Bảng đối chiếu công nợ tiếng Anh là gì? Công nợ là một khái niệm không còn quá xa lạ với người học kế toán. Nhưng có bao giờ bạn thắc mắc rằng công nợ tiếng Anh là gì? Bảng đối chiếu công nợ tiếng Anh là gì? Hãy cùng tìm câu trả lời với bài viết này từ ngolongnd nhé!
Nội dung chính:
Công nợ tiếng Anh là gì?
Trong tiếng Anh có khá nhiều thuật ngữ chuyên ngành khác nhau để diễn tả công nợ như:
- Debt
- Mortgage
- Wage
- Investments …
Tuy nhiên, dept là từ chuyên ngành được sử dụng phổ biến nhất khi nó khá dễ nhớ đối với cả những người không học chuyên ngành tài chính kế toán. Công nợ thường được phân chia thành 2 dạng:
- Công nợ phải thu (receivable)
- Công nợ phải trả (To pay debt)
Các khái niệm có liên quan đến công nợ
Trong lĩnh vực kế toán có rất nhiều khái niệm khác nhau cần phải quan tâm như:
- Đối chiếu công nợ (debt comparison)
- Cấn trừ công nợ (Clearing debt)
- Kế toán công nợ (Accounting liabilities)
Đối chiếu số dư công nợ trong tiếng anh là gì?
-Đối chiếu số dư công nợtrong tiếng anh là:”Debt comparison”;
– Cấn trừ/đối trừ công nợ trong tiếng anh là:”Clearing debt”.
Mục đích lập biên bản đối chiếu công nợ
Biên bản đối chiếu công nợ được hình thành với mục đích:
Biên bản đối chiếu công nợ giữa khách hàng, nhà cung cấp là căn cứ để khi quyết toán thuế có thể kiểm tra tình hình thanh toán giữa bên mua và bên bán, đặc biệt là những hóa đơn giá trị gia tăng có giá trị từ 20.000.000 đồng trở lên có thực hiện đúng theo quy định không (thanh toán không dùng tiền mặt) Biên bản đối chiếu công nợ còn có mục đích kiểm soát tình hình thanh toán giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp hoặc giữa doanh nghiệp với khách hàng có thực hiện theo đúng nội dung của hợp đồng kinh tế đã ký kết chưa? Số nợ còn lại đã đúng với tính toán thực tế chưa?
Những sai sót cần lưu ý khi lập biên bản đối chiếu công nợ
Những sai sót khi lập biên bản công nợ thường xảy ra với những khoản nợ phải thu chưa có đầy đủ biên bản đối chiếu công nợ tại thời điểm cuối năm theo như quy định:
Tỷ lệ phản hồi thấp khi kế toán gửi thư xác nhận cho khách hàng dẫn đến những sai sót khi quản lý công nợ Chênh lệch công nợ phải thu giữa sổ kế toán với Biên bản đối chiếu công nợ và nguyên nhân chưa xác định được Đa số các trường hợp không đối chiếu nợ hoặc đối chiếu nợ có chênh lệch và có nhiều khoản công nợ không có đối tượng rõ ràng xảy ra ở mô hình các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xây dựng, xây lắp
Trường hợp khách hàng không chịu đối chiếu công nợ
Trong thực tế ta thường gặp các tình huống khách hàng không chịu đối chiếu công nợ cần giải quyết như:
Do không muốn mất lòng đối tác nên trong quá trình hợp tác không thường xuyên thúc giục kiểm tra, mẫu đối chiếu công nợ. Không chỉ vậy kệ toán còn bỏ qua, không lưu tâm đến khi khách hàng không ký đối chiếu, không có ý kiến trả lời. Khi không có văn bản xác nhận về số công nợ còn lại, có thể là khó khăn, vướng mắc cho quá trình thu hồi công nợ sau này Một trường hợp điển hình là do khách hàng không có khả năng thanh toán Do khách hàng có ý định chiếm dụng vốn để kinh doanh do không phải trả lãi
Vậy khi khách hàng không chịu đối chiếu công nợ, một số phương án giải quyết dành cho kế toán là:
Khi gửi xác nhận nợ cần chuyển phát có đảm bảo để có bên thứ ba là bên chuyển phát chứng nhận là đã gửi cho đúng đối tượng Nếu khách hàng của bạn vẫn không có bất cứ phản ứng nào khác thì kế toán công nợ cần lên phương án cân nhắc trong việc cần phải nhờ sự can thiệp của bên thứ ba là các công ty thu nợ chuyên nghiệp hoặc sự can thiệp của các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Trong trường hợp bên thứ 3 làm việc trong vòng 1 tháng mà vẫn không có hiệu quả, không thu được nợ thì lúc này bạn nên chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để kiện ra toà.
Download mẫu biên bản đối chiếu công nợ tiếng Anh
Trên đây là một số mẫu đối chiếu công nợ thường gặp mà bạn nên tham khảo. Bên cạnh đó bạn cũng nên chú ý về những sai sót cần lưu ý khi lập biên bản đối chiếu công nợ và các trường hợp khách hàng không chịu đối chiếu công nợ. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.