài sản mà không được cầm cố tài sản
C. Khách hàng không phải cầm cố tài sản và thế chấp tài sản. D. Có thể cầm cố tài sản hay thế chấp tài sản; hoặc có thể không phải cầm cố tài sản hay thế
chấp tài sản. Câu 210: Bảo lãnh ngân hàng có thể thực hiện bằng những hình thức nào?
A. Phát hành thư bảo lãnh, xác nhận bảo lãnh, ký xác nhận bảo lãnh trên các hối phiếu và lệnh
phiếu. B. Phát hành thư bảo lãnh, xác nhận bảo lãnh
C. Xác nhận bảo lãnh, ký xác nhận bảo lãnh trên các hối phiếu và lệnh phiếu. D. Phát hành thư bảo lãnh, ký xác nhận bảo lãnh trên các hối phiếu và lệnh phiếu. Câu 211:
Tại một ngân hàng thương mại cổ phần A có các số liệu sau: (bình quân năm – tỷ đồng; lãi suất bình
quân – %)
Tài sản có
Số

Lãi suất Tài sản nợ
Số

Lãi
suất – Cho vay ngắn hạn 400 9% Vốn huy động  12 tháng 400
– Cho vay trung và dài hạn 200 11,6% Vốn huy động > 12 tháng 100
– Đầu tư chứng khoán 200 6% Vốn vay khác 300
– Tài sản có khác 50 Vốn và các quỹ (vốn chủ sở hữu) 50
Yêu cầu: Ngân hàng phải huy động vốn với tỷ lệ chi phí phải trả bình quân là bao nhiêu để tỷ suất lợi
nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) đạt được 10%. Biết rằng thuế suất thuế thu nhập là 28%; các khoản thu bằng
các khoản chi khác. Đáp án : A. 8, 03%
B. 8,20%
C. 8,10%
D. 8,40%
Câu 212:
Tình hình huy động vốn của một ngân hàng thương mại X như sau (đơn vị: triệu đồng)
– Tiền gửi ngân hàng 160.000
Trong đó: + Tiền gửi không kỳ hạn 100.000
+ Tiền gửi kỳ hạn  12 tháng 30.000
+ Tiền gửi kỳ hạn > 12 tháng 30.000
– Tiền gửi tiết kiệm 150.000
Trong đó: + Tiền gửi không kỳ hạn 60.000
+ Tiền gửi kỳ hạn  12 tháng 50.000
+ Tiền gửi kỳ hạn > 12 tháng 40.000
– Tiền thu được từ phát hành chứng chỉ tiền gửi ngăn hạn 70.000
– Tiền gủi của kho bạc nhà nước 150.000
Yêu cầu: Xác định số tiền ngân hàng phải dự trữ bắt buộc trong kỳ (tháng 5/2005). Giả thiết rằng: Ngân hàng nhà nước quy định mức dự trữ bắt buộc cho loại tiền gửi không kỳ hạn ngắn hạn (
12 tháng) là 5%; tiền gửi có kỳ hạn (> 12 tháng) 4%;
Đáp án: A. 26.000triệu
B. 25.800triệu
C. 24.800triệu
D. 26.800triệu
Câu 213:
Tình hình huy động vốn của một ngân hàng thương mại X như sau (đơn vị: triệu đồng)
– Tiền gửi ngân hàng 160.000
Trong đó: + Tiền gửi không kỳ hạn 100.000
+ Tiền gửi kỳ hạn  12 tháng 30.000
+ Tiền gửi kỳ hạn > 12 tháng 30.000
– Tiền gửi tiết kiệm 150.000
Trong đó: + Tiền gửi không kỳ hạn 60.000
+ Tiền gửi kỳ hạn  12 tháng 50.000
+ Tiền gửi kỳ hạn > 12 tháng 40.000
– Tiền thu được từ phát hành chứng chỉ tiền gửi ngăn hạn 70.000
– Tiền gủi của kho bạc nhà nước 150.000
Yêu cầu:Ngân hàng thương mại X đã gửi số tiền dự trữ bắt buộc tại ngân hàng Nhà nước trong tháng
5/2005 là 30.000 triệu đồng tính số tiền dự trữ bắt buộc trong tháng 5/2005 thừa hoặc thiếu bao nhiêu. Đáp án: A. Thừa 4.300 tr
B. Thừa 4.100 tr
C. Thừa 4.400 tr
D. Thừa 4.200 tr
Câu 214:
Giả sử ngân hàng nhà nước quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc bình quân là 5% và ngân hàng thương
mại Y có tổng số dư tiền gửi huy động bình quân mỗi ngày trong tháng 2/2005 là 880.000 triệu đ ; số dư
tiền gửi thực tế của ngân hàng thương mại Y tại ngân hàng nhà nước trong tháng 3/2005 là: (đơn vị: triệu
đồng). Ngày Số dư
1 25.000
2 25.000
3 – 9 27.000
10 – 21 28.000
22 28.500
23 – 26 28.700
27 28.900
28 28.600
29 28.500
30 28.400
31 28.600
Đáp án: A. Thiếu 16 216
B. Thiếu 16 316
C. Thiếu 16 416
D. Thiếu 17 416
Câu 215:
Giả sử ngân hàng nhà nước quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc bình quân là 5% và ngân hàng thương mại
Y có tổng số dư tiền gửi huy động bình quân mỗi ngày trong tháng 2/2005 là 880.000 triệu đ ; số dư tiền
gửi thực tế của ngân hàng thương mại Y tại ngân hàng nhà nước trong tháng 3/2005 là: (đơn vị: triệu
đồng).
Yêu cầu:
Xác định số tiền thừa (thiếu) dự trữ bắt buộc trong tháng
3/2005 của NHTM Y?
Ngày Số dư
1 25.000
2 25.000
3 – 9 27.000
10 – 21 28.000
22 28.500
23 – 26 28.700
27 28.900
28 28.600
29 28.500
30 28.400
31 28.600
Đáp án: Số tiền trả lãi phạt
A. 244,34
B. 245,34
C. 243,24
D. 246,34
Câu 216: Một ngân hàng A có tình hình nguồn vốn như sau:
Đơn vị: Tỷ đồng
Loại nguồn vốn Số dư b/q Lãi suất huy động Chi phí khác
1. Tiền gửi tổ chức kinh tế
– Tiền gửi thanh toán 100 3% 5%
– Tiền gửi không kỳ hạn (phi giao dịch) 100 4% 3%
– Tiền gửi có kỳ hạn 300 7% 2%
2. Tiền gửi của dân cư
– Tiền gửi thanh toán 100 3% 5%
– Tiền gửi tiết kiệm 400 6% 2%
3. Vốn đi vay 200 8% 1%
4. Vốn tự có 80 20% 0%
Yêu cầu: Xác định tỷ lệ chi phí vốn bình quân gia quyền cho toàn bộ nguồn vốn kinh doanh của
ngân hàng thương mại?
Đáp án: A. 9,0100%
B. 9,0625%
Yêu cầu:
Tính số lãi NH Y được hưởng trên số tiền dự trữ bắt buộc gửi
thừa hoặc số tiền phải trả lãi phạt trên số tiền dự trữ bắt buộc gửi thiếu. Biết rằng lãi suất tiền gửi được hưởng khi gửi thừa dự trữ bắt
buộc là 0,7%/tháng, lãi suất phạt khi gửi thiếu dự trữ bắt buộc bằng 150%
lãi suất cho vay (lãi suất cho vay hiện hành là 1%/tháng).
C. 9,0200%
D. 9,0300%
Câu 217:
Một ngân hàng A có tình hình nguồn vốn như sau:
Đơn vị: Tỷ đồng
Loại nguồn vốn Số dư b/q Lãi suất huy động Chi phí khác
1. Tiền gửi tổ chức kinh tế
– Tiền gửi thanh toán 100 3% 5%
– Tiền gửi không kỳ hạn (phí giao dịch) 100 4% 3%
– Tiền gửi có kỳ hạn 300 7% 2%
2. Tiền gửi của dân cư
– Tiền gửi thanh toán 100 3% 5%
– Tiền gửi tiết kiệm 400 6% 2%
3. Vốn đi vay 200 8% 1%
4. Vốn tự có 80 20% 0%
Yêu cầu: Tính tỷ lệ chi phí hoà vốn cho nguồn huy động từ bên ngoài nếu tài sản sinh lời chiếm 70%
nguồn vốn huy động từ bên ngoài?
Đáp án: A. 10,9%
B. 12,9%
C. 13,9%
D. 11,9%
Câu 218:
Ngày 13/6/2005 một NHTM nhận được bảng kê kèm chứng từ xin chiết khấu của doanh nghiệp N
như sau:
Đơn vị: Triệu đồng
Chứng từ Số tiền Ngày phát hành Ngày đến hạn
Hối phiếu đòi nợ 003 60 30/4/2005 30/7/2005
Tín phiếu kho bạc 30 15/4/2005 15/7/2005
Hối phiếu nhận nợ 001 15 14/5/2005 14/8/2005
Trái phiếu kho bạc 50 20/7/2000 20/7/2005
Hối phiếu đòi nợ 005 36 20/3/2005 30/6/2005
Hối phiếu nhận nợ 002 40 1/6/2005 1/10/2005
Yêu cầu: Xác định chứng từ nào không đủ điều kiện chiết khấu ?
Biết rằng: – Ngân hàng có đủ nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng
– Doanh nghiệp N là khách hàng có tín nhiệm với ngân hàng; nội dung kinh tế của các chứng từ chiết
khấu đảm bảo tốt; chứng từ được chiết khấu phải còn thời hạn thanh toán tối thiểu là 20 ngày và tối đa
không quá 90 ngày mới hợp lệ
– Ngân hàng thực hiện chiết khấu ngày 15/6/2005
Đáp án: A. Chứng từ 003 không đủ điều kiện được chiết khấu
B. Chứng từ 005 và 002 không đủ điều kiện được chiết khấu
C. Chứng từ 001 không đủ điều kiện được chiết khấu
D. Trái phiếu kho bạc và tín phiếu kho bạc không đủ điều kiên chiêt khấu
Câu 219:
Ngày 13/6/2005 một NHTM nhận được bảng kê kèm chứng từ xin chiết khấu của doanh nghiệp N như
sau:
Đơn vị: Triệu đồng
Chứng từ Số tiền Ngày phát hành Ngày đến hạn
Hối phiếu đòi nợ 003 60 30/4/2005 30/7/2005
Tín phiếu kho bạc 30 15/4/2005 15/7/2005
Hối phiếu nhận nợ 001 15 14/5/2005 14/8/2005
Trái phiếu kho bạc 50 20/7/2000 20/7/2005
Hối phiếu đòi nợ 005 36 20/3/2005 30/6/2005
Hối phiếu nhận nợ 002 40 1/6/2005 1/10/2005
Yêu cầu:
Xác định mức cho vay tối đa của ngân hàng thông qua việc chiết khấu những chứng từ mà ngân hàng chấp nhận
chiêt khấu đối với doanh nghiệp N. Biết rằng: – Ngân hàng có đủ nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng. – Lãi suất chiết khấu 9% năm; tỷ lệ hoa hồng ký hậu 0,6% năm; hoa hồng phí cố định là 15.000đ
cho mỗi chứng từ. – Hạn mức chiết khấu tối đa đối với doanh nghiệp này là 150.000.000đ và hiện tại dư nợ tài khoản
chiết khấu của khách hàng là 60.000.000đ
– Doanh nghiệp N là khách hàng có tín nhiệm với ngân hàng; nội dung kinh tế của các chứng từ
chiết khấu đảm bảo tốt; chứng từ được chiết khấu phải còn thời hạn thanh toán tối thiểu là 20 ngày và tối
đa không quá 90 ngày mới hợp lệ
– Ngân hàng thực hiện chiết khấu ngày 15/6/2005
Đáp án: A. 100tr
B. 88 tr
C. 89,200tr
D. 89,010tr
Câu 220:
Ngày 15/8/2005 một doanh nghiệp X đến NHTM A đề nghị chiết khấu các giấy tờ có giá sau:
Đơn vị: Triệu đồng
Loại chứng từ Mệnh giá Ngày đến hạn
Hối phiếu số 1 6
Hối phiếu số 2 6 14/10/2005
Hối phiếu số 3 6 31/10/2005
Hối phiếu số 4 15 28/9/2005
Hối phiếu số 5 15 28/9/2005
Tổng cộng 48
Sau khi chiết khấu tại ngày 15/8/2005 ngân hàng A thu được 612.000đ
Yêu cầu:
– Xác định ngày đến hạn thanh toán của hối phiếu số 1
– Biết rằng: Lãi suất chiết khấu là 8,5% năm; tất cả các hối phiếu đều đủ các điều kiện chiết
khấu; ngân hàng đủ tiền cho vay và không thu tiền hoa hồng khi chiết khấu. Đáp án: A. 29/10/05
B. 30/10/05
C. 31/10/05
D. 28/10/05
Câu 221:
Ngày 15/8/2005 một doanh nghiệp X đến NHTM A đề nghị chiết khấu các giấy tờ có giá sau:
Đơn vị: Triệu đồng
Loại chứng từ Mệnh giá Ngày đến hạn
Hối phiếu số 1 6
Hối phiếu số 2 6 14/10/2005
Hối phiếu số 3 6 31/10/2005
Hối phiếu số 4 15 28/9/2005
Hối phiếu số 5 15 28/9/2005
Tổng cộng 48
Sau khi chiết khấu tại ngày 15/8/2005 ngân hàng A thu được 612.000đ
Yêu cầu:
– Xác định số tiền ngân hàng A cho doanh nghiệp X vay là bao nhiêu?
Biết rằng: Lãi suất chiết khấu là 8,5% năm; tất cả các hối phiếu đều đủ các điều kiện chiết khấu;
ngân hàng đủ tiền cho vay và không thu tiền hoa hồng khi chiết khấu. Đáp án: A. 48,388tr
B. 47,388tr
C. 46,388tr
D. 49 tr
Câu 222:
Ngày 10/4/2006 một doanh nghiệp đến NHTM Y xin chiết khấu 3 hối phiếu đòi nợ: – Hối phiếu số 1 có mệnh giá 480 USD và ngày đến hạn là ngày 10/5/2006
– Hối phiếu số 2 có mệnh giá 720 USD và ngày đến hạn là ngày 30/5/2006
– Hối phiếu số 3 ngày đến hạn là ngày 29/6/2006. Ba hối phiếu được chiết khấu tại ngày xin chiết
khấu. Giá trị còn lại của 3 hối phiếu sau khi ngân hàng Y đã khấu trừ là 1788 USD. – Lãi suất chiết khấu là 15%, hoa hồng ký hậu cho mỗi hối phiếu là 0,6% năm; toàn bộ các loại chi
phí khác cho cả 3 hối phiếu là 76,48 USD. Yêu cầu:
– Xác định mệnh giá hối phiếu số 3
Đáp án: A.  720USD
B.  712,9
C.  713,9
D.  710,9
Câu 223:
Một NHTM cổ phần ký hạn mức tín dụng với doanh nghiệp vay vốn A theo hợp đồng tín dụng là
100 tỷ đồng, thời hạn cho vay là 1 năm (từ ngày 2/1/2005 – 2/1/2006); lãi suất vay áp dụng theo thời điểm
rút vốn. Hợp đồng tín dụng gồm 2 khoản vay:
Khoản vay thứ nhất: 30 tỷ đồng để nhập thiết bị điện thời hạn vay 6 tháng ngày rút vốn 26/3/2005. Khoản vay thứ hai: 70 tỷ đồng để nhập máy vi tính thời hạn vay 4 tháng ngày rút vốn 1/6/2005.
Đến 20/6/2005 khách hàng trả nợ trước hạn đã thoả thuận số tiền là 60 tỷ đồng. Khách hàng yêu cầu trả nợ
cho khoản vay lần 1 là 30 tỷ; trả một phần khoản vay lần 2 là 30 tỷ. Biết rằng lãi suất cho vay lần 1 là
8,4% năm và lần 2 là 7,2% năm. Yêu cầu:
Hãy tính tiền lãi thu được tại thời điểm trả nợ. Đáp án:
A. 720tr
B. 718 tr
C. 716tr
D. 719tr
Câu 224: Một doanh nghiệp Z đến NHTM N vay bổ sung vốn lưu động theo phương pháp cho vay theo
hạn mức tín dụng. Quí IV năm 2005 có các số liệu sau (đơn vị tính: triệu đồng)
a. Số liệu trên tài khoản cho vay theo hạn mức tín dụng quí IV năm 2005 là: – Số dư đầu quý: 900
– Các nghiệp vụ phát sinh
Ngày tháng năm Số tiền cho vay Số tiền thu nợ
10/10/2005 100 300
20/10/2005 100 150
31/10/2005 200 250
16/11/2005 100 150
20/11/2005 100 100
30/11/2005 150 150
19/12/2005 100 150
26/12/2005 200 100
31/12/2005 300 – b. Lãi suất cho vay theo thoả thuận 1,2% tháng. c. Doanh nghiệp trả nợ vay hàng tháng được tính và thu vào cuối tháng
Yêu cầu: Xác định số tiền lãi doanh nghiệp phải trả trong tháng 10?
Đáp án: A. 10,845160 tr
B. 11,845160tr
C. 9,845160tr
D. 8,845160tr
Câu 225:
Một doanh nghiệp Z đến NHTM N vay bổ sung vốn lưu động theo phương pháp cho vay theo hạn
mức tín dụng. Quí IV năm 2005 có các số liệu sau (đơn vị tính: triệu đồng)
a. Số liệu trên tài khoản cho vay theo hạn mức tín dụng quí IV năm 2005 là: – Số dư đầu quý: 900
– Các nghiệp vụ phát sinh
Ngày tháng năm Số tiền cho vay Số tiền thu nợ
10/10/2005 100 300
20/10/2005 100 150
31/10/2005 200 250
16/11/2005 100 150
20/11/2005 100 100
30/11/2005 150 150
19/12/2005 100 150
26/12/2005 200 100
31/12/2005 300 – b. Lãi suất cho vay theo thoả thuận 1,2% tháng. c. Doanh nghiệp trả nợ vay hàng tháng được tính và thu vào cuối tháng
Yêu cầu: Xác định số tiền lãi doanh nghiệp phải trả trong tháng 11?
Đáp án:
A. 7,9 tr
B. 6,9tr
C. 8,9tr
D. 0,9tr
Câu 226:
Một doanh nghiệp Z đến NHTM N vay bổ sung vốn lưu động theo phương pháp cho vay theo hạn
mức tín dụng. Quí IV năm 2005 có các số liệu sau (đơn vị tính: triệu đồng)
a. Số liệu trên tài khoản cho vay theo hạn mức tín dụng quí IV năm 2005 là: – Số dư đầu quý: 900
– Các nghiệp vụ phát sinh
Ngày tháng năm Số tiền cho vay Số tiền thu nợ
10/10/2005 100 300
20/10/2005 100 150
31/10/2005 200 250
16/11/2005 100 150
20/11/2005 100 100
30/11/2005 150 150
19/12/2005 100 150
26/12/2005 200 100
31/12/2005 300 – b. Lãi suất cho vay theo thoả thuận 1,2% tháng. c. Doanh nghiệp trả nợ vay hàng tháng được tính và thu vào cuối tháng
Yêu cầu: Xác định số tiền lãi doanh nghiệp phải trả trong tháng 12?
Đáp án:
A. 6,6967tr
B. 7,6967tr
C. 8,6967tr
D. 9,6967tr
Câu 227:
Một doanh nghiệp Z đến NHTM N vay bổ sung vốn lưu động theo phương pháp cho vay theo hạn
mức tín dụng. Quí IV năm 2005 có các số liệu sau (đơn vị tính: triệu đồng)
a. Số liệu trên tài khoản cho vay theo hạn mức tín dụng quí IV năm 2005 là: – Số dư đầu quý: 900
– Các nghiệp vụ phát sinh
Ngày tháng năm Số tiền cho vay Số tiền thu nợ
10/10/2005 100 300
20/10/2005 100 150
31/10/2005 200 250
16/11/2005 100 150
20/11/2005 100 100
30/11/2005 150 150
19/12/2005 100 150
26/12/2005 200 100
31/12/2005 300 – b. Lãi suất cho vay theo thoả thuận 1,2% tháng. c. Doanh nghiệp trả nợ vay hàng tháng được tính và thu vào cuối tháng
Yêu cầu: Xác định lãi suất bình quân thực tế của ba tháng ?
Đáp án:
A. 1,27%
B. 1,3%
C. 1,25%
D. 1,17%
Câu 228: Một doanh nghiệp Z đến NHTM N vay bổ sung vốn lưu động theo phương pháp cho vay theo
hạn mức tín dụng. Quí IV năm 2005 có các số liệu sau (đơn vị tính: triệu đồng)
a. Số liệu trên tài khoản cho vay theo hạn mức tín dụng quí IV năm 2005 là: – Số dư đầu quý: 900
– Các nghiệp vụ phát sinh
Ngày tháng năm Số tiền cho vay Số tiền thu nợ
10/10/2005 100 300
20/10/2005 100 150
31/10/2005 200 250
16/11/2005 100 150
20/11/2005 100 100
30/11/2005 150 150
19/12/2005 100 150
26/12/2005 200 100
31/12/2005 300 – b. Lãi suất cho vay theo thoả thuận 1,2% tháng. c. Doanh nghiệp trả nợ vay hàng tháng được tính và thu vào cuối tháng
Yêu cầu: Hạn mức TD quí 4/2005 được xác định tối thiểu là bao nhiêu?
Đáp án:
A. 800
B. 850
C. 900
D. 950
Câu 229:
Một công ty có nhu cầu vay vốn để cải thiện kỹ thuật gửi hồ sơ đến ngân hàng X với các số liệu sau. – Tổng dự toán : 900.000.000đ
– Vốn tự có công ty tham gia : 40%
– Thời hạn thi công 5 tháng tính từ 1- 2/2004
– Vốn vay rút một lần toàn bộ vào ngày 1- 3/2004
– Thời hạn trả nợ : 18 tháng
– Kỳ hạn trả nợ : 1 tháng
– Thời hạn sản xuất thử : 3 tháng
– Lãi xuất cho vay : 12% năm
– Tỷ lệ khấu hao TSCĐ : 10% năm
Yêu cầu: Xác định thời hạn cho vay
Đáp án:
A. 24tháng
B. 23 tháng
C. 25tháng
D. 26 tháng
Câu 230:
Một công ty có nhu cầu vay vốn để cải thiện kỹ thuật gửi hồ sơ đến ngân hàng X với các số liệu sau. – Tổng dự toán : 900.000.000đ
– Vốn tự có công ty tham gia : 40%
– Thời hạn thi công 5 tháng tính từ 1- 2/2004
– Vốn vay rút một lần toàn bộ vào ngày 1- 3/2004
– Thời hạn trả nợ : 18 tháng
– Kỳ hạn trả nợ : 1 tháng
– Thời hạn sản xuất thử : 3 tháng
– Lãi xuất cho vay : 12% năm
– Tỷ lệ khấu hao TSCĐ : 10% năm
Yêu cầu: Hiệu quả tối thiểu hàng năm đạt là bao nhiêu
Đáp án
A. 306tr
B. 307tr
C. 305tr
D. 308tr
Câu 231:
Một công ty có nhu cầu vay vốn để cải thiện kỹ thuật gửi hồ sơ đến ngân hàng X với các số liệu sau. – Tổng dự toán : 900.000.000đ
– Vốn tự có công ty tham gia : 40%
– Thời hạn thi công 5 tháng tính từ 1- 2/2004
– Vốn vay rút một lần toàn bộ vào ngày 1- 3/2004
– Thời hạn trả nợ : 18 tháng
– Kỳ hạn trả nợ : 1 tháng
– Thời hạn sản xuất thử : 3 tháng
– Lãi xuất cho vay : 12% năm
– Tỷ lệ khấu hao TSCĐ : 10% năm
Yêu cầu: Tính số lãi phải trả cho kỳ hạn đầu tiên
Đáp án:
A. 5tr
B. 5,4tr
C. 6,4tr
D. 4,4tr
Câu 232
Công ty lắp máy điện nước có nhu cầu vay vốn từng lần để thực hiện hợp đồng ký kết và lắp đặt
thiết bị có trị giá hợp đồng là 4550 triệu đồng (hợp đồng đảm bảo có nguồn thanh toán chắc chắn nên
không cần thế chấp tài sản)
Thời gian thực hiện hợp đồng bắt đầu từ 1/6/2005 và đến 1/10/2005 phải bàn giao. Bên A ứng trước
vốn cho công ty là 1500 triệu đồng. Số còn lại sẽ được thanh toán sau 1 tháng bàn giao công trình. Ngày 29/5/2005 công ty xuất trình một hợp đồng đã ký mua thiết bị trị giá 4000 triệu đồng và phải
thanh toán ngay trong tháng. Biết rằng: – Vốn tự có của công ty có thể tham gia: 500 triệu đồng
– Tổng chi phí cho vận chuyển, lắp đặt: 350 triệu đồng
– Lãi suất vay 0,8% tháng. Yêu cầu: Xác định mức cho vay tối đa
Đáp án:
A. 2.350tr;
B. 2450tr;
C. 2550 tr ;
D. 2650tr
Câu 233
Công ty lắp máy điện nước có nhu cầu vay vốn từng lần để thực hiện hợp đồng ký kết và lắp đặt
thiết bị có trị giá hợp đồng là 4550 triệu đồng (hợp đồng đảm bảo có nguồn thanh toán chắc chắn nên
không cần thế chấp tài sản)
Thời gian thực hiện hợp đồng bắt đầu từ 1/6/2005 và đến 1/10/2005 phải bàn giao. Bên A ứng trước
vốn cho công ty là 1500 triệu đồng. Số còn lại sẽ được thanh toán sau 1 tháng bàn giao công trình. Ngày 29/5/2005 công ty xuất trình một hợp đồng đã ký mua thiết bị trị giá 4000 triệu đồng và phải
thanh toán ngay trong tháng. Biết rằng: – Vốn tự có của công ty có thể tham gia: 500 triệu đồng
– Tổng chi phí cho vận chuyển, lắp đặt: 350 triệu đồng
– Lãi suất vay 0,8% tháng. Yêu cầu: Xác định thời hạn cho vay tối đa
Đáp án:
A. 5 tháng
B. 6 tháng
C. 4,5 tháng
D. 5,5 tháng
Câu 234
Công ty lắp máy điện nước có nhu cầu vay vốn từng lần để thực hiện hợp đồng ký kết và lắp đặt
thiết bị có trị giá hợp đồng là 4550 triệu đồng (hợp đồng đảm bảo có nguồn thanh toán chắc chắn nên
không cần thế chấp tài sản)
Thời gian thực hiện hợp đồng bắt đầu từ 1/6/2005 và đến 1/10/2005 phải bàn giao. Bên A ứng trước
vốn cho công ty là 1500 triệu đồng. Số còn lại sẽ được thanh toán sau 1 tháng bàn giao công trình. Ngày 29/5/2005 công ty xuất trình một hợp đồng đã ký mua thiết bị trị giá 4000 triệu đồng và phải
thanh toán ngay trong tháng. Biết rằng: – Vốn tự có của công ty có thể tham gia: 500 triệu đồng
– Tổng chi phí cho vận chuyển, lắp đặt: 350 triệu đồng
– Lãi suất vay 0,8% tháng. Yêu cầu: Tính lãi tiền vay phải trả theo thời hạn cho vay tối đa. Đáp án
A. 95tr
B. 96tr
C. 93tr
D. 94tr
Câu 235
Một công ty xin vay cải tiến kỹ thuật tại ngân hàng A và cung cấp cho ngân hàng các số liệu: – Tổng dự toán chi phí: 2.200 triệu
– Vốn công ty tham gia: 2.000 triệu
– Hiệu quả kinh tế dự kiến hàng năm 120 triệu đồng và để lại trích lập quỹ công ty là 1,7% phần
còn lại dành trả nợ. – Tỷ lệ khấu hao TSCĐ là 10% năm
– Thời gian thi công 3 tháng bắt đầu 1/2/2004
– Ngày nhận tiền vay đầu tiên 1/3/22004
Yêu cầu: Tính khả năng trả nợ hàng tháng của công ty vay theo dự án
Đáp án:
A. 11,53 triệu
B. 12,53 triệu
C. 13,53 triệu
D. 14,53 triệu. Câu 236
Một công ty xin vay cải tiến kỹ thuật tại ngân hàng A và cung cấp cho ngân hàng các số liệu: – Tổng dự toán chi phí: 2.200 triệu
– Vốn công ty tham gia: 2.000 triệu
– Hiệu quả kinh tế dự kiến hàng năm 120 triệu đồng và để lại trích lập quỹ công ty là 1,7% phần
còn lại dành trả nợ. – Tỷ lệ khấu hao TSCĐ là 10% năm
– Thời gian thi công 3 tháng bắt đầu 1/2/2004
– Ngày nhận tiền vay đầu tiên 1/3/22004
Yêu cầu: Xác định thời hạn vay của khoản vay đó. Đáp án:
A. 22,34 tháng;
B. 21,34 tháng ;
C. 24,34 tháng. D. 19,34 tháng
Câu 237
Một công ty xin vay cải tiến kỹ thuật tại ngân hàng A và cung cấp cho ngân hàng các số liệu: – Tổng dự toán chi phí: 2.200 triệu
– Vốn công ty tham gia: 2.000 triệu
– Hiệu quả kinh tế dự kiến hàng năm 120 triệu đồng và để lại trích lập quỹ công ty là 1,7% phần
còn lại dành trả nợ. – Tỷ lệ khấu hao TSCĐ là 10% năm
– Thời gian thi công 3 tháng bắt đầu 1/2/2004
– Ngày nhận tiền vay đầu tiên 1/3/22004
Yêu cầu: Nếu ngân hàng A chỉ quyết định thời hạn cho vay là 18 tháng thì mức cho vay đối với dự
án này là bao nhiêu? biết rằng, theo số liệu vay vốn của công ty thì ngân hàng A tính toán số tiền cho vay
là 200 triệu và thời hạn vay của khoản vay đó là 19,34 tháng. Đáp án:
A. 167,69 triệu
B. 168,69 triệu
C. 169;69 triệu
D. 186,14 triệu. Câu 238
Công ty X gửi hồ sơ đến ngân hàng A xin vay vốn cố định để mở rộng sản xuất kinh doanh vào
tháng 3/2005. Sau khi thẩm định dự án đầu tư, ngân hàng và công ty đã thống nhất các số liệu sau: – Tổng mức vốn đầu tư thực hiện dự án: 3190 triệu đồng
– Vốn tự có của công ty tham gia dự án bằng 35% tổng mức vốn đầu tư cho dự án
– Các nguồn vốn khác tham gia dự án 350 triệu đồng. – Giá trị tài sản thế chấp là 2.800 triệu đồng
– Lợi nhuận thu được hàng năm của công ty sau khi thực hiện dự án là 1276 triệu đồng, tăng 30%
so với trước khi thực hiện dự án. Yêu cầu: Xác định mức cho vay đối với dự án?
Biếtrằng: Toàn bộ lợi nhuận tăng thêm thu được dùng để trả nợ và tỉ lệ khấu hao hàng năm 20%. Đáp án:
A. 1723,5 triệu
B. 1724,5 triệu
C. 1725,5 triệu
D. 1722,5 triệu
Câu 239
Công ty X gửi hồ sơ đến ngân hàng A xin vay vốn cố định để mở rộng sản xuất kinh doanh vào
tháng 3/2005. Sau khi thẩm định dự án đầu tư, ngân hàng và công ty đã thống nhất các số liệu sau: – Tổng mức vốn đầu tư thực hiện dự án: 3190 triệu đồng
– Vốn tự có của công ty tham gia dự án bằng 35% tổng mức vốn đầu tư cho dự án
– Các nguồn vốn khác tham gia dự án 350 triệu đồng. – Giá trị tài sản thế chấp là 2.800 triệu đồng
– Lợi nhuận thu được hàng năm của công ty sau khi thực hiện dự án là 1276 triệu đồng, tăng 30%
so với trước khi thực hiện dự án. Yêu cầu: Thời hạn cho vay đối với dự án là bao nhiêu. Biếtrằng: Toàn bộ lợi nhuận tăng thêm thu được dùng để trả nợ và tỉ lệ khấu hao hàng năm 20%. Đáp án : A. 2 năm 6 tháng 10 ngày
B. 2 năm 5 tháng 11 ngày
C. 2 năm 8 tháng 11 ngày
D. 2 năm 7 tháng 10 ngày
Câu 240
Một doanh nghiệp lập dự toán vay vốn ngân hàng và dự toán được cấp trên duyệt là 10.000 triệu
đồng để mở rộng sản xuất; hiệu quả kinh tế hàng năm dự kiến thu được từ dự án là 300 triệu đồng. Trong
số đó dành 85% để trả nợ ngân hàng. Biết rằng tỷ lệ khấu hao TSCĐ 15% năm; nguồn trả nợ khác 50 triệu
đồng/năm; thời gian thi công 6 tháng; thời gian cho vay 5 năm; tiền vay phát ra từ ngày đầu thi công. Yêu cầu: – Xác định mức vốn ngân hàng có thể cho doanh nghiệp vay. Đáp án: Ngân hàng cho vay:
A. 4.230 triệu
B. 4.225 triệu
C. 4.223 triệu
D. 4.222 triệu. Câu 241
Công ty N đến ngân hàng thương mại A xin vay vốn với tổng dự toán 600 triệu đồng vốn tự có của
công ty tham gia 50%. Công ty dự kiến: – Hiệu quả kinh tế hàng năm thu được: 150 triệu đồng trong đó dùng 60% trả nợ ngân hàng. – Tỷ lệ khấu hao hàng năm: 20% năm
– Các nguồn khác dùng trả nợ 30 triệu/năm. Biết rằng công ty nhận tiền vay một lần toàn bộ vào
ngày 15/5/2004. Ngân hàng và công ty thoả thuận kỳ hạn trả nợ là 1 tháng, kỳ hạn trả nợ đầu tiên sau 2
tháng kể từ ngày nhận tiền. Yêu cầu: Xác định thời hạn cho vay
Đáp án:
A. 22 tháng
B. 20 tháng
C. 21 tháng
D. 23 tháng. Câu 242: Công ty N đến ngân hàng thương mại A xin vay vốn với tổng dự toán 600 triệu đồng vốn tự có
của công ty tham gia 50%. Công ty dự kiến: – Hiệu quả kinh tế hàng năm thu được: 150 triệu đồng trong đó dùng 60% trả nợ ngân hàng. – Tỷ lệ khấu hao hàng năm: 20% năm
– Các nguồn khác dùng trả nợ 30 triệu/năm. Biết rằng công ty nhận tiền vay một lần toàn bộ vào
ngày 15/5/2004. Ngân hàng và công ty thoả thuận kỳ hạn trả nợ là 1 tháng, kỳ hạn trả nợ đầu tiên sau 2
tháng kể từ ngày nhận tiền. Yêu cầu: Tính thời hạn nợ cuối cùng của khoản vay. Đáp án:
A. 15/2/2006
B. 15/3/2006
C. 15/4/2006
D.15/5/2006
Câu 243
Công ty N đến ngân hàng thương mại A xin vay vốn với tổng dự toán 600 triệu đồng vốn tự có của
công ty tham gia 50%. Công ty dự kiến: – Hiệu quả kinh tế hàng năm thu được: 150 triệu đồng trong đó dùng 60% trả nợ ngân hàng. – Tỷ lệ khấu hao hàng năm: 20% năm
– Các nguồn khác dùng trả nợ 30 triệu/năm. Biết rằng công ty nhận tiền vay một lần toàn bộ vào
ngày 15/5/2004. Ngân hàng và công ty thoả thuận kỳ hạn trả nợ là 1 tháng, kỳ hạn trả nợ đầu tiên sau 2
tháng kể từ ngày nhận tiền. Yêu cầu: Tính số tiền trả nợ lần đầu tiên (cả gốc và lãi) cho biết lãi suất vay 1,1% tháng. Đáp án:
A. 15,495triệu
B. 16,495 triệu
C. 17,495 triệu
D. 18,495 triệu
Câu 244
Công ty N đến ngân hàng thương mại A xin vay vốn với tổng dự toán 600 triệu đồng vốn tự có của
công ty tham gia 50%. Công ty dự kiến: – Hiệu quả kinh tế hàng năm thu được: 150 triệu đồng trong đó dùng 60% trả nợ ngân hàng. – Tỷ lệ khấu hao hàng năm: 20% năm
– Các nguồn khác dùng trả nợ 30 triệu/năm. Biết rằng công ty nhận tiền vay một lần toàn bộ vào
ngày 15/5/2004. Ngân hàng và công ty thoả thuận kỳ hạn trả nợ là 1 tháng, kỳ hạn trả nợ đầu tiên sau 2
tháng kể từ ngày nhận tiền. Yêu cầu: Nếu thời hạn cho vay tối đa là 15 tháng thì ngân hàng có thể cho vay tối đa là bao nhiêu
tiền. Biết rằng, theo số liệu công ty xin vay thì ngân hàng A tính toán số tiền cho vay là 300 triệu với thời
hạn cho vay là 22 tháng. Đáp án:
A. 204,54 triệu
B. 206,54 triệu
C. 207,54 triệu
D. 205,54 triệu
Câu 245
Ngày 28 tháng 9 năm 2005 một công ty gửi đến ngân hàng thương mại M hồ sơ xin vay vốn để
thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh trong quí 4/2005. sau khi xem xét, ngân hàng và công ty thống
nhất tình hình như sau: – Tài sản thế chấp vay có giá trị là 6000 triệu đồng
– Tổng chi phí cho kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty là: 12.000 triệu đồng
Ngân hàng thương mại tính toán và có đủ nguồn vốn để cho vay công ty theo tổng chi phí công ty
dự kiến vay. Tổng chi phí dự kiến xin vay bằng 1,5% tổng nguồn vốn của NH M. Kế hoạch cân đối vốn
kinh doanh của NH M có các chi tiết sau:
Đơn vị: triệu đồng
Sử dụng vốn Nguồn vốn
1. Nghiệp vụ ngân quỹ
– Dự trữ bắt buộc
– Quĩ đảm bảo khả năng thanh toán
2. Nghiệp vụ kinh doanh tín dụng: 210.520
3. Các nghiệp vụ sử dụng vốn khác: 465.480
1. Vốn huy động:
+ Huy động dưới 24 tháng
+ Huy động trên 24 tháng
2. Vốn đi vay: 18600
3. Vốn tự có: 31400
Trong đó vốn huy động dưới 24 tháng chiếm 70% tổng nguồn vốn huy động; trong nghiệp vụ ngân
qũi (nguồn ngân quĩ) thì dự trữ bắt buộc chiếm 40% tổng nguồn. Biết rằng: – Ngân hàng thương mại M thường cho vay có đảm bảo bằng 70% giá trị tài sản thế chấp. – Công ty vay vốn có vốn tự có tham gia kinh doanh là 4.000 triệu đồng và phải đi vay ở một ngân
hàng thương mại N thêm số vốn 3000 triệu đồng. Yêu cầu: Tính mức cho vay tối đa của ngân hàng thương mại M. Đáp án:
A. 4.200triệu
B. 4.100 triệu
C. 4300 triệu
D. 4300 triệu. Câu 246
Ngày 28 tháng 9 năm 2005 một công ty gửi đến ngân hàng thương mại M hồ sơ xin vay vốn để
thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh trong quí 4/2005. sau khi xem xét, ngân hàng và công ty thống
nhất tình hình như sau: – Tài sản thế chấp vay có giá trị là 6000 triệu đồng
– Tổng chi phí cho kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty là: 12.000 triệu đồng
Ngân hàng thương mại tính toán và có đủ nguồn vốn để cho vay công ty theo tổng chi phí công ty
dự kiến vay. Tổng chi phí dự kiến xin vay bằng 1,5% tổng nguồn vốn của NH M. Kế hoạch cân đối vốn
kinh doanh của NH M có các chi tiết sau:
Đơn vị: triệu đồng
Sử dụng vốn Nguồn vốn
1. Nghiệp vụ ngân quỹ 1. Vốn huy động:
– Dự trữ bắt buộc
– Quĩ đảm bảo khả năng thanh toán
2. Nghiệp vụ kinh doanh tín dụng: 210.520
3. Các nghiệp vụ sử dụng vốn khác: 465.480
+ Huy động dưới 24 tháng
+ Huy động trên 24 tháng
2. Vốn đi vay: 18600
3. Vốn tự có: 31400
Trong đó vốn huy động dưới 24 tháng chiếm 70% tổng nguồn vốn huy động; trong nghiệp vụ ngân
qũi (nguồn ngân quĩ) thì dự trữ bắt buộc chiếm 40% tổng nguồn. Biết rằng: – Ngân hàng thương mại M thường cho vay có đảm bảo bằng 70% giá trị tài sản thế chấp. – Công ty vay vốn có vốn tự có tham gia kinh doanh là 4.000 triệu đồng và phải đi vay ở một ngân
hàng thương mại N thêm số vốn 3000 triệu đồng. Yêu cầu: Tính tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Đáp án:
A. 7,6%
B. 8,6%
C. 6,6%
D. 9,6%
Câu 247
Ngày 28 tháng 9 năm 2005 một công ty gửi đến ngân hàng thương mại M hồ sơ xin vay vốn để
thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh trong quí 4/2005. sau khi xem xét, ngân hàng và công ty thống
nhất tình hình như sau: – Tài sản thế chấp vay có giá trị là 6000 triệu đồng
– Tổng chi phí cho kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty là: 12.000 trđ
Ngân hàng thương mại tính toán và có đủ nguồn vốn để cho vay công ty theo tổng chi phí công ty
dự kiến vay. Tổng chi phí dự kiến xin vay bằng 1,5% tổng nguồn vốn của NH M. Kế hoạch cân đối vốn
kinh doanh của NH M có các chi tiết sau:
Đơn vị: triệu đồng
Sử dụng vốn Nguồn vốn
1. Nghiệp vụ ngân quỹ
– Dự trữ bắt buộc
– Quĩ đảm bảo khả năng thanh toán
2. Nghiệp vụ kinh doanh tín dụng: 210.520
3. Các nghiệp vụ sử dụng vốn khác: 465.480
1. Vốn huy động:
+ Huy động dưới 24 tháng
+ Huy động trên 24 tháng
2. Vốn đi vay: 18600
3. Vốn tự có: 31400
Trong đó vốn huy động dưới 24 tháng chiếm 70% tổng nguồn vốn huy động; trong nghiệp vụ ngân
qũi (nguồn ngân quĩ) thì dự trữ bắt buộc chiếm 40% tổng nguồn. Biết rằng:
– Ngân hàng thương mại M thường cho vay có đảm bảo bằng 70% giá trị tài sản thế chấp. – Công ty vay vốn có vốn tự có tham gia kinh doanh là 4.000 triệu đồng và phải đi vay ở một ngân
hàng thương mại N thêm số vốn 3000 triệu đồng. Yêu cầu: Tính đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng M phải thực hiện trong quý 4 năm
2005. Đáp án:
A. 10,9%;
B. 11,9%;
C. 12,9%;
D. 9,9%
Câu 248: Ngân hàng thương mại X kinh doanh ngoại tệ niêm yết tỷ giá sau:
USD/CAD = 1,5288/94
USD/JPY = 137,74/80
GBP/USD = 1,7079/83
Hãy xác định tỷ giá hối đoái mà ngân hàng X áp dụng khi: Khách hàng mua CAD và bán CAD
bằng JPY
Đáp án: CAD/JPY = A. (137,74:1,5294)/(137,80:1,5288)
B. (137,74:1,5288)/(137,80:1,5294)
C. (137,80:1,5294)/(137,74:1,5288)
D. (1,5294:137,74)/(1,5288:137,80)
Câu 249 : Ngân hàng thương mại X kinh doanh ngoại tệ niêm yết tỷ giá sau:
USD/CAD = 1,5288/94
USD/JPY = 137,74/80
GBP/USD = 1,7079/83
Hãy xác định tỷ giá hối đoái mà ngân hàng X áp dụng khi: Khách hàng mua GBP và bán GBP
bằng JPY. Đáp án: GBP/JPY= A. (1,7083×137,80)/(1,7079×137,74)
B. (1,7079×137,74)/(1,7083×137,80)
C. (1,7079×137,80)/(1,7083×137,74)
D. (1,7083×137,74)/(1,7079×137,80
Câu 250
Giả thiết tỷ giá giao ngay của 2 đồng tiền GBP/USD = 1,6280/90
Lãi suất USD 6 tháng: 5
4
3 % – 5
8
7 %
Lãi suất GBP 6 tháng: 7
8
3 % – 7
8
5 %
Yêu cầu: Xác định mức swap GBP và USD. Đáp án:
Mức swap GBP/USD = A.147/118 ;
B. 146/118;
C. 145/117;
D. 144/116. Câu 251:
Giả thiết tỷ giá giao ngay của 2 đồng tiền GBP/USD = 1,6280/90
Lãi suất USD 6 tháng: 5
4
3 % – 5
8
7 %
Lãi suất GBP 6 tháng: 7
8
3 % – 7
8
5 %
Yêu cầu: Tỷ giá kỳ hạn của GBP và USD. Đáp án: Tỷ giá kỳ hạn GBP/USD = A. 1,6134/1,6173;
B. 1,6136/1,6176;
C. 1,6146/1,6174;
D. 1,6133/1,6172 . Câu 252
Tại một thị trường có niêm yết tỷ giá như sau:
GBP/USD = 1,6825/35
AUD/USD = 0,6665/70
USD/HKD = 8,4955/75
USD/JPY = 131,12/22
Yêu cầu: Xác định tỷ giá HKD/JPY theo USD. Đáp án: HKD/JPY = A. (131,12:8,4975)/(131,22:8,4955)
B. (131,12:8,4955)/131,22:8,4975)
C. 131,22:131,12)/(8,4975:8,4955)
D. (131,12:131,22)/(8,4955:8,4975)
Câu 253
Tại một thị trường có niêm yết tỷ giá như sau:
GBP/USD = 1,6825/35
AUD/USD = 0,6665/70
USD/HKD = 8,4955/75
USD/JPY = 131,12/22
Yêu cầu: Xác định tỷgiá GBP/AUD theo USD. Đáp án: GBP/AUD = A. (1,6825:0,6670)/(1,6835:0,6665)
B. (1,6825:1,6835)/(0,6665:0,6670)
C. (1,6825:0,6665)/(1,6835:0,6670)
D. (1,6835:1,6825)/(0,6665:0,6670)
Câu 254 Tại một thị trường có niêm yết tỷ giá như sau:
GBP/USD = 1,6825/35
AUD/USD = 0,6665/70
USD/HKD = 8,4955/75
USD/JPY = 131,12/22
Yêu cầu: Xác định tỷ giá GBP/HKD theo USD. Đáp án: GBP/HKD= A. (1,6835×8,4955)/(1,6825×8,4975)
B. (1,6825×8,4955)/(1,6835×8,4975)
C. (1,6835×8,4975)/(1,6825×8,4955)
D. (1,6825×1,6835)/(8,4955×8,4975). Câu 255: : Có các niêm yết như sau
USD/VND = 15730 /15761 EUR/USD = 1,2815 / 1,2818
AUD/USD = 0,7481 / 0,7486 GBP/USD = 1,8421 /1,8426
USD/JPY = 106,68 / 106,73
Hãy xác định số tiền AUD trong giao dịch công ty A bán 120.000 USD?
Đáp án: A. 160.406,36 AUD
B. 160.292,36 AUD
C. 160.406,23 AUD
D. 160.229,23 AUD
Câu 256: Có các niêm yết như sau
USD/VND = 15730 / 15761 EUR/USD = 1,2815 / 1,2818
AUD/USD = 0,7481 / 0,7486 GBP/USD = 1,8421 / 1,8426
USD/JPY = 106,68 / 106,73
Hãy xác định số tiền AUD trong giao dịch công ty B mua 20.000 GBP?
Đáp án: A. 49.620,892 AUD
B. 49.206,892 AUD
C. 49.227,892 AUD
D. 49.722,892 AUD
Câu 257: Có các niêm yết như sau
USD/VND = 15730 / 15761 EUR/USD = 1,2815 / 1,2818
AUD/USD = 0,7481 / 0,7486 GBP/USD = 1,8421 /1,8426
USD/JPY = 106,68 / 106,73
Hãy xác định số tiền AUD trong giao dịch công ty C bán 40.000 GBP?
Đáp án: A. 98.482,07 AUD
B. 98.429,07 AUD
C. 98.492,07 AUD
D. 98.248,07 AUD
Câu 258:
Có các niêm yết như sau:
USD/VND = 15730 / 15761 EUR/USD = 1,2815 /1,2818
AUD/USD = 0,7481 / 0,7486 GBP/USD = 1,8421 / 1,8426
USD/JPY = 106,68 /106,73
Hãy xác định số tiền VND trong giao dịch công ty A bán 120.000 USD?
Đáp án: A. 1.887.600.000 VND
B. 1.887.060.000 VND
C. 1.887.006.000 VND
D. 1.887.000.600 VND
Câu 259: Có các niêm yết như sau:
USD/VND = 15730 / 15761 EUR/USD = 1,2815 / 1,2818
AUD/USD = 0,7481 / 0,7486 GBP/USD = 1,8421 /1,8426
USD/JPY = 106,68 / 106,73
Hãy xác định số tiền VND trong giao dịch công ty B mua 20.000 GBP?
Đáp án: A. 580.842.372 VND
B. 580.824.372 VND
C. 580.208.372 VND
D. 580.802.372 VND
Câu 260: Có các niêm yết như sau:
USD/VND = 15730 / 15761 EUR/USD = 1,2815 / 1,2818
AUD/USD = 0,7481 / 0,7486 GBP/USD = 1,8421 / 1,8426
USD/JPY = 106,68 / 106,73
Hãy xác định số tiền VND trong giao dịch công ty C bán 40.000 AUD?
Đáp án: A. 470.270.000 VND
B. 470.207.000 VND
C. 471.326.164 VND
D. 471.632.164 VND
Câu 261: Ông X dự định gửi tiết kiệm định kỳ 3 tháng tại một ngân hàng Y số tiền là 30 triệu đồng. Lãi
suất ngân hàng áp dụng cho loại tiền này là 7,2%/năm. Ông X sẽ nhân được cả gốc và lãi khi đáo hạn là
bao nhiêu nếu ngân hàng chỉ tính lãi khi đáo hạn?
Đáp án: A. 30.540.000 đồng
B. 30.450.000 đồng
C. 30.054.000 đồng
D. 30.504.000 đồng
Câu 262:
Ông X dự định gửi tiết kiệm định kỳ 3 tháng tại một ngân hàng Y số tiền là 30 triệu đồng. Lãi suất ngân
hàng áp dụng cho loại tiền này là 7,2%/năm. Ông X sẽ nhân được cả gốc và lãi khi đáo hạn là bao nhiêu
nếu ngân hàng tính lãi kép hàng tháng?
Đáp án: A. 32.219.022 đồng
B. 31.246.022 đồng
C. 32.543.264 đồng
D. 333.534.246 đồng
Câu 263:
Ngày 20/11/2006 Phòng tín dụng của Ngân hàng A có nhận được của một khách hàng hối phiếu số
1247/04 ký phát ngày 15/10/2006 sẽ đến hạn thanh toán vào ngày 15/04/2007 có mệnh giá là 128.000
USD đã được Ngân hàng B chấp nhận chi trả khi đáo hạn, xin chiết khấu. Hãy xác định số tiền mà khách
hàng sẽ nhận được khi chiết khấu chứng từ trên biết rằng Ngân hàng A áp dụng mức hoa hồng là 0,5%
trên mệnh giá chứng từ nhận chiết khấu, lãi suất chiết khấu là 6%/năm đối với USD?
Đáp án: A. 124.267,67 USD
B. 124.245,66 USD
C. 124.245,33 USD
D. 124.645,67 USD
Câu 264: Ngày 20/02/2007 Phòng tài trợ xuất khẩu của Ngân hàng A nhận được đề nghị của công ty B
xin chiết khấu bộ chứng từ xuất khấu kèm theo L/C số 1235/12LCXK và hối phiếu số 1235/12HPXK trị
giá 250.000 USD phát hành vào ngày 10/01/2007 đến hạn thanh toán vào ngày 10/07/2007. Sau khi xem
xét chứng từ hợp lệ và lãnh đạo Ngân hàng A đã quyết định chấp nhận chiết khấu cho khách hàng với lãi
suất chiết khấu là 6,25%/năm và hoa hồng phí là 0,5% trên mệnh giá chứng từ. Hãy xác định số tiền mà
khách hàng nhận được qua nghiệp vụ chiết khấu này?
Đáp án: A. 242.637,61 USD
B. 242.430,56 USD
C. 242.673,56 USD
D. 242.430,16 USD
Câu 265: Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Chi phí huy động vốn của NHTM chỉ là chi phí trả lãi cho người gửi tiền. B. Chi phí huy động vốn của NHTM không phải là chi phí trả lãi cho người gửi tiền. C. Cả A và B đều đúng. D. Chi phí huy động vốn của NHTM không phải chỉ có chi phí trả lãi cho người gửi tiền mà còn
có cả các chi phí khác. Câu 266 Chi phí nào trong tổng chi phí huy động vốn của NHTM chiếm tỷ trọng lớn nhất?
A. Chi phí trả lãi tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn
B. Chi phí trả lãi tiền gửi tiết kiệm dài hạn
C. Chi phí trả lãi tiền gửi thanh toán
D. Chi phí trả lãi cho các khoản tiền huy động của NHTM chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi
phí huy động vốn của NHTM. Câu 267: Tại sao các khách hàng vay vốn của NHTM phải hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn?
A. Vì NHTM là ngân hàng của nhà nước. B. Vì NHTM chỉ cho khách hàng vay để bổ sung vốn lưu động của khách hàng khi thiếu
C. Cả A và B đều đúng
D. Vì NHTM đi vay vốn để cho vay; phải làm nghĩa vụ đối với nhà nước và để tồn tại phát triển. Câu 268: Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. NHTM chỉ cho vay bổ sung vốn lưu động thiếu đối với doanh nghiệp
B. NHTM cho vay tất cả các nhu cầu vay vốn của khách hàng thiếu vốn. C. NHTM cho vay những nhu cầu vay vốn hợp pháp của khách hàng khi có đủ điều kiện. D. NHTM chỉ cho khách hàng vay vốn khi có tài sản đảm bảo. Câu 269: Phát biểu nào dưới đây là chính xác?
A. Đảm bảo tiền vay của khách hàng khi vay vốn NHTM chỉ là các động sản; giấy tờ có giá. B. Đảm bảo tiền vay của khách hàng khi vay vốn NHTM chỉ là bất động sản. C. Đảm bảo tiền vay của khách hàng khi vay vốn NHTM là động sản, bất động sản; bảo lãnh
của bên thứ 3. D. Chỉ có A và B
Câu 268: Số tiền NHTM để lại nhằm thực hiện việc thanh toán, chi trả do ai quy định?
A. Do từng NHTM quy định
B. Do NHTW quy định
C. Do NHTM xây dựng trình NHTW phê duyệt
D. Do các NHTM cùng xây dựng. Câu 269: Lãi suất huy động vốn của các NHTM do ai quyết định?
A. Do từng NHTM quy định
B. Do NHTW quyết định
C. Do NHTM xây dựng trình NHTW quyết định
D. Do các NHTM cùng quyết định
Câu 270: Lãi suất tiền gửi tiết kiệm do ngân hàng nào quy định?
A. Do từng NHTM quy định
B. Do NHTW quy định. C. Do các NHTM cùng xây dựng
D. Do từng NHTM xây dựng trình NHTW phê duyệt. Câu 271: Phát biểu nào dưới đây là đúng về của nghiệp vụ huy động vốn của NHTM ?
A. Nghiệp vụ huy động của NHTM vốn tạo cho khách hàng gửi tiền vừa tiết kiệm tiền vừa
có thu nhập. B. Nghiệp vụ huy động vốn của NHTM làm giảm chi tiêu của công chúng. C. Nghiệp vụ huy động vốn của NHTM làm tăng khả năng thanh toán của công chúng
D. Cả B và C
Câu 272: Phát biểu nào dưới đây là một phát biểu không chính xác về vai trò của nghiệp vụ huy động vốn
đối với hoạt động của NHTM?
A. Nghiệp vụ huy động tạo cho ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh. B. Không có nghiệp vụ huy động vốn ngân hàng thương mại không có đủ nguồn vốn tài trợ cho
hoạt động của mình. C. Thông qua hoạt động huy động vốn, ngân hàng thương mại biết được nhu cầu vay vốn
của khách hàng. D. Không có phát biểu nào sai cả
Câu 273: Ngân hàng thương mại có thể huy động vốn qua những loại tài khoản tiền gưỉ nào?
A. Tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn
B. Tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm
C. Tiền gửi VND và tiền gửi ngoại tệ
D. Tất cả đều đúng
Câu 274: Phát biểu nào dưới đây là chính xác?
A. Tiền gửi không kỳ hạn có thể rút được bất cứ lúc nào kể cả khi ngân hàng đóng cửa trong khi
tiền gửi định kỳ có thể rút được bất cứ lúc nào khi ngân hàng mở cửa.
B. Tiền gửi không kỳ hạn có thể rút được bất cứ lúc nào trong khi tiền gửi định kỳ chỉ rút
được khi đến hạn. C. Tiền gửi không kỳ hạn không phải rút được bất cứ lúc nào
D. Tiền gửi có kỳ hạn có thể rút được bất cứ lúc nào
Câu 275: Phát biểu nào dưới đây về tín dụng của ngân hàng thương mại là phù hợp?
A.Tín dụng NHTM nhà nước kinh doanh không vì mục đích lợi nhuận
B. Tín dụng có đảm bảo và tín dụng không có đảm bảo
C. Tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần là tín dụng tư nhân
D. Tín dụng NHTM có hoàn trả và tín dụng NHTM không có hoàn trả
Câu 276: Quy trình tín dụng có ý nghĩa như thế nào trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại?
A. Có ý nghĩa đối với viêvcj mở rộng kinh doanh của ngân hàng
B. Có ý nghĩa tăng cường thu nợ
C. Có ý nghĩa như là căn cứ để đánh giá hoạt động của ngân hàng
D. Có ý nghĩa trong việc phán quyết cho vay; xem xét hồ sơ vay của khách hàng; trong
việc thu nợ; tăng cường hiệu quả sử dụng vốn vay;làm rõ trách nhiệm và quyền hạn của các
bên có liên quan trong vay vốn. Câu 277: Phát biểu nào dưới đây phản ánh chính xác nhất về mục tiêu của phân tích tín dụng trước khi
quyết định cho vay?
A. Khi khách hàng vay vốn đảm bảo đúng mục đích, đối tượng; tăng cường sử dụng vốn
vay có hiệu quả, trả nợ đúng hạn; chỉ ra những tình huống có thể dẫn đến rủi ro cho ngân
hàng, tiên lượng khả năng kiểm soát những loại rủi ro đó và dự kiến các biện pháp phòng
ngừa và hạn chế thiệt hại có thể xảy ra. B. Chỉ để kiểm tra khách hàng vay vốn
C. Để cho cán bộ tín dụng ngân hàng quan tâm đến thu nợ khi cho vay
D. Để các bộ phận của ngân hàng biết được tình hình cho vay và thu
Câu 278: Phát biểu nào về việc phải thẩm định hồ sơ tín dụng trước khi quyết định cho khách hàng vay là
phù hợp?
A. Phải thẩm định hồ sơ vì khách hàng vay chưa có tín nhiệm
B. Vì khách hàng mới vay vốn lần đầu. C. Vì khách hàng vay vốn với khối lượng lớn. D. Phải thẩm định để xem hồ sơ của khách hàng có thoả mãn các đièu kiện vay vốn hay
không?
Câu 279: NHTM phòng ngừa rủi ro hối đoái ngoại bảng bằng cách nào?
A. Không thực hiện nghiệp vụ giao dịch kỳ hạn ngoại tệ mà chỉ thực hiện nghiệp vụ giao dịch giao
ngay.
B. Thực hiện cả nghiệp vụ giao dịch kỳ hạn và giao dịch giao ngay về ngoại tệ
C. Chỉ thực hiện các giao dịch ngoại tệ về quyền chọn mua
D. Thực hiện các nghiệp vụ: giao dịch kỳ hạn, sử dụng hợp đồng tương lai, sử dụng giao dịch
quyền chọn. Câu 280: Phương pháp phòng ngừa rủi ro hối đoái nội bảng của NHTM gồm những nội dung nào?
A. NHTM luôn duy trì sự cân xứng về trạng thái ngoại hối giữa tài sản Có và tài sản Nợ
B. NHTM tham gia các giao dịch về ngoại tệ sao cho tổng giá trị mua vào của một ngoại tệ nào đó bằng
với tổng giá trị các hợp đồng bán ra của ngoại tệ đó. C. Gồm A và B
D. Chỉ duy trì sự cân xứng về trạng thái ngoại hối giữa tài sản Có và tài sản Nợ đối với một vài đồng
ngoại tệ. Câu 281: Phát biểu nào sau đây là một phát biểu chính xác ?
A. Cho vay ngắn hạn nhằm mục đích tài trợ vốn cho doanh nghiệp đầu tư vào tài sản lưu
động và cho vay dài hạn nhằm tài trợ vốn cho doanh nghiệp đầu tư vào tài sản cố định
B. Cho vay ngắn hạn và cho vay dài hạn đều cùng đối tượng đầu tư
C. Cho vay ngắn hạn chỉ thực hiện cho vay đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và
cho vay dài hạn không cho vay cá nhân. D. Gồm B và C
Câu 282: Quản lý dự trữ ngoại hối của quốc gia gồm những nội dung nào?
A. Xác định quy mô dự trữ ngoại hối
B. Xác định cơ cấu dự trữ ngoại hối
C. Tổ chức quản lý dự trữ ngoại hối
D. Gồm A, B, C
Câu 283: Phát biểu nào về quỹ dự trữ phát hành của NHTW sau đây là đúng?
A. Là quỹ dự trữ tiền để cho NHTM vay
B. Là quỹ dự trữ tiền để cấp tiền cho kho bạc nhà nước khi cần thiết
C. Gồm A và B
D. Là quỹ quản lý bảo quản các loại tiền tại kho trung ương của NHTW và các kho tiền tại chi
nhánh NHNN tỉnh, thành phố trực thuộc NHTW. Câu 284: Nghiệp vụ phát hành tiền của NHTW gồm những nội dung nào?
A. Xác định tiền cung ứng tăng thêm hàng năm; đưa tiền vào lưu thông và tổ chức điều hoà tiền mặt. B. Tổ chức chế bản, in đúc; bảo quản tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá
C. Vận chuyển tiền, tiền sản quý, giấy tờ có giá; thu hồi thay thế tiền
D. Gồm A, B, C và tiêu huỷ tiền
Câu 285: Phát biểu nào dưới đây là phát biểu đúng về phân loại hối phiếu thương mại?
E. Hối phiếu thương mại có thể phân thành hối phiếu trả ngay và hối phiếu có kỳ hạn
F. Hối phiếu thương mại có thể phân thành hối phiếu sử dụng trong phương thức nhờ thu và hối
phiếu sử dụng trong phương thức tín dụng chứng từ. G. Hối phiếu thương mại có thể phân thành hối phiếu đích danh và hối phiếu trả theo lệnh
H. Tất cả các phát biểu trên đều đúng
Câu 286 : Yếu tố nào là yếu tố không bắt buộc phải có khi phát hành hối phiếu ?
A. Tiêu đề của hối phiếu
B. Địa điểm ký phát hối phiếu
C. Mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện
D. Số tiền bằng số và bằng chữ của hối phiếu. Câu 287: Ngân hàng đối phó với rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ bằng cách nào ?
A. Tìm cách cân bằng hay đóng trạng thái ngoại tệ
B. Sử dụng công cụ phòng ngừa rủi ro
C. Chấp nhận rủi ro nhằm kiếm lợi nhuận. D. Tất cả các trả lời đều đúng. Câu 288: Ngày nay NHTW phát hành tiền vào lưu thông dựa trên những cơ sở nào?
A. Dựa trên cơ sở có đảm bảo bằng vàng
B. Dựa trên cơ sở có đảm bảo bằng vàng bạc, kim khí đá quý
C. Dựa trên cơ sở có đảm bảo bằng tốc độ lạm phát
D. Dựa trên cơ sở có đảm bảo bằng hàng hoá, dịch vụ
Câu 289: Rủi ro thanh khoản của NHTM do những nguyên nhân nào?
A. Do khách hàng kinh doanh thua lỗ
B. Do ngân hàng không tích cực thu nợ
C. Do ngân hàng cho vay quá nhiều
D. Do những nguyên nhân xuất hiện từ tài sản Nợ và tài sản Có. Câu 290: Phát biểu nào về rủi ro thanh khoản của NHTM dưới đây là chính xác?
A. Rủi ro thanh khoản là sự tổn thất về tiền trong thanh toán của NHTM
B. Rủi ro thanh khoản là do NHTM không có khả năng thanh toná bằng chuyển khoản cho khách hàng. C. Rủi ro thanh khoản của NHTM là sự mất mát về tín nhiệm của NHTM trong thanh toán
D. Rủi ro thanh khoản của NHTM là tình trạng NHTM không có đủ nguồn vốn hoặc không tìm
được nguồn vốn từ bên ngoài để đáp ứng yêu cầu thanh toán, rút tiền của khách hàng. Câu 291: Vốn pháp định của NHTM do ai quy định?
A. Do từng ngân hàng thương mại tự quy định
B. Do các ngân hàng thương mại cùng quy định
C. Do NHTM xây dựng trình lên NHTW duyệt
D. Do nhà nước quy định
Câu 292: Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Vốn điều lệ của NHTM tối thiểu bằng vốn pháp định mà nhà nước quy định cho NHTM
B. Vốn điều lệ của NHTM có thể nhỏ hơn vốn pháp định mà nhà nước quy định cho NHTM
C. Vốn điều lệ của NHTM phải lớn hơn vốn pháp định mà nhà nước quy định cho NHTM
D. Cả B và C là đúng. Câu 293: Nguồn vốn huy động nào của NHTM có lãi suất thấp nhất?
A. Tiền gửi có kỳ hạn
B. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
C. Tiền gửi thanh toán. D. Chứng chỉ tiền gửi
Câu 294: Phát biểu nào dưới đây là chính xác?
A. Tiền gửi thanh toán lãi suất huy động thường cao hơn lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn
B. Lãi suất huy động tiền gửi thanh toán bằng lãi suất huy động không kỳ hạn của lãi suất tiết kiệm. C. Lãi suất huy động tiền gửi thanh toán nhỏ hơn lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm không kỳ
hạn. D. Cả A và B đều đúng
Câu 295: Phát biểu nào dưới đây về vốn điều lệ của từng loại ngân hàng thương mại là đúng ?
A. Vốn điều lệ của từng loại ngân hàng thương mại luôn phải lớn hơn hoặc tối thiểu bằng
vốn pháp định, là số vốn do Chính phủ quy định trong từng thời kỳ cho từng loại ngân hàng
thương mại. B. Trong quá trình hoạt động, kinh doanh ngân thương mại không được bổ sung vốn điều lệ của
mình. C. Vốn điều lệ của từng loại ngân hàng thương mại là do từng ngân hàng thương mại tự quyết
định điều chỉnh mà không cần có ý kiến của NHTW . D. Tất cả các cách phát biểu trên đều đúng
Câu 297: Thế nào là cho vay thế chấp bằng bất động sản?
A. Là hình thức cho vay mà khách hàng phải dùng tài sản là bất động sản để đảm bảo các
khoản nợ, những tài sản cho khách hàng giữ và có trách nhiệm quản lý còn ngân hàng chỉ
giữ giấy tờ xác nhận quyền sở hữu và văn tự thế chấp tài sản đó. B. Là hình thức cho vay mà khách hàng phải dùng tài sản là bất động sản để thế chấp cho một
khoản vay nhưng không cần phải giao giấy tờ sở hữu cho ngân hàng quản lý. C. Là hình thức cho vay mà khách hàng dùng tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp để cầm cố
khi vay vốn.
D. Là hình thức cho vay mà khách hàng có thể dùng bất cứ động sant nào để thế chấp khi vay
vốn ngân hàng
Câu 298: Thế nào là thời hạn trả nợ?
A. Là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu trả nợ cho đến khi trả hết nợ
(gốc và lãi) cho ngân hàng. B. Là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận tiền vay đầu tiên đến khi trả
hết nợ (gốc và lãi) cho ngân hàng. C. Là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng kết thúc việc nhận tiền vay cho đến khi bắt
đầu trả nợ cho ngân hàng. D. Là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận tiền vay đầu tiên đến khi kết
thúc việc nhận tiền vay. Câu 299: Những yếu tố cấu thành lãi suất cho vay bao gồm những yếu tố nào?
A. Chi phí vốn chủ sở hữu, chi phí huy động vốn, chi phí hoạt động. B. Chi phí vốn chủ sở hữu, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, chi phí hoạt động. C. Chi phí vốn chủ sở hữu, chi phí huy động vốn, chi phí hoạt động, chi phí dự phòng rủi
ro tín dụng, chi phí thanh khoản, chi phí về nghĩa vụ đối với nhà nước, một phần lợi nhuận
để phát triển. D. Chi phí hoạt động, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, chi phí thanh khoản, chi phí vốn Câu
301: Các hình thức cho thuê tài chính gồm những hình thức nào?
A. Cho thuê tài chính ba bên, tái cho thuê, cho thuê tài chính hai bên. B. A; cho thuê tài chính liên kết, cho thuê tài chính hợp tác. C. B; cho thuê tài chính bắc cầu. D. Cho thuê tài chính ba bên, tái cho thuê, cho thuê tài chính hai bên, cho thuê tài chính hợp tác, cho thuê tài chính bắc cầu. Câu 302: Tổng số tiền tài trợ cho thuê bao gồm những chi phí nào?
A. Chi phí mua tài sản, chi phí vận chuyển, chi phí lắp đặt chạy thử. B. A và các chi phí khác để hình thành nguyên giá tài sản. C. Chi phí mua tài sản để hình thành nguyên giá tài sản. D. Chi phí mua tài sản
Câu 303: Việc xác định thời hạn thuê được dựa trên các cơ sở nào?
A. Thời gian hoạt động của tài sản, tốc độ lỗi thời của tài sản. B. A; cường độ sử dụng tài sản
C. B; khả năng thanh toán, các rủi ro trên thị trường. D. C; tính chất của từng loại tài sản… Câu 304: Thế nào là cho thuê vận hành?
A. Cho thuê vận hành là một thoả thuận cho thuê có thời hạn thuê ngắn hơn nhiều so với thời
gian hữu dụng của tài sản. B. A; tổng số tiền mà người thuê phải trả nhỏ hơn nhiều so với giá trị gốc của tài sản. C. B; người cho thuê phải chịu toàn bộ chi phí bảo trì, bảo hiểm, rủi ro, thiệt hại không
phải do bên thuê gây ra. D. A; người cho thuê phải chịu toàn bộ chi phí bảo trì. Câu 305: ở Việt Nam thì một giao dịch cho thuê vận hành được xác định khi nào?
A. Quyền sở hữu tài sản không được chuyển giao cho bên thuê khi kết thúc hợp đồng thuê và
thời hạn cho thuê chỉ chiếm một phần thời gian hữu dụng của tài sản cho thuê. B. A; hợp đồng cho thuê không quy định việc thoả thuận mua tài sản cho thuê giữa bên thuê và
bên cho thuê. C. B; công ty cho thuê tài chính có nhu cầu cho thuê vận hành phải đáp ứng đủ các điều
kiện do NHNN Việt Nam quy định và được NHNN chấp thuận bằng văn bản. D. A; công ty cho thuê tài chính có nhu cầu cho thuê vận hành phải đáp ứng đủ các điều kiện do
NHNN Việt Nam quy định
Câu 306: Điều kiện áp dụng cho vay hợp vốn là gì?
A. Nhu cầu xin vay vốn của khách hàng vượt quá giới hạn cho vay của ngân hàng theo quy định
hiện hành. B. Nhu cầu phân tán rủi ro ngân hàng. C. A; nguồn vốn của một ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng. D. B và C; khách hàng vay có nhu cầu vay vốn từ nhiều ngân hàng. Câu 307: Nguyên tắc tổ chức việc cho vay hợp vốn là gì?
A. Các thành viên tự nguyện tham gia và phối hợp với nhau để thực hiện. B. Hình thức cấp tín dụng và phương thức giao dịch giữa các bên tham gia cho vay hợp vốn với
khách hàng vay vốn phải được các thành viên thoả thuận thống nhất ghi trong hợp đồng cho vay
hợp vốn. C. Các thành viên tự nguyện tham gia, thống nhất lựa chọn tổ chức đầu mối, thành viên đầu mối
thanh toán. D. B và C
Câu 308: Quy trình cho vay hợp vốn gồm những nội dung nào?
A. Đề xuất cho vay hợp vốn cho một dự án, thẩm định dự án hợp vốn. B. Đề xuất cho vay hợp vốn cho một dự án, phối hợp cho vay hợp vốn. C. Đề xuất cho vay hợp vốn cho một dự án, phối hợp cho vay hợp vốn, thẩm định dự án hợp
vốn. D. C; ký kết và thực hiện hợp đồng cho vay hợp vốn, hợp đồng tín dụng.
Câu 310: Thanh toán không dùng tiền mặt có những đặc trưng nào?
A. Thanh toán không dùng tiền mặt chỉ sử dụng phương tiện uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi và séc
để thanh toán. B. Trong thanh toán không dùng tiền mặt, mỗi khoản thanh toán ít nhất có 3 bên tham gia, đó là:
Người trả tiền, người thụ hưởng và các trung gian thanh toán. C. Thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng tiền chuyển khoản (còn gọi là tiền ghi sổ, bút tệ);
chứng từ thanh toán. D. B và C
Câu 311: Thế nào là chứng từ thanh toán trong thanh toán không dùng tiền mặt?
A. Chứng từ thanh toán là các phương tiện chuyển tải những điều kiện thanh toán và
được sử dụng làm căn cứ thực hiện việc chi trả gồm các lệnh thu, lệnh chi do chính người
thụ hưởng hay người trả tiền lập ra. B. Chứng từ thanh toán là các lệnh thu, lệnh chi do chính người thụ hưởng lập ra. C. Chứng từ thanh toán là các phương tiện chuyển tải những điều kiện thanh toán như lệnh thu
do chính người trả tiền lập ra. D. Chứng từ thanh toán là các căn cứ thực hiện việc chi trả như lệnh chi do chính người thụ
hưởng lập ra. Câu 312: Khi quyết định mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng, khách hàng thường quan tâm
đến các yếu tố nào?
A. Thuận tiện trong giao dịch, tốc độ nhanh. B. Đảm bảo an toàn tài sản. C. Chi phí giao dịch hợp lý; đảm bảo an toàn. D. A và C
Câu 313: Tài khoản thanh toán bị phong toả một phần hay toàn bộ số tiền trong các trường hợp nào?
A. Có thoả thuận giữa chủ tài khoản và ngân hàng
B. Có quyết định hoặc yêu cầu bằng văn bản của người có thẩm quyền theo quy định của pháp
luật. C. B; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật
D. C; có thoả thuận giữa chủ tài khoản và ngân hàng. Câu 314: Tài khoản thanh toán bị đóng trong các trường hợp nào?
A. Chủ tài khoản yêu cầu, khi tổ chức có tài khoản bị chấm dứt hoạt động theo quy định của
pháp luật. B. Trường hợp chủ tài khoản vi phạm pháp luật trong thanh toán hoặc vi phạm thoả thuận với
ngân hàng hoặc khi tài khoản có số dư thấp và không hoạt động trong một thời gian nhất định theo
quy định của ngân hàng thì ngân hàng được quyền quyết định việc đóng tài khoản của chủ tài
khoản ; Tài khoản hêt số dư, sau 6 tháng không có hoạt động
C. Tài khoản hêt số dư, sau 6 tháng không có hoạt động
D. A và B; khi cá nhân có tài khoản bị chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự. Câu 315: Thế nào là lệnh thanh toán?
A. Lệnh thanh toán là lệnh của người sử dụng dịch vụ thanh toán với ngân hàng cung ứng
dịch vụ thanh toán dưới hình thức chứng từ giấy hoặc chứng từ điện tử hoặc các hình thức
khác theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để yêu cầu ngân hàng thực hiện
giao dịch thanh toán. B. Lệnh thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đối với người sử dụng dịch vụ
thanh toán để thực hiện thanh toán. C. Lệnh thanh toán là lệnh của người sử dụng dịch vụ thanh toán với ngân hàng cung ứng dịch
vụ thanh toán dưới hình thức chứng từ điện tử để yêu cầu ngân hàng thực hiện giao dịch thanh toán. D. Gồm B và C
Câu 316: Thế nào là thẻ ngân hàng?
A. Thẻ ngân hàng là công cụ thanh toán do ngân hàng phát hành và bán cho khách hàng
sử dụng để trả tiền hàng hoá, dịch vụ, các khoản thanh toán khác hoặc rút tiền mặt tại các
máy rút tiền tự động. B. Thẻ ngân hàng là công cụ thanh toán do ngân hàng phát hành cho khách hàng sử dụng để trả
tiền hàng hoá, dịch vụ. C. Thẻ ngân hàng là công cụ thanh toán do ngân hàng phát hành cho khách hàng sử dụng để trả
tiền hàng hoá. D. Thẻ ngân hàng là công cụ thanh toán do ngân hàng bán cho khách hàng sử dụng để trả tiền
dịch vụ hoặc rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động. Câu 317: Tham gia thanh toán uỷ thác thu trong thanh toán quốc tế gồm các chủ thể nào?
A. Người xuất khẩu, người nhập khẩu. B. Ngân hàng chuyển, ngân hàng xuất trình
C. A và B
D. Người xuất khẩu, ngân hàng chuyển. Câu 318: Tham gia thanh toán chuyển tiền trong thanh toán quốc tế gồm các chủ thể nào?
A. Người chuyển tiền, người nhận chuyển tiền (người thụ hưởng). B. Ngân hàng phục vụ người chuyển tiền, ngân hàng phục vụ người nhận chuyển tiền
C. Người chuyển tiền, ngân hàng phục vụ người chuyển tiền, người nhận chuyển tiền. D. A và B
Câu 319: Một hợp đồng quyền chọn mua hoặc bán bao gồm những nội dung chính nào?
A. Hình thức hợp đồng, mệnh giá hợp đồng. B. Giá thực hiện, thời hạn hợp đồng. C. A và B; lệ phí quyền chọn
D. A; lệ phí quyền chọn và thời hạn hợp đồng. Câu 320: Bảo lãnh ngân hàng có các đặc điểm nào?
A. Là mối quan hệ nhiều bên phụ thuộc lẫn nhau. B. Bảo lãnh ngân hàng có tính độc lập so với hợp đồng. C. B; mối quan hệ nhiều bên phụ thuộc lẫn nhau
D. C và tính phù hợp của bảo lãnh.

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);