Tổng hợp quy tắc trọng âm dễ nhớ nhất trong tiếng Anh

Nội dung chính:

Tổng hợp quy tắc trọng âm dễ nhớ nhất trong tiếng Anh

1.Trọng âm là gì?

Trọng âm (Wordstress) là âm tiết được phát âm to hơn, rõ hơn, cao hơn hoặc kéo dài hơn. Người nói/đọc sẽ đặt nhiều lực hơn vào âm này. Các trọng âm xuất hiện trong các từ có 2 âm tiết trở lên.


Từ một âm tiết không có trọng âm vì bản thân nó chỉ có một âm tiết, nên dù ta có dùng nhiều lực khi phát âm âm tiết này thế nào thì trong từ cũng không còn âm tiết nào để so sánh và làm bật nó lên.

  • Ký hiệu trọng âm tiếng Anh: Trọng âm được biểu diễn bằng dấu phẩy trên (‘). Dấu (‘) đứng trước âm tiết nào thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết đó.
  • Ví dụ:
  • generation /ˌdʒenəˈreɪʃn/ (thế hệ). Trong đó ta thấy dấu (ˈ) đứng trước âm /reɪ/. Điều này có nghĩa là trọng âm của từ này sẽ nằm ở âm tiết /reɪ/.

2. Tổng hợp các quy tắc trọng âm tiếng Anh đầy đủ

 2.1. Cách đánh trọng âm của từ có 2 âm tiết

Bảng tổng hợp trọng âm trọng âm của từ có 2 âm tiết

Từ có 2 âm tiếtTrọng âm
Động từThường rơi vào âm tiết số 2
Danh từThường rơi vào âm tiết số 1
Tính từThường rơi vào âm tiết số 1
Tính từ, danh từ và động từ có âm tiết chứa 1 trong các âm nguyên âm dài (/ɑː/, /ɔː/, /ɜː/, /iː/ và /uː/)Trọng âm rơi vào âm tiết đó (thường là âm tiết thứ hai)

Quy tắc: Động từ 2 âm tiết ⟶ Trọng âm thường rơi vào âm tiết số 2.

Ví dụ:

+ agree – /əˈɡriː/ – đồng ý

+ convince – /kənˈvɪns/ – thuyết phục

+ decide – /dɪˈsaɪd/ – quyết định

+ invite – /ɪnˈvaɪt/ – mời

+ provide – /prəˈvaɪd/ – cung cấp

+ refuse – /rɪˈfjuːz/ – từ chối

+ repeat – /rɪˈpiːt/ – lặp lại

Lưu ý: Cũng có một số trường hợp ngoại lệ trong quy tắc trọng âm của động từ có hai âm tiết vào âm tiết đầu.
Ví dụ:

+ answer – /ˈænsər/ – trả lời

+ enter – /ˈentər/ – đi vào (nơi nào đó)

+ follow – /ˈfɑːləʊ/ – đi theo (ai đó/…)

 

Quy tắc: Danh từ có 2 âm tiết ⟶ Trọng âm thường rơi vào âm tiết số 1.

Ví dụ:

+ answer – /ˈænsər/  – câu trả lời/đáp án

+ mirror – /ˈmɪrər/ – gương

+ ocean – /ˈəʊʃn/ – đại dương  

+ river – /ˈrɪvər/ – dòng sông

+ summer – /ˈsʌmər/ – mùa hè

+ theater – /ˈθiːətər/ – rạp phim/nhà hát

+ widow – /ˈwɪdəʊ/ – góa phụ

Lưu ý: Cũng có một số trường hợp ngoại lệ trong đó quy tắc trọng âm của danh từ có hai âm tiết rơi vào âm tiết thứ hai.
Ví dụ:

+ police – /pəˈliːs/ – cảnh sát

+ guitar – /ɡɪˈtɑːr/ – đàn ghi-ta

+ device – /dɪˈvaɪs/ – thiết bị

 

Quy tắc: Tính từ có 2 âm tiết ⟶ Trọng âm thường rơi vào âm tiết số 1.

Ví dụ:

+ angry – /ˈæŋɡri/ – tức giận

+ heavy – /ˈhevi/ – nặng

+ lousy – /ˈlaʊzi/ – rất tệ

+ bossy – /ˈbɔːsi/ – hống hách

+ nervous – /ˈnɜːrvəs/ – lo lắng

+ crooked – /ˈkrʊkɪd/ – bị cong/khoằm/không trung thực

+ simple – /ˈsɪmpl/ – đơn giản

 

Lưu ý: Cũng có một số trường hợp ngoại lệ trong đó quy tắc trọng âm của tính từ có hai âm tiết rơi vào âm tiết thứ hai. Ví dụ:

+ mature – /məˈtʃʊr/ – trưởng thành

+ alone – /əˈləʊn/ – một mình

Quy tắc: Tính từ, danh từ và động từ có âm tiết chứa 1 trong các âm nguyên âm dài (/ɑː/, /ɔː/, /ɜː/, /iː/ và /uː/) ⟶ Trọng âm rơi vào âm tiết đó (thường là âm tiết thứ hai).

+ discard – /dɪˈskɑːrd/ – (v.) loại bỏ

+ decor – /deɪˈkɔːr/ – (n.) phong cách trang trí nội thất

+ deserve – /dɪˈzɜːrv/ – (v.) xứng đáng

+ receive – /rɪˈsiːv/ – (v.) nhận

+ improve – /ɪmˈpruːv/ – (v.) cải thiện

2.2. Cách đánh trọng âm đối với từ có 3 âm tiết trở lên

Từ có 3 âm tiết trở lênĐiều kiệnTrọng âm
Động từĐộng từ có âm tiết thứ ba chứa nguyên âm đôi hay kết thúc bằng 2 phụ âm trở lênÂm tiết thứ nhất
Danh từDanh từ có âm tiết thứ hai có chứa nguyên âm yếu /ə/ hoặc /ɪ/Âm tiết thứ nhất
Danh từ có âm tiết thứ nhất chứa nguyên âm yếu /ə/ hay /i/ và âm tiết thứ hai của từ này chứa nguyên âm dài/ nguyên âm đôiÂm tiết thứ hai
Tính từTính từ có âm tiết thứ nhất chứa nguyên âm yếu /ə/ hay /i/Âm tiết thứ hai
Tính từ có âm tiết cuối chứa nguyên âm yếu /ə/ hay /i/ và âm tiết thứ hai chứa nguyên âm dài hoặc nguyên âm đôiÂm tiết thứ hai

2.2.1. Động từ

Quy tắc: Đối với động từ có 3 âm tiết trở lên, trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất nếu âm tiết thứ ba chứa nguyên âm đôi hay kết thúc bằng 2 phụ âm trở lên.

Ví dụ:

– exercise – /ˈeksəsz– tập thể dục

– analyze – /ˈænəlz/ – phân tích

– Trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai nếu âm tiết thứ ba có nguyên âm ngắn.

Ví dụ:

– deliver – /dɪˈlɪvər/ – giao hàng

– encounter – /ɪnˈkaʊntər/- trải qua điều gì (đặc biệt là những điều tồi tệ/không hay/…)

2.2.2 Danh từ

Quy tắc: Trong danh từ có 3 âm tiết trở lên, nếu âm tiết thứ hai có chứa nguyên âm yếu /ə/ hoặc /ɪ/ thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất.

Ví dụ:

family – /ˈfæməli/ – gia đình

+ pharmacy – /ˈfɑːrməsi/ – tiệm thuốc tây

+ resident – /ˈrezɪdənt/ – cư dân

Quy tắc: Nếu danh từ có âm tiết thứ nhất chứa nguyên âm yếu /ə/ hay /i/ và âm tiết thứ hai của từ này chứa nguyên âm dài/ nguyên âm đôi thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai.

Ví dụ:

+ concealer – /kənˈsiːlər/ – kem nền trang điểm

+ reviewer – /rɪˈvjuːər/ – người chuyên đi nhận xét/đánh giá sản phẩm/hàng hóa/v.v.

+ computer – /kəmˈpjuːtər/ – máy tính

2.2.3. Tính từ

Quy tắc: Trong tính từ 3 âm tiết trở lên, nếu âm tiết thứ nhất chứa nguyên âm yếu /ə/ hay /i/ thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai.

Ví dụ:

+ retarded – /rɪˈtɑːrdɪd/ – chậm phát triển (về trí tuệ)

+ considerate – /kənˈsɪdərət/ – chu đáo/biết suy nghĩ cho người khác

Quy tắc: Nếu âm tiết cuối chứa nguyên âm yếu /ə/ hay /i/ và âm tiết thứ hai chứa nguyên âm dài hoặc nguyên âm đôi thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai.

Ví dụ:

+ annoying – /əˈnɔɪɪŋ/ – có tính gây khó chịu

2.3. Từ chứa hậu tố (suffix)

Ta cũng có thể đoán ra cách đánh trọng âm của một từ khi nó chứa một số hậu tố (yếu tố ở cuối từ đặc thù. Các hậu tố này sẽ được phân vào các nhóm riêng và mỗi nhóm sẽ có một quy tắc đánh trọng âm riêng.

2.3.1. Từ chứa một trong các hậu tố – ic, – ish, – ical, – sion, – tion, – ance, – ence, – idle, – ious, – ience, – eous, – ian, – ity, – logy, -graphy, -nomy.

⟶ Trọng âm rơi vào âm tiết đứng trước (những) âm tiết tương ứng với hậu tố đó hoặc chứa phần phát âm của hậu tố đó.

Bảng ví dụ:

STTHậu tốVí dụ
1-ichistoric  
/hɪˈstɔːr.ɪk/
2-ishBritish
/ˈbrɪt.ɪʃ/
3-icalhistorical
/hɪˈstɒr.ɪ.kəl/
4-sionvision
/ˈvɪʒ.ən/
5-tiontradition
/trəˈdɪʃ.ən/
6-anceappearance
/əˈpɪr.əns/
7-enceindependence
/ˌɪn.dɪˈpen.dəns/
8-idleedible
/ˈed.ə.bəl/
9-iousenvious
/ˈen.vi.əs/
10-ienceconvenience
/kənˈviː.ni.əns/
11-eousgorgeous
/ˈɡɔːr.dʒəs/
12-ianItalian
/ɪˈtæl.jən/
13-itynationality
/ˌnæʃˈnæl.ə.t̬i/
14-logy  psychology
/saɪˈkɑː.lə.dʒi/
15-graphy  geography
/dʒiˈɑː.ɡrə.fi/
16-nomyastronomy
/əˈstrɑː.nə.mi/

2.3.2. Từ chứa một trong các hậu tố -ee, -eer, -ese, -ique, -esque

⟶ Trọng âm rơi vào ngay âm tiết tương ứng với hậu tố đó.

Bảng ví dụ:

STTHậu tốVí dụ
1-eeinterviewee /ˌɪn.tə.vjuˈiː/
2-eerpioneer /ˌpaɪ.ə.ˈnɪr/
3-eseTaiwanese /ˌtaɪ.wəˈniːz/
4-iquetechnique /tekˈniːk/
5-esquepicturesque /ˌpɪktʃəˈresk/

2.3.3. Những từ được tạo ra bằng cách thêm các hậu tố -ment, -ship, -ness, -er/ or, -hood, -ing, -en, -ful, -able, -ous, -less, -ly, -ist, -ism vào từ gốc.

⟶ Vị trí trọng âm vẫn giữ nguyên như trong từ gốc.

Bảng ví dụ:

STTHậu tốVí dụ
1-mentemploy ⟶ employment    
/ɪmˈplɔɪ/ ⟶  /ɪmˈplɔɪ.mənt/
2-shiprelation ⟶ relationship
/rɪˈleɪ.ʃən/ ⟶ /rɪˈleɪ.ʃən.ʃɪp/
3-nessempty ⟶ emptiness
/ˈemp.ti/ ⟶ /ˈemp.ti.nəs/
4-ersing ⟶ singer
/sɪŋ/ ⟶ /ˈsɪŋ.ər/
5-ordistribute⟶ distributor
/dɪˈstrɪb.juːt/ ⟶ /dɪˈstrɪb.jə.tər/
6-hoodadult ⟶ adulthood
/əˈdʌlt/ ⟶ /əˈdʌlt.hʊd/
7-ingswim ⟶ swimming
/swɪm/ ⟶ /ˈswɪm.ɪŋ/
8-enwide ⟶ widen
/waɪd/ ⟶ /ˈwaɪ.dən/
9-fulbeauty ⟶ beautiful
/ˈbjuː.ti/ ⟶ /ˈbjuː.t̬ə.fəl/
10-ableadore ⟶ adorable
/əˈdɔːr/ ⟶ /əˈdɔːr.ə.bəl/
11-ousfame ⟶ famous
/feɪm/  /ˈfeɪ.məs/
12-lessmeaning ⟶ meaningless
/ˈmiː.nɪŋ/ ⟶ /ˈmiː.nɪŋ.ləs/
13-lyviolent ⟶ violently
/ˈvaɪə.lənt/ ⟶ /ˈvaɪə.lənt.li/
14-istperfection ⟶ perfectionist
/pəˈfek.ʃən/ ⟶ /pəˈfek.ʃən.ɪst/
15-ismhuman ⟶ humanism
/ˈhjuː.mən/ ⟶ /ˈhjuː.mə.nɪ.zəm/

2.4.Từ chứa tiền tố (prefix)

Từ được thêm tiền tố (prefix) vào để tạo từ mới thì dấu nhấn vẫn giữ nguyên vị trí cũ như ở trong từ gốc.

Bảng ví dụ một số tiền tố thường gặp:

(Trên thực tế, còn một số tiền tố khác)

STTTiền tốVí dụ
1dis-agree ⟶ disagree     
/əˈɡriː/⟶   /ˌdɪs.əˈɡriː/
2in-active ⟶ inactive
/ˈæk.tɪv/⟶  /ɪnˈæk.tɪv/
3un-employment ⟶ unemployment
/ɪmˈplɔɪ.mənt/ ⟶  /ˌʌn.ɪmˈplɔɪ.mənt/
4im-possible ⟶ impossible
/ˈpɑː.sə.bəl/ ⟶ /ɪmˈpɑː.sə.bəl/
5ir-responsible ⟶ irresponsible
/rɪˈspɑːn.sə.bəl/ ⟶  /ˌɪr.əˈspɑːn.sə.bəl/
6mis-understand ⟶ misunderstand
/ˌʌn.dəˈstænd/ ⟶ /ˌmɪs.ʌn.dəˈstænd/
7under-water ⟶ underwater
/ˈwɔː.tər/ ⟶  /ˌʌn.dəˈwɔː.tər/
8over-come ⟶ overcome
/kʌm/ ⟶ /ˌəʊ.vəˈkʌm/
9il-legal ⟶ illegal
/ˈliː.ɡəl/ ⟶  /ɪˈliː.ɡəl/
10de-form ⟶ deform
/fɔːrm/ ⟶ /dɪˈfɔːrm/

2.5. Quy tắc trọng âm trong động từ ghép:

– Trong các động từ ghép được tạo nên bằng việc ghép thêm tiền tố vào phía trước động từ gốc, trọng âm sẽ rơi vào động từ gốc.

– Lưu ý, nếu động từ gốc có nhiều âm tiết, dấu nhấn vẫn giữ nguyên vị trí vốn có của nó trong động từ gốc.

– Ví dụ:

+ review – /rɪˈvjuː/ – kiểm tra lại cái gì

 + disagree – /ˌdɪsəˈɡriː/ – bất đồng/ không đồng ý

+ overreact – /ˌəʊvəriˈækt/ – phản ứng thái quá

2.6. Quy tắc trọng âm trong danh từ ghép:

– Danh từ ghép được tạo thành bằng cách ghép 2 danh từ lại với nhau và trong đó, danh từ phía trước có chức năng bổ sung thêm thông tin và khu biệt, xác định rõ ràng hơn danh từ phía sau.

– Cũng chính vì thế, dấu nhấn trong danh từ ghép thường rơi vào danh từ đứng trước.

– Ví dụ:

+ bus station – /ˈbʌs steɪʃn/ – bến xe buýt

 + sports car – /ˈspɔːrts kɑːr/ – xe hơi thể thao

+ flight attendant – /ˈflaɪt ətendənt/ – tiếp viên hàng không

2.7. Quy tắc trọng âm trong các từ kết thúc bằng đuôi -how, -what và -where

– Trong các từ chứa đuôi -how, -what và -where, trọng âm sẽ rơi vào âm tiết tương ứng với thành phần đứng trước các đuôi trên.

– Ví dụ:

somehow – /ˈsʌmhaʊ/ – một cách nào đó (không rõ)

somewhat – /ˈsʌmwʌt/ – tới một mức nào đó

somewhere – /ˈsʌmwer/ – nơi nào đó

anywhere – /ˈeniwer/ – bất kỳ nơi nào

nowhere – /ˈnəʊwer/ – không một nơi nào

everywhere – /ˈevriwer/ – mọi nơi

2.8. Quy tắc trọng âm trong các từ kết thúc bằng đuôi – ade, – ee, – ese, – eer, – ette, – oo, -oon , – ain (động từ), -esque,- ique,-mental, -ever, – self

 – Khi một từ kết thúc bằng một trong các đuôi trên (trừ đuôi -mental và -ever), trọng từ rơi vào âm tiết tương ứng/chứa với đuôi đó.

– Ví dụ:

+ lemonade (n.) – /ˌleməˈneɪd/ – nước chanh

+ trainee (n.) – /ˌtreɪˈniː/ – thực tập sinh

+ Japanese (n.) – /ˌdʒæpəˈniːz/ – tiếng Nhật

+ volunteer (n.) – /ˌvɑːlənˈtɪr/ – tình nguyện viên

+ taboo (n.) – /təˈbuː/ – điều cấm kỵ

+ afternoon (n.) – /ˌæftərˈnuːn/ – buổi chiều

+ entertain (v.) – /ˌentərˈteɪn/ – làm ai đó giải trí/mua vui cho ai đó

+ picturesque (adj.) – /ˌpɪktʃəˈresk/ – đẹp một cách cổ kính  

+ unique (adj.) – /juˈniːk/ – độc đáo

+ myself (pronoun) – /maɪˈself/ – bản thân tôi

– Riêng hai đuôi -mental và -ever sẽ tương ứng với 2 âm tiết và trọng âm sẽ rơi vào âm tiết đứng trước.

+ environmental (adj.) – /ɪnˌvaɪrənˈmentl/ – thuộc về môi trường

+ forever (adv.) – /fərˈevər/ – mãi mãi

2.9. Quy tắc trọng âm trong từ bắt đầu bằng chữ cái ‘a’ tương ứng với âm tiết /ə/

– Khi một từ bắt đầu bằng chữ cái ‘a’ và chữ cái này tương ứng với âm tiết /ə/, dấu nhân rơi vào âm tiết ngay sau đó.

– Ví dụ:

+ arrange (v.) – /əˈreɪndʒ/ – sắp xếp

+ above (prep.) – /əˈbʌv/ – ở phía trên

+ afloat (adj.) – /əˈfləʊt/ – nổi trên nước

2.10. Quy tắc trọng âm trong số đếm chứa đuôi -teen và -ty

– Trong số đếm chứa đuôi -teen, trọng âm rơi vào đuôi -teen. Quy tắc này áp dụng từ số 13 đến số 19.

– Ví dụ:

+ thirteen – /ˌθɜːrˈtiːn/

+ nineteen – /ˌnaɪnˈtiːn

– Trong số đếm chứa đuôi -ty, dấu nhấn có thể rơi vào đuôi -ty hoặc thành phần đứng trước đuôi -ty. Tuy nhiên, ta nên đọc với dấu nhấn ở đuôi -ty để dễ phân biệt với từ chứa đuôi -teen. Quy tắc này áp dụng cho các số tròn chục từ 20 đến 90.

– Ví dụ:

twenty – /ˈtwenti/

ninety – /ˈnaɪnti/

2.11. Những từ đồng dạng nhưng khác trọng âm

– Có những từ đồng dạng nhưng lại có nghĩa và cách phát âm, đặc biệt là trọng âm khác nhau nên cách đánh trọng âm cũng khác nhau. Những trường hợp này thường là các cặp danh từ – động từ có 2 âm tiết. Động từ sẽ thường có trọng âm rơi vào âm tiết số 2, trong khi đó, với cùng một mặt chữ, danh từ sẽ có trọng âm rơi vào âm tiết một.

Ví dụ:

– Từ: ‘export’

+ Nghĩa động từ: “xuất khẩu” ⟶ Phát âm: /ɪkˈspɔːt/

+ Nghĩa danh từ: “việc/sự xuất khẩu” ⟶ Phát âm: /ˈek.spɔːrt/

– Từ: ‘record’

+ Nghĩa động từ: “lưu lại thông tin/số liệu/thành tích/…” ⟶ Phát âm: /rɪˈkɔːd/

+ Nghĩa danh từ: “bản lưu lại thông tin/số liệu/thành tích/…” ⟶ Phát âm: /ˈrek.ɔːd/

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);