Chia sẻ file hướng dẫn toàn tập về Chi phí nhân công công ty xây dựng của anh Admin Chu Đình Xinh của Group gia đình kế toán . Link down host trên Facebook nhanh chóng ở cuối bài. xin phép chia sẻ lại tới cả nhà để tiện tìm kiếm và download. File này hiện có trên 1500 lượt chia sẻ ,Giao khoán nhân công trong xây dựng, Xử lý nhân công xây dựng năm 2021, Tỷ lệ chi phí nhân công trong xây dựng, chi phí nhân công trực tiếp trong doanh nghiệp xây lắp, Chi phí nhân công xây dựng 2020, Định mức chi phí nhân công trực tiếp, Hồ sơ nhân công xây dựng, Chi phí nhân công xây dựng 2021
Nội dung chính:
Giá nhân công xây dựng năm 2021 cho hạng mục xây dựng nhà mới
Xây dựng một ngôi nhà hoàn toàn mới, đội thợ phải thi công rất nhiều hạng mục. Nhưng đơn giá nhân công hiện nay đang áp dụng tính theo m2. Cụ thể là:
- Với nhà cấp 4, đơn giá nhân công xây dựng phần thô là khoảng 1.000.000đ/m2
- Với các mẫu nhà phố mái bằng hoặc mái thái giá nhân công xây dựng phần thô dao động từ 1.200.000đ – 1.600.000đ/m2
- Với nhà biệt thự, nhà liền kề giá nhân công xây dựng phần thô dao động từ 1.700.000đ – 2.200.000đ/m2
Đơn giá này áp dụng cho các hạng mục thi công xây, tô trát tường, đổ mái, ốp lát gạch, thi công điện nước và lắp đặt các trang thiết bị nội thất.
Giá nhân công xây dựng năm 2021 cho hạng mục cải tạo sửa chữa nhà
So với xây dựng mới, thi công sửa chữa cải tạo nhà bao gồm nhiều hạng mục. Ở đây chúng tôi đã cộng gộp đơn giá nhân công sửa nhà và chi phí vật tư để khách hàng dễ theo dõi.
- Đơn giá trát tường bao gồm nhân công + vật tư
– Đơn giá tô trát tường bên trong nhà: 185.000đ/m2
– Đơn giá tô trát tường bên ngoài nhà (đã bao gồm dàn giáo): 250.000đ/m2
- Đơn giá xây tường thô bao gồm nhân công + vật tư
– Vật liệu gạch ống xây tường 10: 285.000đ/m2
– Vật liệu gạch ống xây tường 20: 500.000đ/m2
– Vật liệu gạch đặc xây tường 10: 295.000đ/m2
– Vật liệu gạch đặc xây tường 20: 530.000đ/m2
- Đơn giá ốp lát gạch bao gồm nhân công + vật tư
– Láng nền, cán vữa độ dày 2cm – 4cm: 120.000đ/m2
– Láng nền, cán vữa độ dày 5cm – 10cm: 140.000đ/m2
– Lát gạch nền: 120.000đ/m2
– Ốp gạch tường: 130.000đ/m2
- Đơn giá nhân công sơn nhà
– Sơn trong nhà: 15.000đ/m2
– Sơn ngoài nhà: 20.000đ/m2
– Sơn + bả matit trong nhà: 25.000đ/m2
– Sơn + bả matit ngoài nhà: 30.000đ/m2
– Các phương án xử lý nhân công công ty xây dựng?
– Phương án nào tối ưu và nhược điểm là gì?
– Từ 2018 nhân công dưới 3 tháng cũng phải tham gia bảo hiểm vậy bài toàn nào phù hợp cho doanh nghiệp?
+++ Phương án 01: Làm giao khoán nhân công cho 1 cá nhân làm đại diện khấu trừ thuế TNCN 10% Trương hợp không có hóa đơn
***Căn cứ:
– Tại Điểm a, Khoản 2, Điều 2, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013: Về thu nhập từ tiền lương, tiền công: Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
– Tại Điểm i, Khoản 1, Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013: Về khấu trừ thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công: Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
– Tại Khoản 1, Điều 6 Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005 : Về cá nhân kinh doanh: Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh
***Theo đó:
– Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng giao khoán với cá nhân không có đăng ký kinh doanh để thi công lắp đặt công trình, duy tu, sửa chữa các công trình xây dựng và dân dụng, xây dựng cầu đường … thì thu nhập mà cá nhân nhận được thuộc diện chịu thuế theo quy định về tiền lương, tiền công.
– Doanh nghiệp có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN theo thuế suất 10% trước khi chi trả cho cá nhân, không phân biệt cá nhân là đại diện cho nhóm cá nhân.
–Về hóa đơn: Trường hợp tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc thuộc trường hợp không phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng thì cơ quan thuế không cấp hóa đơn => Cục Thuế, chi cục thuế không cấp hóa đơn lẻ cho cá nhân đối với trường hợp này.
***Thủ tục cần thiết:
Giao khoán nhân công cho tổ đội thi công và 1 cá nhân làm đại diện nhóm ký với công ty (không có tư cách pháp nhân):
1. Hợp đồng giao khoán,
2. Biên bản nghiệm thu khối lượng giao khoán hoàn thành
3. Xác nhận khối lượng giao khoán hoàn thành
4. Chứng minh nhân dân người làm đại diện
5. Chứng từ thanh toán tiền mặt/ chứng từ ngân hàng đều được
6. Chứng từ khấu trừ thuế TNCN
7. ……
– Không phải lo bất kỳ 1 thủ tục nào liên qua đến bảo hiểm, không cần làm hợp đồng lao động với từng cá nhân nào thuộc tổ đội nhóm này
– Hạch toán: Nợ TK 154*,622,621/Có TK 331
***Ghi chú: là trường hợp giao khoán cho tổ đội cá nhân không thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp, là tổ đội tư cách cá nhân độc lập công ty về mọi mặt
1. Không phải chấm công
2. Không phải tính lương
3. Không cần có hồ sơ lao động
4. Không phải nộp bảo hiểm
5. Không tốn giấy tờ khác …
***Các loại thuế phải nộp:
+ 10% GTGT
+ 10% TNCN
– 20% TNDN
– 34% BH bắt buộc
+++ Phương án 02: Mua hóa đơn nhân công của cơ quan thuế cấp cho cá nhân kinh doanh thuộc diện được cấp hóa đơn bán hàng thông thường của cơ qua thuế
Cử một người làm đại diện đội thi công :
– Hợp đồng giao khoán nhân công
– Biên bản nghiệm thu
– Quyết toán khối lượng giao khoán
– Lên cơ quan thuế mua hóa đơn nhân công: tốn 7% thuế = 2% TNCN + 5% GTGT
*Ưu điểm: Hóa đơn nhân công của thuế cấp là hóa đơn Trực tiếp không có VAT, doanh nghiệp chỉ được lợi thuế TNDN 20%, thuế TNCN 10% ko lo bị truy thu , BHXH 34% ko lo bảo hiểm vào truy thu
– Giảm thiểu công tác giấy tờ sổ sách kế toán ko lo hậu họa
1. Không phải chấm công
2. Không phải tính lương
3. Không cần có hồ sơ lao động
4. Không phải nộp bảo hiểm
5. Không tốn giấy tờ khác …
*Nhược điểm: Hóa đơn nhân công của thuế cấp là hóa đơn Trực tiếp không có VAT => toàn bộ thuế đầu ra DN phải nộp
***Căn cứ: Thông Tư 92 Điều 2. Phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán .
Khoản 2 mục b1: Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu:
– Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 5%;
– Tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 2%.
***Các loại thuế phải nộp:
+ 10% GTGT
+ 7% TNCN
– 20% TNDN
– 34% BH bắt buộc
+++ Phương án 03: Giao khoán nhân công cho công ty xây dựng hoặc có khả năng thi công công trình khác
– Hợp đồng giao khoán nhân công
– Biên bản nghiệm thu
– Biên bản xác nhận khối lượng giao khoán
– Quyết toán khối lượng giao khoán
– Hóa đơn VAT
– Ủy nhiệm chi thanh toán ngay
*Ưu điểm: Lợi thuế TNDN 20% đảm bảo thuế không thể bóc mà bảo hiểm cũng không thể sở gáy, thuế TNCN 10% ko lo bị truy thu , BHXH 34% ko lo bảo hiểm vào truy thu
*Nhược điểm: Hồ sơ Thanh toán đầy đủ làm việc với doanh nghiệp tử tế tránh giao dịch công ty trốn, ngừng hoạt động…làm ăn không đàng hoàng.
***Các loại thuế phải nộp:
+ 10% GTGT
– 10% TNCN
– 20% TNDN
– 34% BH bắt buộc
+++Phương án 04: doanh nghiệp tự lập
– Hợp đồng lao động + chứng minh thư + Hồ sơ người lao động nếu có
– Bảng chấm công + tính lương
– Bản cam kết 02/CK-TNCN để tạm không khấu trừ thuế TNCN 10% phải có MST tại thời điểm cam kết và chỉ có thu nhập tại 1 nơi và ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế sau khi giảm trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế.
*Ưu điểm: nhân công tự chấm nên không có VAT, doanh nghiệp được lợi thuế TNDN 20%, dưới 3 tháng tuy có: Bản cam kết thu nhập cá nhân – Mẫu số 02/CK-TNCN căn cứ vào Thông tư 111/2013/TT-BTC và Thông tư 92/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính Nhưng cũng không thể ăn chắc
*Nhược điểm: nhân công tự chấm và chế nên không có VAT => toàn bộ thuế đầu ra DN phải nộp
– Khối lượng công việc phòng kế toán nhiều, phải lo nhiều mặt, thuế vào giải trình khốn khổ, bảo hiểm vào co chân mà chạy.
– BHXH 34% bảo hiểm vào truy thu
***Căn cứ: Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22 tháng 06 năm 2015 Hướng dẫn về thuế TNDN tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP
Tại Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:
Điểm 2.11. là chi phí hợ lý nếu ghi cụ thể tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
***Căn cứ:
– Điều 16 khoản 2 Bộ Luật Lao Động số 10/2012/QH13
– Điều 2 khoản a, b Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13
– Điều 1, Khoản 6. Sửa đổi, bổ sung Điều 12 Luật bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13
– Điều 43 Luật việc làm số 38/2013/QH13
Theo đó: từ ngày 01/01/2018
– < 03 tháng: Hợp đồng lao động với lao động thời vụ dưới 3 tháng thì Từ ngày 01/01/2018 người lao động phải bắt buộc đóng bảo hiểm kể cả lao động thời vụ dưới 3 tháng.
– >= 03 tháng: Lao động theo mùa vụ từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng thì bắt buộc phải tham gia BHXH, BHYT, BHTN.
***Các loại thuế phải nộp:
+ 10% GTGT
+ 10% TNCN
– 20% TNDN
+ 34% BH bắt buộc
**Ghi chú: + là các khoản thuế phải nộp, – là các khoản thuế được trừ không phải nộp
Link tải file ở đây