Có nên nghe tiếng Anh khi ngủ? Làm sao để có thói quen nghe tiếng Anh mỗi ngày? Học tiếng Anh khi ngủ nghe có vẻ không khả thi nhưng thực tế thì thế nào? Nếu áp dụng đúng phương pháp cùng tinh thần chủ động trong học tập thì kết quả mang lại có thể khiến bạn phải bất ngờ! Bài viết dưới đây, Ngolongnd sẽ chia sẻ với các bạn mẹo để luyện thói quen nghe tiếng Anh mỗi ngày ngay cả lúc ngủ.
Nội dung chính:
Có nên nghe tiếng Anh khi ngủ?
Thời gian là tài sản cá nhân nên sắp xếp nó như thế nào là quyết định của bạn. Nhưng guồng quay của cuộc sống thời hiện đại lại tạo ra vô số “kẻ cắp thời gian”. Nếu không biết cách tranh thủ thời gian trống để lấp vào đó những mảnh ghép tri thức thì bạn sẽ rất dễ bị thụt lùi trong xã hội hiện nay. Đặc biệt, việc học tiếng Anh đòi hỏi sự đầu tư rất lớn về thời gian. Nếu không biết cách tận dụng kể cả lúc ngủ thì bạn sẽ có một chặng đường rất dài để có thể làm chủ ngôn ngữ này! Thật vậy, đi ngủ rồi vẫn còn học không có nghĩa là bạn đang hà khắc với bản thân mà là hướng đi để tận dụng quỹ thời gian một cách triệt để nhất.
Có nên học tiếng Anh khi ngủ?
Học tiếng Anh khi ngủ – biện pháp cứu cánh cho một số đối tượng đặc biệt
Tranh thủ học kể cả khi đi ngủ có thể là cực hình đối với các bạn có nhiều thời gian, ưa nhàn nhã nhưng sẽ là biện pháp cứu cánh cho những người bận rộn. Bởi với họ, thời gian thực sự quý báu, sau khi đã dành toàn bộ thời gian để làm việc thì việc có thể tranh thủ học tiếng Anh ngay cả khi ngủ là một điều tuyệt vời.
Biến tiếng Anh trở thành người bạn quen thuộc
Để giỏi được một ngôn ngữ ngoài tiếng mẹ đẻ, bạn phải làm quen thường xuyên với nó bất cứ lúc nào có thể. Bạn nên chủ động học khi rảnh, chẳng hạn như lúc ngủ, không nên chỉ học với tâm lý chỉ để hoàn thành nghĩa vụ. Hãy biến tiếng Anh thành một người bạn quen thuộc mỗi ngày, đồng hành cùng bạn bất cứ nơi đâu, việc tiếp thu cũng vì thế mà hiệu quả hơn. Việc “mưa dầm thấm lâu” sẽ giúp bạn cải thiện trình độ tiếng Anh một cách đáng kể.
Xét về chuyên môn, khi tranh thủ thời gian để học sẽ giúp bạn quen tai hơn và dần ghi nhớ vào não bộ cách phát âm, ngữ điệu, bối cảnh nên sử dụng,… Hiệu quả sẽ ngày càng tăng lên nếu bạn biết cách tận dụng học tiếng Anh khi ngủ. Đây là thời điểm não bộ đang trong tình trạng nghỉ ngơi, thư giãn để sắp xếp lại những thông tin đã tiếp nhận và chuẩn bị đón cái mới.
LÀM SAO ĐỂ CÓ THÓI QUEN NGHE TIẾNG ANH MỖI NGÀY?
Bạn đã từng trải qua cảm giác sợ việc nghe tiếng anh chưa? Sau khi xem video động lực hay đọc câu chuyện của ai đó thì quyết tâm hừng hực bật youtube lên để luyện kỹ năng nghe, nhưng được 3-5ph thì lại bắt đầu thấy chán và thông báo từ Facebook thì cứ giật liên hồi. Thế là lại “thôi để mai” hay “mình đã học được 5ph rồi bây giờ mình phải nghỉ ngơi thôi”.
Mình của 3 tháng trước là một đứa cực kỳ sợ việc nghe video tiếng anh hay bất cứ cái gì liên quan đến nó, mình sợ việc phải làm bài test, sợ việc phải nhìn thấy con điểm thấp tè. Nhưng giờ thì bỏ qua cái “mình” của quá khứ đi, mình của bây giờ đã khác rồi. Lại đây để mình kể bạn nghe về hành trình 2 tháng nghe liên tục từ trình độ A2 lên B2.
Có lẽ các bạn đã từng xem video dạy cách cải thiện kỹ năng nghe và đã quen với cụm từ “nghe mỗi ngày” rồi, nào là nghe các chủ đề bạn thích, nghe qua phim, Disney, tv show các thứ. Nhưng bạn ơi, bản thân bạn còn chẳng thích việc nghe một ngôn ngữ khác thì cái động lực để mỗi ngày thoát FB hay Tiktok ra để bật youtube lên nghe một video tiếng anh mà thậm chí mình còn không thích thì quả là một người phi thường.
Vậy thì để mình chia sẻ cách mình trở thành con người phi thường đó nhé.
Đầu tiên muốn có được thói quen nghe mỗi ngày, phải thích nghe trước đã.
Mà muốn thích nghe thì phải nghe mấy thứ mình quan tâm. Không phải là tv show hay hoạt hình disney đâu, làm sao mình đủ trình mà nghe. Cũng không phải mấy cái podcast khô khan về các chủ đề quá quen thuộc trong các đề thi ielts. Hãy tìm thứ bạn thật sự quan tâm bây giờ.
Bạn muốn cái thiện trình độ nghe tiếng anh? Lên yt tìm các video “How to improve listening skill”. Muốn cải thiện kỹ năng nói thì tìm video kỹ năng nói. Nhưng nhớ hãy xem các video nói bằng tiếng anh hoàn toàn.
Vì sao mình lại nói vậy, vì bạn cần hình thành sự yêu thích tiếng anh trước tiên. Bởi vì thầy cô nói tốc độ vừa phải và dễ nghe kèm theo những tips và bài học hữu ích, bạn sẽ nhanh chóng có cảm giác “mình hoàn toàn hiểu họ nói gì, mình cũng rất gì và này nọ đó” đấy là động lực khiến bạn tiếp tục bấm vào các video tiếp theo của họ. Việc khiến một người tự tin có ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định tiếp theo của họ, cái bạn cần là xây dựng sự tự tin đó.
Còn nếu bạn là một người vừa muốn chơi vừa muốn học, có luôn.
Facebook và Tiktok là một nguồn học hữu ích với các video ngắn khiến người học hứng thú. Hãy follow các các kênh dạy tiếng anh (của người bản xứ) hoặc các kênh hài hước nói bằng tiếng anh. Mình đã từng có thời gian chỉ toàn xem British’s got talent và Master Chef nguyên ngày không chán.
Sau tầm 2 tuần – 1 tháng khi đã cảm thấy bản thân “ổn áp”, hãy đi khám phá những cái mới. Đây mới là giai đoạn giành cho tv show, podcast, hoạt hình disney…Tin mình đi, chỉ cần 1 tháng nghe các thầy cô nói tiếng anh liên tục bên tai, tai bạn sẽ dần quen với “âm” của Tiếng Anh và việc nghe đã trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Hành trình nghe nhiều chông gai, đừng chỉ thử một cái.
Mình biết việc nghe trên youtube rất thú vị đôi khi không dừng lại được nhưng hãy biết kết hợp giữa nghe trên kênh và làm bài tập để cải thiện kĩ năng nghe. Bạn có thể nghe ở những trang web có thể test trình độ của bạn hoặc nếu bạn đang theo đuổi một target nhất định nào đó như Toeic hay Ielts thì chỉ cần tìm sách học.
Một lưu ý cho bạn nữa là trong giai đoạn hình thành sự yêu thích, đừng chỉ nghe mỗi bài dạy, hãy nghe những video về real conversation vì tiếng anh giao tiếp rất khác biệt. Ví dụ ngày thứ 15 nghe real conversation của Vanessa ngày 30 quay lại nghe, bạn sẽ bất ngờ về khả năng nghe của mình đấy.
Cuối cùng mình muốn nói, không phải ai tự nhiên mà giỏi cả, chỉ là họ cố gắng hơn bạn rất nhiều. Ngay cả những kẻ giỏi hơn bạn cũng đang cố gắng hằng ngày, lý do gì bạn lại không tiếp tục chạy?
Cám ơn bạn đã ghé thăm blog. Đội ngũ soạn hi vọng sẽ mang đến những tài liệu và kiến thức có ích link Google driver tới mọi người. Nếu thấy bài biết hay và hữu ích hãy donate hoặc đơn giản là share bài viết lên mạng xã hội cho blog nhé