Robot hút bụi Roborock S7 có tốt không? Cách sử dụng? – Chào các bạn. Mình vừa xách về nhà chú Roborock S7 nên xin phép nhanh tay mở hộp em nó cho cả nhà xem qua.
Nội dung chính:
Đánh giá về thiết kế Robot hút bụi Roborock S7
Về thiết kế thì S7 cũng tương đồng như hầu hết các robot hút bụi khác, với các nút điều khiển và 1 cụm mắt laset trên robot dùng để vẽ bản đồ, điểm khác biệt duy nhất là phần đèn led hình bán nguyệt nháy qua lại phía trước nhìn rất hightech với 4 màu hiển thị cho 4 sắc thái theo mình thấy là :
- Trắng : đang hút bụi
- Xanh dương : hút bụi và lau nhà
- Cam : cảnh báo lỗi
- Xanh lá: đang sạc hoặc về sạc.
Hộp bụi Roborock S7 cũng được làm lại khi lọc bụi, cho nằm lên trên cùng thay vì phía sau như các dòng Robot hút bụi đời trước. Nguyên do là lỗ hút gió bây giờ sẽ nằm phía trên bên hông robot thay vì phía sau như trước kia. Lỗ hút gió cũng khá nhỏ điều này một phần nào sẽ tặng mạnh áp lực hút hơn sẽ giúp robot hút sâu và sạch hơn nữa.
Trong đây còn một lỗ khác nữa là “Air inlet” chỉ dùng khi có dùng với bộ “Auto Empty – Roborock” mình không biết dịch là gì nên tạm gọi là Dock Sạc Hút Rác.
Nếu các bác để ý sẽ thấy ở phiên bản này phần để phụ kiện chổi có đầu dao cắt dùng để vệ sinh cho robot đã bị lượt bỏ rồi, nhưng bù lại sẽ có thêm diện tích và dung tích cho hộp rác.
Nâng cấp đang giá trên Robot hút bụi Roborock S7
- Điểm đầu tiên là phần chổi chính được thiết kế kiểu mới, thay vì bằng được làm bằng chổi lông điểm yếu là rất dễ bị vướng mắc các sợi dây và tóc thay và đó chổi chính được làm lại bằng cuộn cao su hoàn toàn, chống rối rất hiệu quả. Mình đã thử test cho hút tóc từ ngắn cho đến dài tất cả đều cuộn thẳng vào hộp rác, thay vì cuộn quanh vào chổi như thiết kế trước, bây giờ mình đã hiểu vì sao Roborock loại bỏ luôn phụ kiện để vệ sinh cho Robot.
- Điểm thứ hai cơ chế lau mới, các robot khác tính năng lau thông thường chỉ là tính năng phụ còn chắc năng chính là hút, vì để lau sạch gần bằng người dường như là không thể mà robot chỉ có thể xử lý các vết bẩn đơn giản vết chân, hay nước uống đổ trên sàn chẳng hạn hoặc dùng để duy trì độ sạch sau khi các bác dành một ngày để lau sàn, nhưng với Roborock S7 khi là không đơn giản là rê giẻ lau qua lại nữa mà là đang chà, kì, đập, dập vết bẩn trên sàn.
Khi lau đế lau sẽ hạ thấp xuống
Có thể thấy với các vết bẩn các bác lau sạch được thì robot này cũng lau được trừ các vết bẩn cần phải dùng hết sức hoặc cần cạo sạch thì không nói đến. Không những lau rất sạch đế lau này cũng khá xịn sò, trước đây mình hay gặp nhưng câu hỏi : “Robot khi gặp thảm có tự động ngắt nước để không làm ướt thảm không” hay là ”Làm sau để robot chỉ hút mà không lau”.
Cách thông thường và đơn giản nhất là tháo hộp nước ra hoặc dùng chức năng No Mop Zone trên điện thoại, điểm yếu của chức năng này là khi khoanh vùng nếu robot lắp đế lau sẽ không vào khu vực này làm việc, phải tháo đế lau ra robot mới đi vào quét dọn.
- Roborock S7 với tính năng Đế lau tự nâng hạ
Với các vấn đề trên thì Roborock S7 là giải pháp tốt nhất cho các bác, cũng là điểm thứ ba mình muốn nói tới cơ chế nhận diện thảm và nâng hạ đế lau, S7 được trang bị thêm một cảm biến nhận diện thảm rất chính xác
Mình thử lừa nó bằng bằng các vật dụng khác như thảm yoga, thảm máy chạy bộ, hay là thảm gỗ để robot có tự nâng đế lau lên không thì đúng chỉ có thảm thật thì robot mới chịu làm việc, việc nâng lên hạ xuống nhìn rất chuyên nghiệp và hiện đại.
Về khả năng hút bụi mình không muốn nhắc sâu vào, vì đây là tính năng chính và bắt buộc robot phải làm được một cách hiệu quả và hơn con người, như tên gọi của nó là Robot hút bụi lau nhà, hút bụi luôn luôn được nhắc tới đầu tiên. Mình test qua cũng như các hạt bụi nhỏ, hạt gạo, hay như hạt đậu điều hiển nhiên là robot hút tốt. Thực tế các dòng robot hiện nay đều dễ qua các bài test này, muốn biết áp lực hút tốt các bác thử rải bụi lên thảm rồi xem robot hút sạch không là biết đáng để đầu tư hay không.
App điều khiểu Robot hút bụi Roborock S7
Khi kết nối với App thì robot sẽ thông minh hơn nhiều, vì khi đó các bác có thể dạy nó đâu là chổ làm việc đâu là nhà vệ sinh để tránh ra không dọn, khu vực nào không nên lau, chỉnh lực hút mạnh yếu, hẹn giờ làm việc cho robot, nhớ bản đồ như S6 MaxV thì S7 nhớ tới 4 bản đồ v..v Thêm nữa chức năng lau sẽ có 2 chế độ là lau thường và lau sâu cũng chỉ khi kết nối app mới điều chỉnh được.
Tổng kết Review Robot hút bụi Roborock S7
Roborock S7 theo mình rất phù hợp cho các bác lười đúng nghĩa, với các dòng roborock trước các bác lâu lâu vẫn cần động tay vào cây lau nhà, đem thảm đi giủ bớt bụi, bây giờ mọi việc hút bụi lau nhà robot xử lý được hết và rất hiệu quả, tất cả bụi bẩn vết bẩn đều gôm về 1 mối và đợi các bác đem đổ vệ sinh, nếu các bác lười có thể đợi thêm Dock Sạc Hút Rác để robot tự đổ rác luôn. Và nếu các vẫn lười hơn thế nữa thì mình khuyến nghị các bác lên lấy một cô vợ.
Thông số chi tiết Robot hút bụi Roborock S7:
- Lực hút: 2500 pa
- Nhớ bản đồ: 4 Tầng
- Ứng dụng: Roborock , Mihome
- Độ ồn: 67dB
- Dung lượng pin: 5200mAh
- Thời gian làm việc: 3 Tiếng
- Thời gian sạc: 5 Tiếng
- Diện tích quét dọn: 250m2
- Dung tích hộp rác: 470ml
- Dung tích khay nước :300ml
- Cân năng: 4.7kg
- Kích thước: 35.3 x 35.0 x 9.65 cm
- Chức năng đặc biệt: Nhận diện thảm – nâng đế lau, lau rung
Test nhanh tính năng lau sàn của Robot hút bụi Roborock S7
Trên đây là thông tin chi tiết cùng những tính năng nổi bật của Robot hút bụi Roborock S7. Chúc các bạn tìm đc trợ thủ đắc lực cho công viện dọn dẹp vệ sinh sàn nhà của mình.