Nội dung chính:
Tôi viết bài này để mong các bạn đừng” NGU” như tôi
#Vào sáng thứ 2 ngày 9/10/2018 chủ fb PHẠM DUY TUNG nhắn tin cho tôi để giao dịch mua 1 chú chó trị giá 8 triệu đồng Sau đó kẻ lừa đảo gửi tin cho tôi trả giá 7.8 triệu hắn nói mình đang ở Úc mua làm quà tặng, hắn sẽ chuyển tiền qua tài khoản và tôi chuyển chó đi. Tiếp theo hắn gửi cho tôi 1 tin nhắn là đã chuyển 7.8 triệu kèm đường link để vào xác nhận chuyển tiền do đây là tiền từ nước ngoài chuyển về. TÔI ĐÃ KICK VÀO ĐƯỜNG LINK ĐIỀN TÊN MẤT KHẨU , MÃ OTP
chỉ sau vài giây tài khoản báo đã bị trừ 122 triệu
#Ngay lúc đó TÔI BIẾT MÌNH ĐÃ BỊ LỪA HẾT toàn bộ tiền trong tài khoản
Tôi gọi điện cho ngân hàng nhưng không được
Tôi lên công an phường,công an quận trình báo và phòng Cảnh sát kinh tế trình báo để phối hợp cùng ngân hàng niêm phong tài khoản được hưởng thụ 122 triệu của tôi
Tôi lên ngân hàng lúc 7h30 sáng ngân hàng chưa làm việc, tôi đã về phòng cảnh sát kinh tế sau đó cùng 1 cán bộ công an lên làm việc trực tiếp với ngân hàng để điều tra..
#Ngân hàng trả lời ko thể phong tỏa tài khoản thụ hưởng lý do số tiền 122tr của tôi sau khi đã bị lừa chuyển sang 1 tài khoản cùng hệ thống ngân hàng. Tiếp theo bên lừa đảo chuyển toàn bộ tiền sang các tài khoản của ngân hàng khác.. Ngân hàng trả lời đã hết trách nhiệm và không thể làm gì để giúp đỡ lấy lại được số tiền .
Nghe đến đây thì tôi đã hiểu mình không còn hi vọng tìm lại được số tiền đã mất
#Số tiền này thưc sự rất lớn với gia đình tôi hiện giờ,là toàn bộ tiền trong nhà vì nhà tôi ở nhà thuê. KHÔNG DÁM để tiền trong nhà vì sợ trộm, 122 triệu trong đó chỉ có 40 triệu là của gia đình tôi. Còn lại 30 triệu là tiền của mẹ tôi gửi.Và 50 triệu là của người bạn gửi về và nhờ rút hộ
Vậy là giờ tôi ko những mất tiền còn gánh thêm 2 khoản nợ
#Đến hôm nay là ngày 12/10 đã sau 4 ngày từ ngày tôi bị lừa bên cảnh sát và ngân hàng trả lời chưa có thêm thông tin gì về vụ lừa đảo của tôi.
Kính mong bên cảnh sát Kinh tế Hải Phòng giúp đỡ gia đình tôi điều tra về vụ lừa đảo.
Những ai đang dùng dịch vụ internet banking xin hãy lưu ý
#1 Đừng để nhiều tiền trong thẻ ngân hàng. Có thể gửi vào sổ tiết kiệm
#2 KHÔNG CUNG CẤP các thông tin liên quan đến tài khoản ngân hàng như mật khẩu, mã OTP và kick vào các đường link lạ ….. không cung cấp các thông tin cá nhân trên các giao diện khác ngoài trang chủ của ngân hàng
#3 Khi giao dịch đã chuyển tiền thành công là chụp ảnh màn hình để kiểm chứng KO KICK VÀO ĐƯỜNG LINK để kiểm chứng số tiền. Tôi bị lừa do chưa bao giờ giao dịch với tài khoản nước ngoài, cũng mới bắt đầu sử dụng dịch vụ internet banking mấy tháng này
#4 Những đối tượng dễ bị lừa có thể là như tôi , người kinh doanh, buôn bán online hay giao dịch qua thẻ … và chúng hay lừa vào sáng sớm Là giờ các ngân hàng còn chưa vào giờ làm việc .
#MONG MỌI NGƯỜI ĐÃ ĐỌC ĐƯỢC BÀI VIẾT NÀY CỦA TÔI
hãy cảnh giác cao độ với cách hack tiền trong tài khoản ngân hàng của kẻ lừa đảo
BIDV khẳng định luôn đảm bảo an toàn và bảo mật tối đa cho khách hàng. Tuy nhiên, để đề phòng rủi ro, tránh bị các đối tượng xấu lừa đảo, BIDV xin lưu ý khách hàng cảnh giác với các hình thức gian lận, lừa đảo như sau:
I. Các hình thức mới
1. Website giả mạo các trang thương mại điện tử phổ biến
Lợi dụng nhu cầu mua sắm online tăng cao trong giai đoạn giãn cách xã hội tại nhiều địa phương, một số đối tượng đã tạo các trang web giả mạo các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam, có liên kết thanh toán trực tuyến với các ngân hàng, ví dụ như ebanking-shopee.vn, ibanking-shopee.vn, ibank-shopee.vn, ebankingshopee.vn, ibankingshopee.vn, mobilebanking-shopee.vn, shopeemobilebanking.vn;…
Đối tượng gửi đường link truy cập các trang web lừa đảo này qua tin nhắn SMS, email… hoặc gọi điện thoại để hướng dẫn khách hàng giao dịch trên trang giả mạo, với mục đích lấy cắp thông tin tài khoản, mật khẩu đăng nhập, mã số OTP để thực hiện giao dịch chiếm đoạt tiền của khách hàng trong tài khoản.
2. Giả mạo người thân để vay tiền trên mạng xã hội
Đối tượng nghiên cứu và thu thập thông tin của một cá nhân mà đối tượng muốn thực hiện hành vi giả mạo, đồng thời lập một tài khoản mạng xã hội có tên, ảnh đại diện, hình nền giống với người bị mạo danh. Sau đó, đối tượng nhờ một người có tên tương tự để mở tài khoản ngân hàng có tên không dấu trùng với người bị giả mạo. Sau khi kết bạn và nhắn tin với người trong danh bạ (được cho là dữ liệu mua từ bên thứ 3), đối tượng hỏi vay tiền với lý do cần việc gấp, cần tiền chữa bệnh…, rồi gửi số tài khoản có tên chủ tài khoản chính xác là người bị mạo danh, khiến nhiều người tin tưởng và chuyển tiền đến tài khoản đó.
II. Các hình thức phổ biến:
1. Mạo danh ngân hàng:
Tình huống 1: Đối tượng gửi tin nhắn mạo danh ngân hàng đến khách hàng (tin nhắn gửi từ đầu số lạ hoặc mạo danh thương hiệu ngân hàng, được nhận, lưu trong cùng mục với các tin nhắn của ngân hàng trên điện thoại di động của khách hàng) để thông báo tài khoản của khách hàng có dấu hiệu hoạt động bất thường, đang bị trừ phí…., hướng dẫn khách hàng ấn vào đường link trong tin nhắn để cung cấp thông tin xác thực. Thực chất đây là đường link giả mạo. lừa đảo để khách hàng tiết lộ thông tin bảo mật của dịch vụ Ngân hàng điện tử nhằm chiếm đoạt tài sản.
Hình ảnh ví dụ minh họa:
Tin nhắn giả mạo, tuyệt đối không click đường link này
Tình huống 2: Đối tượng chuyển một khoản tiền nhỏ vào tài khoản của khách hàng; sau đó mạo danh ngân hàng gọi điện hoặc gửi tin nhắn (hiển thị tên thương hiệu của Ngân hàng) cho khách hàng thông báo giao dịch chuyển tiền bị treo và yêu cầu khách hàng truy cập đường link trong tin nhắn để tra soát giao dịch, xác nhận thông tin, mở khóa lệnh chuyển tiền… nhằm lừa đảo khách hàng cung cấp thông tin bảo mật của dịch vụ ngân hàng điện tử (tên truy cập, mật khẩu, OTP) và chiếm đoạt tài khoản của khách hàng.
Tình huống 3: Đối tượng chuyển tiền vào tài khoản khách hàng, sau đó giả danh nhân viên ngân hàng gọi điện cho khách hàng báo có người chuyển nhầm vào tài khoản khách hàng, hướng dẫn khách hàng thủ tục hoàn trả bằng cách ấn vào đường link và điền thông tin cá nhân, sau đó chiếm đoạt tài khoản của khách hàng.
Tình huống 4: Đối tượng mạo danh nhân viên ngân hàng gọi điện thoại cho khách hàng với lý do kiểm tra số dư và giao dịch của khách hàng. Theo đó, sau khi đọc tên khách hàng và 6 số đầu tiên của thẻ ATM, đối tượng yêu cầu khách hàng đọc nốt dãy số còn lại trên thẻ để xác nhận chủ thẻ; sau đó thông báo ngân hàng sẽ gửi tin nhắn cho khách hàng và yêu cầu khách hàng đọc mã 6 số trong tin nhắn (thực chất là OTP để thực hiện giao dịch trực tuyến). Trường hợp khách hàng thực hiện theo yêu cầu của đối tượng sẽ gặp rủi ro mất tiền trong tài khoản.
Tình huống 5: Đối tượng sử dụng website, zalo có hình ảnh logo BIDV, hình ảnh phòng giao dịch, hội thảo tư vấn của ngân hàng…thậm chí hình ảnh của nhân viên BIDV để liên hệ với khách hàng, giới thiệu các gói vay hay tiền gửi hấp dẫn. Sau đó, đối tượng yêu cầu khách hàng cần nộp một khoản phí để được hưởng ưu đãi.
2. Lừa gạt đánh cắp dữ liệu cá nhân:
Tình huống 1: Các đối tượng có thể lập trang web giả mạo để tiếp nhận và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về sản phẩm dịch vụ ngân hàng, nhằm thu thập thông tin, lịch sử giao dịch và tài khoản của khách hàng, phục vụ cho việc lừa đảo, gian lận.
Tình huống 2: Đối tượng mạo danh nhân viên nhà mạng liên hệ và đề nghị hỗ trợ chuyển sim 3G lên 4G qua điện thoại và hướng dẫn cú pháp để chuyển đổi. Trên thực tế, đây là cú pháp yêu cầu chuyển đổi từ sim 3G của khách hàng lên sim 4G của đối tượng lừa đảo nhằm chiếm đoạt quyền kiểm soát điện thoại cá nhân của khách hàng. Trường hợp khách hàng đăng ký dịch vụ Ngân hàng điện tử và nhận thông tin giao dịch, mã OTP qua số điện thoại này sẽ có rủi ro mất tiền trong tài khoản.
3. Lừa gạt về tình huống khẩn cấp:
– Đối tượng giả danh là người quen của khách hàng và đang rơi vào tình huống khẩn cấp như nộp tiền phạt, chi phí y tế… cần khách hàng chuyển tiền gấp.
– Đối tượng tự xưng là đại diện của cơ quan quản lý như Viện Kiểm sát, Cơ quan điều tra, Bộ Tài chính… để thực hiện hành vi lừa đảo.
4. Lừa gạt chi phí trả trước:
Tình huống 1: Khách hàng được thông báo qua điện thoại, tin nhắn, facebook… là vừa trúng thưởng một chương trình nào đó và cần trả một khoản phí nhỏ để đóng thuế hoặc chi phí để nhận thưởng.
Tình huống 2: Đối tượng giả danh tổng đài viễn thông qua đầu số 08 để thông báo khách hàng nợ cước và nếu không nộp tiền sẽ bị chặn cuộc gọi.
5. Lừa gạt mua/bán hàng trên internet:
Tình huống 1: Đối tượng gửi thông tin tới khách hàng là được nhận tiền từ nước ngoài chuyển về qua kênh Western Union và hướng dẫn cách nhận bằng cách cung cấp mật khẩu, từ đó lợi dụng thông tin được cung cấp để chuyển tiền và chiếm đoạt.
Tình huống 2: Đối tượng cũng có thể rao bán sản phẩm dịch vụ qua mạng nhưng khi khách hàng chuyển tiền thì không nhận được mặt hàng nào.
LÀM GÌ KHI ĐÃ CLICK/CUNG CẤP THÔNG TIN TRÊN WEBSITE NGHI NGỜ GIẢ MẠO?
Trong trường hợp đã click/cung cấp thông tin tại các website nghi ngờ giả mạo, Quý khách hàng cần thực hiện các biện pháp sau để hạn chế rủi ro thất thoát tài sản:
– Liên hệ ngay Hotline chăm sóc khách hàng 1900 9247 để yêu cầu khóa dịch vụ.
– Đổi mật khẩu đăng nhập trên BIDV SmartBanking (*) bằng chức năng “Đổi mật khẩu” tại mục “Cài đặt”.
(*) Trường hợp nhập đúng mật khẩu nhưng không đăng nhập được, khả năng đối tượng đã thực hiện truy cập và đổi mật khẩu dịch vụ của Quý khách. Quý khách thực hiện chọn “Quên mật khẩu” để được cấp lại mật khẩu mới, tránh cho đối tượng tiếp tục đăng nhập và lợi dụng, đồng thời gọi ngay số Hotline 1900 9247 để được hỗ trợ. Clip hướng dẫn cấp lại mật khẩu BIDV SmartBanking tại đây.
CÁC NGUYÊN TẮC ĐỂ GIAO DỊCH AN TOÀN
Để đảm bảo an toàn tài sản cho khách hàng, tránh bị các đối tượng xấu lừa đảo, BIDV xin lưu ý Quý khách hàng các nội dung sau:
1. Đăng ký nhận thông báo biến động số dư tài khoản qua tin nhắn SMS hoặc tin nhắn OTT do ngân hàng cung cấp để kịp thời cập nhật các thông tin thay đổi của tài khoản.
2. Đặt mật khẩu dịch vụ ngân hàng điện tử khó đoán có tính bảo mật cao, thay đổi mật khẩu thường xuyên hoặc khi cảm thấy nghi ngờ. Không sử dụng các phần mềm lưu trữ mật khẩu, không dùng chung một mật khẩu để đăng nhập ngân hàng điện tử và đăng nhập vào các mạng xã hội.
3. Tuyệt đối KHÔNG cung cấp Tên đăng nhập/Mật khẩu đăng nhập/Mã xác thực OTP của dịch vụ Ngân hàng điện tử cho bất kỳ ai, kể cả nhân viên ngân hàng. BIDV không bao giờ yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin bảo mật của khách hàng dưới bất kỳ hình thức nào.
4. Đăng ký sử dụng phương thức xác thực Smart OTP khi thực hiện các giao dịch trực tuyến
5. Tuyệt đối không bấm vào các đường link lạ được gửi qua tin nhắn/email/kênh mạng xã hội mạo danh BIDV.
6. Chỉ nhận thông tin qua các kênh thông tin chính thức của BIDV:
7. Tin nhắn SMS hiển thị tên thương hiệu BIDV và nội dung từ nguồn chính thức BIDV.
– Fanpage Facebook của BIDV tại địa chỉ: https://www.facebook.com/BIDVbankvietnam
– Website BIDV tại địa chỉ: https://www.bidv.com.vn/
– Hotline chăm sóc khách hàng 24/7: 1900 9247
– Email chăm sóc khách hàng: bidv247@bidv.com.vn/ bidv@customer.bidv.com.vn
Trường hợp nhận được các thông tin giả mạo ngân hàng hoặc nghi ngờ có dấu hiệu lừa đảo, Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay tới Tổng đài Chăm sóc khách hàng 24/7: 1900 9247 hoặc các chi nhánh BIDV để được trợ giúp.