Hướng dẫn chọn mua xe nâng cũ đã qua sử dụng

Xe nâng hàng cũ với giá chỉ bằng 1/2- 1/3 so với xe nâng mới là một giải pháp quyệt vời cho các doanh nghiệp nếu chi phí còn hạn chế cũng như nhu cầu sử dụng không liên tục. Tuy nhiên nhiều người lại không biết cách lựa chọn xe nâng cũ cũng như tìm hiểu chi tiết về xe nâng hàng. Bài viết này sẽ chia sẻ đến bạn kinh nghiệm mua xe nâng hàng cũ chất lượng.

Xem xét bề ngoài của xe nâng hàng

Trước khi kiểm tra động cơ thì kinh nghiệm mua xe nâng hàng cũ chất lượng trước tiên đó là xem xét bề ngoài xe nâng hàng. Hãy nhìn xem xe có bị cong vênh, méo mó gì không; lớp sơn của xe có bị bong tróc hay sơn lại hay không. Thường thì xe nâng cũ sẽ được sơn lại để che đi lớp rỉ sắt. Khi bạn chà 1 viên nam châm lên bề mặt xe, nếu thấy rỉ sắt bám lên về mặt thì chứng tỏ xe nâng đã bị han rỉ rất nhiều, xe đã rất cũ và lớp sơn mới chỉ là để che mắt cho sự cũ kĩ đó. 

 

 

 

Tiếp đo bạn cần nhìn lốp xe nâng hàng. Lốp có bị mòn không? Có bị rạn không? Càng nâng của xe có bị nứt hay gãy không? Đặc biệt nếu kiểm tra thấy xe nâng có vết hàn thì tuyệt đối không nên mua vì nó sẽ không đảm bảo cho việc sử dụng sau này của bạn. 

Kiểm tra động cơ bên trong của xe nâng

Sau khi nhìn qua về ngoài của xe nâng hàng, động cơ là thứ tiếp theo bạn cần kiểm tra xem nó còn hoạt động tốt hay không. Có thể xe cũ nhưng động cơ vẫn hoạt động trơn tru, thế nhưng cũng có những chiếc xe nâng nhìn tưởng mới nhưng động cơ đã hao mòn quá nhiều. 

Bạn cần kiểm tra động cơ cũng như kiểm tra những bộ phận dưới đây chi tiết hơn để đánh giá xem xe nâng hàng cũ đấy còn tốt không

– Kiểm tra xi nhan, còi, đèn, kính chiếu hậu 

– Kiểm tra xi lanh thủ lực có bị xì nhớt không?

– Kiểm tra bộ van điều khiển. Nếu nó bị ẩm ướt và sũng dầu thì tuyệt đối không nên mua chiếc xe đó vì tuổi đời nó đã quá cao rồi. 

– Kiểm tra tiếng nổ động cơ. Nếu động cơ kêu lóc xóc thì không nên mua xe đó. 

– Sau khi mua xe nâng hàng cũ chất lượng, nếu không muốn phải chi ra 1 khoản tiền để thay hoặc gia công con trượt đã bị mòn thì bạn cần chú ý đến tiếng động dầu trong bộ van điều khiển. Đây là phần ít nhiều ảnh hưởng đến giá trị của chiếc xe nâng đó. 

– Với xe nâng điện, bạn cần kiểm tra bình điện. Kiểm tra xem dung dịch trong bình có bị đục hay không? Các chân bình có khô hay không. Và đặc biệt cần kiểm tra xem có bình dự trự để thay thế không (đặc biệt với những chiếc xe nâng hàng cũ đời cũ).

 

– Kiểm tra hệ thống thủy lực có chảy dầu không?

+ Thử bằng cách thẩm thấu: Sử dụng cục phấn chà vào những chỗ nghi là sẽ rỉ dầu xem những vị trí đó có bị chảy dầu hay không?

+ Chú ý chén cao su tổng hợp, bởi dây là bộ phận rất dễ bị mòn và gây ra tình trạng chảy dầy, giảm sức nâng hàng trong môi trường bụi bặm và làm việc nặng nhọc. 

+ Kiểm tra xem con heo dầu có bán nhiều trên thị trường không vì đây là thiết bị dễ bị hư hỏng nhất. 

– Kiểm tra chỗ xả gió của hệ thống dầu bằng cách vận hành xe nâng trong vòng 10 phút. Nếu  thấy có bọt sủi lên ở chỗ đó thì tức nghĩa là hệ thống không kín. 

– Kiểm tra cổ trục bơm xem khô hay ướt dầy (nếu có đồ do áp lực là tốt nhất).

Đặc biệt, kinh nghiệm mua xe nâng hàng cũ chất lượng đó là bạn nên chọn mua những thương hiệu nổi tiếng, có uy tín trên thị trường; có thể dễ dàng tìm kiếm linh kiện để thay thế phụ tùng xe nâng hàng cũng như dễ dàng trong việc kiểm tra, sữa chửa…

Đặc biệt, hạn chế mua xe nâng hàng cũ tại những kho bãi đổ đống vì ở đây hầu hết là những chiếc xe nâng hàng tuổi đời đã quá cao và đã bị xuống cấp rất nhiều rồi. 

Điều cuối cùng mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn là: phải biết rõ chủ sử dụng. Tất cả chỉ số đo lường để bạn mua xe nâng đã qua sử dụng cuối cùng cũng chỉ mang tính tham khảo thôi… Nếu chúng ta không thực hiện thường xuyên việc bảo dưỡng định kỳ, thì cho dù nó chỉ là cục sắt cũng hư như thường. Tuy nhiên với những thiết bị mà chất lượng còn lại không nhiều, nhưng với một chương trình hoạt động, nghỉ ngơi và bảo dưỡng hợp lý, tuổi thọ của xe nâng và độ hiệu quả hoạt động sẽ tăng lên rất nhiều!.

Update bài chia sẻ chọn xe nâng hay:

Tìm hiểu thông số kỹ thuật của xe nâng hàng

+ Tải trọng: Tải trọng nâng là một yếu tố quan trọng vì nó quyết định khối lượng hàng hóa có thể nâng của xe. 2 dòng xe nâng phổ biến nhất hiện nay là dòng xe nâng dầu 2,5 tấn và xe nâng dầu 3 tấn.

+ Chiều cao nâng: Đối với xe nâng dầu diesel thì chiều cao là 2,7m – 7,9m, xe điện: 1,5m – 12m, xe xăng/gas: 3m – 7,9m.

+ Loại trục nâng: Trục V, VF, TF, QF. Mỗi loại có chiều cao xác định, loại V và TF được sử dụng thông thường nhất.

+ Chiều dài càng nâng: Tiêu chuẩn chiều dài từ 900 – 1200mm.

+ Lốp xe: có 3 loại. Lốp hơi giúp cho xe di chuyển êm ái nhưng trong quá trình vận hành nếu xe đi vào vật nhọn thì lốp có thể bị thủng xăm. Đối với lốp đặc thì xe không bị thủng xăm nhưng lại di chuyển không êm như lốp hơi.

2. Kinh nghiệm chọn mua xe nâng hàng phù hợp

2.1. Xác định khối lượng và loại hàng hoá cần nâng

Điều quan trọng trước khi đưa ra quyết định chọn mua xe nâng là bạn cần xác định loại hàng hoá cần nâng hạ. Nó được đóng khối hay đóng thùng? Việc làm này sẽ giúp bạn cân nhắc lựa chọn được loại càng nâng phù hợp. Trong trường hợp không có nhiều hiểu biết cũng như kiến thức chuyên môn, bạn nên trao đổi kĩ với nhân viên tư vấn.

xe nâng với tải trọng nâng phù hợp giúp nâng hạ hàng hoá dễ dàng
Xe nâng với tải trọng nâng phù hợp giúp nâng hạ hàng hoá dễ dàng

Ngoài ra, cần xác định chính xác khối lượng hàng hoá cần nâng để lựa chọn được mức tải trọng nâng phù hợp. Thực tế, nếu chỉ dừng lại ở việc vận chuyển những hàng hoá có khối lượng trung bình, các dòng xe nâng cỡ lớn đương nhiên sẽ không phù hợp. Điều này không những lãng phí tiền của mà còn tiêu tốn nhiều diện tích kho bãi. Ngược lại, nếu đưa vào sử dụng các dòng xe nâng có tải trọng quá nhỏ so với nhu cầu cần vận chuyển sẽ không đáp ứng được hiệu suất công việc, kéo dài thời gian hoạt động và gây mất an toàn do quá tải.

2.2. Xác định chiều cao và kích thước hàng hoá

Một trong những bí kíp giúp bạn lựa chọn được dòng xe nâng hàng phù hợp là xác định được chiều cao tối đa cần thực hiện nâng hàng hoá. Để đảm bảo tính chính xác, bạn nên đo khoảng cách giữa điểm cao nhất và điểm thấp nhất của tiến trình nâng hạ để đưa ra quyết định mua xe với chiều cao khung nâng phù hợp.

Kích thước hàng hoá liên quan trực tiếp đến tâm nâng của khối hàng. Vì vậy nếu xác định được kích thước hàng hoá, các nhân viên kinh doanh sẽ dễ dàng đưa ra tư vấn chính xác giúp bạn lựa chọn được loại càng xe cũng như tải trọng nâng phù hợp nhất.

2.3. Xác định phạm vi không gian hoạt động

Lối đi yêu cầu tối thiểu đối với xe nâng hàng ngồi lái là 3,8 mét và 2,7 mét đối với xe nâng điện đứng lái. Vì vậy, bạn cần căn cứ vào diện tích đường di chuyển của kho hàng để có thể đưa ra quyết định mua xe nâng phù hợp. Tránh trường hợp xe không thể vận hành được do lối đi quá nhỏ.

Bán kính quay vòng nhỏ giúp xe nâng điện di chuyển linh hoạt

Xe nâng điện mang thiết kế nhỏ gọn, bán kính quay vòng nhỏ. Chính vì ưu điểm này mà xe nâng điện có thể linh hoạt di chuyển ở cả những điều kiện kho xưởng có diện tích lối đi nhỏ hẹp. Tuy nhiên, các dòng xe nâng điện nói chung không thích hợp với mục đích sử dụng liên tục ngoài trời. Vì rất có thể sẽ gây ra nhiều nguy cơ liên quan đến chập mạch điện nếu bị ngấm nước mưa.

Nếu nhu cầu của bạn là mua xe nâng hàng để hoạt động ngoài trời thì nên lựa chọn các dòng xe nâng động cơ đốt trong như xe nâng dầu, xăng, gas. Những mẫu xe nâng động cơ đốt trong có thể hoạt động tốt ở môi trường ngoài trời như sân bãi. Bên cạnh đó, xe nâng dầu cũng có thể hoạt động tốt trên bề mặt gồ ghề hay phải leo dốc.

2.4. Căn cứ vào đặc thù công việc

Hiện nay, 2 dòng xe nâng được sử dụng rộng rãi nhất trên thị trường là xe nâng động cơ điện và xe nâng động cơ đốt trong. Mỗi dòng xe được trang bị động cơ khác nhau, vì thế mà chúng cũng có những đặc điểm riêng trong nguyên lí hoạt động.

Nếu môi trường làm việc của bạn yêu cầu tiêu chuẩn khắt khe về khí thải, tiếng ồn thì xe nâng điện là sự lựa chọn phù hợp. Do quá trình vận hành xe nâng điện không sản sinh ra các khí thải công nghiệp độc hại và tiếng ồn nhỏ. Nên nó được khuyến khích sử dụng trong các kho lạnh, xưởng sản xuất và chế biến thực phẩm, dược phẩm, hoá chất,….

Ngoài ra, bạn cũng cần căn cứ vào thời gian dự tính cho mỗi lần thực hiện công tác nâng hạ. Với mỗi lần sạc đầy ac quy, xe nâng điện có thể hoạt động tối đa 8 tiếng liên tục. Tuy nhiên, xe nâng dầu diesel có khả năng làm việc 2, thậm chí 3 ca trong ngày, chỉ cần bạn đảm bảo cung cấp đủ nhiên liệu cho xe hoạt động.

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);