Hướng dẫn nhận bảo hiểm thất nghiệp quận 4 theo quy định✅ mới nhất 2020. Hiện nay, có nhiều người khi nghỉ việc họ không biết làm như thế nào để hưởng bảo hiểm thất nghiệp, thủ tục có phức tạp hay không, và tính từ khi nghỉ việc trong bao lâu thì phải đến cơ quan chức năng để làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp, hồ sơ thủ tục bao gồm những gì?
Nội dung chính:
1. Điều kiện rút bảo hiểm xã hội ở Quận 4
Căn cứ khoản 1 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 58/2014 quy định điều kiện hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội 1 lần:
Thứ nhất: Đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm;
Thứ hai: Sau một năm nghỉ việc nếu không đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội 1 lần mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội (theo Nghị quyết 93/2015/QH13 ngày 22/06/2015)
Thứ ba: Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn; Các bệnh, tật ngoài các bệnh trên có mức suy giảm khả năng lao động hoặc mức độ khuyết tật từ 81% trở lên và không tự phục vụ được nhu cầu sinh hoạt, cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn (theo Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 có hiệu lực áp dụng từ 01/03/2018)
Thứ tư: Ra nước ngoài để định cư.
2. Hồ sơ hưởng chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội 1 lần
Căn cứ vào Điều 109 Luật bảo hiểm xã hội 58/2014 hồ sơ gồm:
Thứ nhất: Sổ bảo hiểm xã hội
Thứ hai: Đơn đề nghị hưởng Trợ cấp bảo hiểm xã hội 1 lần (mẫu 14-HSB)
Thứ ba: chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu hoặc tạm trú để đối chiếu
Thứ tư: Đối với người ra nước ngoài để định cư có thêm một trong các giấy tờ sau:
Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam;
Hộ chiếu do nước ngoài cấp;
Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;
Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.
Thứ năm: Đối với người lao động mắc bệnh nguy hiểm tính như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế: Trích sao hồ sơ bệnh án
3. Nơi nhận bảo hiểm xã hội ở Quận 4
Người lao động có hộ khẩu hoặc đang tạm trú ở Quận 4 Thành phố Hồ Chí Minh mà nghỉ việc có mong muốn rút bảo hiểm xã hội một lần thì có thể chuẩn bị 01 bộ hồ sơ rút bảo hiểm xã hội một lần đến cơ quan bảo hiểm xã hội quận 4 tại:
Địa chỉ: Số 64 Nguyễn Tất Thành, Phường 12, Quận 4.
Số tổng đài: 08 38264993 – 08 39432629
Fax: 08 38 255 540
Ban Giám đốc:
– Giám đốc: Ông Lưu Văn Long – (số nhánh 108)
– Phó Giám đốc: Ông Phạm Văn Chi – (số nhánh 112)
– Phó Giám đốc: Ông Nguyễn Tiến Dũng – (số nhánh 109)
Hướng dẫn tra cứu kết quả bảo hiểm xã hội qua bưu điện tại Thành Phố Hồ Chí Minh
Bước 1: Truy cập http://hosobhxh.hcmpost.vn/tracuu/viewBHXH.aspx
Nhập mã đơn vị bảo hiểm do BHXH cấp, có thể tùy chỉnh thời gian xử lý hồ sơ hoặc để trống
Ví dụ kết quả trả ra sau khi Tra cứu
Nhấp vào hồ sơ mà bạn muốn tra cứu để lấy số hiệu, được kết quả
Bước 2: Truy cập https://www.ems.com.vn/default.aspx nhập số vận đơn vào ô
Trường hợp đã phát thành công bạn sẽ thấy tên người nhận hoặc ngược lại có thể liên hệ với bưu tá thông qua số di động ghi kết quả tìm kiếm.
Tương tự, bạn có thể thực hiện tra cứu kết quả hồ sơ nộp qua bưu điện bằng mã vận đơn mà bạn có để xem hồ sơ đã đến đúng nơi cần đến hay chưa.
Bản đồ bảo hiểm thất nghiệp quận 4 maps
Bài viết liên quan về bảo hiểm thấp nghiệp:
Hướng dẫn lĩnh bảo hiểm thất nghiệp 2018
Hướng dẫn lĩnh bảo hiểm thất nghiệp 2018 tại TPHCM
10 ngành có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất Việt Nam hiện nay
Công thức tính lương bảo hiểm thất nghiệp mới nhất (update)
Thủ tục lĩnh và nơi lãnh bảo hiểm thất nghiệp tại TPHCM
Quy trình và cách lĩnh bảo hiểm thất nghiệp
Còn việc có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?