Xe nâng hàng là công cụ quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa từ xe hàng vào kho. Vậy nên để đảm bảo được tiến độ công việc thì các bạn cần phải bảo trì, bảo dưỡng xe nâng thường xuyên. Tuy nhiên rất nhiều người vẫn không biết được các công việc bảo dưỡng đúng kỹ thuật. Hôm nay chúng tôi sẽ giúp các bạn có thêm thông tin về cách bảo dưỡng cho xe nâng hàng đúng kỹ thuật nhất.
Nội dung chính:
Tại sao cần bảo dưỡng xe nâng hàng thường xuyên?
Công việc vận chuyển hàng hóa khối lượng lớn về kho là điều không hề dễ dàng nếu dùng sức người bốc vác vận chuyển. Vậy nên xe nâng được sử dụng như là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp cho việc vận chuyển hàng hóa được dễ dàng và tiết kiệm thời gian. Vậy làm sao để xe nâng hàng luôn vận hành tốt để đảm bảo hiệu quả công việc; các bạn cần phải tiến hành bảo dưỡng định kỳ cho nó. Dưới đây là những lợi ích của việc bảo dưỡng định kỳ mang lại.
- Giúp xe hoạt động bền bỉ; động cơ vận hành êm ái giúp các bạn vận chuyển hàng hóa hiệu quả.
- Giúp phát hiện ra các sự cố, hỏng hóc để tiến hành thay thế kịp thời. Từ đó không để nó ảnh hưởng và gây hư các chi tiết máy khác.
- Giúp tăng tuổi thọ hoạt động của máy.
- Đảm bảo xe nâng vận hành ở hiệu suất tối đa mang lại hiệu quả hoàn thành công việc đúng kế hoạch.
Chỉ dựa vào những lợi ích bên trên các bạn có thể thấy được tầm quan trọng của việc bảo dưỡng, bảo trì xe nâng hàng định kỳ. Hãy chú ý bảo dưỡng, bảo trì đúng thời gian để mang lại hiệu quả vận hành tốt nhất và tăng tuổi thọ cho xe nâng.
Nội dung chi tiết bảo dưỡng bảo trì xe nâng định kỳ
Để đảm bảo cho xe nâng vận hành hiệu quả và có tuổi thọ bền lâu thì các bạn cần phải bảo dưỡng đúng cách. Mỗi loại xe nâng khác nhau sẽ có cách bảo dưỡng khác nhau, các bạn hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua nội dung cụ thể dưới đây.
Cách bảo dưỡng đối của xe nâng Dầu/ Xăng/ Gas.
Đối với xe nâng dầu/ xăng/ gas sẽ có cách bảo dưỡng tương tự nhau. Dưới đây là cách bảo dưỡng đối với các loại xe nâng này.
Vệ sinh bộ lọc gió khi xe hoạt động liên tục trong khoảng thời gian là 70 giờ.
Thay dầu máy sau khi sử dụng liên tục trong khoảng 250 – 300 giờ.
Nhớt máy được dùng để thay mới là nhớt 40, mỗi lần thay phải đủ 8 lít. Sau 2 lần thay thì các bạn nên thay lọc nhớt mới để đảm bảo xe hoạt động tốt nhất.
Sau 1000 giờ sử dụng liên tục, các bạn nên thay lọc dầu cho xe.
Sử dụng xe nâng liên tục sau 2000 giờ thì nên kiểm tra nhớt thủy lực. Nếu thấy nhớt đã chuyển sang màu đen thì nên thay mới ngay, nhớt thủy lực sử dụng để thay là nhớt 10, mỗi lần thay phải đủ số lượng khoảng 50 lít/lần.
Thay nhớt hộp số cho xe khi vận hành liên tục được 20.000 giờ. Nhớt hộp số được sử dụng để thay là nhớt 90.
Trong quá trình sử dụng, các bạn nên thường xuyên kiểm tra dầu thắng. Nếu thấy có dấu hiệu đổi màu thì tiến hành thay mới luôn để đảm bảo an toàn cho máy khi vận hành. Dầu thắng được thay là dầu Dot 3 hoặc Dot 4 còn tùy thuộc vào từng loại xe nâng mà chọn loại chính xác nhất.
Dùng bơm mỡ bằng tay để tra mỡ bôi trơn cho xích nâng sau mỗi lần bảo dưỡng xe, đồng thời phải thêm nhớt cho tất cả bạc đạn ở bánh xe để đảm bảo xe hoạt động được trơn tru, không bị kẹt do thiếu dầu nhớt.
Cách bảo dưỡng của xe điện/ ngồi lái
Xe điện/xe ngồi lái có cách bảo dưỡng tương tự nhau nhưng khác với các loại xe chạy bằng xăng, dầu hay khí gas. Dưới đây là quy trình bảo dưỡng cụ thể cho các loại xe này.
Dùng xăng, dầu, hóa chất để vệ sinh khô cho máy nhằm tẩy sạch các vết dơ, vết gỉ sét ở bên ngoài xe.
Vệ sinh sạch sẽ cho bình ắc quy và phải kiểm tra cẩn thận xem nước bên trong bình còn nhiều không, nếu thiếu thì cần tiến hành châm thêm nước để bình hoạt động tốt nhất.
Kiểm tra lại hệ thống sạc của bình ắc quy xem khi sạc đầy hệ thống có khả năng tự ngắt hay không? Nếu chức năng này không còn hoạt động thì rất dễ khiến cho tuổi thọ của xe nâng bị giảm đi đáng kể.
Bơm thêm mỡ bôi trơn vào các ốc ở bánh xe và các bộ phận chuyển động của xe nâng. Kiểm tra hệ thống thủy lực, ống dẫn nhớt và các van xem còn hoạt động tốt không. Kiểm tra nhớt thủy lực xem có thiếu không, nếu thiếu thì phải châm thêm còn không sử dụng được nữa thì cần phải thay thế.
Kiểm tra phần động cơ chạy và nâng hạ của máy kỹ càng để đảm bảo các bộ phận đều còn hoạt động tốt. Bơm mỡ bò vào các bộ phận: nhông, xích, các cơ cấu truyền động giúp xe di chuyển dễ dàng và vận hành trơn tru nhất.
Vệ sinh sạch sẽ các board, kiểm tra các socket, các đầu nối của dây điện, và mạch điện tử xem có bị hư hỏng gì không. Nếu có hiện tượng hư hỏng thì cần phải thay thế hoặc có biện pháp xử lý cách điện tốt nhất, đảm bảo an toàn cho người dùng trong quá trình vận hành.
Các hệ thống đèn, còi, thắng xe hay bộ phận trợ lực khi lái cần phải được kiểm tra cẩn thận. Bên cạnh đó cần chú ý bơm dầu vào những hệ thống này để đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn để xe hoạt động được tốt nhất.
Hướng dẫn quy trình bảo trì bảo dưỡng cho xe nâng đúng kỹ thuật
Để đảm bảo xe nâng được vận hành tốt thì các bạn cần phải có lịch trình bảo trì, bảo dưỡng cụ thể hàng ngày, hàng tháng, hàng quý và hàng năm. Việc bảo dưỡng sẽ giúp các bạn tiết kiệm được một khoản chi phí liên quan đến sửa chữa, kéo dài tuổi thọ và giúp xe nâng luôn hoạt động trong tình trạng tốt. Khi tiến hành bảo trì xe thì các bạn cần phải chú ý các yêu cầu kỹ thuật sau đây.
Công việc bảo trì xe nâng hàng ngày
Các bạn nên thực hiện công việc bảo dưỡng vào đầu mỗi ca để có thể đảm bảo xe hoạt động tốt. Tuyệt đối không làm gián đoạn công việc. Dưới đây là các công việc cần phải thực hiện trước khi vận hành xe vào làm việc.
- Kiểm tra xem xăng dầu, bộ phận làm mát có bị rò rỉ không.
- Lốp xe có bị mài mòn hư hỏng nhiều không, nếu quá cũ thì cần phải thay luôn để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
- Kiểm tra xem hệ thống đèn an toàn có còn sáng không, nếu không cần phải khắc phục ngay.
- Kiểm tra phanh xe có ăn không, còi xe có kêu to rõ ràng không; tay lái có mượt không.
- Kiểm tra xem cột buồm có hoạt động tốt không bằng cách nâng, hạ đĩa cả có tải và không tải.
- Kiểm tra mức dầu động cơ, dầu nhiên liệu, nước tản nhiệt và chất lỏng thủy lực.
Công việc bảo trì hàng tháng
Sau khi xe nâng hoạt động được 200 giờ làm việc thì các bạn cần phải tiến hành thực hiện những công việc sau đây để đảm bảo máy hoạt động tốt.
- Bôi trơn khung gầm và các bộ phận của cột nâng.
- Thay dầu động cơ để loại bỏ dầu cặn, dầu bẩn giúp cho động cơ hoạt động êm ái.
- Làm sạch bộ phận lọc khí
- Điều chỉnh tốc độ không tải của động cơ và thời điểm đánh lửa trên xe tải khi chạy bằng động cơ.
- Kiểm tra vận hành xi lanh nâng và nghiêng xem có hoạt động tốt không.
- Kiểm tra độ căng của đai truyền động, dây curoa.
Công việc bảo trì hàng quý
Khi xe hoạt động được 600 giờ làm việc hoặc làm việc liên tục hằng ngày trong 1 tháng thì các bạn cần tiến hành thực hiện các công bảo trì, bảo xe nâng như sau:
- Kiểm tra bàn đạp tự do, phanh tay và hộp điều khiển xem có hoạt động tốt không. Nếu má phanh bị mòn thì cần phải thay thế luôn để đảm bảo an toàn khi làm việc.
- Kiểm tra độ căng của dây xích, nếu bị trùng thì phải kéo căng hoặc thay mới để đảm bảo tải trọng được động cơ.
- Kiểm tra cột buồm vận hành tốt không, con lăn vận chuyển ổn không.
- Kiểm tra xi lanh nâng và nghiêng có vận hành không, kiểm tra bơm dầu thủy lực, dầu vi sai và truyền động.
- Kiểm tra bộ lọc nhiên liệu và van thông gió trục khuỷu (PCV) tích cực xe tải chạy bằng điện.
- Vệ sinh bên ngoài bộ tản nhiệt và tiến hành thay thế bộ lọc nhiên liệu.
- Thay thế bộ lọc thủy lực và tháo nước của bộ tách nước đi.
- Điều chỉnh ổ trục nhả ly hợp, ống lót hỗ trợ cột và chân xi lanh nghiêng.
Bảo trì xe nâng sau nửa năm
Khi xe nâng hoạt động liên tục được nửa năm hoặc 1.200 giờ làm việc; các bạn tiến hành thực hiện các công việc kiểm tra và thay tháo các bộ phận sau đây.
- Kiểm tra hoạt động của bộ trợ lực phanh xem còn hoạt động tốt không.
- Kiểm tra các momen xoắn của các bulong đầu động cơ và của đai ốc đa phức tạp.
- Kiểm tra chất làm mát động cơ còn đủ không nếu không thì cần đổ thêm vào bình.
- Kiểm tra bộ lọc nhiên liệu và bộ phận tách nước dầu diesel
- Thay dầu phanh, tra mỡ trục bánh xe.
Cách bảo dưỡng xe nâng sau 1 năm làm việc
- Các bạn cần vệ sinh sạch sẽ xe nâng để dễ dàng phát hiện được các chi tiết máy bị ăn mòn hoặc bị lỗi.
- Chỉ nên chọn người có chuyên môn chuyên nghiệp để bảo dưỡng hoặc sửa chữa xe nâng.
- Chỉ sử dụng bộ cấp khí được cấp phép sử dụng để sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận trên xe nâng hàng.
- Thiết lập lịch trình xử lý xe nâng không an toàn hoặc bị hư hỏng như là dán thông báo hoặc gắn thẻ xe bị hỏng để mọi người không lấy sử dụng.
- Chỉ sử dụng bộ lốp đủ tiêu chuẩn để lắp và thay thế.
- Tiến hành bôi trơn dầu mỡ để các bộ phận được hoạt động tốt.
- Giữ cho xe được được cung cấp đầy đủ nhiên liệu.
Bên trên là những chia sẻ của chúng tôi về cách bảo trì bảo dưỡng xe nâng đúng kỹ thuật. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn mang lại hiệu quả làm việc tối đa và kéo dài thời gian hoạt động của xe nâng nhé! Để xem thêm nhiều chi tiết về xe nâng cũng như các loại máy xây dựng truy cập tại Ngolongnd.net nhé !