Chia sẻ kinh nghiệm chuẩn bị cho buổi phỏng vấn thành công

Chia sẻ kinh nghiệm chuẩn bị cho buổi phỏng vấn thành công . Chia sẻ các bạn những lưu ý và các chuẩn bị tốt nhất và chuẩn mực nhất cho buổi phỏng vấn thành công:

Người phỏng vấn nên hỏi gì,
Người phỏng vấn cần chuẩn bị những gì,
Nguyên tắc để trả lời phỏng vấn tốt,
Chuẩn bị câu hỏi trước khi đi phỏng vấn,
Sau khi phỏng vấn cần chuẩn bị những gì,
Các bước chuẩn bị phỏng vấn,
Các câu hỏi phỏng vấn cho người có kinh nghiệm,
Chuẩn bị gì khi đi phỏng vấn bằng tiếng Anh

Đánh giá chung, vòng phỏng vấn là vòng thi cạnh tranh nhất, nhiều bất ngờ nhưng cũng là vòng thi nhiều cơ hội nhất cho các bạn nếu các bạn thật sự tự tin!
– Cạnh tranh: Số lượng ứng viên trong vòng phỏng vấn thường gấp 3-5 lần so với số lượng nhà tuyển dụng muốn tuyển. Cá biệt, với những vị trí đòi hỏi cao như CV TTQT, Khối nguồn vốn… tỷ lệ này có thể trên 10.
 
– Nhiều bất ngờ: Có nhiều tình huống bất ngờ trong vòng phỏng vấn mà bạn dù đã chuẩn bị rất kỹ nhưng vẫn không lường trước được. Có một số bạn, phỏng vấn trả lời rất trôi trảy, tự tin, sau đó nhận được mail báo trượt của Ngân hàng quả thật khá bất ngờ và không biết nguyên nhân tại sao. Tại sao thì chỉ có nhà tuyển dụng biết!
 
– Là cơ hội lớn cho bạn: Ở các vòng thi trước (CV, thi viết… ), nhà tuyển dụng đánh giá bạn dựa trên những thông tin mà bạn đưa ra – những thông tin này là một chiều, chưa được khẳng định đúng sai. Đến vòng phỏng vấn, mặt đối mặt, bạn sẽ hoàn toàn “trần trụi” – đó sẽ là cơ hội để các bạn thể hiện bản thân, hoặc là cơ hội để nhà tuyển dụng “bóc mẽ” bạn? Bây giờ thì hãy thể hiện đi, thuyết phục nhà tuyển dụng tại sao nên chọn bạn mà không phải là các ứng viên khác.
 
“Xác định” tinh thần trước là vậy. Bây giờ cẩn chuẩn bị để đi phỏng vấn: Diện mạo, giấy tờ cần mang theo, kiến thức…
 

1. Diện mạo

 
Bạn chỉ có 10 giây để gây ấn tượng với người đối diện, trong trường hợp này là người phỏng vấn. Diện mạo phù hợp không chỉ giúp bạn tạo ấn tượng tốt trong mắt người phỏng vấn, nó còn giúp bạn tự tin hơn và thể hiện một phong cách chuyên nghiệp. Vì vậy, hãy lưu ý vấn đề này.
 
– Về trang phục: Nguyên tắc chung là hãy mặc đồ công sở, tránh xa các loại quần bò, áo phông, giày bệt… Với nhiều bạn sinh viên, trong 4 năm ĐH lần duy nhất các bạn mặc đồ công sở là khi… chụp ảnh kỷ yếu. Thời sinh viên sôi nổi đã qua, giờ là lúc phải đi làm và hãy làm quen với đồ công sở.
 
+ Với Nam: Giầy tây đen, tất dài cùng màu quần, quần tây sẫm màu (nên là màu đen), dây lưng, sơ mi trơn dài tay, thắt caravat, có thể thêm đồng hồ, áo vest và nhớ sơvin nhé.
 
+ Với nữ: Váy công sở có áo vest bên ngoài, áo sơ mi nên để nền trắng và mang theo túi xách tay. Trang điểm và nước hoa không nên quá nặng. Hãy thể hiện một sự cuốn hút vừa đủ, nhã nhặn nhưng cũng toát lên vẻ sắc sảo, chuyên nghiệp.
 
Với cả nam và nữ, tuyệt đối tránh các loại quần áo màu quá lòe loẹt, hở hang và mang trên người quá nhiều trang sức. Nếu bạn muốn thể hiện cá tính, hãy thể hiện ở một môi trường khác phù hợp hơn. Công sở là nơi khá bảo thủ trong cách ăn mặc, hãy tuân thủ.
 
– Về gương mặt, tác phong…: Đầu tóc, râu ria, móng tay cắt tỉa gọn gàng; với nam, không nhuộm tóc và nên dùng gel tạo kiểu. Nếu dùng nước hoa, nên chọn mùi trung tính và loại nhẹ. Một gương mặt sáng sủa, tác phong tự tin, trang phục phù hợp, vậy là bạn đã ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng rồi.


2. Những thứ nên mang theo khi phỏng vấn

 
– Đầu tiên, hãy in CV của bạn ra. In màu, chú ý để không bị mất chữ, nhảy chữ, kiểm tra lỗi chính tả; cùng với đó là các bằng cấp, chứng chỉ, giấy khám sức khỏe… Các nhà tuyển dụng thường báo phỏng vấn khá gấp, vì vậy lời khuyên là hãy chuẩn bị sẵn một bộ hồ sơ đầy đủ, khi được gọi chỉ cần bổ sung CV và sẵn sàng đi phỏng vấn.
 
– Sổ tay, giấy, bút: Trong vòng phỏng vấn, có thể có những câu hỏi bạn cần ghi chú lại, vì vậy, sổ tay hay một tờ giấy để bạn ghi chép là cần thiết.
 
Chuẩn bị tất cả những thứ trên và đựng trong một chiếc cặp hồ sơ (với nam) hoặc túi xách (với nữ).


3. Kiến thức, kinh nghiệm

 
Đầu tiên, hãy đọc lại kiến thức chuyên ngành. Ví dụ, bạn chuẩn bị phỏng vấn vị trí CV Quan hệ khách hàng, hãy rà soát lại những kiến thức về Luât, quy trình tín dụng, thẩm định khách hàng… Cùng với đó, cập nhật thêm các kiến thức, số liệu, sự kiện về kinh tế vĩ mô diễn ra trong vòng ít nhất 3 tháng trở lại đây. Nếu bạn không cập nhật thường xuyên thì nên xem xét lại các dữ liệu đó.
 
Tiếp theo, hãy tìm hiểu kỹ về đơn vị tuyển dụng, đơn vị và vị trí ứng tuyển. Những tài liệu có thể tham khảo ở đây bao gồm Báo cáo tài chính của công ty, các bài báo, tin tức..; bản mô tả công việc trong thông báo tuyển dụng. Nếu có điều kiện, có thể tìm hiểu thêm về đơn vị ứng tuyển qua nguồn thông tin từ bạn bè, người quen đang làm việc tại đơn vị đó.
 
Cuối cùng, đọc lại và học thuộc CV của chính bạn. Rất nhiều những câu hỏi trong vòng phỏng vấn sẽ dựa vào những thông tin bạn cung cấp trong CV, đặc biệt với những bạn chưa có nhiều kinh nghiệm. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn hiểu rõ những điều bạn đã viết trong CV!
 
Chuẩn bị đã sẵn sàng, bây giờ đi phỏng vấn thôi! Những kinh nghiệm về phỏng vấn, những câu hỏi khó… xin được chia sẻ trong những post tiếp theo.
 
 
——
 
Thực tiễn tuyển dụng cho thấy, rất nhiều ứng viên rất giỏi chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng có thể cũng rất tốt nhưng khi phỏng vấn các bạn vẫn không thể vượt qua được “bẫy của Nhà tuyển dụng”, đặc biệt đối với các vị trí đòi hỏi sự thử thách cao trong phỏng vấn như Quan hệ Khách hàng, Giao dịch viên. Rất nhiều ứng viên (đặc biệt là sinh viên năm cuối, mới ra trường) phải nói lời chia tay Nhà tuyển dụng khi không thể hiện được hết những gì mình có.
 
“Run, mất bình tĩnh” là những cụm từ “biện minh” chủ yếu cho thất bại! Tuy nhiên, ít bạn tìm hiểu xem “Tại sao mình lại run? Tại sao mình mất bình tĩnh? Run, mất bình tĩnh có phải do tố chất con người?”
 
Câu trả lời là KHÔNG. Kỹ năng, tâm lý là những thứ có thể cải thiện, qua rèn luyện. Mọi thứ sẽ dễ dàng hơn nếu bạn BIẾT CÁCH và ĐƯỢC CHIA SẺ PHƯƠNG PHÁP. Kỹ năng phỏng vấn là một trong những phần TRỌNG TÂM của Chương trình luyện thi và đào tạo trước tuyển dụng EasyBankers. Không giống như CV, thi viết… là những vòng thi các bạn có thể tự ôn luyện, phỏng vấn là phải được thực hành, luyện tập thường xuyên, cần những kinh nghiệm thực tế từ những người đi trước. Kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và những trải nghiệm trong khóa học sẽ giúp bạn TỰ TIN ĐỐI DIỆN VỚI NHÀ TUYỂN DỤNG.

Có thể bạn quan tâm:

2 thoughts on “Chia sẻ kinh nghiệm chuẩn bị cho buổi phỏng vấn thành công

  1. Pingback: pk789 สล็อต

  2. Pingback: buy colombian flake cocaine online

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);