Cách chuyển thư mục giữ nguyên dữ liệu từ ổ C sang ổ cứng khác

Hướng dẫn chuyển thư mục giữ nguyên dữ liệu từ ổ C sang ổ cứng khác – Ổ C thường là ổ cứng được chọn để cài đặt hệ điều hành. Vì thế để hệ thống được hoạt động trơn tru, các kỹ thuật viên thường khuyên chúng ta nên để trống 15 – 20% dung lượng. Tuy nhiên bạn lại có thói quen lưu hết dữ liệu khi download vào các thư mục sẵn có ở ổ C như Downloads, Pictures, Musics, Documents,… Và sau 1 quá trình sử dụng dung lượng ổ C sẽ đầy làm ảnh hưởng tới các tác vụ khác.

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn chuyển các thu mục mặc định đó sang ổ cứng khác mà ko cần thay đổi đường dẫn khi tải về cũng như giữ nguyên dữ liệu của thư mục.

Cách chuyển thư mục giữ nguyên dữ liệu từ ổ C sang ổ cứng khác

Ở đây, mình sẽ chọn thư mục Desktop làm ví dụ

Bước 1. Đầu tiên bạn cần mở File Explorer (phím tắt: Windows + E) chuột phải vài thư mục Desktop chọn Properties

Tại đây bạn sẽ tìm thấy Desktop, Download, Pictures, Videos… đây đều là các thư mục có thể di chuyển sang ổ D

Bước 2. Một hộp thoại hiện ra. Bạn chuyển sang tab Location, click vào Move…

Bước 3. Bước tiếp theo bạn cần chọn đích đến (ở đây mình chọn di chuyển sang ổ D) , sau đó ấn Apply.

Bước 4. Một hộp thoai hiện lên hỏi bạn có chắc chắn hay không, chọn Yes.

Bạn cũng có thể thực hiện tương tự với Download, Pictures, Videos… Như vậy là chỉ với vài bước đơn giản, bạn đã có thể chuyển được một lượng lớn dữ liệu từ ổ đĩa C sang ổ đĩa D. Việc chuyển các thư mục như Download hay Desktop sang ổ đĩa D còn đảm bảo ổ đĩa C sẽ ít bị đầy theo thời gian sử dụng hơn.

Khôi phục lại vị trí ban đầu

Để khôi phục lại vị trí ban đầu, đầu tiên bạn hãy truy cập vào thư mục mà bạn đã đồng bộ dữ liệu từ Desktop (nằm ở ổ đĩa D hoặc E mà bạn đã đồng bộ ở bước trên).

Sau đó bạn cũng chuột phải lên thư mục được lưu dữ liệu từ Desktop > chọn Properties, chọn sang thẻ “Location” kích chọn vào nút “Restore Default” để > kích chọn “Apply” để khôi phục dữ liệu về vị trí ban đầu (thư mục Desktop lưu ở ổ đĩa hệ điều hành).

 

Cách lưu dữ liệu ở Desktop không bị mất khi cài lại Windows

Có thể xem đây là phương pháp khá hiệu quả để các bạn giảm dung lượng trên ổ đĩa hệ điều hành Windows trong khi thư mục Desktop chứa dữ liệu quá nhiều. Chúc các bạn thành công.

Cách di chuyển thư mục từ ổ C sang ổ D, Cách di chuyển thư mục trên màn hình máy tính, Cách di chuyển thư mục trên máy tính, Di chuyển tập tin/thư mục, Cách di chuyển file trong Win 10, Copy 1 file vào nhiều folder, Chuyển tệp sang thư mục, Cách tạo thư mục trong ổ đĩa D

Hướng dẫn chuyển dữ liệu ổ cứng cũ sang ổ cứng mới

Giả dụ rằng bạn đã lắp đặt ổ cứng mới của  mình vào máy tính với tư cách là ổ đĩa thứ cấp và khởi động thành công vào hệ điều hành cũ đang sử dụng trên partition cũ của hệ điều hành. Hệ điều hành đã nhận ra được ổ cứng mới hoàn toàn trống rỗng này và bạn đã định dạng ổ đĩa trong Windows. Lúc này tất cả các công việc cần thực hiện với bạn là làm thế nào để di chuyển dữ liệu từ điểm A sang điểm B.

Bạn có thể nghĩ về cách thực hiện được mục đích cuối cùng của mình bằng cách kéo vào thả các file cần thiết từ ổ đĩa này sang ổ đĩa kia. Tuy nhiên, nếu muốn một ổ cứng mới sẽ trở thành ổ đĩa chính cho hệ thống của mình thì bạn cần phải có một công cụ thích hợp để quản lý việc truyền tải này. Việc di chuyển toàn bộ nội dung trong ổ đĩa hiện hành sang một ổ đĩa mới không phải là một nhiệm vụ của Windows Explorer theo bất cứ hình thức nào.

Nếu đã hài lòng với thiết bị lưu trữ mà bạn đã có và muốn sử dụng ổ cứng mới như một ổ cứng mở rộng cho máy tính của mình, khi đó bạn chỉ cần kéo vào thả các file mong muốn để lưu vào ổ cứng mới. Tuy nhiên nếu các file mà bạn đang di duyển này nằm trong location mặc định của Windows (chẳng hạn như các thư mục Documents, Music hoặc Videos) thì hệ thống của bạn sẽ không thể thi hành các thư mục gốc của nó trong tất cả các ứng dụng mà bạn chạy – trừ khi bạn thay đổi các thiết lập Windows để có thể hoạt động theo các khác.

 
 
 
 

 Thiết lập ổ cứng mới thành ổ cứng chính

 

 Bạn không thể chỉ kéo và thả các nội dung bên trong ổ đĩa chính sang ổ đĩa mới. Đầu tiên bạn cần biết một điều rằng, Windows không hề chạy trong chân không mà bản thân hệ điều hành gồm có nhiều file trong ổ cứng. Phụ thuộc vào cách thiết lập máy tính của mình để có thể hiển thị các file hệ điều hành quan trọng hoặc các file ẩn của Windows hay không, bạn có thể không chọn và kéo tất cả các file trên ổ cứng. Hay nói ngắn gọn rằng bạn sẽ cần đến một số sự trợ giúp.

 Có một cách thực hiện ở đây là bạn hãy mua một phần mềm thương mại. Norton Ghost ($70) là một phần mềm thích hợp trong trường hợp này, đây là một phần mềm thực hiện backup các file và nó có thêm tính năng nhân bản vô tính để cho phép bạn có thể tạo một bản sao 1-1 đối với ổ cứng cũ. Sau khi tạo một bản sao (bên ngoài môi trường Windows), bạn có thể đưa vào ổ cứng mới biến nó thành 1 bản sao hoản hảo của ổ cứng cũ và trở lại làm việc bình thường.

 

Bạn có thể sử dụng một ứng dụng miễn phí mang tên DriveImage XML để thực hiện một hành động tương tự như Ghost. Nó cho phép bạn tạo một archive toàn bộ ổ cứng trong hai file đơn giản: một XML gồm có các thông tin backup, một file DAT chứa một copy có nén tất cả các file. Sau đó bung archive này vào ổ cứng mới bằng cách khởi động từ một Live CD có cài đặt DriveImage XML.

 

Thiết lập ổ cứng mới thành ổ cứng thứ cấp

 

 Nếu bạn bằng lòng với kích thước và tốc độ của ổ chính, chỉ muốn ổ cứng mới đóng vai trò cung cấp thêm không gian để lưu trữ dữ liệu, trong trường hợp này thì công việc của bạn đơn giản hơn rất nhiều. Sau khi lắp đặt thành công ổ cứng, bạn hãy sử dụng chương trình CubicExplorer để truyền tải các file dữ liệu của mình. Chương trình thay thế cho Windows Explorer này sẽ gắn thẻ các thư mục Windows mà không cần đến nhiều cửa sổ Explorer. Một công cụ lọc mạnh sẽ cho phép bạn tìm ra và xem các kiểu file chính xác muốn làm việc với chúng.

Khi bạn đã thiết lập các thư mục của mình trên ổ cứng mới – Documents, Downloads, Videos,… tìm thấy trong location gốc của các thư mục người dùng này trong ổ Windows, kích chuột phải và chọn properties. Kích vào đó và tìm kiếm hộp có chứa các thông tin chi tiết về nơi thư mục hiện cư trú trong partition Windows chính. Vào location nơi thư mục mới nằm trong ổ cứng mới của bạn, sau đó kích OK. Quả thực quá dễ dàng, bạn đã thiết lập được ổ cứng của mình thành một location chính cho các thư mục mặc định của Windows.

 

 
 
 

 Cài đặt một ổ cứng bên trong mới trong máy trạm của bạn

 

 Việc cài đặt một ổ cứng mới trong máy tính của bạn là một nhiệm vụ khá đơn giản mà bất cứ người dùng nào cũng có thể thực hiện được trong khoảng 20 đến 30 phút. Các bước hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn lắp đặt ổ đĩa cứng vào máy tính của mình một cách đơn giản.

 Đầu tiên, cần phải bảo đảm rằng bạn mua đúng ổ cứng có sử dụng cùng kiểu kết nối với ổ cứng đang lắp trong máy. Trong nhiều máy tính hiện nay, kiểu kết nối được sử dụng đó là kiểu SATA. Khi đã có được ổ đĩa cứng với kiểu kết nối thích hợp trong tay, bạn hãy ngắt kết nối nguồn máy tính và mở case chứa các thành phần bên trong của máy.

 Nếu ổ cứng mới sẽ đóng vai trò là ổ cứng hệ thống mới của bạn, khi đó hãy tháo ổ cứng cũ ra khỏi máy và thay thế vào đó là ổ cứng mới mua, nhớ cắm đầy đủ giắc dữ liệu và giắc nguồn cho ổ cứng.

 Nếu ổ cứng mới đóng vai trò bổ sung cho không gian dữ liệu hiện có trong máy thì bạn hãy lắp ổ cứng mới vào phần không gian còn trống trong case. Sau đó sử dụng cáp SATA đi kèm với ổ để kết nối vào bo mạch chủ, thực hiện theo hướng dẫn của bo mạch chủ. Cuối cùng, gắn kết nối nguồn thích hợp cho ổ đĩa cứng mới từ các đầu dây nguồn có sẵn trong case của bạn.

Khi đã kết nối ổ cứng mới với bo mạch chủ và nguồn cấp, bạn hãy khởi động máy tính để xác nhận xem BIOS hệ thống có nhận ra ổ cứng mới hay không. Nếu BIOS vẫn chưa nhận ra được ổ cứng mới, khi đó bạn cần kiểm tra lại các kết nối của mình. Nếu BIOS nhận ra được mọi thứ, khi đó hãy đóng case và cấu hình ổ cứng của bạn bằng cách sử dụng những gì mà chúng tôi đã giới thiệu ở trên.

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);