Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ 4.0 với rất nhiều thay đổi về khoa học, công nghệ được áp dụng trong đời sống. Trong lĩnh vực logistic hay kinh doan bán lẻ cũng vậy. Để số hoá và quản lý dễ dàng các sản phẩm, đơn hàng, máy in tem nhãn là 1 trợ thủ đắc lực. Máy in tem nhãn, máy in mã vạch là thiết bị được sử dụng khá phổ biến trong các siêu thị mini, cửa hàng, nhà máy, hay công ty vận chuyển… Tuy nhiên, không ít người gặp lỗi, sự cố trong quá trình sử dụng máy in tem nhãn, mã vạch.
Bài viết này sẽ tổng hợp 1 số lỗi thường gặp và hướng dẫn bạn cách khắc phục hiệu quả các lỗi đó. Cụ thể như sau:
Nội dung chính:
Hướng dẫn xử lý các lỗi thường gặp khi sử dụng máy in tem nhãn
Máy in hóa đơn, tem nhãn bị mờ chữ khi in?
Có 3 nguyên nhân chính làm cho máy in hóa đơn nhiệt khi in bị mờ chữ hoặc mất một phần chữ:
Nguyên nhân 1: Bẩn đầu in nhiệt
Máy in hóa đơn nhiệt hoạt động bằng cách sử dụng đầu in nhiệt để tác động lên giấy in cảm ứng nhiệt, làm văn bản/ hình ảnh nổi lên mặt giấy.
Khi đầu in nhiệt bị bụi bẩn (bụi từ giấy in, từ môi trường, vết bẩn do chạm tay vào…), đầu in sẽ không tiếp xúc đủ với giấy, khiến cho bản in bị mờ hoặc đứt quãng.
Nguyên nhân 2: Giấy in bị hỏng
Đây cũng là nguyên nhân phổ biến khiến cho máy in hóa đơn nhiệt bị mờ chữ khi in.
Giấy in hóa đơn nhiệt là loại giấy có chứa chất cảm nhiệt. Chất này sẽ đổi màu khi gặp nhiệt độ cao (làm bản in hiện lên khi giấy chịu tác động của đầu in nhiệt).
Giấy in nhiệt rất dễ hỏng khi để trong môi trường có nhiệt độ hoặc độ ẩm cao. Một khi giấy bị hỏng, chất lượng in sẽ giảm đi rất nhiều.
Nguyên nhân 3: Đầu in bị hỏng
Khi sử dụng lâu ngày, đầu in nhiệt có thể bị mòn, trầy xước hoặc hư hỏng do tác động của ngoại lực. Điều này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến mẫu in của bạn.
Cách kiểm tra và khắc phục
Khi thấy hóa đơn in ra bị mất hoặc mờ chữ, điều đầu tiên bạn cần làm là kiểm tra lại xem phần đầu in của máy có bị bẩn, bị dính bụi hay không. Nếu có, hãy thổi hết bụi ra khỏi đầu in, dùng khăn hoặc giấy mềm để lau đầu in. Lưu ý cẩn thận đừng để đầu in bị trầy.
Nếu sau khi lau chùi đầu in mà vẫn xảy ra hiện tượng mất, mờ chữ. Thử thay một cuộn giấy mới xem tình hình có cãi thiện hay không. Nếu mọi thứ vẫn như vậy thì có thể đầu in đã bị hỏng. Lúc này bạn chỉ còn cách mang máy đến cửa hàng hoặc trung tâm bảo hành để thay đầu in.
Khi mua giấy in bạn nên chọn loại giấy in tốt, có lớp giấy bạc bên ngoài để có thể bảo quản được lâu. Không để giấy in trong môi trường có độ ẩm và nhiệt độ cao.
Ngoài ra, giấy in đủ chuẩn sẽ giúp bảo vệ đầu in nhiệt, giữ cho đầu in lâu hư hơn.
Máy in tem nhãn bị cách dòng, lệch tem
Phần lớn máy in tem nhãn, máy in mã vạch trên thị trường hiện nay đều phải cấu hình khổ tem trước bắt đầu in. Nếu người dùng cấu hình sai kích thước tem đang dùng, máy in sẽ nhận sai khổ giấy và in lệch tem hoặc cách dòng. Thậm chí máy có thể không in được nếu cấu hình sai kích thước tem.
Ngoài ra, trong một thời gian dài sử dụng, cảm biến của máy cũng có thể đọc lệch khổ tem hoặc hỏng cảm biến làm tem in ra không đúng vị trí.
Cách xử lý:
- Vào driver của máy in tem nhãn và cấu hình cho đúng khổ tem đang sử dụng.
- Tắt nguồn máy, giữ nút feed và bật nguồn lại, đợi đến khi đèn tín hiệu nháy thì thả nút feed ra để máy in seft test và nhận lại đúng khổ tem.
- Nếu vẫn in lệch, kiểm tra lại cảm biến.
Tem chạy dài mỗi khi mở nguồn
Đây cũng là một lỗi thường thấy trên máy in tem nhãn, mã vạch. Nếu bạn mở nguồn máy in và thấy tem trắng cứ chạy ra liên tục, không rút vào lại, thì rất có thể máy của bạn đã bị hư cảm biến. Cách tốt nhất để xử lý trường hợp này là đưa máy đến cơ sở bảo hành để nhân viên kỹ thuật kiểm tra và thay cảm biến cho bạn.
In bị mất một phần
Nếu tem in ra bị mất một phần chữ hoặc một phần tem, bạn cần kiểm tra xem
- Đầu in nhiệt có bị bẩn hoặc trầy hay không?
- Trục quay có bị bám keo hay bất cứ vật gì khác hay không?
Nếu “nội thất” máy in tem nhãn vẫn bình thường, đổi giấy 1 lần nữa để kiểm tra sau đó mới gửi đến trung tâm bảo hành để kiểm tra đầu in.
Máy in tem có điện nhưng không in được
Nếu máy in vẫn sáng đèn tín hiệu nhưng không in được:
- In sefl test xem máy có in được không. (Tắt nguồn, giữ nút feed, bật lại nguồn, đợi đèn nháy thì thả ra)
- Nếu máy vẫn in self test được hãy kiểm tra xem máy tính đã nhận máy in chưa, nếu chưa, thử cắm máy in qua một cổng usb khác và thay cáp usb để thử lại.
Hi vọng bài viết trên có thể giúp ích cho công việc của bạn.