Khi nào nên chuyển việc, Thời điểm nhảy việc tốt nhất?

Những khó khăn khi quyết định thay đổi công việc, Khi nào nên đổi việc, Có nên thay đổi công việc, Khi nào nên chuyển việc, Thời điểm nhảy việc tốt nhất, Tuổi trẻ có nên nhảy việc, Thay đổi công việc liên tục, Có nên chuyển việc mùa Covid, 1. LƯƠNG THẤP.
2. KHÔNG THẤY TƯƠNG LAI.
3. KHÔNG HỢP “GU” SẾP.
4. KHÔNG TRIỂN ĐƯỢC THẾ MẠNH.
5. ĐƠN GIẢN LÀ VÌ…..CHÁN.

Từ điều 1 đến điều 4 không đáng sợ bằng điều 5.
Lương thấp thì tăng, muốn tương lai thì cho lên level, không hợp gu sếp này thì…..hợp gu sếp khác, muốn phát huy mảng nào thì luân chuyển vào phòng ban đó.
Cái điều 5 mà dính vào rồi thì làm gì mình cũng như cọng bún thiu. Vì vậy công ty muốn giữ người tài thì phải luôn làm cho họ cảm thấy mới mẻ. Bởi những người giỏi thời đại này ít ai chịu ngồi 1 chỗ hay dừng 1 điểm hoặc chỉ đi theo 1 hướng nhất định.

Vậy thời điểm nào bạn nên chuyển việc?
》Khi bạn không thấy được niềm hạnh phúc khi bắt đầu công việc của mình.

Bạn đang đang phân vân và có ý định muốn “nhảy việc” nhưng lại không biết khi nào mới là lúc thích hợp? 10 thời điểm này chắc chắn sẽ tốt cho bạn.

 

Quản lý phát triển sản phẩm mảng nghề nghiệp Jada A.Graves tại U.S.News từng chia sẻ 10 thời điểm hợp lý nhất để một người thay đổi công việc và không phải tất cả đều vì lý do tiêu cực.

Cống hiến cho công ty hơn 10 năm

Nếu bạn đã từng trải qua 4 vị trí làm việc trở lên trong khoảng thời gian 10 năm tại cùng một doanh nghiệp mà vẫn cảm nhận được niềm vui trong công việc, bạn có thể bỏ qua điều số 1 này. Nhưng nếu bạn trong tình trạng vẫn loay hoay tại một vị trí trong 10 năm qua, hãy cân nhắc đến việc thay đổi môi trường làm việc để thoát khỏi sức ì có thể đang bủa vây bản thân. Một sự thay đổi về nghề nghiệp lúc này là cần thiết để giúp những kỹ năng của bạn được phát triển tốt hơn.

Hãy thay đổi công việc khi rất giỏi

Bạn được đánh giá là rất giỏi trong công việc có thể do bạn đã ở quá lâu tại công ty và cực kỳ thành thạo mọi thứ hoặc cũng có thể vì những kỹ năng chuyên môn của bạn vốn dĩ đã xuất sắc vượt quá yêu cầu khi bạn bắt đầu vào làm việc. Dù là lý do gì, bạn cũng đang không có đủ thử thách để tiến bộ hơn trong công việc và bạn nên tìm kiếm một sự thay đổi để tiếp tục học hỏi những điều mới mẻ và có những thành công vượt bậc trong nghề nghiệp.

Bản thân không giỏi, không thích hợp với công việc đó

Bạn có thể đã vượt qua vòng phỏng vấn thành công vì có sự chuẩn bị tốt và may mắn đáp ứng được những yêu cầu trong buổi nói chuyện cùng phỏng vấn viên. Thế nhưng, việc phỏng vấn cũng có chút may rủi trong việc sàng lọc ứng viên, đôi khi không đánh giá toàn diện được bằng chính quá trình bạn làm việc tại công ty.

Và khi một ngày, bạn nhận ra rằng bản thân không thể tiến bộ trong công việc, đơn giản có thể là vì ngay từ đầu bạn đã không có đủ kinh nghiệm thực tế để giải quyết những nhiệm vụ đầy thách thức, hoặc cũng có thể bạn không mấy đầu tư vào công việc này vì bạn đang đi không đúng hướng nghề nghiệp. Vậy nên, việc phân tích lý do không quan trọng bằng việc bạn nhận ra được điều bạn cần làm là tìm kiếm một hướng đi mới.

Thay đổi môi trường khi có mâu thuẫn với đồng nghiệp

Có một thực tế là chúng ta trải qua nhiều giờ ở cùng đồng nghiệp tại công ty hơn cả việc bên cạnh những người thân yêu của mình. Vì vậy nếu bạn chỉ thấy “phát cóng” khi phải làm việc cùng những đồng nghiệp trong một môi trường đầy mùi thuốc súng , đó chính là dấu hiệu để bạn nhận ra có thể bạn không đang ở trong một công ty có văn hoá phù hợp với bản thân và hãy cân nhắc việc thay đổi để rũ bỏ những cơn đau đầu không đáng có.

Bạn vừa kết thúc một dự án rất thành công

Việc bạn vừa hoàn thành tốt đẹp một dự án lớn sẽ cực kỳ ý nghĩa đối với việc nâng cấp nghề nghiệp của bản thân. Một là bạn sẽ được tạo điều kiện để xả hơi sau những ngày bận rộn để tự mình tạo thêm kết nối, thử ứng tuyển ở những vị trí cao cấp hơn và có thời gian thoải mái hơn để tham dự những buổi phỏng vấn. Hai là bạn đã có thêm thành tựu đáng giá để bổ sung vào hồ sơ nghề nghiệp của mình và bắt đầu thảo luận cùng những nhà tuyển dụng trong tầm ngắm.

Khi công ty kết thúc năm tài chính

Thường thì ngày kết thúc năm tài chính không nhất thiết sẽ trùng khớp theo Dương lịch mà tuỳ thuộc vào đặc thù của mỗi công ty. Nhưng thời điểm bắt đầu của một năm tài chính mới sẽ mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp tốt cho các ứng viên tiềm năng bởi đây chính là lúc các công ty có được ngân sách rõ ràng để bổ sung nhân sự nhằm hoàn thành nhiều mục tiêu đề ra trước mắt. Bạn hãy tìm hiểu thời điểm bắt đầu và kết thúc năm tài chính của những công ty bạn yêu thích và thử ứng tuyển vào thời điểm vàng này nhé.

Sau một kỳ “xả hơi” hãy bắt đầu công việc mới

 

Một khi bạn đã bắt đầu công việc mới, bạn sẽ phải nỗ lực nhiều và không có thời gian cho một chuyến du lịch dài ngày. Thay vào đó, bạn nên đi nghỉ ngơi đâu đó, dành cho bản thân sự thư giãn và tái tạo năng lượng, sau đó mới bắt đầu tìm kiếm những cơ hội nghề nghiệp mới.

Không hợp với mục tiêu của công ty

Lý tưởng nhất là những mục tiêu mà bạn đề ra cho bản thân và mục tiêu phát triển của công ty có nhiều điểm chung, nhưng không may cuộc sống đôi khi không có những đoạn giao nhau cần thiết như vậy. Khi bắt đầu nhận ra bản thân đang lạc lối với đường hướng của công ty, bạn cần suy xét lại đâu là loại công việc và môi trường phù hợp để bạn tiếp tục phát triển nghề nghiệp và theo đuổi những định hướng đúng đắn.

Năng lực chuyên môn của bạn không được công nhận

Sếp không công nhận năng lực chuyên môn của bạn dù bạn làm việc rất chăm chỉ? Công ty vẫn có nhiều đợt thăng tiến dành cho nhân viên nhưng tên bạn luôn không có trong danh sách? Bạn thấy công việc của mình cứ như thừa thãi trong một guồng quay? Hãy nói chuyện với người quản lý trực tiếp của mình để hiểu hơn bạn nên làm gì để được công nhận một cách xứng đáng và nếu cuộc trò chuyện không đem lại cho bạn câu trả lời thoả đáng, hãy can đảm tìm kiếm những cơ hội mới, nơi bạn được trân trọng hơn, được ghi nhận tốt hơn vì những nỗ lực của mình.

Bạn đang cảm thấy hài lòng với công việc hiện tại

Nghe có vẻ không mấy hợp lý khi bạn đang đứng núi này lại trông núi nọ, trong khi đang hài lòng với công việc của mình lại có chút mong mỏi tìm kiếm một vị trí khác tốt hơn? Ngó nghiêng thị trường và định giá bản thân là điều cần thiết, kể cả khi bạn chưa có ý định thay đổi công việc. Thế nhưng nếu bạn nhận thấy mình bắt đầu tìm kiếm cơ hội mới hơi nhiều hơn bình thường, dường như đó là phản ứng của những trải nghiệm không vui tích tụ thầm kín trong môi trường làm việc hiện tại.

Vì vậy, chẳng quá thừa đâu nếu bạn luôn tự cập nhật hồ sơ nghề nghiệp, tuỳ duyên mở lòng với những chuyển đổi định hướng có thể đến rất bất ngờ. Khi bạn không đang trong trạng thái tiêu cực, mệt mỏi và vội vã tìm kiếm một công việc khác, bạn sẽ có đủ thời gian và sự sáng suốt để nhận định việc ở lại công ty hay theo đuổi một hướng đi khác là tốt hơn và vô tình đây lại là một giai đoạn vàng cho việc cân nhắc thay đổi công việc.

Cuộc đời là của bạn, thời điểm nào thích hợp để bạn thay đổi công việc cho bản thân, hãy tham khảo qua nội dung gợi ý trên đây nhé.

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);