Những người thành công và khôn khoan trên đời thường học bằng được đức tính khiêm tốn. Đó là một chân lý mà càng lớn bạn sẽ càng hiểu. Các bạn có thể tự hỏi tại sao Bill gate lại rất kiêu ngạo lúc trẻ nhưng càng lớn càng khiêm tốn và càng làm từ thiện nhiều. Kể cả ngôi biệt thự ông ở.
Bạn thấy đấy, những lợi ích của tính khiêm tốn vô cùng lớn, đặc biệt trong quản trị cuộc sống, quản trị doanh nghiệp.quản trị cuộc đời, kể cả nuôi dạy con cái
Có một anh chàng dắt theo một con chó ngao Tây Tạng trị giá cả bạc triệu ra ngoài đi dạo. Anh ta hễ gặp ai cũng đều đem con chó ra khoe, lại còn huyênh hoang mà nói rằng: “Người nếu là không có bốn năm trăm cân sức lực thì kéo cũng không kéo nổi chú chó của tôi”.
Lúc này, anh chàng nhìn thấy một ông già bị hói đầu bên đường cùng với một con chó gần như đã rụng hết lông đang ngồi bên cạnh.
Con chó ngao Tây Tạng của anh ta hướng về phía con chó đó kêu sủa ầm ĩ, nhưng con chó già kia không thèm để ý đến nó.
Chàng trai cảm thấy không vui. Nói rằng: “Ông lão này! Con chó của ông lớn thế kia, là giống chó gì vậy? Hãy để hai con chó của chúng ta đấu với nhau thử xem? Nếu chó của ông thua hãy đưa cho tôi 500 đồng, còn nếu chó ngao Tây Tạng của tôi thua thì tôi sẽ đưa cho ông 2000 đồng”.
Ông lão nói: “Tôi đang lo lắng về thức ăn tháng sau của anh bạn già này đây! Nếu được thì hãy đánh cược lớn hơn một chút? Nếu chó của tôi thua, tôi sẽ đưa cho anh 5 vạn, còn nếu chó của anh thua thì anh hãy đưa cho tôi 3 vạn”.
Anh chàng cười lớn: “Con chó này của tôi là giống chó ngao Tây Tạng thuần chủng. Sau này, ông đừng có nói là tôi đã không nói cho ông biết trước. Được thôi!”.
Hai con chó giao tranh chưa được hai phút, chó ngao Tây Tạng kia đã bại trận, cũng không còn dám kêu sủa gì nữa.
Anh chàng thua mất 3 vạn đồng, vô cùng sầu não: “Ông này, con chó đó của ông là chó gì thế? Sao lại dũng mãnh thế kia?”
Ông lão vừa đếm tiền vừa nói: “Đến bây giờ tôi cũng không biết nó là chó gì nữa, trước khi chưa rụng lông thì gọi là sư tử!”.
Anh chàng nghe xong thì cười không được mà khóc cũng không xong!!!
Bất cứ lúc nào thì cũng đừng có khoe khoang, hãy giữ khiêm tốn! Khiêm tốn! Khiêm tốn hơn nữa!
Bạn khoe khoang cái gì, điều ấy nói rõ bạn đang thiếu cái gì
Những người có bản lĩnh thật sự, luôn luôn bảo trì một trạng thái bình tĩnh ôn hòa, giống như ông lão đó và “con chó già” của ông, chỉ là điềm đạm ung dung mà tồn tại.
Bạn đã là sư tử rồi, thì đâu cần phải chứng minh làm gì nữa? Đâu cần phải khoe khoang làm gì nữa?
Con người sống ở trên đời, không phải là để so đo với người khác. Bản thân hãy sống sao cho có ý nghĩa nhất, và làm ra những cống hiến vĩ đại nhất.
Khiêm tốn hay khiêm nhường là phẩm chất của một sự tự tôn thấp và cảm giác không xứng đáng.[1] Trong bối cảnh tôn giáo, sự khiêm tốn có thể có nghĩa là sự thừa nhận sự tầm thường của bản thân khi so sánh với một vị thần hoặc các vị thần, và sau đó là sự thần phục vị thần nói trên. Bên ngoài bối cảnh tôn giáo, sự khiêm tốn được định nghĩa là “không bị ràng buộc”, một sự giải thoát khỏi ý thức về bản thân, một hình thức ôn hòa không có niềm kiêu hãnh (hay kiêu căng) cũng như không có sự tự ti.
Khiêm tốn là một biểu hiện bên ngoài của một nội tâm phù hợp, hoặc tự quan tâm, và trái ngược với sự sỉ nhục, đó là một sự áp đặt, thường là từ bên ngoài, của sự xấu hổ đối với một người. Sự khiêm nhường có thể bị hiểu nhầm như là khả năng chịu đựng sự sỉ nhục thông qua việc tự hạ mình mà sự tự hạ mình đó vẫn tập trung vào bản thân hơn là tự hạ thấp bản thân
Khiêm tốn, theo nhiều cách hiểu khác nhau, được coi là một đức tính tập trung vào việc hạ thấp lòng tự tôn, hoặc không sẵn lòng đặt mình lên phía trước, vì vậy, trong nhiều truyền thống tôn giáo và triết học, nó trái ngược với tự yêu bản thân, sự kiêu ngạo và các hình thức tự hào khác và là một cấu trúc nội tại hiếm có khi nó lại có một chiều hướng ra bên ngoài.