Tổng hợp các kinh nghiệm thực tế về chứng khoán các năm qua

Tổng hợp các kinh nghiệm thực tế về chứng khoán  Việt NAm các năm qua. Kinh nghiệm chơi chứng khoán cho người mới bắt đầuKinh nghiệm đầu tư “xương máu” trên thị trường chứng khoán! (hầu hết những nhà đầu tư mới đều chưa biết)

Tổng hợp các kinh nghiệm thực tế về chứng khoán các năm qua
Tổng hợp các kinh nghiệm thực tế về chứng khoán các năm qua

 Kinh nghiệm đầu tư “xương máu” trên thị trường chứng khoán

Nhớ những ngày đầu mới bước chân vào thị trường chứng khoán chắc ai cũng trải qua hết các cảm giác mà nó mang lại. Vui cũng có khi thị trường hưng phấn lãi đến 50-60% mà chẳng cần phải phân tích gì cả. Buồn cũng nhiều vì khi thị trường sập bao nhiêu số lãi cũng tan biến trong vài phiên mà còn lỗ nhiều hơn hay đu theo những hàng lái chờ đời nó đánh lên và rồi kết quả thật thảm hại. Nhiều sai lầm liên tiếp xảy ra đều là bài học xương máu đối với bản thân tôi cũng như nhiều nhà đầu tư khác. Lúc đó chỉ mong là có ai đó chỉ mình trước những chiêu trò hay những sai lầm đó thì sau đó có thể kết quả đã tốt hơn nhiều.

Kinh nghiệm chứng trường: Cách tránh bẫy của các “đội lái” cổ phiếu !!!

Hiện thực khách quan và tư duy bơi theo dòng tiền.
Nhìn một cách khách quan, hoạt động của “đội lái” cũng có mặt tích cực của nó. Đó là tạo ra một không khí giao dịch sôi động trên thị trường. Chính những con sóng do “đội lái” tạo ra đã mang lại lợi nhuận cho nhiều nhà đầu tư và góp phần cải thiện thanh khoản cho thị trường.

Tuy nhiên, mặt tiêu cực của những hành vi thao túng, làm giá cổ phiếu của “đội lái” lại vô cùng lớn. Nó gây thiệt hại không chỉ cho đa số các nhà đầu tư nhỏ lẻ, thiếu kinh nghiệm và còn làm thiệt hại lớn cho doanh nghiệp có mã cổ phiếu bị đánh xuống, có thể làm cho doanh nghiệp phá sản hoặc bị thôn tính một cách thụ động. Ngoài ra, thao túng làm giá chứng khoán làm sai lệch bản chất hoạt động của thị trường chứng khoán, gây ra nguy cơ mất tính hấp dẫn hay sụp đổ TTCK do không còn mối liên kết giữa thị trường với hoạt động của DN.

Dù vậy, với sức hấp dẫn từ lợi nhuận của nó mang lại cho “đội lái”, loại trừ hoàn toàn hành vi này khỏi thị trường chứng khoán là điều bất khả thi, vì vậy, nhận diện hành vi thao túng để ngăn cản và có chế tài xử lý “đội lái” phù hợp nhằm răn đe, hạn chế hành vi này là yêu cầu luôn cấp bách đối với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các cơ quan quản lý để đem lại công bằng cho tất cả các nhà đầu tư chứng khoán

Kin nghiệm nhìn nhận thị trường chứng khoán sau khủng hoảng

Nếu cách đây 2 tháng khi ai đó cho rằng kinh tế đã bắt đầu khủng hoảng, sẽ có không ít ý kiến phản đối gay gắt. Biết sao được, kiến thức, trình độ kinh nghiệm của mỗi người là khác nhau mà.

Giờ đây khủng hoảng thì ai cũng thấy. VNI về dưới 500 đến 480 thì cũng có nhiều người tin có thể xảy ra.
Nhưng các vấn đề khác được đặt ra, liệu khủng hoảng này kéo dài trong bao lâu, và diễn tiến đến mức nghiêm trọng nào.
Nắm được điều này người buôn chứng khoán sẽ cơ cấu lại dòng tiền phù hợp. Dĩ nhiên điều đó là cần thiết đối với các nhà đầu tư lớn tầm năm bảy chục tỷ trở lên, chứ vài chục triệu thì bán tất toán lấy tiền bỏ túi cho nhanh. Còn dòng tiền lớn thì phải cân nhắc bán xong làm gì, gửi ngân hàng hay mua vàng, gửi NH lỡ tình huống xấu ko cho rút ra thì sao, mua vàng thì giá có giảm ko, rồi có nên mua usd chuyển ra nước ngoài hay để ở nhà,… cân nhắc để đưa ra các quyết định đó ko phải là dễ.
Khủng hoảng kéo dài trong bao lâu. Điều đó phụ thuộc vào việc dịch trên toàn cầu được khống chế như thế nào.

Kịch bản 1, Nếu trong quý 2 năm nay có thuốc, thì đến đầu năm sau may ra mới chấm dứt được đà suy thoái, và bắt đầu đi ngang và phục hồi, và đến giữa năm 2022 thì mọi thứ mới trở lại bình thường.
Kịch bản 2, Nếu ko tìm ra thuốc, thì qua hết mùa xuân đến đầu mùa hè ở Bắc bán cầu khi mà nhiệt độ cao hơn sẽ làm giảm sự hoạt động của virus, dịch tạm thời giảm nhưng vẫn còn âm ỉ. Trong trường hợp này thì kéo theo khủng hoảng sẽ âm ỉ diễn ra lâu dài, vì vào mùa đông mỗi năm lại bùng phát, lại phong tỏa, lại ngừng sản xuất, ngừng mua sắm, lại thất nghiệp.
Kịch bản 3, xuất hiện các biến thể khác, với độc tố cao hơn, lây lan mạnh hơn, làm dân số toàn cầu chết một nữa. Nếu điều đó xảy ra thì anh em mình ko phải buôn chứng khoán nữa, và chưa nghĩ ra khi nào kinh tế phục hồi. Có khi lúc đó ngồi đầu tủ ăn trái cây.

Dự báo gần hơn, với tình hình này sẽ gây ra các khó khăn vô cùng to lớn cho nền kinh tế. Nó còn nghiêm trọng hơn bất kỳ cuộc khủng hoảng nào mà mình từng chứng kiến. Nền kinh tế gần như đóng băng ngay lập tức chứ ko suy giảm từ từ để các chủ thể kịp điều chỉnh và thích nghi.

Ngay lập tức hàng triệu người ko có thu nhập và thất nghiệp, hàng trăm ngàn DN ngừng kinh doanh, nhưng chi phí nhà xưởng kho bãi văn phòng showroom lãi vay…. thì vẫn phải trả.

Các anh em có tiền tích lũy thì ko lo lắng chuyện tiền bạc, chứ nhân viên văn phòng lương mười lăm hai mươi triệu mỗi tháng, làm tháng nào xào tháng đó, giờ thất nghiệp lấy tiền đâu mà sống.

Kinh tế như vậy đương nhiên là thất thu thuế và thiếu hụt ngân sách một lỗ hổng lớn. Khi thiếu hụt thì ko còn cách nào khác là “in” tiền để bù đắp thiếu hụt. Thì tất yếu lạm phát sẽ xảy ra thôi. Vừa ko có thu nhập, vừa giá cả tăng cao, khó khăn vô cùng. Lúc đó nền kinh tế sẽ rơi vào trạng thái stagflation, tạm dịch là đình lạm, tức là vừa có suy thoái vừa có lạm phát.

Dù tình huống nào xảy ra thì trước mắt sẽ khó khăn, nên một vài phiên hồi ko có nghĩa là đáy và hết khủng hoảng, trời quang mây tạnh. Ko nên manh động bắt đáy trong bất kỳ tình huống nào. Giá đã rẻ còn có thể rẻ hơn nữa, hãy kiên nhẫn và đợi chờ.
Nhắc lại, buôn chứng khoán tương tự như…  cần kiên nhẫn và kiềm chế cảm xúc.
Trân trọng.

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);