- Core i3 với core i5- Sự khác biệt là gì? Chọn cpu nào cho máy tính chơi game hoặc đồ họa
Nội dung chính:
core i3 với core i5 giống nhau:
Đều cùng series core i theo cùng đời, và được sản xuất trên nền công nghệ như nhau. 22nm , 14nm .v.v.
Khác nhau:
Chọn cpu nào cho máy tính chơi game hoặc đồ họa
Nếu bạn hay render thì mình khuyên thật nên mua i5, còn chỉ chơi game không thì i3 cũng trải nghiệm khá ổn rồi, đặc biệt i3 đời skylake rất tốt.
*****
Corei3 thường rẻ với giá chỉ bằng 60% so với core i5 cùng loại, và được trang bị sẵn xung nhịp ở mức cao. Tuy nhiên do kiểu nửa ông nửa thằng, không mạnh mẽ trong render hẳn nên i3 xuống giá nhanh hơn i5 rất nhiều. Bộ nhớ cache cũng thường kém hơn 3mb so với i5 6mb. Với những máy tính chơi game và làm live stream thì đây là điểm đáng giá bằng vàng.
Quả thật mình thấy i3 ra đời giải quyết một phân khúc để trống của intel là mức giá 100-150 usd. Mình thì thấy dòng i3 chẳng có giá trị lắm, do nó ko thật sự mạnh hẳn, cũng không đảm nhận được nhiều việc nổi trội soi với dòng Pentium G trong khi giá nghiễm nhiên đắt gấp đôi dòng G. Bạn nên mua hoặc i5 hoặc G là đủ cho chiếc máy tính của mình.
Tìm hiểu về Intel Core i5 – các thông số
Chữ cái ký hiệu cuối của cpu ý nghĩa là gì?
Cuối mỗi tên chip sẽ đi kèm với mỗi chữ cái. Các ký tự này lần lượt có ý nghĩa như sau:
U: (Ultra Low Power) và Y: (Low Power). Dành cho các máy tính xách tay. Đây là dòng tiết kiệm năng lượng hơn giúp có thời lượng pin lâu hơn.
K: (Unlocked). Dòng ép xung giúp tăng xung nhịp.
T: (Power Optimized). Dòng này có xung nhịp thấp hơn dòng K một tí, do đó tiêu thụ điện năng thấp hơn.
Q (Quad-Core). Dành cho các bộ xử lý có bốn lõi vật lý.
H (High-Perfotmance Graphics). Chip H có hiệu năng và xung nhip cao. Dành cho các thiết bị nhỏ gọn nhưng cần cấu hình mạnh.
Hiểu được những chữ cái này và hệ thống đánh số ở trên giúp bạn có thể dễ dàng biết được thông tin của vi xử lý chỉ bằng số model.
Hyper- Threading là gì?
Hyper- Threading hay siêu phân luồn có mặt trên dòng Core i7 và Core i3 nhưng không được trang bị trên dòng Core i5. Hyper-Threading là tính năng giúp một nhân vật lý hoạt động như 2 nhân logic (nhân ảo), do đó thực hiện các tác vụ đồng thời mà không cần kích hoạt nhân thứ hai ( tiêu tốn năng lượng cao hơn từ hệ thống).
Nếu hai bộ bộ sử xử lý cùng hoạt động và một trong chúng xử dụng Hyper- Threading, lúc này các lõi ảo sẽ phát huy tác dụng giúp bộ xử lý đó tính toán nhanh hơn. Tuy nhiên, một nhân vật lý sẽ hoạt động tốt hơn so với một nhân ảo và một CPU quad-core sẽ hoạt động tốt hơn so với một CPU dual- core.
Turbo Boost là gì?
Turbo Boost là công nghệ độc quyền của Intel giúp tăng xung nhịp khi cần. Tính năng này chỉ được kích hoạt khi thiết bị phải thực hiện các tác vụ nặng. Ví dụ: nêu bạn đang chơi một game năng đòi hỏi thêm sức mạnh từ thiết bị, lúc này Turbo Bosst sẽ kích hoạt giúp bạn bù đắp sức mạnh.
Tính năng này không được hỗ trợ trên dòng Core i3 mà chỉ có trên dòng Core i5 và Core i7.
Bộ nhớ cache là gì?
Ngoài Hyper-Threading và Turbo Boost, một sự khác biệt quan trọng khác giữa các dòng Core là Cache Size. Cache như bộ bộ nhớ riêng của vi xử lý và hoạt động tương tự bộ nhớ RAM cá nhân của nó.
Vi xử lý hay chúng ta quen gọi là chip là yếu tố chính quyết định tốc độ của máy. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà bạn sẽ chọn bộ vi xử lý phù hợp. Có một số lưu ý bạn cần để ý khi xem chip trên máy như sau. Một con chip laptop thông thường sẽ có 4 số và một chữ, ví dụ 7100U. Trong đó con số đầu tiên (7) chính là đời chip. Đời mới nhất hiện tại là đời 7 (Kaby Lake). Bạn nên cố gắng mua máy đời càng mới càng tốt, tốt nhất nên từ đời 5 trở lên.
Bên cạnh đó, chữ U chính là dòng chip mà Intel đặt tên. Hiện tại đang có các dòng phổ biến trên laptop là U, M, H, HQ. Theo thứ tự thì dòng U là dòng chip yếu nhất nhưng tiết kiệm năng lượng nhất, còn dòng HQ là dòng chip mạnh nhất nhưng tiêu thụ nhiều điện năng, tỏa nhiều nhiệt nhất. Nếu bạn sử dụng máy tính cho công việc văn phòng, giải trí nhẹ nhàng thì chip U là đủ, còn nếu làm đồ họa hay chơi nhiều game thì nên mua chip H hoặc HQ.
Cuối cùng là một điều mà có lẽ khá nhiều người biết là Core i3, Core i5 hay Core i7 của tên chip. Tất nhiên Core i7 sẽ mạnh nhất, rồi đến i5 và i3, NHƯNG NÊN NHỚ SO SÁNH NÀY CHỈ ÁP DỤNG VỚI CHIP CÙNG DÒNG, CÙNG ĐỜI. Vì thế, bạn cần chú ý đến chip của bạn là dòng chip gì trước, rồi mới chú ý đến Core i, và cuối cùng là đời chip. Ví dụ một chiếc máy chip Core i5 H nhưng vẫn mạnh hơn Core i7 U cùng đời, hay chip Core i3 U đời 7 thậm chí còn mạnh hơn Core i5 U đời 4.
Xem thêm các bài khác cùng series core i vs xeon:
Core i7 vs xeon – Sự khác biệt là gì?
Core i7 vs core i5- sự khác biệt là gì
Core i9 vs xe on- sự khác biệt là gì?
Core i3 vs pentium- sự khác biệt là gì?
Core i7 vs core i9- sự khác biệt là gì