Ros là gì? Bài học thực tế về Ros

Trong chuỗi các bài về chứng khoán mời bạn tìm hiểu: Ros là gì? Bài học thực tế về Ros .Chỉ số ROS (viết tắt Return On Sales), tức là Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (Tỷ suất sinh lời trên doanh thu, Suất sinh lời của doanh thu). Nó phản ánh nếu doanh nghiệp thu được 100 đồng doanh thu thì có được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ số ROS tính theo tỷ lệ %. Nó phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng dành cho nhà đầu tư và doanh thu của công ty. Người Việt ta hay nói là bán 1 lời 1 (tức vốn chi phí = 1 đồng, bán 2 đồng, lời 1 đồng),  thì khi đó ta hiểu ROS = 50%

Ros là gì? Bài học thực tế về Ros
Ros là gì? Bài học thực tế về Ros

Qua bài học chứng khoán Cổ phiếu XXX mình rút ra được kinh nghiệm như sau: 

– Thực tế thì hoạt động kinh doanh của công ty quyết định nên giá trị cổ phiếu (công ty phát triển tốt, lợi nhuận cao thì có thể chia cổ tức cao mang về thu nhập cho cổ đông), nhưng ngược lại, giá trị cổ phiếu KHÔNG quyết định nên sự phát triển của công ty, dù giá Cổ phiếu XXX có từ 24k xuống còn 2k thì hoạt động kinh doanh của công ty vẫn diễn ra bình thường.

– Và lý do tại sao Ông A lại làm giảm giá Cổ phiếu XXX, tại sao? Trong khi Ông A chính là người chiếm cổ phần nhiều nhất, khi giảm giá Cổ phiếu XXX có nghĩa tài sản của Ông A đang giảm. Bời vì:

+ Thứ nhất: bản thân chúng ta chỉ là nhà đầu tư góp vốn để lấy cổ tức, còn Ông A nói chính xác là người sở hữu Cổ phiếu XXX là người quyết định toàn bộ hoạt động kinh doanh của Cổ phiếu XXX (nhà đâu tư chỉ đơn giản là góp vốn, khác với việc chúng ta sở hữu và điều hành công ty). Vì vậy việc Ông A quan tâm chỉ là hoạt động kinh doanh của công ty và đây là tâm huyết của ông ta, dù giá cổ phiếu tăng hay giảm thì ông ta vẫn giữ công ty, không hề bán đi, công ty lời thì được, lỗ thì chịu. Đơn giản như việc ta mở một cửa hàng tạp hoá kinh doanh tại nhà vậy, không mong tới việc chúng ta bán tiệm tạp hoá này đi cho người khác mà chỉ mong việc kinh doanh phát triển mang về thu nhập cho gia đình.

VẬY TẠI SAO Ông A LÀM GIẢM GIÁ Cổ phiếu XXX, vì thực chất Ông A không hề bán đi công ty, có thể hiểu đơn giản ông ta bán đi 20 triệu CP, và sau vài ngày ông ta lại mua lại 20 triệu CP, việc này lặp đi lặp lại và cuối cùng cổ phần của ông ta không hề thay đổi, Cổ phiếu XXX vẫn là của ông ta. Nhưng sau mỗi lần bán đi mua lại ông ta thu lại được phần tiền tương đối gần bằng phần giá trị cổ phiếu giảm, và đây chính là khoản tiền lỗ của nhà đầu tư chịu (chưa trừ đi các phí phát sinh). Ví du Cổ phiếu XXX hiện tại đang là 24k, sau khi làm giá CP giảm còn 2k thì có nghĩa ông ta đã rút vốn về được 22k và 22k này chính là tiền lỗ của nhà đầu tư.

Như vậy sau một thời gian, một quá trình gồm nhiều tiểu xảo, Cổ phiếu XXX giá trị thực là 24k vẫn thuộc sở hữu chủa Ông A, nhưng Ông A lại lấy được thêm 22k từ nhà đầu tư, tương đương với việc Ông A mang về cho mình thêm 1 công ty Cổ phiếu XXX nữa nhưng đây là tiền mặt, và giá Cổ phiếu XXX giao dịch lúc này là 2k thì cũng không ảnh hưởng gì tới Ông A cả (vì như đã nói ở trên: giá trị giao dịch không ảnh hưởng gì đến hoạt động kinh doanh của Cổ phiếu XXX cũng như là bạn mở tiệm tạp hoá tại nhà đầu tư hết 100 triệu, mỗi tháng thu nhập 20 triệu, dù mọi người chỉ trả bạn 1 triệu đồng hay 1 tỷ để mua lại tiệm tạp hoá này thì bạn cũng chẳng hề bị ảnh hưởng gì tới bạn, việc ma bạn quan tâm là bạn đang có được thu nhập ổn định từ kinh doanh)

+ Thứ hai: Vậy nếu nhà đầu tư cũng nghĩ như Ông A, họ mua cổ phiếu với giá 24k vì giá trị thực của công ty đúng là như vậy, dù giá có giảm thì họ vẫn được hưởng quyền lợi theo % cổ phần, không ảnh hưởng gì cả, vì nhà đầu tư này thuộc kiểu chỉ quan tâm đến cổ tức, và góp vốn lâu dài chứ không muốn lướt sóng, không mong đợi thu nhập dựa vào chệnh lệch mua bán cổ phiếu. Nhưng nhà đâu tư đã sai.

ố ồ! bác phân tích chuẩn đấy tôi chỉ bổ sung thêm một tí, ý thứ nhất của ông A chỉ cần cầm 51% XXX thôi, phần cổ phiếu còn lại sẽ quay tay, quay từ 200k về 2 thì thu tiền. ý thứ 2 của ông A sẽ chia cổ tức ko phải tiền mà là cổ phiếu và hắn sẽ có số cổ phiếu trên 51% cổ phần và lại quay tay! giá thấp thì chia bằng tiền 5% kéo giá lên, báo đưa tin tốt, v..v! mua cổ nhìn lãnh đạo! kaka

Công thức, cách tính ROA, REO, ROS – Tỷ suất sinh lời

 
ROA là gì? REO là gì? ROS là gì? Công thức ROA? Công thức REO? Công thức ROS? Cách tính ROA, REO, ROS – Tỷ suất sinh lời?
Công thức, cách tính ROA, REO, ROS – Tỷ suất sinh lời
 

Tỷ suất sinh lời là gì?

 
Khi phân tích khả năng sinh lời của một doanh nghiệp, các bài phân tích thường đưa ra hai hệ số là tỷ suất sinh lời trên tài sản và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Vậy ý nghĩa và cách tính của 2 chỉ tiêu này như thế nào?
Rất đơn giản, khi đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, các nhà phân tích thường xem xét hai chỉ tiêu là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ (ROE). Về cơ bản, hai chỉ tiêu ROA và ROE càng cao càng tốt, tức là doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả cao. Và bài viết này vforum sẽ đi kỹ hơn vào các vấn đề liên quan đến tỷ suất sinh lời đó là ROA là gì? REO là gì? ROS là gì? Công thức ROA? Công thức REO? Công thức ROS? Cách tính ROA, REO, ROS – Tỷ suất sinh lời? Sau đây hãy cùng vforum tìm hiểu nhé.
 

ROA là gì? Công thức tính ROA?

 
ROA là từ viết tắt của tỷ lệ doanh lợi trên doanh thu
Công thức ROA là:
ROS = Lãi ròng (Lợi nhuận thuần, lợi nhuận ròng, lợi nhuận sau thuế) / Doanh thu thuần
 

ROA là gì? Công thức tính REO?

 
ROA là từ viết tắt của tỷ lệ doanh lợi trên tổng tài sản. (còn gọi là suất sinh lời của tài sản)
Công thức ROA là:
ROA = Lãi ròng (Lợi nhuận thuần, lợi nhuận ròng, lợi nhuận sau thuế) / Tổng tài sản
Chỉ tiêu ROA thể hiện tính hiệu quả của quá trình tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả chỉ tiêu cho biết bình quân cứ một đồng tài sản được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
 

ROE là gì? Công thức tính ROE?

 
ROE là từ viết tắt của tỷ lệ doanh lợi trên vốn chủ sở hữu (còn gọi là suất sinh lời của vốn chủ sở hữu)
Công thức ROE là:
ROE = Thu nhập ròng (Lợi nhuận thuần, lợi nhuận ròng, lợi nhuận sau thuế) / Vốn chủ sở hữu(hay vốn cổ phần)
Chỉ tiêu ROE cho biết số lợi nhuận được thu về cho các chủ sở hữu doanh nghiệp sau khi họ đầu tư một đồng vốn vào sản xuất kinh doanh.
 

Cách tính ROA, REO, ROS – Tỷ suất sinh lời?

Ta có một số công thức sau:
FL (Financial Leverage) là đòn bẩy tài chính
Công thức FL là: FL = 1 + (Nợ phải trả / Vốn chủ sở hữu)
Với công thức của FL thêm với công thức của ROE và ROA sau khi biến đổi ta sẽ có công thức tính ROE như sau:
ROE = ROA x FL tức là: ROE = (Lãi ròng / Tổng tài sản) x (1 + (Nợ phải trả / Vốn chủ sở hữu))
Ví dụ:
Có 2 công ty cùng kinh doanh khu vui chơi + dịch vụ giải trí, có tên là Thiên Thanh và Thiên Tân.
– Công ty Thiên Thanh có nợ phải trả là 5 tỷ và vốn chủ sở hữu là 20 tỷ; Công ty Thiên Tân có nợ phải trả là 15 tỷ và vốn chủ sở hữu là 10 tỷ.
– Lãi ròng thu được trong năm là: 10 tỷ đồng (Thiên Thanh và Thiên Tân có lãi như nhau)
– Tổng tài sản là 25 tỷ đồng (Thiên Thanh và Thiên Tân có tổng tài sản đưa vào kinh doanh như nhau)
Như vậy: ROA = Lãi ròng / Tổng tài sản = 10 tỷ / 25 tỷ = 40%
Nói cách khác là cứ 10 đồng tài sản sử dụng cho kinh doanh thì sẽ thu được 4 đồng lãi/năm (Thiên Thanh và Thiên Tân sử dụng tài sản để kinh doanh tốt như nhau).
 
Vậy thì mua cổ phiếu của công ty nào đây? Chúng ta sẽ tiếp tục so sánh ROE thôi !
ROE = Lãi ròng / Vốn chủ sở hữu
– ROE (Thiên Thanh) = 10 tỷ / 20 tỷ = 50%
– ROE (Thiên Tân) = 10 tỷ / 10 tỷ = 100%
Thiên Thanh lãi 50% vốn, Thiên Tân lãi 100% vốn (ấn tượng quá, hơn cả chơi chứng khoán ^^).
Với kết quả trên thì Thiên Tân ngon hơn Thiên Thanh, vì: ROE (Thiên Tân) > ROE (Thiên Thanh) mà.
tiếp nhé:
Vì ROA của 2 công ty là như nhau nên ta có: ( cho nên mình sẽ lấy công thức tính FL và quan hệ của ROE với ROA & FL ở trên)
ROE (Thiên Tân) = ROA x FL (Thiên Thanh) = 40% x (1 + (5/20)) = 50%
ROE (Thiên Tân) = ROA x FL (Thiên Tân) = 40% x (1 + (15/10)) = 100%
Đòn bẩy tài chính có ảnh hưởng lớn đến lãi; Vay nợ càng nhiều thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu càng cao
Thế nhưng các bạn hãy nhớ 2 trường hợp sau đây:
Trong trường hợp rủi ro công ty bị phá sản thì các chủ nợ sẽ được thu hồi vốn trước, các bạn là người bỏ vốn tham gia sở hữu công ty thì sẽ được chi trả sau cùng. Nếu đã bán hết tài sản mà cũng chỉ đủ trả nợ thì các bạn “thua”
Trường hợp năm nay các chú dân quân ở phường kiểm tra dữ quá không làm ăn gì được, lãi ròng chỉ đủ trả lãi vay thì các bạn cũng “thua”
Lưu ý:
+ ROE và ROA mà cao thì càng tốt thôi nhưng thực ra các nước trên thế giới có nhiều kinh nghiệm cho rằng, hai chỉ số này cứ trên 20% là ngon rồi tất nhiên càng cáo càng tốt rồi. Nhưng có điều lãi cao tỉ thuận thuận phải rủi ro cao đấy các bạn phải lưu ý.
+ Thực tế ROE và ROA trên 20% là có thể tạm chấp nhận và đầu tư được…nhưng các bạn phải quay ra tính thằng EPS (Lãi/số cổ phiếu) và PE (giá/cổ phiếu) cái. Các doanh nhân nhiều kinh nghiệm cũng tuyên đoán PE tầm 20 là tạm ổn, đừng tham quá nhé.
Trên đây là bài viết về ROA là gì? REO là gì? ROS là gì? Công thức ROA? Công thức REO? Công thức ROS? Cách tính ROA, REO, ROS – Tỷ suất sinh lời? Mong rằng sẽ giúp độc giả có thêm nhiều kiến thức về tỷ suất sinh lời.

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);