Đề thi CPA 2019 môn Luật

Đề thi CPA 2019 môn Luật .Tháng 12 năm 2019, kỳ thi lấy chứng chỉ CPA – Certified Public Accountants đã diễn ra với 7 môn thi, bao gồm: Môn kế toán tài chính và kế toán quản trị nâng cao, môn Kiểm toán và dịch vụ đảm bảo nâng cao, môn Thuế và quản lý thuế nâng cao, môn Pháp luật về kinh tế và pháp luật doanh nghiệp, môn Phân tích hoạt động tài chính nâng cao, môn Tài chính và quản lý tài chính nâng cao, môn Ngoại ngữ.

Theo đó, mỗi môn thi, thí sinh sẽ làm bài trong 180 phút, riêng môn ngoại ngữ là 120 phút. Để đạt điểm cao trong kỳ thi CPA, các sĩ tử rất nên tham khảo đề thi từ các năm trước để hiểu cấu trúc đề thi cũng như cách ra đề.

 

Chúc các bạn ôn thi hiệu quả!

HỘI ĐỒNG THI KIỂM TOÁN VIÊN & KẾ TOÁN VIÊN NĂM 2019 

MÔN THI: PHÁP LUẬT KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP

Đề thi viết – Thời gian làm bài 180 phút

Câu 1 (2 điểm):

So sánh việc mua lại phần vốn góp và chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

Câu 2 (2 điểm): 

Công ty cổ phần AQ kinh doanh trong lĩnh vực văn hóa phẩm được thành lập bởi ba cổ đông là Quỳnh, Nam và Minh từ năm 2010 với vốn điều lệ là 3 tỷ vnđ, mỗi thành viên góp 1 tỷ vào vốn điều lệ. Theo quy định tại điều lệ công ty thì Quỳnh là Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty, Nam là giám đốc công ty và là đại diện pháp nhân của công ty.

Do hoạt động kinh doanh kém hiệu quả nên tháng 12/2017 công ty cổ phần Qj muốn sáp nhập với công ty trách nhiệm hữu hạn BT (công ty trách nhiệm hữu hạn BT do Bình và Thiên là thành viên sáng lập, có vốn điều lệ là 5 tỷ đồng, chuyên kinh doanh trong lĩnh vực môi giới các dịch vụ thương mại).

Câu hỏi 1: Công ty AQ có thể thực hiện việc sáp nhập vào công ty BT không? Vì sao?

Câu hỏi 2: Điều kiện sáp nhập hai công ty này là gì?

Câu hỏi 3: Thủ tục sáp nhập hai công ty này được tiến hành như thế nào?

Câu 3 (2 điểm):

Ông A có khối tài sản trị giá 100 tỷ vnd. Năm 2012 Ông đầu tư 10 tỷ để thành lập một doanh nghiệp tư nhân AX kinh doanh dịch vụ xây dựng. Tháng 6/2017, doanh nghiệp tư nhân AX của ông A kinh doanh thua lỗ và không trả được các khoản nợ đến hạn.

Tổng số nợ được xác định là 500 tỷ vnđ. Được biết, vợ ông A là bà B hiện đang là cổ đông của công ty cổ phần Z (sở hữu 20% vốn điều lệ của công ty, công ty cổ phần Z có giá trị sản nghiệp là 3.000 tỷ Vnd.

Câu hỏi 1: Hãy xác định trách nhiệm tài sản của ông A đối với món nợ mà AX đang mắc?

Giả sử, tháng/2018 doanh nghiệp tư nhân AX đã được tuyên bố phá sản nhưng mới chỉ thanh toán được ½ giá trị các khoản nợ. Tháng 6/2019 bố đẻ của ông A là ông C chết và không để lại di chúc. Giá trị khối di sản thừa kế  của ông C là 120 tỷ, ông A là một trong ba người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông C.

Câu hỏi 2: Các chủ nợ chưa được thanh toán hết nợ của doanh nghiệp tư nhân AX có quyền lấy nợ từ ông A trên giá trị phần di sản mà ông A được thừa kế từ bố mình hay không? Vì sao?

Câu 4 (2 điểm):

Nhằm phát trên nhanh chóng sản phẩm nước lọc đóng chai tại tỉnh X, công ty Y đã sản xuất các chai nước lọc (sản phẩm A} với kiểu dáng, màu sắc, bao gói sản phẩm, cách thức trình bày bố cục tương tự như một loại chai nước lọc (sản phẩm B) nổi tiếng trên thị trường.

Hơn nữa, công ty côn phát triển chương trình khuyến mại đổi vỏ chai cũ (sản phẩm B) lấy chai nước mới (sản phẩm A), theo đó, tạo cho người tiêu dùng tin rằng sản phẩm A là dòng sản phẩm thay thế cho dòng sản phẩm B của cùng một công ty. Công ty thường xuyên tổ chức các chương trình giảm giá sản phẩm 50% và tài trợ nước uống cho các sự kiện lớn tại địa phương. 

Bên cạnh đó, tại các cửa hàng tạp hóa trên địa bàn tỉnh, công ty Y đã thỏa thuận mức chiết khấu cao với các chủ cửa hàng về việc hạn chế bản sản phẩm B mà thay thế bằng bán sản phẩm A. Tại các đại lý phân phối, công ty Y thoả thuận không cho phép doanh nghiệp khác được bán sản phẩm cùng loại tại các đại lý này.

Yêu cầu:

Xác định các hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh năm 2018?

Câu 5 (2 điểm):

1. Ngày 30 tháng 6 năm 2017, bà Lê Thị O. là cổ đông sở hữu 2 triệu cổ phần ưu đãi biểu quyết của công ty cổ phần X. Ngày 35 tháng 10 năm 2017, Bà Lê Thị O. chuyển nhượng 0,5 triệu cổ phần cho bà Phạm Thị H. Sau đó 1 năm, bà Phạm Thị H. chuyển nhượng số cổ phiếu này cho ông Trần Văn T. Ngày 12 tháng 11 năm 2018 người đại diện theo pháp luật của công ty X. khởi kiện ra Tòa án yêu cầu hủy kết quả giao dịch chuyển nhượng của Bà Lê Thị O. và Bà Phạm Thị H.

Yêu cầu: Căn cứ vào quy định pháp luật nào để Tòa án Xem Xét yêu cầu của đại diện công ty X như trên? Tại sao?

2. Ngày 10 tháng 12 năm 2018 Bá Trần A và một nhóm cô đông sở hữu 5 triệu cổ phần ưu đãi hoàn lại của công ty M. Ngày 12 tháng 1 năm 2019, công ty M tổ chức Đại hội đồng cổ đông, bà Trần A yêu cầu được tham gia Đại hội đồng cổ đông, biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông và đề cử người tham gia vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát nhưng không được Chủ trị của Đại hội đồng cổ đông chấp thuận. Bà Trần A khởi kiện ra Tòa án yêu cầu tuyển hủy Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông của công ty M. vì không thực hiện đúng pháp luật.

Yêu cầu: Căn cứ vào pháp luật nào để Tòa án ra quyết định xem xét khởi kiện của bà Trần A. Tại sao?

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);