190 câu trắc nghiệm kiến thức chung ôn thi công chức 2020- Phần 2 – hết

 
Câu 90. Điều kiện nào sau đây không phải là điều kiện đăng ký dự tuyển công chức?
A. Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam. B. Đủ 20 tuổi trở lên.
C. Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng. D. Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp.
Câu 91. Theo Luật cán bộ, công chức năm 2008, thì việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào?
A. Yêu cầu nhiệm vụ. B. Vị trí việc làm.
C. Chỉ tiêu biên chế. D. Cả 3 phương án còn lại.
Câu 92. Quản lý cán bộ bao gồm những nội dung chính nào dưới đây?
A. Tuyển chọn, bố trí, phân công, điều động và luân chuyển cán bộ, phân cấp quản lý cán bộ. 
B. Đánh giá cán bộ; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ; Khen thưởng, kỷ luật cán bộ; thực hiện chế độ chính sách cán bộ. 
C. Kiểm tra, giám sát công tác cán bộ, giải quyết khiếu nại, tố cáo về cán bộ.
D. Cả 3 phương án còn lại.
 
Câu 93. Công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng trong nước không được hưởng quyền lợi nào sau đây?
A. Được cơ quan quản lý, sử dụng bố trí thời gian và kinh phí theo quy định.
B. Được tính thời gian đào tạo, bồi dưỡng vào thời gian công tác liên tục.
C. Được hưởng nguyên lương, phụ cấp trong thời gian đào tạo, bồi dưỡng; được biểu dương, khen thưởng về kết quả xuất sắc trong đào tạo, bồi dưỡng.
D. Sau đào tạo, bồi dưỡng được nâng lương sớm 1 năm. 
Câu 94. Nguyên tắc nào không phải là nguyên tắc trong thi hành công vụ?
A- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
B- Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân và phân công, phân cấp rõ ràng.
C- Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
D- Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát.
Câu 95. Theo quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008, trường hợp nào sau đây là cán bộ?  
A- Giám đốc Sở.                                        B- Bộ trưởng. 
C- Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh.      D- Trưởng phòng Nội vụ huyện.
Câu 96. Trường hợp nào sau đây công chức bị xem xét xử lý kỷ luật bằng hình thức “khiển trách” theo Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ “Quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức”?
A. Có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong thi hành công vụ
B. Cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện
C. Sử dụng giáy tờ không hợp pháp để tham gia đào tạo, bồi dưỡng; được dự thi nâng ngạch công chức.
D. Cả 3 phương án còn lại.
Câu 97. Trường hợp nào sau đây công chức bị xem xét xử lý kỷ luật bằng hình thức “cảnh cáo” theo Nghị định số 34/2011/NĐ-CP, ngày 17/5/2011 của Chính phủ “Quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức”?
A. Không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng;
B. Sử dụng tài sản công trái pháp luật;
C. Không chấp hành quyết định điều động, phân công công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền;
D. Cả 3 phương án còn lại.
Câu 98. Theo Luật cán bộ, công chức năm 2008, nội dung nào không phải là nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức?
A. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
B.  Kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế.
C. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước.
D.  Thực hiện bình đẳng giới.
Câu 99. Nhiệm vụ nào sau đây không thuộc thẩm quyền của cơ quan sử dụng công chức?
A. Bố trí, phân công nhiệm vụ và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của công chức.
B. Thanh tra, kiểm tra việc thi hành các quy định của pháp luật đối với công chức thuộc phạm vi quản lý.
C.  Đánh giá công chức theo quy định.
D. Tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với công chức.
Câu 100. Việc quản lý biên chế công chức phải tuân thủ nguyên tắc nào?
A. Đáp ứng yêu cầu bảo đảm biên chế công chức phù hợp với đổi mới hệ thống chính trị.
B. Đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, bảo đảm biên chế công chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
C. Đáp ứng yêu cầu thực hiện phân cấp quản lý công chức trong các cơ quan nhà nước. 
D. Đáp ứng yêu cầu xây dựng bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực
Câu 101. Theo Luật cán bộ, công chức năm 2008, nội dung nào dưới đây không phải là quyền của cán bộ, công chức?
A. Được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở. 
B. Được quyền thành lập công ty hợp danh.
C. Được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
D. Được hưởng chính sách ưu đãi về phương tiện đi lại.
Câu 102. Trong thời hạn chậm nhất bao nhiêu ngày, kể từ ngày có quyết định tuyển dụng, người được tuyển dụng vào công chức phải đến cơ quan nhận việc, trừ trường hợp quyết định tuyển dụng quy định thời hạn khác?
A. 30 ngày                 B. 20 ngày             C. 15 ngày                        D. 10 ngày
Câu 103. Trong thời gian tập sự, người tập sự có trình độ từ đại học trở xuống được hưởng bao nhiêu % mức lương bậc 1 của ngạch tuyển dụng?
A. 70%                         B.75%                C. 80%                               D. 85%
Câu 104. Trong thời gian tập sự, người tập sự có trình độ thạc sĩ được hưởng mức lương như thế nào của ngạch tuyển dụng?
A. 90% bậc 1 của ngạch tuyển dụng      B. 100% bậc 1 của ngạch tuyển dụng
C. 85% bậc 2 của ngạch tuyển dụng         D. 90% bậc 2 của ngạch tuyển dụng
Câu 105. Theo Luật cán bộ, công chức năm 2008, hình thức kỷ luật nào sau đây không áp dụng đối với cán bộ?
A. Cảnh cáo.          B. Cách chức.               C. Giáng chức.          D. Bãi nhiệm.
Câu 106. Theo Luật cán bộ, công chức, đâu là hình thức kỷ luật đối với cán bộ?
A. Hạ bậc lương    B. Giáng chức C. Cách chức D. Buộc thôi việc
Câu 107. Theo Luật Cán bộ, công chức, đâu không phải là hình thức kỷ luật đối với công chức?
A. Khiển trách; B. Cảnh cáo; C. Cách chức; D. Bãi nhiệm.
Câu 108. Theo quy định hiện hành, Quốc hội bao gồm những chức năng nào? 
A. Chức năng lập hiến, lập pháp. 
B. Chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. 
C. Chức năng giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. 
D. Cả 3 phương án còn lại.
 
Câu 109. Nội dung nào sau đây không thuộc quan điểm của Kết luận số 64-KL/TW Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XI về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở”?
A. Nhất thiết ở Trung ương có tổ chức nào thì ở địa phương cũng có tổ chức đó.
B. Cần tăng cường kiêm nhiệm một số chức danh trong các tổ chức của hệ thống chính trị.
C. Những chủ trương đã thực hiện, nhưng thực tiễn khẳng định là không phù hợp thì điều chỉnh, sửa đổi ngay.
D. Quyền hạn đi đôi với trách nhiệm và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu.
Câu 110. Tổ chức nào sau đây không phải là đoàn thể chính trị – xã hội?
A. Hội Nông dân Việt Nam. B. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
C. Hội Cựu chiến binh Việt Nam. D. Hội Luật gia Việt Nam.
Câu 111. Đoàn thể chính trị – xã hội nào được thành lập sớm nhất?
A. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. B. Hội Nông dân Việt Nam.
C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. D. Công đoàn Việt Nam.
Câu 112. Khái niệm “hệ thống chính trị” lần đầu tiên được Đảng ta sử dụng khi nào?
A. Tại Hội nghị Trung ương 6 khóa VI 
B. Tại Hội nghị Trung ương 3 khóa VII 
C. Tại Hội nghị Trung ương 2 khóa VIII 
D. Tại Hội nghị Trung ương 5 khóa IX
Câu 113. Hệ thống chính trị nước CHXHCN Việt Nam vận hành theo cơ chế nào?
A. Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ
B. Đảng làm chủ, Nhà nước lãnh đạo, nhân dân quản lý
C. Đảng quản lý, nhà nước lãnh đạo, nhân dân làm chủ
D. Đảng lãnh đạo, Nhà nước làm chủ, nhân dân quản lý
Câu 114.  Cơ quan nào là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam?
A. Bộ Chính trị B. Ban Bí thư
C. Chính phủ D. Quốc hội
Câu 115. Chính phủ không có chức năng nào ?
A.  Là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.
B.  Là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất.
C.  Là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
D.  Quản lý nhà nước theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Câu 116. Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước 10 năm được chia thành những giai đoạn nào?
A. Giai đoạn (2011 – 2020).
B. Giai đoạn 1 (2011 – 2015); Giai đoạn 2 (2016 – 2020). 
C. Giai đoạn 1 (2011 – 2013);  Giai đoạn 2 (2014 – 2017); Giai đoạn 3 (2017 – 2020). 
D. Giai đoạn 1 (2011 – 2016); Giai đoạn 2 (2017 – 2020). 
Câu 117. Mục tiêu Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn (2011 – 2020) vào năm 2020 thủ tục hành chính được cải cách cơ bản, mức độ hài lòng của nhân dân và doanh nghiệp về thủ tục hành chính phải đạt được mức nào dưới đây? 
A. Mức trên 80%. B. Mức trên 70% .
C. Mức trên 60% . D. Mức trên 50% .
 
Câu 118. Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng được xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) là một xã hội như thế nào?
A. Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. 
B. Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. 
C. Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
D. Dân giàu, nước mạnh, công bằng, văn minh. 
Câu 119. Vị trí pháp lý của Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
A. Là cơ quan chấp hành của Nhà nước.
B.  Là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
C. Là cơ quan quyền lực của nhà nước.    
D. Là cơ quan quyền lực của Quốc hội.
Câu 120. Theo Hiến pháp 2013 thì chức năng nào không phải của Chính phủ?
A. Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
B. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
C. Chính phủ là cơ quan duy nhất có thẩm quyền ban hành văn bản dưới luật.
D. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội.
Câu 121. Thẩm quyền công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh là của ai?
         A. Chủ tịch Quốc hội. B. Thủ tướng Chính phủ.
         C. Chủ tịch nước D.Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Câu 122. Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc nào?
A. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
B. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và nhờ người khác bỏ phiếu kín.
C. Phổ thông, trưng cầu dân ý và bỏ phiếu kín.
D. Phổ thông, bình đẳng và đại diện cử tri. 
Câu 123. Nội dung nào sau đây không phải là nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội
A. Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế – xã hội của đất nước;
B. Thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
C. Quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ của Chính phủ
D. Thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt
Câu 124. Theo Hiến pháp 2013, thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân là thuộc chức danh nào dưới đây?
A. Tổng Bí thư B. Chủ tịch nước
C. Thủ tướng Chính phủ D. Chủ tịch Quốc hội
Câu 125. Luật Tổ chức Chính phủ được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 19-6-2015 có hiệu lực thi hành từ ngày?
A. 01-12-2015 B. 01-01-2016 C. 01-7-2015 D. 01-6-2016
Câu 126. Luật tổ chức Chính phủ được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 19-6-2015 quy định số lượng cấp phó như thế nào?
A. Số lượng Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ không quá 4; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an không quá 6.
B. Số lượng Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ không quá 5; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ ngoại giao không quá 6.
C. Số lượng Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ không quá 4; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ ngoại giao không quá 5.
D. Số lượng Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ không quá 4; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an không quá 5.
Câu 127. Theo Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ CB, CC, VC khi chuyển công tác thì cơ quan, tổ chức, đơn vị mới có trách nhiệm đánh giá, phân loại kết hợp với ý kiến nhận xét của cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ (đối với trường hợp có thời gian công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ) bao nhiêu tháng trở lên?
A.Từ 06 tháng trở lên
B. Từ 10 tháng trở lên
C. Từ 03 tháng trở lên
D. Không xác định thời gian
Câu 128. Theo Kết luận số 86-KL/TW ngày 24/01/2014 của Bộ Chính trị sinh viên tốt nghiệp xuất sắc khi được tuyển dụng thì xếp hệ số lương bao nhiêu?
A. Được hưởng 100% hệ số 2,34, bậc lương 1/9 ngạch chuyên viên;
B. Được hưởng 100% hệ số 2,67, bậc lương 1/9 ngạch chuyên viên;
C. Được hưởng hệ số 4,40, bậc 1/8 ngạch chuyên viên chính
D. Được hưởng hệ số lương 4,74, bậc 2/8 của ngạch chuyên viên chính và tương đương
Câu 129.  Theo quy định tại Nghị định số 161/2018/NĐ-CP, ngày 29/11/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thì việc thi tuyển công chức được thực hiện mấy vòng thi?
A. 01 vòng thi.
B. 02 vòng thi.
C. Thi trắc nghiệm và thi viết.
D. Thi môn kiến thức chung, nghiệp vụ chuyên ngành, tin học và ngoại ngữ.
Câu 130.  Theo Luật Tổ chức Quốc hội hiện hành, số lượng đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách trên tổng số đại biểu Quốc hội?
A. Ít nhất 35%. B. Từ 35% – 40%.
C. Từ 40% – 45%. D. Từ 45% – 50%.
Câu 131.  Theo Luật Tổ chức Quốc hội hiện hành, quy định thời gian làm việc trong năm để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội hoạt động không chuyên trách là?
A. Ít nhất 2/3 thời gian làm việc trong năm.
B. Ít nhất 1/2 thời gian làm việc trong năm.
C. Ít nhất 1/3 thời gian làm việc trong năm.
D. Ít nhất 1/4 thời gian làm việc trong năm.
Câu 132.  Cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương được phân bổ số lượng người giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội thực hiện bước nào sau đây trong quy trình giới thiệu người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình ứng cử đại biểu Quốc hội?
A. Ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị dự kiến người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình để giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội.
B. Tổ chức hội nghị lấy ý kiến nhận xét của cử tri nơi người được dự kiến giới thiệu ứng cử công tác.
C. Tổ chức hội nghị ban lãnh đạo mở rộng để thảo luận, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội của cơ quan mình.
D. Cả 3 phương án còn lại.
Câu 133.  Theo quy định hiện hành, văn bản nào sau đây không phải là văn bản quy phạm pháp luật?
A. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
B. Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
C. Thông tư của Bộ trưởng.
D. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.
Câu 134.  Theo Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh gồm:
A. Chủ tịch Hội đồng nhân dân và hai Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
B. Chủ tịch Hội đồng nhân dân, hai Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, các Uỷ viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân;
C.  Chủ tịch Hội đồng nhân dân, hai Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh
D.  Chủ tịch Hội đồng nhân dân, hai Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, các Uỷ viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân và Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh.
Câu 135.  Theo quy định hiện hành, số lượng Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh loại I có ?
A. Hai Phó Chủ tịch B. Không quá hai Phó Chủ tịch
C. Không quá ba Phó Chủ tịch D. Không quá bốn Phó Chủ tịch
Câu 136.  Theo quy định hiện hành, số lượng Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh loại II và loại III có ?
A. Hai Phó Chủ tịch B. Không quá hai Phó Chủ tịch
C. Không quá ba Phó Chủ tịch C. Không quá bốn Phó Chủ tịch
Câu 137.   Theo quy định hiện hành, số lượng Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện loại I có?
A. Một Phó Chủ tịch B. Không quá hai Phó Chủ tịch
C. Không quá ba Phó Chủ tịch D. Không quá bốn Phó Chủ tịch
 
Câu 138.  Theo quy định hiện hành, số lượng Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện loại II và loại III có ?
A. Một Phó Chủ tịch B. Không quá hai Phó Chủ tịch
C. Ba Phó Chủ tịch C. Không quá ba Phó Chủ tịch
 
Câu 139.   Theo quy định hiện hành, kết quả bầu Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND cấp tỉnh được ai phê chuẩn?
A. Chủ tịch nướcB. Thủ tướng Chính phủ
C. Chủ tịch Quốc hội C. Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Câu 140.  Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân theo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân số 85/2015/QH13 được quy định như thế nào ?
A. Ngày bầu cử phải là ngày chủ nhật và được công bố chậm nhất là 100 ngày trước ngày bầu cử
B. Ngày bầu cử phải là ngày chủ nhật và được công bố chậm nhất là 115 ngày trước ngày bầu cử
C. Ngày bầu cử phải là ngày chủ nhật và được công bố chậm nhất là 130 ngày trước ngày bầu cử
D. Ngày bầu cử phải là ngày chủ nhật và được công bố chậm nhất là 120 ngày trước ngày bầu cử
Câu 141.   Theo quy định hiện hành, số lượng người dân tộc thiểu số được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội bảo đảm có ít nhất bao nhiêu phần trăm trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội ?
A. Chiếm ít nhất 15 %
B. Chiếm ít nhất 16 %
C. Chiếm ít nhất 17 %
D. Chiếm ít nhất 18 %
Câu 142.  Theo Kết luận số 86-KL/TW, ngày 24/01/2014 của Bộ Chính trị đối với cán bộ khoa học trẻ có trình độ tiến sĩ khoa học khi được tuyển dụng thì xếp hệ số lương bao nhiêu?
A. Được hưởng hệ số lương 5,08, bậc 3/8 của ngạch chuyên viên chính và tương đương;
B.  Được hưởng hệ số lương 5,42, bậc 4/8 của ngạch chuyên viên chính và tương đương;  
C. Được hưởng hệ số 4,40, bậc 2/8 ngạch chuyên viên chính;
D. Được hưởng hệ số lương 4,74, bậc 2/8 của ngạch chuyên viên chính và tương đương.
Câu 143.  Theo quy định hiện hành, chậm nhất bao nhiêu ngày trước ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân phải thành lập Ủy ban bầu cử tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ?
A. Chậm nhất là 100 ngày
B. Chậm nhất là 105 ngày
C. Chậm nhất là 110 ngày
D. Chậm nhất là 115 ngày
Câu 144.  Theo quy định hiện hành, chậm nhất bao nhiêu ngày trước ngày bầu cử, Tổ bầu cử phải niêm yết danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND ở khu vực bỏ phiếu ?
A. Chậm nhất là 20 ngày
B. Chậm nhất là 25 ngày
C. Chậm nhất là 30 ngày
D. Chậm nhất là 35 ngày.
Câu 145.  Quan hệ đối ngoại của ASEAN gồm các khuôn khổ nào?
A. ASEAN+1; ASEAN+3
B. ASEAN+1; ASEAN+3; ARF
C. ASEAN+1; ASEAN+3; EAS
D. ASEAN+1; ASEAN+3; ARF; EAS
Câu 146.  Nguyên tắc cơ bản trong việc ra quyết định của ASEAN là gì?
A. Thiểu số phục tùng đa số          B. Tham vấn
B. Đồng thuận D. Tham vấn và đồng thuận
Câu 147.  Mục tiêu đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta được xác định tại Đại hội XII là?
A. Vì lợi ích quốc gia, dân tộc
B. Bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia – dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi
C. Đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại
D. Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế
Câu 148.  Chủ trương của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông là gì?
A. Thông qua biện pháp hoà bình.
B. Giải quyết bằng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
C. Sử dụng giải pháp kiện ra Toà án quốc tế.
D. Bằng biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
Câu 149.  Thứ tự của Tinh thần “4 tốt” trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là gì?
A. Bạn bè tốt, đối tác tốt, láng giềng tốt, đồng chí tốt.
B. Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt.
C. Bạn bè tốt, đối tác tốt, đồng chí tốt, láng giềng tốt.
D. Đối tác tốt, bạn bè tốt, láng giềng tốt, đồng chí tốt.
Câu 150. Chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế” của Đảng ta lần đầu tiên được đưa ra tại văn bản nào?
A. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI.
B. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII.
C. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI.
D. Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế.
Câu 151.   Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đề ra chỉ tiêu giảm tỉ lệ hộ nghèo hằng năm là bao nhiêu?
A. Giảm 0,5% đến 1%. B. Giảm 1% đến 1,5%.
C. Giảm 1,5% đến 2%. D. Giảm 2% đến 2,5%.
Câu 152.  Tỉ lệ che phủ rừng đến năm 2020 được đề ra trong chỉ tiêu về môi trường của Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng?
A. 38% B. 40% C. 42% D. 44%
Câu 153.    Theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, đến năm 2020 tỉ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội là bao nhiêu?
A. Khoảng 35% B. Khoảng 40% C. Khoảng 45% D. Khoảng 50%
 
Câu 154.   Theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, đến năm 2020 tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị ở mức nào sau đây?
A. Dưới 4% B. Dưới 4,5% C. Dưới 5 % D. Dưới 5,5%
Câu 155.  Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng đưa ra chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2020, GDP bình quân đầu người của nước ta là bao nhiêu?
A. Khoảng 3.200 – 3.500 USD. B. Khoảng 3.500 – 4000 USD.
C. Khoảng 4000 – 4.500 USD. D. Khoảng 4.500 – 5000 USD.
 
Câu 156.  Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng đưa ra chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2020, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP?
A. 70% B. 75% C. 80% D. 85%
Câu 157.  Trong mục tiêu tổng quát của Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, có nội dung nào sau đây?
A. Đẩy mạnh công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
B. Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
C. Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu đến năm 2020 sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
D. Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Câu 158.  Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đề ra tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm ở mức nào dưới đây?
A. Đạt 5,5% đến 6%/năm. B. Đạt 6% đến 6,5%/năm.
C. Đạt 6,5 đến 7%/năm. D. Đạt 7% đến 7,5%/năm.
Câu 159.  Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII đưa ra chỉ tiêu về xã hội như thế nào? 
A. Đến năm 2020, tỉ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội khoảng 30%.
B. Đến năm 2020, tỉ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội khoảng 40%.
C. Đến năm 2020, tỉ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội khoảng 50%.
D. Đến năm 2020, tỉ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội trên 50%. 
 
 
Câu 160.  Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ mấy đã nêu nền kinh tế nước ta gồm 5 thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài?
A. Đại hội IX. B. Đại hội X. C. Đại hội XI. D. Đại hội XII.
Câu 161.   Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới được thực hiện trên phạm vi?
A. Các huyện nghèo trong cả nước.
B. Các xã nghèo, đặc biệt khó khăn trong cả nước.
C. Vùng dân tộc và miền núi.
D. Địa bàn nông thôn của toàn quốc.
Câu 162. Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng đưa ra chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2020, năng suất lao động xã hội bình quân tăng?
A. Khoảng 5%/năm B. Khoảng 6%/năm
C. Khoảng 7%/năm D. Khoảng 8%/năm
Câu 163. Việt Nam trở thành Thành viên chính thức của Liên hiệp quốc vào năm nào?
A.   1975. B.   1976. C.   1977. D.   1978.
Câu 164. Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN vào năm nào?
A. 1995. B. 1996. C. 1997. D.  1998.
Câu 165. Sau giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ vào năm nào?  
A.  1995. B.   1996. C.   1997. D.   1998.
Câu 166. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) xác định phát triển kinh tế có vị trí như thế nào?
A. Là nhiệm vụ trọng tâm.
B. Là nhiệm vụ xuyên suốt và then chốt.
C. Là nhiệm vụ trước mắt và lâu dài.
D. Là nhiệm vụ trung tâm.
Câu 167. Nội dung nào dưới đây không thuộc ba khâu đột phá chiến lược trong Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011-2020 của Đảng?
A. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính.
B. Tập trung đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong bối cảnh hiện nay.
C. Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ.
D. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn.
Câu 168. Mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên CNXH nước ta là nền kinh tế thị trường  định hướng xã hội chủ nghĩa được xác định tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ mấy?
A. Lần thứ VIII (1996). B. Lần thứ IX (2001).
C. Lần thứ X (2006). D. Lần thứ XI (2011).
Câu 169. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã xác định các thành phần kinh tế nước ta gồm những thành phần kinh tế nào?
A. Kinh tế quốc doanh; kinh tế tập thể; kinh tế cá thể; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước; kinh tế gia đình.
B. Kinh tế nhà nước; kinh tế hợp tác xã; kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước.
C. Kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
D. Kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế tư nhân; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 170. Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011 – 2020 của Đảng ta đã xác định mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 nước ta:
A. Trở thành nước công nghiệp cơ bản hiện đại.
B. Cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại.
C. Trở thành nước công nghiệp theo hướng cơ bản hiện đại.
D. Cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Câu 171.  Hãy cho biết “Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới” của Việt Nam có mốc thời gian như thế nào?
A. 2009 – 2020 B. 2010 – 2020
C. 2011 – 2020 D. 2012 – 2020
Câu 172.   Nghị quyết số 03, ngày 27-4-2016 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020 đã xác định mục tiêu chung về cải cách hành chính là gì?
A. Trong giai đoạn từ 2016 – 2020, phấn đấu đưa Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh vào tốp 10, Chỉ số cải cách hành chính ở vị thứ 15 – 20 trên bảng xếp hạng hằng năm của cả nước.
B. Trong giai đoạn từ 2016 – 2020, phấn đấu đưa Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh vào tốp 15, Chỉ số cải cách hành chính ở vị thứ 10 – 15 trên bảng xếp hạng hằng năm của cả nước.
C. 100% các thủ tục hành chính được đưa vào tiếp nhận, giải quyết tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các cấp. 
D. Mức độ hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính, dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công cung cấp đạt trên 80% vào năm 2020.
Câu 173.   Mục tiêu về cải cách hành chính theo Nghị quyết số 03, ngày 27-4-2016 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020 là gì?
A. Đến năm 2020, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ, phục vụ nhân dân và phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước; 
B. Đến năm 2020, 100% cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp triển khai cơ cấu công chức, viên chức theo đúng đề án được phê duyệt; 
C. Đến năm 2020, 90% cán bộ, công chức cấp xã đạt tiêu chuẩn theo chức danh. 
D. Đến năm 2020, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ, phục vụ nhân dân và phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước. Đến năm 2020, 100% cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp triển khai cơ cấu công chức, viên chức theo đúng đề án được phê duyệt.
Câu 174.  Nghị quyết số 03, ngày 27-4-2016 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020 đã đề ra những nhiệm vụ, giải pháp nào sau đây?
A. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, các cấp ủy đảng; đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh.
B. Hiện đại hóa nền hành chính.
C. Cải cách tài chính công.
D. Cả 03 phương án còn lại.
Câu 175. Nghị quyết số 03, ngày 27-4-2016 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020 đã xác định mấy quan điểm chỉ đạo về cải cách hành chính?
A. 6 quan điểm
B. 5 quan điểm
C. 4 quan điểm
D. 3 quan điểm
Câu 176.  Nghị quyết số 03, ngày 27-4-2016 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020 đã đề ra mấy nhiệm vụ, giải pháp về cải cách hành chính?
A. 6 nhiệm vụ, giải pháp
B. 7 nhiệm vụ, giải pháp
C. 8 nhiệm vụ, giải pháp
D. 9 nhiệm vụ, giải pháp
Câu 177.  Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015-2020 xác định tỉ lệ hộ nghèo giảm bình quân bao nhiêu %/năm?
A. 2%/năm.
B. 3%/năm.
C. 1,5-2,5%/năm.
D. 2-2,5%/năm.
Câu 178.  Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015-2020 xác định mục tiêu tổng quát đến năm 2020 là gì?
A. Quảng Nam trở thành tỉnh khá của cả nước, sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại?
B. Quảng Nam trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại?
C. Quảng Nam trở thành tỉnh khá của cả nước?
D. Quảng Nam trở thành tỉnh giàu có của cả nước, sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại?
Câu 179. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015-2020 xác định chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân bao nhiêu %/năm?
A. 7%/năm.
B. 8%/năm.
C. 12%/năm.
D. Trên 16%/năm.
Câu 180. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015-2020 xác định tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân bao nhiêu %/năm?
A. 10%/năm.
B. 10-11%/năm.
C. 10-10,5%/năm.
D. 11-12%/năm.

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);