Ngữ văn – tên gọi hiện hành của môn Văn trong nhà trường phổ thông hiện nay, là bộ môn đang gặp khó khăn trước tình trạng đa phần học sinh chán nản, không yêu thích. Một số phương pháp học tốt môn Ngữ văn sau đây sẽ giúp bạn đơn giản hóa cách học môn Văn. Cùng ngolongnd tìm hiểu nhé!
Nội dung chính:
Suy nghĩ đơn giản về môn Văn
Đầu tiên, chúng ta phải thay đổi suy nghĩ về môn Văn, thay vì xem nó là một môn chỉ ai có khiếu về văn chương mới học được thì hãy xem nó như một môn học bình thường. Chỉ cần áp dụng phương pháp đúng đắn thì bạn cũng có thể giỏi môn này chứ không riêng gì ai giỏi văn. Bạn cần có suy nghĩ đơn giản hơn về Văn, học cho đến khi bạn hết sợ khi nghĩ về nó thì mọi thứ sẽ được đơn giản hóa, bạn cũng không phải nặng đầu khi nghĩ về nó.
Luyện đọc nhiều, tập trung và dành thời gian đọc lại
Luyện đọc nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, sách văn học rồi rút ra ý chính cho mình làm tư liệu học tập để bạn thêm hiểu từ ngữ tiếng Việt và rèn luyện khả năng sáng tạo, tư duy sâu sắc. Khi đọc, nếu bạn cứ thụ động chăm chăm học thuộc lòng từng câu, từng chữ thì chỉ khiến bạn càng thêm khó tiếp thu. Bạn cần tập trung tối đa vào tác phẩm và dành thời gian mỗi ngày khoảng 30 phút – 1 tiếng để đọc lại. Đọc chứ không phải học thuộc lòng : đó thực sự là cách hiệu quả giúp bạn ghi nhớ nội dung chính tác phẩm, giữ ý văn luôn trôi chảy trong đầu và có thể bật ra bất cứ lúc nào khi làm bài.
Sơ đồ hóa kiến thức trên lớp học
Bạn ghi nhớ môn Toán dễ dàng bằng các công thức, học tốt môn Anh bằng cấu trúc nằm lòng, vậy còn môn Văn? Áp dụng sơ đồ kiến thức với nhiều ý tưởng mới mẻ, ghi lại những ý chính của bài học bằng sức sáng tạo của mình vừa dễ nhớ lại cảm thấy hứng thú. Điều này còn giúp chúng ta khắc sâu kiến thức.
Chẳng hạn với phần đọc hiểu, bạn có thể lên ý tưởng cho sơ đồ với các phần: Nội dung chính gồm những ý nào, nghệ thuật triển khai thành mấy ý, tác giả tác phẩm gói gọn thế nào dễ nhớ… Mỗi trang vở không nhất thiết ghi hết những gì giáo viên giảng, không nên chú tâm vào việc ghi mà hãy sơ đồ hóa theo cách hiểu của mình, còn việc mở rộng và khắc sâu các kiến thức đó bạn sẽ dành vào việc học ở nhà. Hay với phần Tiếng việt, bạn chỉ cần tạo cho mình một công thức riêng biệt.
Ví dụ: Nhân hóa = Dùng từ gọi,tả người – gọi tả đồ vật, cây cối…
Chỉ cần nhìn vào đây là bạn nhớ được khái niệm cũng như hiểu được bản chất của biện pháp nghệ thuật.
Dưới bàn tay tài hoa và sức sáng tạo của mình, người học sẽ cảm thấy vô cùng mãn nguyện vì mình nắm chắc được nội dung chính của bài học và thật thích thú vì từng trang vở của mình rất độc đáo mà lại dễ ghi nhớ. Về nhà chỉ cần giở vở ra cũng có thể hiểu được bài học hôm ấy có những gì.
Tập trung nghe giảng, ghi nhớ nội dung của từng tác phẩm
Một bài văn dài với câu từ bay bổng nhưng nội dung sai lệch cũng sẽ không thể đạt được điểm cao mà một bài văn viết đúng nội dung và đầy đủ ý mới quan trọng. Thế nên đừng tìm kiếm những điều xa xôi, khi ở trên lớp hãy tập trung nghe giảng và ghi nhớ nội dung trọng tâm của từng tác phẩm. Bạn có thể dễ dàng ghi nhớ nếu dùng phương pháp gạch những ý chính, soạn bài trước khi đến lớp hoặc sử dụng sơ đồ cây.
Đọc nhiều sách với đủ các thể loại
Một trong những phương pháp học tốt môn Ngữ Văn mang đến hiệu quả cao, được chuyên gia đánh giá cần thiết đó chính là đọc sách. Phương pháp này không có gì mới mẻ, nhưng trường tồn theo thời gian vẫn được xem là hàng đầu.
Bác Hồ chúng ta tự học, chủ yếu vẫn là nhờ đọc sách. Tại sao đọc sách lại có thể học giỏi Văn? Đơn giản vì đọc là mở rộng tầm hiểu biết, đọc nhiều hiểu nhiều, hiểu sâu hiểu rộng. Văn học là cuộc sống, nó phản ánh những gì xảy ra xung quanh chúng ta, và soi chiếu chính chúng ta vào trong đó. Bởi vậy nếu tiếp xúc nhiều tác phẩm tức là bạn đến được nhiều vùng đất, thấu hiểu từng con người, đồng cảm với từng số phận. Rồi hình thành trong mỗi người đọc những cảm nhận, suy nghĩ để chúng ta có thể viết ra lời thơ, con chữ.
Nên nhớ, đừng đọc sách một các gượng ép, hãy thả lõng tâm hồn mình, hòa vào từng con chữ xem chúng bày biện ra thứ gì trước mắt ta. Cứ tưởng tượng đó là món ăn, hãy nghiền ngầm nó bằng từ “ngấu nghiến” bạn sẽ cảm nhận được như kiểu thưởng thức món ăn. Có món cầu kì, có món đơn giản, nhưng vị của nó khác nhau, từ cay đắng mặn ngọt… Bởi cuộc sống đa chiều, cho nên Văn học cũng đa cảm xúc.
Đọc sách cũng nên lựa chọn, không chỉ chăm chăm một vài cuốn truyện tranh. Hãy thử làm quen với vài cuốn tiểu thuyết, ít tập truyện ngắn để xem họ viết gì, cuộc sống trong đó có khác mình không, lời văn học viết ra có những ngôn từ gì hay ho để ta học hỏi. Phương pháp học Văn hiệu quả chính là như vậy đấy!