Xeon vs i7- Sự khác biệt là gì? – Chọn cpu nào?

Xeon vs i7– Sự khác biệt là gì? – Chọn cpu nào cho máy tính chơi game hoặc đồ họa. Gần đây khi mình bắt đầu làm nhiều clip hướng dẫn cụ thể từng bộ máy tính chơi game. Có nhiều bạn hỏi tại sao mình không làm clip về Cpu xeon. Xeon vs i7 – sự khác biệt ở đây mình đã có một vài bài phân tích rồi. Sau đây là một bài mình dịch và tự tổng hợp vào để các bạn yên tâm nhé. (bài viết vừa được update thêm thông tin)

Xeon vs i7- Sự khác biệt là gì? - Chọn cpu nào?
Xeon vs i7- Sự khác biệt là gì? – Chọn cpu nào?
 

Một trong những câu hỏi phổ biến nhất mà chúng tôi có được khách hàng xây dựng máy tính theo ý muốn (Cấu hình tùy chỉnh) họ hay phân vân- Xeon hoặc i7. Ở đây có những đối tượng: người dùng biên tập video/ máy trạm thông thường, là Xeon tốt hơn? sự khác biệt giữa Xeon vs i7 là gì? Hãy cùng tìm hiểu một vài trong số các Ưu điểm của mỗi dòng vi xử lý trên.

Ưu điểm của Intel Core i7 / i5

Overclocking – bộ vi xử lý Core i5 và i7 Unlocked được thiết kế để được ép xung, có nghĩa là chúng có thể chạy ở tốc độ xung nhịp cao hơn so với xung nhịp ghi trên thông số kĩ thuật, giả sử điện áp và BIOS cài đặt đúng. Điều này tương đương với sức mạnh lớn hơn bình thường, một tính năng mà Xeon không có.

GHz mỗi đô la (giá trị xung nhịp/ đô la) – Đối với chỉ số xung nhịp GHZ/ Tiền ,  i7 có p/p (lợi ích trên giá cả) luôn đứng đầu.  Ví dụ một i7-4790 4 lõi chạy ở 3,6GHz bán lẻ khoảng $ 300. Các so sánh Xeon lõi tứ chạy ở xung nhịp đó sẽ có giá khoảng đắt hơn 50 $.

Đồ họa tích hợp sẵn – i7 và i5 tất cả đi kèm với đồ họa onboard, có nghĩa Main sử dung CPU core i sẽ không cần tới card đồ họa rời để hoạt động thông thường, cho hình ảnh ra màn hình, trong khi Xeon không tích hợp card đồ họa liền mà bắt buộc phải dùng card đồ họa rời. Mặc dù card đồ họa rời vô cùng lợi thế và làm cho video , hình ảnh đẹp hơn rõ rệt, nhưng điều đó đồng nghĩa với số mainboard hỗ trợ Cpu Xeon về sau sẽ ngày càng khan hiếm đi.

Điện năng tiêu thụ thấp hơn: CPU corei thường có điện năng tiêu thụ chỉ bằng 2/3 so với Xeon thông thường (thế hệ 6  core i7 là 88 w so với xeon khoảng 140w)

Ưu điểm của Xeon

Bộ nhớ đệm L3 cache lớn – CPU cache giống như lô nhỏ của bộ nhớ mà các bộ vi xử lý lưu giữ để đẩy nhanh các ứng dụng nhất định. Hầu hết các bộ vi xử lý Xeon hiện nay (V5) có 15-30MB bộ nhớ cache L3 tùy thuộc vào dòng nào (thường, loại cao, và loại tiêu thụ ít – dòng L), gần gấp đôi đối thủ  i7, bộ nhớ cache này là một trong những lý do tại sao Xeon nhanh hơn rất nhiều khi chạy các ứng dụng máy trạm có nhu cầu tính toán nhiều hơn, nhiều phép tình hơn i7.

Hỗ trợ RAM ECC – Error Checking và Correction (ECC) RAM phát hiện và sửa chữa hư hỏng dữ liệu phổ biến nhất trước khi nó xảy ra, loại bỏ các nguyên nhân gây ra nhiều sự cố hệ thống và làm hiệu suất tổng thể ổn định hơn. Chỉ có bộ vi xử lý Xeon hỗ trợ ECC RAM.

Số lõi nhiều CPU – Nếu ứng dụng của bạn yêu cầu nhiều lõi CPU càng tốt như các ứng dụng render video, đồ họa, 3dmax, Xeon là những gì bạn cần. Các bộ vi xử lý Xeon v3, v5 mới tối đa hiện tại 12 lõi (24 sau khi siêu phân luồng) trong khi ngay cả những mới Haswell-E i7-5960X chỉ có 4 lõi thật và 4 lõi ảo (8 lõi tất cả)

Bền bỉ hơn (dưới tải nặng) – bộ vi xử lý Xeon có đủ điều kiện để xử lý nặng hơn, chuyên sâu hơn tải trọng ngày này qua ngày khác. Đối với người dùng máy trạm hạng nặng, điều này có thể dịch để tuổi thọ tốt hơn so với các đối i7.Nói chung là CPU xeon trâu hơn CPU i7, chạy ngày này qua ngày khác không phải nghĩ.

Luôn sẵn công nghệ Siêu phân luồng tại một mức tiền thấp – Hầu hết các lợi thế của bộ vi xử lý Xeon đến cho người sử dụng trong một phạm vi giá cao hơn, nhưng không phải thế này. Vì tất cả các Xeons đều có Siêu phân luồng – một quá trình cơ bản tăng gấp đôi các lõi CPU thông qua việc tạo ra các lõi ảo – và bộ vi xử lý Core i5 không hề có, nhiều người dùng mua sắm i5  có thể tìm thấy các Xeons là một giá trị tốt hơn đặc biệt cho các tính toán đồ họa.

Bạn có thể hiểu đơn giản như sau:

Điểm khác nhau lớn nhất chính là Intel sản xuất Core i7 chuyên dành cho máy tính bàn, latop, còn CPU Xeon Intel chủ yếu nhắm vào các dòng server, workstation của doanh nghiệp. Đặc biệt CPU Xeon E3 là vi xử lý hướng tới các máy chủ cấp thấp (low-end server) và máy chủ cỡ nhỏ (microserver), và cũng là vi xử lý dành cho server đầu tiên được sản xuất trên nền tảng vi kiến trúc Haswell của Intel. Máy chủ cấp thấp và máy chủ cỡ nhỏ là 2 dòng máy chủ mới nổi lên gần đây và được các doanh nghiệp nhỏ rất ưa dùng.

Tuy nhiên ngày nay với phần mềm Cuda unlock thì vai trò của Xeon với nhiều lõi đã giảm rất rất sâu trong các phần mềm của Adobe như After effect hoặc Adobe Premiere. Ngày nay người ta chọn lựa Card màn hình có nhân cuda nhiều hơn là chọn Xeon. Nó chỉ còn tác dụng trong render 3d  và máy ảo, máy server mà thôi. 

 

 

Điểm khác nhau thứ 2 là đặc tính của Xeon cho phép một máy chủ dùng chung nhiều CPU. Chip Xeon có loại chỉ dùng 1 CPU, 2 CPU và cũng có loại dùng nhiều từ 4 đến 8 CPU hoặc nhiều hơn nữa. Loại Xeon dùng nhiều CPU thì giá khá cao, phổ biến nhất là loại Xeon dùng 2 CPU, được thiết kế 2 QPI (QuickPath Interconnect) dùng để giao tiếp với ram server và mainboard server được dùng chéo qua nhau. Còn ở Core i7 thì Intel tắt đi 1 cái QPI (QuickPath Interconnect) (vẫn có trên CPU nhưng bị tắt đi) nên không chạy một lúc 2 hay nhiều CPU được.

Điểm khác nhau thứ 3 là tuy CPU Xeon đơn cũng tương tự như Core i7, nhưng lại có thêm khả năng dùng RAM ECC và 1 số thông số nhỏ (nhưng phải được mainboard hỗ trợ). Mà trong môi trường máy chủ (server) thì quan trọng nhất là khả năng dùng RAM ECC, băng thông trong RAM nhiều, đa luồng và khả năng dùng được nhiều CPU, chính điều này mang lại ưu thế cho CPU Xeon.

 

Nguồn phần này: fastest.com.vn

Một câu hỏi phổ biến mà chúng ta thường gặp khi người dùng cân đo đong đếm cấu hình 1 bộ PC để render hoặc chiến game đó là chọn cho mình nền tảng nào: Xeon hay Core i7?

– Cpu Xeon (chip Xeon) là dòng CPU hãng Intel – tập đoàn nổi tiếng nhất thế giới mà hầu hết tất cả máy tính đều sử dụng CPU của hãng này.

– Ngoài dòng CPU Xeon ra thì hãng còn sản xuất ra thêm các dòng CPU Core i3, i5, i7 mà chúng ta thường xuyên thấy trên hầu hết tất cả các máy tính phổ thông.

– Do có quá nhiều dòng CPU như vậy nên người dùng rất khó lòng lựa cho mình CPU phù hợp với nhu cầu của mình.

– Tìm hiểu kỹ ưu và nhược điểm của 2 dòng CPU trên sẽ giúp chúng ta có một sự lựa chọn tối ưu để trang bị máy tính phù hợp nhất với công việc của mình.

* Ưu điểm của Intel Core i7:

– Ra đời vào năm 2009, được xem là bước đột phá trong việc nâng cấp bộ vi xử lý của máy bàn, laptop, và thiết bị di động.

– Mang lại những lợi ích như tiết kiệm điện năng hơn, mạnh mẽ hơn và có các tính năng mới hơn so với Core i3/i5.

– Được thiết kế ra để ép xung, nghĩa là nó có thể chạy ở tốc độ xung nhịp cao hơn so với ban đầu. Điều này tương đương với tốc độ và sức mạnh của con chip này có thể tự do điều chỉnh tùy người dùng. Đây là 1 tính năng mà Cpu Xeon không có.

– CPU i5/i7 đều tích hợp card đồ họa onboard trên bo mạch trong khi các máy tính dựa trên CPU Xeon là không có.

* Nhược điểm của Intel Core i7:

– Core i7 chỉ tối đa được có 4 lõi vật lý/ 8 lõi ảo khi bạn cho chạy siêu phân luồng trong socket LGA 1151. Ngay cả khi bạn chọn i7 Extreme Socket LGA 2011 vẫn tối đa ở 10 lõi vật lỹ/ 20 lỗi ảo siêu phân luồng.

– Không hỗ trợ bộ vy xử lý kép trong khi CPU Xeon cung cấp hỗ trợ CPU kép.

* Ưu điểm của CPU Xeon:

– Vào tháng 4/2013 Intel đã giới thiệu 3 dòng CPU Xeon mới dành cho doanh nghiệp là Xeon E3 , E5 và E7.

– Cũng giống như Core I các dòng Xeon mới lần lượt cũng được ra đời và nâng cấp hiện đại hơn.

– Bộ nhớ Cache CPU giống như các bộ nhớ nhỏ mà bộ vy xử lý giữ gần bằng cách tăng tốc các ứng dụng nhất định. Hầu hết các bộ vy xử lý Xeon có 15-30 MB (Cache L3) bộ nhớ đệm gần gấp đôi so với các CPU i5/ i7.

– Bộ nhớ đệm bổ sung này là 1 trong những lý do tại sao Xeon lại nhanh hơn rất nhiều so với các CPU khác đối với những ứng dụng đòi hỏi cấu hình cao i7.

– Hỗ trợ Ram ECC: Bộ kiểm tra và sữa lỗi (ECC) phát hiện và sữa lỗi ngốn dữ liệu phổ biến nhất, loại bỏ nguyên nhân gây ra nhiều sự cố hệ thống và chuyển thành hiệu năng tổng thể ổn định hơn. Một điều đặc biệt là chỉ có bộ vy xử lý Xeon mới hỗ trợ Ram ECC.

– Nhiều lõi hơn và đa dạng tùy chọn CPU: Nếu ứng dụng của bạn yêu cầu nhiều lõi CPU nhất có thể thì Xeon là ứng cử viên hàng đầu.

– Tuổi thọ (chịu được tải nặng): Bộ vy xử lý Xeon đủ điều kiện để xử lý những công việc, tác vụ nặng, chuyên sâu hơn đối với các máy trạm. Tuổi thọ của CPU Xeon tốt hơn so với các CPU i5/ i7 khác.

– Vì dòng vi xử lý Xeon ban đầu được thiết kế để chạy trên các máy chủ, chúng có khả năng chạy 24/7 dưới khối lượng công việc nặng. Bởi vì điều này, chúng có một kỷ lục chạy xuyên suốt trong 1 khoảng thời gian rất dài.

* Nhược điểm của CPU Xeon:

– Ngoại trừ 1 số Chip CPU Xeon E3 thấp hơn, không có bộ vy xử lý Xeon nào được tích hợp card đồ họa onboard. 

– Hyperthreading: Hầu hết các CPU Xeon có 1 mức giá khá cao so với các CPU khác vì những ưu điểm của bộ vy xử lý này là rất tốt.

– Tất cả các CPU Xeon đều đi kèm với Hyperthreading – đây là 1 quá trình về cơ bản là nhân đôi lõi CPU thông qua việc tạo lõi ảo.

 

Đều là CPU Intel nhưng 2 dòng CPU này có một số điểm khác nhau.

Điểm khác nhau lớn nhất:

– Dòng CPU Core i7 dành cho máy tính để bàn, laptop, các máy tính không yêu cầu độ ổn định cao như server và Workstation.

– CPU Xeon được sản xuất hướng tới  đối tượng là các doanh nghiệp nhỏ và cá nhân yêu cầu về cấu hình và hiệu năng ổn định cao.

– CPU Xeon E3 được dùng trong các máy chủ cấp thấp (low end server) và máy chủ cỡ nhỏ (micro server) cũng là vy xử lý đầu tiên sản xuất dựa trên kiến trúc Haswell của intel

Điểm khác nhau thứ 2 là đặc tính của 2 dòng CPU này:

– CPU Xeon cho phép một máy tính dùng chung nhiều CPU. Chip Xeon có loại chỉ dùng 1 CPU, 2 CPU và cũng có loại dùng nhiều CPU 4-8 hoặc nhiều hơn nữa.

– Loại Xeon dùng nhiều CPU thì giá khá cao, phổ biến nhất là loại Xeon dùng 2 CPU, được thiết kế 2 QPI (QuickPath Interconnect) dùng để giao tiếp với ram server và mainboard server được dùng chéo qua nhau.

 

– Còn ở Core i7 thì Intel tắt đi 1 cái QPI (QuickPath Interconnect) (vẫn có trên CPU nhưng bị tắt đi) nên không chạy một lúc 2 hay nhiều CPU được.

Điểm khác nhau thứ 3:

– Tuy CPU Xeon đơn cũng tương tự như Core i7, nhưng lại có thêm khả năng dùng RAM ECC hoạt động liên tục trong thời gian dài.

– Trong môi trường máy chủ (server) và Workstation thì quan trọng nhất là khả năng dùng RAM ECC, băng thông trong RAM nhiều, đa luồng và khả năng dùng được nhiều CPU, chính điều này mang lại ưu thế cho CPU Xeon.

Nên chọn CPU Xeon hay Core I7?

– Nếu bạn chỉ cần một máy tính sử dụng các tác vụ văn phòng, giải trí chơi Game, hay thậm chí là dùng 1 số phần mềm đồ họa nhẹ nhàng 2D thì việc chọn CPU Core I7 là hoàn hợp lí.

– CPU Intel Xeon có tích hợp thêm tính năng xài RAM ECC (Error Checking and Correction) là tính năng tự kiểm tra và sửa lỗi được coi là thành phần căn bản và vô cùng quan trọng trong máy chủ (server). Mục đích để xây dựng 1 máy chủ server vững chắc hoặc máy render hoạt động liên tục với tần xuất công việc cao thì việc chon CPU Xeon là điều hoàn toàn chính xác.

Kết luận

Vì vậy, cái gì là tốt nhất cho bạn? Câu trả lời phụ thuộc vào những gì bạn sẽ được sử dụng máy tính mới của bạn và pricepoint (mức tiền) mà bạn cảm thấy thoải mái nhất. Nếu chơi game hoặc nhà và văn phòng việc này có nhiều phong cách của bạn, nơi tốc độ GHz là quan trọng hơn số lượng nhân dồi dào củaCPU, hoặc các ứng dụng máy trạm ngân sách thấp thì lựa chọn i7 và i5 là hợp lý. Nếu bạn đang vào trung bình đến cao cấp sử dụng máy trạm PC như thiết kế CAD, 4K video, và dựng hình 3D, nơi những lợi ích của ECC RAM, bộ nhớ cache, và CPU kép có thể được thuận lợi, chúng tôi chân thành khuyên Xeon.

Xem thêm các bài khác cùng series core i vs xeon:

Core i7 vs xeon – Sự khác biệt là gì?
Core i7 vs core i5- sự khác biệt là gì
Core i9 vs xe on- sự khác biệt là gì?
Core i3 vs pentium- sự khác biệt là gì?
Core i7 vs core i9- sự khác biệt là gì
Tag máy tính: Hp 8460pHp 8470pDell E6430Dell e6420Dell E6220Hp 840G1; Dell M4500Dell M4600; Dell M4700Dell M4800Hp 8540WHp 8560W,  Hp 8560P, Thinkpad T420Thinkpad T430Thinkpad, Laptop văn phòngLaptop đồ họaLaptop gamingLaptop cũ, Laptop dưới 5 triệu, 

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);