176 câu trắc nghiệm luật ngân sách sát đề chọn lọc- ôn thi kho bạc nhà nước

176 câu trắc nghiệm luật ngân sách sát đề chọn lọc- ôn thi kho bạc nhà nước. Tài liệu ôn kho bạc mới nhất do Mr Hoàng chia sẻ. Nằm trong những nguồn tài liệu mới cập nhập cho mục ôn thi kho bạc nhà nước 2019.

176 câu trắc nghiệm

1. 1. Question
Ứng trước dự toán năm sau câu nào dưới đây là đúng?
 1.   Ngân sách trung ương, ngân sách cấp tỉnh và ngân sách cấp huyện được ứng trước dự toán năm sau để thực hiện các dự án quan trọng quốc gia,các dự án cấp bách của trung ương và địa phương thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn NSNN đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
 2.   Ngân sách cấp huyện không được ứng trước dự toán năm sau để thực hiện các dự án cấp bách của địa phương thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn NSNN đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
2. 2. Question
Điều kiện chi NSNN:
 1.   Chỉ được thực hiện khi đã có trong dự toán ngân sách được giao.
 2.   Chi tạm ứng ngân sách.
 3.   Được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư hoặc người được ủy quyền cho đồng ý chi
3. 3. Question
Nhiệm vụ quyền hạn của Quốc hội?
 1.   Quyết định chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia được đầu tư từ nguồn NSNN.
 2.   Phân bổ sử dụng số tăng thu, số tiết kiệm chi của ngân sách trung ương.
 3.   Yêu cầu Chính phủ họp bàn về hoạt động Tài chính – Ngân sách khi cần thiết
4. 4. Question
Ngân sách nhà nước ?    
 1.   Là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
 2.   Là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước
 3.   Là các khoản thu, chi của Nhà nước được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chi của Nhà nước
5. 5. Question
Quy định mức ứng trước dự toán năm sau câu nào dưới đây là đúng?
 1.   Mức ứng trước không quá 25% dự toán chi đầu tư XDCB năm thực hiện của các công trình XDCB thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn NSNN đã được phê duyệt.
 2.   Mức ứng trước không quá 20% dự toán chi đầu tư XDCB năm thực hiện của các công trình XDCB thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn NSNN đã được phê duyệt.
 3.   Mức ứng trước không quá 15% dự toán chi đầu tư XDCB năm thực hiện của các công trình XDCB thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn NSNN đã được phê duyệt.
6. 6. Question
Năm ngân sách?
 1.   Năm ngân sách bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
 2.   Năm ngân sách bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 01 năm sau.
 3.   Năm ngân sách bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 15 tháng 03 năm sau.
7. 7. Question
Cơ quan nào có quyền Quyết định chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước.
 1.   Quốc hội
 2.   Ủy ban thường vụ quốc hội
 3.   Chính phủ
8. 8. Question
Quỹ dự trữ tài chính ở mỗi cấp quy định ở mức nào sau đây là đúng?
 1.   Không vượt quá 25 % dự toán chi NS hàng năm của cấp đó.
 2.   Không vượt quá 10% dự toán chi NS hàng năm của cấp đó.
 3.   Không vượt quá 20% dự toán chi NS hàng năm của cấp đó.
9. 9. Question
Tạm cấp ngân sách vào đầu năm ngân sách khi dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách chưa được Quốc hội, Hội đồng Nhân dân quyết định, cơ quan Tài chính và cơ quan Kho bạc Nhà nước các cấp theo chức năng thực hiện tạm cấp cho các nhiệm vụ chi không thể trì hoãn được gồm những khoản chi nào sau đây?
 1.   Chi lương và các khoản có tính chất tiền lương; chi nghiệp vụ phí và công vụ phí; chi bổ sung cân đối cho ngân sách cấp dưới; Một số khoản chi cần thiết khác để đảm bảo hoạt động của bộ máy nhà nước
 2.   Chi cho các dự án chuyển tiếp
10. 10. Question
Các hành vi bị cấm trong lĩnh vực NSNN?
 1.   Chi không có dự toán, quyết định đầu tư chương trình, dự án có sử dụng vốn NSNN không xác định rõ nguồn vốn để thực hiện.
 2.   Chi tạm cấp NSNN.
 3.   Chi ứng trước ngân sách.
11. 11. Question
Kế hoạch tài chính – NSNN 03 năm bao gồm?
 1.   Kế hoạch tài chính – NSNN 03 năm quốc gia; Kế hoạch tài chính – NSNN 03 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
 2.   Kế hoạch tài chính – NSNN 03 năm thuộc các quận, huyện thuộc địa phương.
12. 12. Question
Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 quy định:
 1.   Thời gian điều chỉnh dự toán đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách hoàn thành trước ngày 31 tháng 10 năm ngân sách hiện hành.
 2.   Thời gian điều chỉnh dự toán đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách hoàn thành trước ngày 15 tháng 11 năm ngân sách hiện hành.
 3.   Thời gian điều chỉnh dự toán đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách hoàn thành tước ngày 30 tháng 11 năm ngân sách hiện hành.
13. 13. Question
Có bao nhiêu hành vi bị cấm trong lĩnh vực NSNN?
 1.   10
 2.   12
 3.   14
14. 14. Question
Thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách nhà nước kết thúc vào:
 1.   Ngày 31 tháng 01 năm sau
 2.   Ngày 28 tháng 02 năm sau
 3.   Ngày 31 tháng 3 năm sau.
15. 15. Question
Điều chỉnh dự toán đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách, trường hợp nào là đúng quy định?
 1.   Do điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước
 2.   Do cơ quan quản lý cấp trên yêu cầu điều chỉnh
16. 16. Question
Tổ chức chi NSNN theo các quy định nào dưới đây là đúng?
 1.   Ngân sách cấp dưới được tạm ứng từ ngân sách cấp trên để chi đầu tư xây dựng cơ bản.
 2.   Ngân sách cấp dưới được tạm ứng từ ngân sách cấp trên để thực hiện nhiệm vụ chi theo dự toán ngân sách được giao trong trường hợp cần thiết.
17. 17. Question
Quy định thẩm quyền quyết định sử dụng sử dụng quỹ dự trữ tài chính
 1.   Chính phủ quy định thẩm quyền quyết định sử dụng quỹ dự trữ tài chính.
 2.   Bộ Tài chính quy định thẩm quyền quyết định sử dụng quỹ dự trữ tài chính.
 3.   Thủ tướng Chính phủ quy định thẩm quyền quyết định sử dụng quỹ dự trữ tài chính.
18. 18. Question
Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 quy định Chi ngân sách nhà nước bao gồm:
 1.   Chi đầu tư phát triển; chi dự trữ quốc gia; chi thường xuyên; chi trả nợ lãi; chi viện trợ; không bao gồm các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
 2.   Chi đầu tư phát triển; chi dự trữ quốc gia; chi thường xuyên; chi trả nợ lãi; các khoản chi khác theo quy định của pháp luật; không bao gồm chi viện trợ.
 3.   Chi đầu tư phát triển; chi dự trữ quốc gia; chi thường xuyên; chi trả nợ lãi; chi viện trợ; các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
19. 19. Question
Theo quy định tại Luật NSNN năm 2015, kết thúc năm ngân sách chủ đầu tư phải lập:
 1.   Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành đã được quyết toán trong năm, gửi cơ quan cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản, cơ quan cấp trên của chủ đầu tư và cơ quan tài chính cùng cấp.
 2.   Báo cáo quyết toán nguồn vốn sử dụng, quyết toán nguồn vốn ngân sách, tình hình sử dụng vốn và giá trị khối lượng hoàn thành đã được quyết toán trong năm, gửi cơ quan cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản, cơ quan cấp trên của chủ đầu tư và cơ quan tài chính cùng cấp.
 3.   Báo cáo quyết toán nguồn vốn ngân sách, tình hình sử dụng vốn và giá trị khối lượng hoàn thành gửi Kho bạc Nhà nước, cơ quan cấp trên của chủ đầu tư và cơ quan tài chính cùng cấp.
20. 20. Question
Câu nào dưới đây là đúng?
 1.   Quyết toán thu, chi NSNN được hạch toán bằng đồng VN.
 2.   Trường hợp các khoản thu, chi NSNN bằng ngoại tệ thì hạch toán bằng ngoại tệ.
 3.   Cả 2 câu trên đều đúng
21. 21. Question
Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 quy định việc phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách phải bảo đảm:
 1.   Đúng với dự toán ngân sách được giao cả về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực, nhiệm vụ thu, chi được giao;
 2.   Đúng với dự toán ngân sách được giao về tổng mức thu, chi được giao.
22. 22. Question
Các khoản thu nào sau đây ngân sách trung ương được hưởng 100%?
 1.   Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
 2.   Thuế giá trị gia tăng (trừ thu từ hàng hóa nhập khẩu).
 3.   Thuế tiêu thụ đặc biệt (trừ thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hóa nhập khẩu)
23. 23. Question
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính?
 1.   Xây dựng nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi thường xuyên của NSNN trình Chính phủ.
 2.   Xây dựng nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển trình Chính Phủ.
 3.   Xây dựng nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ nguồn vốn vay ngoài nước (ODA).
24. 24. Question
Các hành vi bị cấm trong lĩnh vực ngân sách nhà nước?
 1.   Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt hoặc thiếu trách nhiệm làm thiệt hại đến nguồn thu ngân sách nhà nước.
 2.   Quyết định đầu tư chương trình, dự án có sử dụng vốn ngân sách không đúng thẩm quyền, không xác định rõ nguồn vốn để thực hiện.
 3.   Trì hoãn việc chi ngân sách khi đã bảo đảm các điều kiện chi theo quy định của pháp luật.
 4.   Hạch toán sai chế độ kế toán nhà nước và mục lục ngân sách nhà nước.
 5.   Tất cả các trường hợp trên
25. 25. Question
Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 quy định:
 1.   Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước được sử dụng cho đầu tư phát triển và cho chi thường xuyên.
 2.   Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên.
 3.   Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng cho chi thường xuyên, không sử dụng cho đầu tư phát triển.
26. 26. Question
Mức bố trí dự phòng NSNN trên tổng chi mỗi cấp quy định là bao nhiêu?
 1.   2 đến 4%
 2.   3 đến 5%
 3.   10%
27. 27. Question
Nhiệm vụ quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước?
 1.   Tham gia với Quôc hội, Thủ tướng Chính phủ trong việc xem xét, thẩm tra dự toán NSNN, phương án phân bổ NSNN, phương án điều chỉnh dự toán NSTƯ.
 2.   Tham gia với Ủy ban tài chính, ngân sách và các cơ quan khác của Quốc hội, Chính phủ trong việc xem xét, thẩm tra báo cáo về dự toán NSNN, phương án phân bổ NSTƯ, phương án điều chỉnh dự toán NSNN.
 3.   Tham gia với Ủy ban của Quốc hội và các cơ quan khác có liên quan trong việc xem xét, thẩm tra báo cáo về dự toán NSNN, phương án phân bổ NSNN, phương án điều chỉnh dự toán NSTƯ.
28. 28. Question
Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương khoản thu nào sau đây là đúng?
 1.   Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước.
 2.   Tiền cho thuê và bán nhà thuộc sở hữu nhà nước
 3.   Thuế thu nhập cá nhân
29. 29. Question
Việc thu hồi ứng trước ngân sách sau quy định câu nào sau đây là đúng?
 1.   Khi phân bổ dự toán năm sau chỉ thu một phần số vốn đã ứng trước và được tiếp tục ứng trước dự toán năm sau khi chưa thu hồi hết số ngân sách đã ứng trước.
 2.   Khi phân bổ dự toán năm sau phải thu hồi hết số vốn đã ứng trước, không được ứng trước dự toán năm sau khi chưa thu hồi hết số ngân sách đã ứng trước.
30. 30. Question
Câu nào sau đây là đúng?
 1.   Kế hoạch tài chính 05 năm gồm kế hoạch tài chính 05 năm Quốc gia và kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
 2.   Kế hoạch tài chính 05 năm gồm kế hoạch tài chính 05 năm Quốc gia; kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và kế hoạch tài chính 05 năm các quận, huyện.
 3.   Kế hoạch tài chính 05 năm gồm kế hoạch tài chính 05 năm Quốc gia; kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; kế hoạch tài chính 05 năm quận, huyện; kế hoạch tài chính 05 năm xã phường.
31. 31. Question
Điều kiện thực hiện chi ngân sách nhà nước :
 1.   Đối với chi đầu tư xây dựng cơ bản phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công và xây dựng.
 2.   Đối với những gói thầu thuộc các nhiệm vụ, chương trình, dự án cần phải đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
 3.   Đối với những khoản chi cho công việc thực hiện theo phương thức Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch phải theo quy định về giá hoặc phí và lệ phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
 4.   Cả ba trường hợp trên
32. 32. Question
Cơ quan nào có quyền Quyết định các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu thực hiện thống nhất trong cả nước; đối với một số chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách, để phù hợp đặc điểm của địa phương, quy định khung và giao Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định cụ thể.
 1.   Chính phủ
 2.   Bộ Tài chính .
 3.   Quốc hội
33. 33. Question
Theo quy định tại Luật NSNN năm 2015:
 1.   Chính phủ lập và trình Quốc hội dự toán NSNN và phương án phân bổ ngân sách trung ương hàng năm.
 2.   Ủy ban Thường vụ Quốc hội lập và trình Quốc hội dự toán NSNN và phương án phân bổ ngân sách trung ương hàng năm.
 3.   Bộ Tài chính lập và trình Quốc hội dự toán NSNN và phương án phân bổ ngân sách trung ương hàng năm.
34. 34. Question
Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 quy định:
 1.   Báo cáo quyết toán của ngân sách cấp huyện, cấp xã không được quyết toán chi ngân sách lớn hơn thu ngân sách.
 2.   Báo cáo quyết toán của ngân sách cấp tỉnh không được quyết toán chi ngân sách lớn hơn thu ngân sách.
 3.   Báo cáo quyết toán của ngân sách các cấp không được quyết toán chi ngân sách lớn hơn thu ngân sách.
35. 35. Question
Một trong những quyền hạn, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến NSNN được quy định trong Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 là:
 1.   Chấp hành đúng các quy định của pháp luật về hợp đồng, kế toán, thống kê, báo cáo, quyết toán, công khai và lưu trữ hồ sơ.
 2.   Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và công khai ngân sách
36. 36. Question
Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương?
 1.   Chi đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật
 2.   Chi đầu tư vào các dự án do địa phương quản lý.
 3.   Chi dự trữ quốc gia
37. 37. Question
Theo quy định tại Luật NSNN năm 2015, dự toán chi đến hết năm ngân sách chưa thực hiện được hoặc chưa chi hết phải hủy bỏ, trừ một số khoản chi được chuyển nguồn sang năm sau:
 1.   Chi đầu tư các dự án khẩn cấp, cấp bách;
 2.   Chi mua sắm trang thiết bị đã đầy đủ hồ sơ, hợp đồng mua sắm trang thiết bị ký trước ngày 31 tháng 12 năm thực hiện dự toán;
 3.   Kinh phí được giao không tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập và các cơ quan nhà nước;
38. 38. Question
Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 quy định:
 1.   Kết dư ngân sách cấp huyện, cấp xã được hạch toán vào thu ngân sách năm sau.
 2.   Kết dư ngân sách cấp huyện, cấp xã được trích 50% vào quỹ dự trữ tài chính cùng cấp; trích 50% còn lại vào thu ngân sách năm sau;
 3.   Kết dư ngân sách cấp huyện, cấp xã được sử dụng để chi trả nợ gốc và lãi các khoản vay của ngân sách nhà nước.
39. 39. Question
Thời gian chỉnh lý quyết toán NSNN kết thúc vào thời gian nào sau đây là đúng quy định.
 1.   Thời gian chỉnh lý quyết toán NSNN kết thúc vào ngày 31 tháng 01 năm sau.
 2.   Thời gian chỉnh lý quyết toán NSNN kết thúc vào ngày 31 tháng 3 năm sau.
 3.   Thời gian chỉnh lý quyết toán NSNN kết thúc vào ngày 28 tháng 02 năm sau.
40. 40. Question
Một trong các nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị dự toán ngân sách quy định trong Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 là:
 1.   Lập dự toán thu, chi ngân sách hằng năm; thực hiện phân bổ dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao cho các đơn vị trực thuộc và điều chỉnh phân bổ dự toán theo thẩm quyền; lập kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm thuộc phạm vi quản lý.
 2.   Lập dự toán ngân sách, phương án phân bổ ngân sách cấp mình; dự toán điều chỉnh ngân sách trong trường hợp cần thiết, trình Hội đồng nhân dân quyết định và báo cáo cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp.
41. 41. Question
Hiệu lực thi hành của Luật NSNN số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015?
 1.   Năm ngân sách 2015
 2.   Năm ngân sách 2016
 3.   Năm ngân sách 2017
42. 42. Question
Theo quy định tại Luật NSNN năm 2015, mức ứng trước dự toán ngân sách năm sau không quá 20% dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản năm thực hiện của các công trình xây dựng cơ bản thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước đã được phê duyệt để thực hiện:
 1.   Các Chương trình mục tiêu quốc gia thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
 2.   Các dự án quan trọng quốc gia, các dự án cấp bách của trung ương và địa phương thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
 3.   Các dự án quan trọng quốc gia, các dự án cấp bách của trung ương và các chương trình, dự án quan trọng địa phương thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
43. 43. Question
Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 quy định:
 1.   Ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.
 2.   Ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động cho các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.
 3.   Ngân sách nhà nước không hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.
44. 44. Question
Thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng NSNN là ai?
 1.   Chính phủ quyết định sử dụng dự phòng NSNN cấp tỉnh.
 2.   UBND cấp trên quyết định sử dụng dự phòng ngân sách cấp dưới
 3.   UBND các cấp quyết định sử dụng dự phòng NS cấp mình
45. 45. Question
Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 điều chỉnh dự toán đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách:
 1.   Sau khi thực hiện điều chỉnh dự toán, đơn vị dự toán cấp I gửi cơ quan tài chính cùng cấp để kiểm tra, đồng thời gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để thực hiện.
 2.   Sau khi thực hiện điều chỉnh dự toán, đơn vị dự toán cấp II gửi cơ quan tài chính cùng cấp để kiểm tra, đồng thời gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để thực hiện.
 3.   Sau khi thực hiện điều chỉnh dự toán, đơn vị dự toán cấp III gửi cơ quan tài chính cùng cấp để kiểm tra, đồng thời gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để thực hiện.
46. 46. Question
Cơ quan nào có trách nhiệm bảo đảm nguồn để thanh toán kịp thời các khoản chi theo dự toán.
 1.   Uỷ ban nhân dân các cấp.
 2.   Cơ quan tài chính
 3.   Cơ quan thuế.
47. 47. Question
Ngân sách xã thị trấn được phân chia nguồn thu từ các khoản nào dưới đây?
 1.   Thuế tài nguyên
 2.   Thuế môn bài thu từ cá nhân; hộ kinh doanh; thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; lệ phí trước bạ nhà; đất;
 3.   Thu từ các hoạt động sổ số
48. 48. Question
Kho bạc Nhà nước được mở tài khoản tại ngân hàng phục vụ câu nào để tổ chức thu NSNN?
 1.   KBNN được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng thương mại để tập trung các khoản thu của NSNN.
 2.   KBNN không được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để tập trung các khoản thu của NSNN.
49. 49. Question
Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư
 1.   Thực hiện các dự án đầu tư qua các giai đoạn của quá trình đầu tư: chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị dự án, thực hiện dự án, nghiệm thu, bàn giao tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý ngân sách nhà nước, đầu tư công, xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
 2.   Chấp hành đúng các quy định của pháp luật về hợp đồng, kế toán, thống kê, báo cáo, quyết toán, công khai và lưu trữ hồ sơ dự án.
 3.   Cả hai nhiệm vụ trên.
50. 50. Question
Thu NSNN thực hiện theo quy định nào?
 1.   Thực hiện theo quy định của Luật NSNN số 83/2015/QH13, các luật về thuế và các quy định khác của pháp luật về thu NSNN.
 2.   Thực hiện theo pháp luật về thu NSNN
 3.   Thực hiện theo luật thuế.
51. 51. Question
Yêu cầu lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm?
 1.   Dự toán NSNN không phải tổng hợp theo từng khoản thu, chi;
 2.   Dự toán NSNN phải lập theo cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi dự trữ quốc gia, chi trả nợ và viện trợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính và dự phòng ngân sách.
 3.   Dự toán chi trả nợ được lập trên cơ sở bảo đảm các khoản nợ đến hạn của nhà nước.
52. 52. Question
Quy định Cơ quan thu NSNN?
 1.   Cơ quan Tài chính, cơ quan thuế, cơ quan Hải quan.
 2.   Các cơ quan khác.
53. 53. Question
Theo Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 thì:
 1.   Số bổ sung có mục tiêu là khoản ngân sách cấp trên bổ sung cho ngân sách cấp dưới nhằm bảo đảm cho chính quyền cấp dưới cân đối ngân sách cấp mình để thực hiện nhiệm vụ được giao.
 2.   Số bổ sung có mục tiêu là số thu, chi ngân sách nhà nước được cơ quan có thẩm quyền thông báo cho các cấp ngân sách, các cơ quan, tổ chức, đơn vị làm căn cứ để xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hằng năm và kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm.
 3.   Số bổ sung có mục tiêu là khoản ngân sách cấp trên bổ sung cho ngân sách cấp dưới để hỗ trợ thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ cụ thể.
54. 54. Question
Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 quy định khi xét duyệt quyết toán, cơ quan xét duyệt có quyền:
 1.   Đề nghị Kiểm toán nhà nước hoặc thuê đơn vị kiểm toán độc lập theo quy định của pháp luật kiểm toán các báo cáo quyết toán của đơn vị dự toán cấp I để có thêm căn cứ cho việc xét duyệt;
 2.   Đề nghị Kiểm toán nhà nước hoặc thuê đơn vị kiểm toán độc lập theo quy định của pháp luật kiểm toán các báo cáo quyết toán của các dự án, chương trình mục tiêu có quy mô lớn để có thêm căn cứ cho việc xét duyệt;
 3.   Đề nghị Kiểm toán nhà nước hoặc thuê đơn vị kiểm toán độc lập theo quy định của pháp luật kiểm toán các báo cáo quyết toán của các đơn vị để có thêm căn cứ cho việc xét duyệt;
55. 55. Question
Bộ Tài chính được giao nhiệm vụ:
 1.   Quản lý quỹ ngân sách nhà nước, quỹ dự trữ nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
 2.   Đánh giá hiệu quả chi ngân sách nhà nước.
 3.   Cả hai nhiệm vụ trên

1. 1. Question
Thông tư 39/2016/TT-BTC của BTC quy định, thời gian xử lý hồ sơ đối với các khoản tạm ứng được tính từ thời điểm cán bộ kiểm soát chi NSNN của KBNN nhận đầy đủ hồ sơ, chứng từ kiểm soát chi theo quy định đến khi xử lý thanh toán xong cho khách hàng:
   Trong 1 ngày làm việc
   Trong 02 ngày làm việc
   Tối đa 3 ngày làm việc
2. 2. Question
Theo Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính quy định đối tượng được chi trả theo hình thức lệnh chi tiền bao gồm:
   Chi cho các đơn vị, các tổ chức kinh tế, xã hội không có quan hệ thường xuyên với NSNN
   Chi trả nợ nước ngoài; Chi cho vay của NSNN
   Một số khoản chi khác theo quyết định của Thủ trưởng cơ quan tài chính
   Cả 3 trường hợp trên
3. 3. Question
Theo quy định của Luật ngân sách số 83/2015/QH13  Các hành vi bị cấm trong lĩnh vực ngân sách nhà nước
   Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt hoặc thiếu trách nhiệm làm thiệt hại đến nguồn thu ngân sách nhà nước.
   Trì hoãn việc chi ngân sách khi đã bảo đảm các điều kiện chi theo quy định của pháp luật.
   Hạch toán sai chế độ kế toán nhà nước và mục lục ngân sách nhà nước.
   Tất cả các trường hợp trên
4. 4. Question
Theo thông tư 39/2016/TT-BTC của BTC quy định, 1 trong 3 nội dung KBNN thực hiện kiểm soát hồ sơ của đơn vị: “ Kiểm tra, kiểm soát các khoản chi, bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN do cơ quan nhà nước có thẩm quyền qui định. Đối với các khoản chi chưa có chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN, KBNN căn cứ vào dự toán NSNN đã được cơ quan NN có thẩm quyền giao để kiểm soát”
   Đúng
   Sai
5. 5. Question
Theo Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính quy định, thẩm tra việc phân bổ dự toán NSNN cho các đơn vị sử dụng NSNN thuộc trách nhiệm của cơ quan nào:
   UBND cùng cấp
   Cơ quan tài chính
   KBNN
   Cả 3 trường hợp trên
6. 6. Question
Theo Thông tư 39/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định, đối với khoản chi hội nghị bằng chuyển khoản theo hình thức rút dự toán (thanh toán) tại KBNN, đơn vị sử dụng NSNN gửi đến KBNN các tài liệu, chứng từ:
   Giấy rút dự toán.
   Bảng kê chứng từ thanh toán (đối với những khoản chi không có hợp đồng).
   Hợp đồng, biên bản nghiệm thu(đối với những khoản chi có hợp đồng).
   Cả 3 trường hợp trên.
7. 7. Question
Theo  thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của BTC quy định, trong quá trình quản lý, kiểm soát thanh toán các khoản chi NSNN, cơ quan nào có quyền quyết định thu hồi giảm chi NSNN đối với các khoản chi sai chế độ, không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi của NN:
   Thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN
   Cơ quan tài chính
   KBNN
8. 8. Question
Theo thông tư 39/2016/TT-BTC của BTC quy định, 1 trong 3 nội dung KBNN thực hiện kiểm soát hồ sơ của đơn vị: “ Kiểm soát , đối chiếu các khoản chi so với dự toán NSNN, bảo đảm các khoản chi phải có trong dự toán NSNN được cấp có thẩm quyền giao, số dư tài khoản dự  toán của đơn vị còn đủ để chi”
   Đúng
   Sai
9. 9. Question
Thông tư 39/2016/TT-BTC của BTC quy định, thời gian xử lý hồ sơ đối với trường hợp thanh toán tạm ứng các khoản chi NSNN được tính từ thời điểm cán bộ kiểm soát chi NSNN của KBNN nhận đầy đủ hồ sơ, chứng từ kiểm soát chi theo quy định đến khi xử lý thanh toán xong cho khách hàng:
   Trong 1 ngày làm việc
   Trong 02 ngày làm việc
   Tối đa 3 ngày làm việc
10. 10. Question
Theo Thông tư 39/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định, đối với khoản chi mua vật tư văn phòng bằng chuyển khoản theo hình thức rút dự toán (thanh toán) tại KBNN, đơn vị sử dụng NSNN gửi đến kho bạc NN các tài liệu chứng từ nào?
   Giấy rút dự toán
   Bảng kê chứng từ thanh toán (đối với những khoản chi dưới 20 triệu)
   Hợp đồng, biên bản nghiệm thu(đối với những khoản chi trên 20 triệu đồng)
   Cả 3 trường hợp trên
11. 11. Question
Theo quy định tại Nghị định số 192/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ , tổ chức có hành vi không làm thủ tục cam kết chi NSNN đối với các khoản chi thuộc phạm vi phải thực hiện cam kết chi, đơn vị đã bị xử phạt cảnh cáo thì :
   Phạt tiền từ 500.000đ đến 1.000.000đ
   Phạt tiền từ 1.500.000đ đến 2.000.000đ
   Phạt tiền từ 2.500.000đ đến 3.000.000đ
12. 12. Question
Theo quy định, khi thực hiện chỉ định thầu, phải lựa chọn một nhà thầu được xác định có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầu của gói thầu và phải tuân thủ quy trình thực hiện chỉ định thầu quy định
   Đúng
   Sai
13. 13. Question
Đơn vị sự nghiệp do Ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động theo NĐ 43/2006/NĐ-CP được quyết định nội dung nào? (câu 417 xem lại)
   Quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
   Quyết định tổng mức thu nhập trong năm cho người lao động sau khi đã thực hiện trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.
   Chi trả thu nhập nhập tăng thêm cho người lao động từ nguồn kinh phí chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.
   Quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ nhưng tối đa không vượt quá mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
14. 14. Question
Theo quy định của Luật ngân sách số 83/2015/QH13  Cơ quan nào có trách nhiệm bảo đảm nguồn để thanh toán kịp thời các khoản chi theo dự toán.
   Uỷ ban nhân dân
   Cơ quan tài chính
   Cơ quan thuế.
   Kho bạc Nhà nước
15. 15. Question
Theo  quy định tại thông tư 40/2016/TT-BTC của Bộ tài chính, các khoản chi dự toán thường xuyên NS xã có hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ theo chế độ quy định và có giá trị hợp đồng từ 200 triệu đồng trở lên có thuộc phạm vi thực hiện cam kết chi hay không?
   Có
   Không
16. 16. Question
Mục đích kiểm soát chi ngân sách nhà nước?
   Giúp cho đơn vị sử dụng ngân sách thu ngân sách được nhiều hơn
   Tăng lương cho cán bộ trong đơn vị sử dụng ngân sách.
   Phát hiện và ngăn chặn các khoản chi trái với quy định hiện hành.
17. 17. Question
Theo quy định tại thông tư 40/2016/TT-BTC không thực hiện cam kết chi NSNN đối với các khoản chi: (câu 462)
   Hoàn thuế GTGT
   Các khoản chi của Ngân sách xã
   Các khoản chi từ tài khoản tiền gửi
   Tất cả các phương án trên đều đúng
18. 18. Question
Theo quy định tại thông tư 39/2016/TT-BTC Hồ sơ kiểm soát chi đơn vị sử dụng NSNN gửi lần đầu ra KBNN:
   Dự toán năm được cấp có thẩm quyền giao;
   Dự toán bổ sung;
   Giấy rút dự toán;
   Hợp đồng thuê khoán, thanh lý hợp đồng;
19. 19. Question
Đối tượng áp dụng của Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính là:
   Đơn vị sử dụng NS
   Kho bạc Nhà nước.
   Cơ quan tài chính các cấp
   Cả 3 trường hợp trên.
20. 20. Question
Theo  quy định tại thông tư 40/2016/TT-BTC của Bộ tài chính, trong trường hợp đơn vị vừa gửi hợp đồng, vừa làm thủ tục thanh toán hết giá trị Hợp đồng thì có phải thực hiện cam kết chi ko?
   Có
   Không
21. 21. Question
Theo quy định tại  Luật ngân sách số 83/2015/QH 13 ngày 25/06/2015 có hiệu lực thi hành năm 2017  quy định đối tượng áp dụng gồm.
   Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị – xã hội.
   Các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo nhiệm vụ Nhà nước giao. Các đơn vị sự nghiệp công lập.
   Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến ngân sách nhà nước.
   Tất cả các phương án trên
22. 22. Question
Theo quy định tại Nghị định số 192/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ. Hành vi lập hồ sơ, chứng từ đề nghị thanh toán chi ngân sách nhà nước không phù hợp với các điều khoản thanh toán đã được quy định trong hợp đồng hoặc phụ lục điều chỉnh hợp đồng giữa đơn vị dự toán hoặc chủ đầu tư với nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ bị phạt tiền với mức phạt nào sau đây ?
   Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng
   Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng
   Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng
23. 23. Question
Theo quy định tại Luật NSNN năm 2015:
   A. KBNN định kỳ báo cáo chính phủ và các cơ quan có liên quan về thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
   B. Bộ Kế hoạch và đầu tư định kỳ báo cáo Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan có liên quan về thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
   C. Ngân hàng Nhà nước định kỳ báo cáo Chính phủ và các cơ quan có liên quan về thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
   D. Bộ Tài chính định kỳ báo cáo Chính phủ và các cơ quan có liên quan về thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
24. 24. Question
Theo quy định của Luật ngân sách số 83/2015/QH13  Đơn vị dự toán cấp I là đơn vị dự toán ngân sách được:
   Giao trực tiếp quản lý, sử dụng ngân sách
   Cấp trên giao dự toán ngân sách
   Thủ tướng Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân giao dự toán ngân sách
   Cả ba phương án trên
25. 25. Question
Theo  quy định tại thông tư 40/2016/TT-BTC của Bộ tài chính, hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ chi thường xuyên được quản lý, kiểm soát cam kết chi qua KBNN có giá trị hợp đồng:
   Từ 200 triệu đồng trở lên
   Từ 500 triệu đồng trở lên
   Không phụ thuộc vào giá trị
26. 26. Question
Theo Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 của Bộ Tài chính đối với các khoản chi tiếp khách có bắt buộc phải có Quyết định lựa chọn nhà cung cấp không?
   Có
   Không
27. 27. Question
Theo Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính quy định, đối với các khoản chi theo hình thức rút dự toán tại KBNN, đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo Nghị định số 43/2006/N Đ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ  gửi hồ sơ lần đầu đến KBNN.
   Dự toán năm được cấp có thẩm quyền giao; quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị
   Quyết định giao quyền tự chủ của cấp có thẩm quyền
   Cả 2 trường hợp trên
28. 28. Question
Theo qui định số dư dự toán của trường hợp nào dưới đây không được chuyển sang năm sau chi tiếp trừ trường hợp được cơ quan thẩm quyền cho phép:
   Kinh phí giao tự chủ của các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính.
   Kinh phí hoạt động của cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam các cấp.
   Kinh phí không tự chủ của ngành thuế và Hải Quan.
   Kinh phí không tự chủ của các đơn vị SDNS.
29. 29. Question
Theo quy định thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách các cấp:
   Hết ngày 31/01 năm sau đối với NS xã; hết 28/2 năm sau đối với NS huyện; hết 31/3 năm sau đối với NS tỉnh; Hết ngày 31/05 năm sau đối vơi NS Trung ương.
   Hết ngày 31/3 năm sau.
   Hết ngày 28/02 năm sau.
   Hết ngày 31/01 năm sau.
30. 30. Question
Thông tư 39/2016/TT-BTC của BTC quy định, đối với những khoản chi thanh toán theo hợp đồng, mức tạm ứng theo quy định tại hợp đồng đã ký kết của đơn vị sử dụng NSNN và nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ nhưng tối đa không vượt quá:
   30% dự toán bố trí cho khoản mua sắm đó
   50% giá trị hợp đồng
   70% dự toán bố trí cho khoản mua sắm đó
31. 31. Question
Theo  quy định tại thông tư 40/2016/TT-BTC của Bộ tài chính các trường hợp nào sau đây phải được quản lý thực hiện cam kết chi qua KBNN:
   Các khoản chi của ngân sách xã.
   Các khoản chi thường xuyên có giá trị hợp đồng từ 200 triệu đồng trở lên, Các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản có giá trị hợp đồng từ 1000 triệu đồng trở lên.
   Các khoản chi theo hình thức lệnh chi tiền của cơ quan tài chính các cấp.
   Các khoản chi cho lĩnh vực an ninh, quốc phòng.
32. 32. Question
Điều kiện chi NSNN được quy định tại Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính là:
   Đã có trong dự toán chi NSNN được giao
   Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định
   Đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng NS hoặc người được ủy quyền quyết định chi.
   Có đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán theo quy định
   Cả 4 trường hợp trên
33. 33. Question
Theo quy định tại Luật NSNN số 83/2015/QH13 có hiệu lực từ năm 2017, cấp ngân sách nào được phép bội chi ngân sách?
   a. NSTW
   b. NS địa phương cấp tỉnh
   c. NS địa phương cấp huyện
   d. NSTW và NS địa phương cấp tỉnh
34. 34. Question
Theo  quy định tại thông tư 40/2016/TT-BTC của Bộ tài chính, các khoản chi dự toán thường xuyên khối an ninh quốc phòng thuộc mục chi KBNN có trách nhiệm kiểm soát có hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ  giá trị từ 200 triệu đồng trở lên có thuộc phạm vi thực hiện cam kết chi hay không?
   Có
   Không
35. 35. Question
Theo quy định tại thông tư 161/2012/TT-BTC Thời hạn thanh toán các khoản chi tạm ứng bằng tiền mặt đã hoàn thành và đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán được quy định như thế nào?
   Không quy định
   Trước ngày mùng 10 tháng sau.
   Ngày cuối cùng của tháng sau.
36. 36. Question
Theo Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính quy định, đối với đề nghị tạm ứng chi mua sắm, sửa chữa tài sản, xây dựng nhỏ bằng chuyển khoản theo hình thức rút dự toán tại KBNN, đơn vị sử dụng NSNN gửi đến KBNN các tài liệu, chứng từ nào?
   Giấy rút dự toán (tạm ứng).
   Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của cấp có thẩm quyền (đối với trường hợp phải lựa chọn nhà thầu theo chế độ quy định).
   Hợp đồng mua bán, sửa chữa, xây dựng(nếu có), bảng kê chứng từ thanh toán.
   Cả 3 trường hợp trên
37. 37. Question
Theo quy định tại Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính thì đối với những khoản chi do cơ quan tài chính quyết định chi bằng hình thức “lệnh chi tiền”, cơ quan chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát nội dung, tính chất của từng khoản chi, bảo đảm khoản chi đủ các điều kiện chi ngân sách theo quy định.
   Cơ quan tài chính
   KBNN
   Đơn vị sử dụng NS
   Cả 3 trường hợp trên
38. 38. Question
Thông tư 39/2016/TT-BTC của BTC quy định, thời gian xử lý hồ sơ đối với trường hợp thanh toán các khoản chi NSNN được tính từ thời điểm cán bộ kiểm soát chi NSNN của KBNN nhận đầy đủ hồ sơ, chứng từ kiểm soát chi theo quy định đến khi xử lý thanh toán xong cho khách hàng:
   Trong 1 ngày làm việc
   Trong 02 ngày làm việc
   Tối đa 3 ngày làm việc
39. 39. Question
Theo thông tư 39/2016/TT-BTC của BTC quy định, đối với những khoản chi không có hợp đồng, mức tạm ứng thực hiện theo đề nghị của đơn vị sử dụng ngân sách, phù hợp với tiến độ thực hiện và trong phạm vi dự toán được giao
   Đúng
   Sai
40. 40. Question
Một trong bốn nguyên tắc kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN được quy định tại Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính là: “Trong quá trình kiểm soát, thanh toán, quyết toán chi NSNN, các khoản chi sai phải thu hồi giảm chi hoặc nộp NS. Căn cứ vào quyết định của cơ quan tài chính hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, KBNN thực hiện việc thu hồi cho NSNN theo đúng trình tự quy định”.
   Đúng
   Sai
41. 41. Question
Theo quy định của Luật ngân sách số 83/2015/QH13 cơ quan lập báo cáo tình hình chấp hành ngân sách nhà nước:
   Cơ quan tài chính
   Kho bạc Nhà nước
   Cơ quan thuế
   Cả ba phương án trên
42. 42. Question
Theo  quy định tại thông tư 40/2016/TT-BTC của Bộ tài chính, hồ sơ cam kết chi thường xuyên đơn vị sử dụng NSNN gửi KBNN :
   Hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ 200 triệu đồng trở lên( gửi lần đầu hoặc khi có điều chỉnh Hợp đồng); quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.
   Giấy đề nghị cam kết chi
   Cả 2 phương án trên
43. 43. Question
Theo quy định tại thông tư 58/2016/TT-BTC ngày 29/03/2016 của BTC nội dung chi NSNN nào không quy định việc lựa chọn nhà thầu:
   Chi hội nghị, hội thảo
   Chi tập huấn
   Chi tiếp khách
   Chi dịch vụ đào tạo
44. 44. Question
Theo Thông tư 39/2016/TT-BTC  của Bộ Tài chính quy định, trường hợp đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện khoán phương tiện theo chế độ, khoán văn phòng phẩm, khoán điện thoại, đơn vị sử dụng NSNN gửi đến KBNN các tài liệu, chứng từ:
   Giấy rút dự toán; văn bản quy định về mức chi.
   Danh sách những người hưởng chế độ khoán (gửi một lần vào đầu năm và gửi khi có phát sinh thay đổi).
   Cả hai trường hợp trên.
45. 45. Question
Theo  thông tư 39/2016/TT-BTC của BTC quy định, lưu giữ chứng từ tại KBNN:
   Liên chứng từ kế toán; Dự toán chi NSNN
   Danh sách những người hưởng lương, học bổng, sinh hoạt phí, quyết định giao chỉ tiêu biên chế của cấp có thẩm quyền.
   Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của cấp có thẩm quyền; Hợp đồng, Biên bản nghiệm thu; bảng kê chứng từ thanh toán
   Cả 3 trường hợp trên
46. 46. Question
Theo quy định của Luật ngân sách số 83/2015/QH13 hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định và giao dự toán ngân sách địa phương năm sau vào thời gian nào?
   Trước ngày 10 tháng 12 năm trước
   Trước ngày 01 tháng 12 năm trước
   Trước ngày 31 tháng 12 năm trước
   Trước ngày 15 tháng 12 năm trước
47. 47. Question
Theo quy định tại thông tư 58/2016/TT-BTC ngày 29/03/2016 của Bộ Tài chính quy định chào hàng cạnh tranh được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện nào sau đây ?
   Có kế hoạch lựa chọn nhà thẩu được phê duyệt
   Có văn bản phê duyệt dự toán mua sắm của cấp có thẩm quyền
   Cả 2 phương án trên
48. 48. Question

Theo quy định của Luật ngân sách số 83/2015/QH13  Các hành vi bị cấm trong lĩnh vực ngân sách nhà nước
   Thu sai quy định của các luật thuế và quy định khác của pháp luật về thu ngân sách
   Phân chia sai quy định nguồn thu giữa ngân sách các cấp
   Giữ lại nguồn thu của ngân sách nhà nước sai chế độ
   Cả ba phương án trên
49. 49. Question
Theo quy định tại Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính thì đối với những khoản chi do cơ quan tài chính quyết định chi bằng hình thức “lệnh chi tiền”: KBNN chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát nội dung, tính chất của từng khoản chi, bảo đảm khoản chi đủ các điều kiện chi ngân sách theo quy định.
   Đúng
   Sai
50. 50. Question
Theo thông tư 39/2016/TT-BTC của BTC quy định, đối với lệnh chi tiền thì KBNN chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát nội dung, tính chất từng khoản chi, đảm bảo các điều kiện cấp phát NSNN theo quy định:
   Đúng
   Sai
51. 51. Question
Theo quy định của Luật ngân sách số 83/2015/QH13  cơ quan có thẩm  quyền Quyết định các chế độ chi ngân sách đối với một số nhiệm vụ chi có tính chất đặc thù ở địa phương để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách địa phương:
   Hội đồng nhân dân tỉnh
   Ủy ban nhân dân tỉnh
   Sở Tài chính
   Đoàn đại biểu quốc hội
52. 52. Question
Theo  quy định tại thông tư 40/2016/TT-BTC của Bộ tài chính KBNN kiểm soát hồ sơ, tài liệu cam kết chi của đơn vị như thế nào?
   Kiểm soát , đối chiếu cam kết chi so với dự toán NSNN, đảm bảo khoản đề nghị cam kết chi ko được vượt quá dự toán còn được phép sử dụng của đơn vị
   Kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ, đảm bảo phù hợp với dự toán của được giao của đơn vị
   Kiểm soát, đối chiếu đề nghị cam kết chi của đơn vị, đảm bảo đầy đủ các chỉ tiêu thông tin và được gửi đúng thời hạn theo quy định
   Cả 3 trường hợp trên.
53. 53. Question
Thông tư 39/2016/TT-BTC của BTC quy định, đối với hình thức chi theo Lệnh chi tiền của cơ quan tài chính tại KBNN, hồ sơ thanh toán là:
   Lệnh chi tiền của cơ quan tài chính
   Bảng kê chứng từ thanh toán (đối với những khoản chi không có hợp đồng)
   Hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hóa đơn (đối với những khoản chi có hợp đồng)
   Cả 3 trường hợp trên.
54. 54. Question
Theo Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính quy định, trường hợp tồn quỹ NS các cấp không đáp ứng đủ nhu cầu chi, cơ quan tài chính được quyền yêu cầu (bằng văn bản) KBNN tạm dừng thanh toán một số khoản chi về mua sắm, sửa chữa theo từng nhiệm vụ cụ thể để đảm bảo cân đối quỹ NSNN, nhưng không ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính được giao của đơn vị.
   Đúng
   Sai
55. 55. Question
Theo Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính quy định, KBNN có trách nhiệm tạm dừng thanh toán theo yêu cầu của cơ quan tài chính (bằng văn bản) đối với các trường hợp nào?
   Trường hợp tồn quỹ NS các cấp không đáp ứng đủ nhu cầu chi, cơ quan tài chính được quyền yêu cầu
   Trường hợp phát hiện các khoản chi vượt nguồn cho phép
   Không đúng chế độ quy định hoặc đơn vị không chấp hành chế độ báo cáo
   Cả 3 trường hợp trên
56. 56. Question
Theo qui định số dư dự toán của trường hợp nào dưới đây không được chuyển sang năm sau chi tiếp trừ trường hợp được cơ quan thẩm quyền cho phép: tiết b điểm 3 thông tư 108.
   Kinh phí hoạt động thường xuyên của các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cơ chế tự chủ tài chính.
   Kinh phí thực hiện cải cách tiền lương.
   Kinh phí không tự chủ của các đơn vị SDNS.
57. 57. Question
Theo thông tư 39/2016/TT-BTC  của BTC quy định, đối với khoản chi thuê mướn bằng chuyển khoản(trường hợp có hợp đồng trên 20 triệu) theo hình thức rút dự toán (thanh toán) tại KBNN, đơn vị sử dụng NSNN gửi đến KBNN các tài liệu, chứng từ
   Giấy rút dự toán
   Hợp đồng thuê mướn
   Biên bản nghiệm thu
   Cả 3 trường hợp trên.
58. 58. Question
Theo quy định tại  Luật ngân sách số 83/2015/QH 13 ngày 25/06/2015 có hiệu lực thi hành năm 2017 các khoản thu nào sau đây thuộc ngân sách trung ương hưởng 100%.
   Thuế bảo vệ môi trường thu từ hàng hóa nhập khẩu
   Thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt tịch thu theo quy định của pháp luật do các cơ quan tổ chức đơn vị thuộc địa phương quản lý
   Thu từ quỹ dự trữ tài chính tỉnh
   Tất cả các phương án trên
59. 59. Question
Theo quy định tại  Thông tư 54/2014/TT-BTC ngày 24/4/2014 của Bộ Tài chính quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kho bạc Nhà nước:
   Giám đốc KBNN tỉnh; Giám đốc KBNN huyện; Thanh tra chuyên ngành KBNN.
   Tổng Giám đốc KBNN; Giám đốc KBNN tỉnh; Giám đốc KBNN huyện; Thanh tra chuyên ngành KBNN.
   Tổng Giám đốc KBNN; Giám đốc KBNN tỉnh; Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ.
60. 60. Question
Theo Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính quy định thẩm quyền quyết định chi theo chế độ, tiêu chuẩn và mức chi trong phạm vi dự toán chi NS được cấp có thẩm quyền giao.
   Thủ trưởng các đơn vị sử dụng NSNN
   Cơ quan tài chính
   KBNN
   cả 3 trường hợp trên
61. 61. Question
Theo quy định cơ quan, đơn vị nào phải có trách nhiệm theo dõi  thường xuyên mức tồn quỹ của ngân sách.
   Thuế
   Hải Quan
   Kho bạc Nhà nước
62. 62. Question
Theo Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính quy định nguyên tắc nhập dự toán chi NS vào hệ thống thông tin quản lý NS và kho bạc (Tabmis) thuộc trách nhiệm của cơ quan nào?
   UBND cùng cấp
   Cơ quan tài chính
   KBNN
   Cả 3 trường hợp trên
63. 63. Question
Theo quy định tại Luật NSNN số 83/2015/QH13 có hiệu lực từ năm 2017, ngân quỹ nhà nước được hình thành  từ:
   Tiền gửi của các quỹ tài chính nhà nước.
   Từ quỹ ngân sách các cấp
   Từ quỹ ngân sách các cấp và tiền gửi của các quỹ tài chính nhà nước, đơn vị, tổ chức kinh tế tại Kho bạc Nhà nước.
   Từ quỹ ngân sách các cấp và tiền gửi các quỹ tài chính nhà nước.
64. 64. Question
Theo Thông tư 39/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định, đối với khoản chi thanh toán dịch vụ công cộng, thông tin, tuyên truyền liên lạc bằng chuyển khoản theo hình thức rút dự toán (thanh toán) tại KBNN, đơn vị sử dụng NSNN gửi đến kho bạc NN các tài liệu chứng từ nào?
   Giấy rút dự toán; bảng kê chứng từ thanh toán
   Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của cấp có thẩm quyền(nếu có)
   Hợp đồng, biên bản nghiệm thu
   Cả 3 trường hợp trên
65. 65. Question
Một trong bốn nguyên tắc kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN được quy định tại Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính là: “Việc thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN thực hiện theo nguyên tắc trực tiếp từ KBNN cho người hưởng lương, trợ cấp xã hội và người cung cấp hàng hóa dịch vụ; trường hợp chưa thực hiện được việc thanh toán trực tiếp, KBNN thực hiện thanh toán qua đơn vị sử dụng NSNN”.
   Đúng
   Sai
66. 66. Question
Theo Luật ngân sách số 83/2015/QH13 áp dụng từ năm 2017, việc phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước phải bảo đảm: Điều 50
   Đúng với dự toán ngân sách được giao cả về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực, nhiệm vụ thu, chi được giao.
   Đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi.
   Phân bổ đủ vốn, kinh phí để thu hồi các khoản đã ứng trước dự toán đến hạn thu hồi trong năm, vốn đối ứng các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của các nhà tài trợ nước ngoài theo cam kết
   Cả 3 ý trên.
67. 67. Question
Theo quy định các khoản chi nào sau đây là chi thường xuyên của ngân sách nhà nước.
   Chi trả nợ của nhà nước
   Chi các hoạt động sự nghiệp giáo dục đào tạo
   Chi xây dựng các công trình giao thông
68. 68. Question
Theo Luật Ngân sách số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 cơ quan nào được giao giám sát ngân sách nhà nước của cộng đồng :
   Hội Cựu chiến binh Việt Nam các cấp
   Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp
   Hội Nông dân Việt Nam các cấp
69. 69. Question
Theo Luật Ngân sách số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 quy định mức bố trí dự phòng ngân sách nhà nước là bao nhiêu % tổng chi ngân sách mỗi cấp?
   Từ 2% đến 3%
   4% đến 6%
   Từ 2% đến 4%
70. 70. Question
Theo  quy định tại thông tư 40/2016/TT-BTC của Bộ tài chính thời hạn đơn vị dự toán, Chủ đầu tư phải gửi hợp đồng kèm theo đề nghị cam kết chi đến KBNN nơi giao dịch( đối với các khoản phải cam kết chi):
   5 ngày làm việc kể từ khi ký hợp đồng mua bán hàng hóa dịch vụ.
   10 ngày làm việc kể từ khi hợp đồng mua bán hàng hóa dịch vụ có hiệu lực
   7 ngày làm việc kể từ khi ký hợp đồng mua bán hàng hóa dịch vụ
   Khi có nhu cầu thanh toán.
71. 71. Question
Theo Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính quy định, phương thức chi trả các khoản chi ngân sách:
   Tạm ứng
   Thanh toán trực tiếp
   Tạm cấp kinh phí ngân sách
   Chi ứng trước dự toán cho năm sau
   Cả 4 trường hợp trên
72. 72. Question
Theo Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính quy định, đối với các khoản chi theo hình thức rút dự toán tại KBNN, đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo Nghị định số 43/2006/N Đ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ và cơ quan nhà nước thực hiện theo Nghị định số 130/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ gửi hồ sơ lần đầu đến KBNN gồm Dự doán năm được cấp có thẩm quyền giao,Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và quyết định giao quyền tự chủ của cấp có thẩm quyền.
   Đúng
   Sai
73. 73. Question
Trường hợp nào được áp dụng chỉ định thầu quy định theo thông tư 58/2016/TT-BTC ngày 29/03/2016 của Bộ Tài chính ?
   Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc xử lý hậu quả gây ra do bất khả kháng.
   Gói thầu cấp bách triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới hải đảo
   Gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm, mua bản quyền sở hữu trí tuệ.
   Tất cả các phương án trên
74. 74. Question
Theo quy định tại Luật NSNN số 83/2015/QH13 có hiệu lực từ năm 2017, Những nội dung chi nào được ứng trước dự toán ngân sách năm sau
   Chi thường xuyên
   Chi Đầu tư xây dựng cơ bản
   Các dự án quan trọng quốc gia, các dự án cấp bách của trung ương và địa phương thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn NSNN đã được cấp có thẩm quyền quyết định
   Các đề tài nghiên cứu khoa học
75. 75. Question
Theo quy định, số dư TK tiền gửi của các cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam, các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hết 31/12 được xử lý như sau:
   Chuyển sang năm sau để chi và quyết toán vào NS năm sau
   Nộp trả NSNN.
   Được tiếp tục sử dụng đến ngày 31/01 năm sau và quyết toán vào NS năm trước.
   Được tiếp tục sử dụng đến ngày 31/3 năm sau và quyết toán vào NS năm trước.
76. 76. Question
Theo thông tư 39/2016/TT-BTC của BTC quy định, đối với khoản công tác phí bằng chuyển khoản theo hình thức rút dự toán (thanh toán) tại KBNN, đơn vị sử dụng NSNN gửi đến KBNN các tài liệu, chứng từ:
   Giấy rút dự toán; Bảng kê chứng từ thanh toán, danh sách chi trả cá nhân
   Quyết định phê duyệt lựa chọn nhà thầu của cấp có thẩm quyền
   Hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hóa đơn
   Cả 3 trường hợp trên.
77. 77. Question
Theo quy định tại Nghị định số 192/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ; hành vi vi phạm làm thủ tục thanh toán tạm ứng sau thời hạn cuối cùng phải thực hiện thanh toán tạm ứng đối với các khoản chi thường xuyên không có hợp đồng mua bán hàng hóa theo quy định, đơn vị đã bị xử phạt cảnh cáo thì KBNN xử lý:
   Phạt tiền đến 1.000.000đ đối với tổ chức
   Phạt tiền đến 1.500.000đ đối với tổ chức
   Phạt tiền đến 2.000.000đ đối với tổ chức
78. 78. Question
Theo  quy định tại thông tư 40/2016/TT-BTC của Bộ tài chính,đối tượng áp dụng quản lý, kiểm soát Cam kết chi qua KBNN:
   Các đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước (gọi chung là đơn vi dự toán); các chủ đầu tư, ban quản lý dự án (gọi chung là chủ đầu tư) thuộc nguồn vốn NSNN; cơ quan tài chính và các đơn vị KBNN
   Ngân sách xã, phường
   Cả 2 trường hợp trên
79. 79. Question
Theo Thông tư 39/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính, KBNN thực hiện thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước khi đảm bảo các điều kiện nào sau đây ?
   Đã có trong dự toán chi ngân sách nhà nước được giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền qui định.
   Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền qui định và đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi.
   Đã có trong dự toán chi ngân sách nhà nước được giao, đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi và có đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán theo quy định.
   Đã có trong dự toán chi ngân sách nhà nước được giao; Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền qui định; Đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi. Có đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán theo quy định.
80. 80. Question
Phạm vi điều chỉnh của Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 về quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi của NSNN qua KBNN trừ các khoản chi nào dưới đây:
   Chi đầu tư; xây dựng cơ bản và chi sự nghiệp có tính chất đầu tư
   Chi đặc biệt về AN, QP; chi cho hoạt động của ĐCSVN; chi của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
   Các khoản chi NS có tính đặc thù khác có cơ chế hướng dẫn riêng
   Cả 3 trường hợp trên.
81. 81. Question
Theo Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính quy định đối tượng được chi trả theo hình thức rút dự toán từ KBNN (cau 377)
   Cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập
   Tổ chức chính trị xã hội, chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp được NSNN hỗ trợ kinh phí thường xuyên
   Đối tượng khác theo hướng dẫn riêng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
   Cả 3 trường hợp trên
82. 82. Question
Theo quy định tại Nghị định số 192/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ, những hành vi nào sau đây không áp dụng hình thức phạt cảnh cáo?
   Hành vi chi ngân sách nhà nước sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định
   Hành vi lập hồ sơ, chứng từ giả mạo để chi ngân sách nhà nước.
   Cả 2 hành vi trên.
83. 83. Question
Theo qui định thời hạn chi NSNN các cấp hàng năm được thực hiện:
   Chậm nhất đến hết ngày 30/10 hàng năm.
   Chậm nhất đến hết ngày 30/11 hàng năm
   Chậm nhất đến hết ngày 31/12 hàng năm.
   Chậm nhất đến hết ngày 31/01 năm sau.
84. 84. Question
Theo Thông tư 39/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định, đối với khoản mua sắm có giá gói thầu từ 20 triệu đồng trở lên bằng chuyển khoản theo hình thức rút dự toán (thanh toán) tại KBNN, đơn vị sử dụng NSNN gửi đến kho bạc NN các tài liệu chứng từ nào?
   Giấy rút dự toán
   Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của cấp có thẩm quyền
   Hợp đồng, biên bản nghiệm thu
   Cả 3 trường hợp trên
85. 85. Question
Theo  thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của BTC quy định, nếu các khoản chi NSNN được hạch toán bằng đồng Việt Nam thì cần căn cứ theo các nguyên tắc:
   Theo niên độ ngân sách và Mục lục ngân sách NN
   Theo niên độ ngân sách , cấp NS và Mục lục ngân sách NN
   Theo niên độ ngân sách và cấp NS
   Theo cấp NS và Mục lục ngân sách NN
86. 86. Question
Theo quy định của Luật ngân sách số 83/2015/QH13, Chi ngân sách nhà nước chỉ được thực hiện khi:
   Có trong dự toán ngân sách được giao,
   Được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư hoặc người được ủy quyền quyết định chi
   Đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công
   Cả ba phương án trên
87. 87. Question
Theo Thông tư 39/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định, trường hợp mua sắm chi thường xuyên hoặc gói thầu mua sắm chi thường xuyên có giá trị dưới 20 triệu đồng bằng chuyển khoản theo hình thức rút dự toán (thanh toán) tại KBNN, đơn vị sử dụng NSNN gửi đến kho bạc NN các tài liệu chứng từ nào?
   Giấy rút dự toán; Bảng kê chứng từ thanh toán
   Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của cấp có thẩm quyền
   Hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hóa đơn
   Cả 3 trường hợp trên
88. 88. Question
Theo quy định tại Nghị định số 192/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ, người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực KBNN là:
   Kế toán trưởng KBNN huyện
   Công chức được giao nhiệm vụ kiểm soát chi
   Phó Giám đốc KBNN huyện
89. 89. Question
Một trong bốn nguyên tắc kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN được quy định tại Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính là: “Mọi khoản chi NSNN được hạch toán bằng đồng Việt Nam theo niên độ NS, cấp NS và MLNS nhà nước. Các khoản chi NSNN bằng ngoại tệ, hiện vật, ngày công lao động được quy đổi và hạch toán bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ, giá hiện vật, ngày công lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định”.
   Đúng
   Sai
90. 90. Question
Theo Luật ngân sách số 83/2015/QH13 việc thống nhất quản lý NSNN, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý ngành và địa phương trong việc thực hiện NSNN là nhiệm vụ của:
   a. Chủ tịch nước
   b. Chính phủ
   c. Uỷ ban thường vụ Quốc hội
   d. Quốc hội
91. 91. Question
Theo thông tư 39/2016/TT-BTC của BTC quy định, 1 trong 3 nội dung KBNN thực hiện kiểm soát hồ sơ của đơn vị: “ Kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, chứng từ  theo quy định đối với từng khoản chi”
   Đúng
   Sai
92. 92. Question
Một trong bốn nguyên tắc kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN được quy định tại Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính là: “Tất cả các khoản chi NSNN phải được kiểm tra, kiểm soát trong quá trình chi trả, thanh toán. Các khoản chi phải có trong dự toán NSNN được giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định và đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng NS hoặc người được ủy quyền quyết định chi”.
   Đúng
   Sai
93. 93. Question
Nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2015 chưa sử dụng hết được xử lý:
   Tăng thu ngân sách địa phương năm 2015.
   Chuyển vào dự phòng NSĐP năm 2015.
   Chuyển nguồn sang năm 2016 để thực hiện cải cách tiền lương năm 2016.
   Cả ba phương án trên đều đúng
94. 94. Question
Theo quy định tại thông tư 39/2016/TT-BTC Các nội dung chi nào được thanh toán trực tiếp ?
   Chi tiền lương;
   Chi học bổng;
   Chi trả dịch vụ công(tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, tiền vệ sinh);
   Tất cả các nội dung trên;
95. 95. Question
Theo Thông tư 39/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định, đối với khoản chi tiền lương bằng chuyển khoản theo hình thức rút dự toán (thanh toán) tại KBNN, đơn vị sử dụng NSNN gửi đến kho bạc NN các tài liệu chứng từ nào?
   Giấy rút dự toán; Bảng phân bổ chỉ tiêu biên chế của cấp có thẩm quyền, danh sách những người hưởng lương (gửi lần đầu và gửi khi có bổ sung, điều chỉnh)
   Bảng phân bổ chỉ tiêu biên chế và quỹ tiền lương
   Hợp đồng lao động (nếu có)
   Cả 3 trường hợp trên
96. 96. Question
Theo quy định tại Luật NSNN số 83/2015/QH13 có hiệu lực từ năm 2017, việc ứng trước dự toán ngân sách năm sau được thực hiện ở cấp ngân sách nào?
   a. Ngân sách trung ương, tỉnh
   b. Ngân sách trung ương, tỉnh, huyện
   c. Ngân sách trung ương
   d. Ngân sách trung ương, tỉnh, huyện, xã
97. 97. Question
Theo quy định tại Luật NSNN số 83/2015/QH13 có hiệu lực từ năm 2017  cơ quan nào quyết định điều chỉnh giảm một số khoản chi ngân sách địa phương  khi dự kiến số thu không đạt dự toán được Hội đồng nhân dân quyết định
   Hội đồng nhân dân
   Thường trực Hội đồng nhân dân
   Ủy ban nhân dân
   Cơ quan tài chính
98. 98. Question
Theo quy định của Luật ngân sách số 83/2015/QH13 năm ngân ngân sách được quy định:
   Bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch
   Bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 01 năm sau
   Bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 15 tháng 03 năm sau

Câu 1. Đặc trưng cơ bản nhất của tài chính công là hoạt động:
a. Không vì mục tiêu lợi nhuận
b. Vì mục tiêu lợi nhuận
c. Kết hợp giữa mục tiêu lợi nhuận với mục tiêu phi lợi nhuận.
d. Cả a, b, và c đều đúng

Câu 2. Hoạt động đầu tư của tài chính công so với các hoạt động đầu tư thông thường:
a. Hoàn toàn giống nhau
b. Có nhiều điểm khác biệt
c. Hoàn toàn khác nhau
d. Về cơ bản là giống nhau

Câu 3. Vai trò đảm bảo điều kiện vật chất để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước trong mọi thời kỳ của Tài chính công là:
a. Hoàn toàn giống nhau
b. Hoàn toàn khác nhau
c. Có nhiều điểm khác nhau
d. Cả b và c đều đúng

Câu 4. Hình thức biểu hiện của ngân sách nhà nước (viết tắt là NSNN) là thu chi bằng tiền của Nhà nước cho một khoảng thời gian nhất định nào đó, thường là một năm.
a. Bảng quyết toán
b. Bảng kế toán
c. Bảng hạch toán
d. Bảng dự toán

Câu 5. NSNN của Việt Nam luôn luôn:
a. Là của chính quyền nhà nước trung ương
b. Là của chính quyền nhà nước địa phương
c. Một phần của chính quyền nhà nước trung ương, một phẩn của chính quyền nhà nước địa phương
d. Được nhà nước quản lý tập trung, thống nhất

Câu 6. NSNN  của tài chính công là điểm nào dưới đây.
a. Quỹ tiền tệ chủ đạo
b. Quỹ tiền tệ dự phòng
c. Quỹ tiền tệ phụ
d. Cả b và c đều đúng

Câu 7. NSNN ta hiện nay gồm có:
a. Ngân sách trung ương và Ngân sách địa phương
b. Ngân sách trung ương và Ngân sách cấp tỉnh
c. Ngân sách trung ương và Ngân sách huyện
d. Ngân sách trung ương và Ngân sách xã

Câu 8. Hai nội dung cơ bản của hoạt động NSNN là:
a. Lập dự toán NSNN và chấp hành dự toán NSNN
b. Chấp hành dự toán NSNN và quyết toán NSNN
c. Thu NSNN và chi NSNN
d. Lập dự toán NSNN và chi NSNN

Câu 9. Tất cả các khoản thu vào NSNN đều phải được phản ánh dưới dạng:
a. Hiện vật
b. Tài chính
c. Tiền tệ
d. Ngày công lao động

Câu 10. Thu nhập của NSNN phụ thuộc vào:
a. Qui mô nguồn thu ngân sách
b. Hiệu quả thu ngân sách
c. Tỷ lệ thu ngân sách
d. Cả a, b, và c đều đúng

Câu 11. Tỷ lệ thu ngân sách của các quốc gia:
a. Hoàn toàn giống nhau
b. Do từng quốc gia quy định
c. Không được giống nhau
d. Cả b và c đều đúng

Câu 12. Tỷ lệ thu ngân sách càng lớn (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi) thì số thu của NSNN:
a. Càng nhiều
b. Càng ít
c. Không đổi
d. Chưa có kết luận

Câu 13. Trong các kỳ thi tuyển sinh đại học, khoản tiền các trường thu của các thí sinh được gọi là:[1] a. Phí
b. Lệ phí
c. Thuế
d. Cả a, b, và c đều sai

Câu 14. Chi NSNN chủ yếu là cấp phát:
a. Có hoàn lại
b. Không hoàn lại
c. Một phần hoàn lại, một phần không hoàn lại
d. Cả a, b và c đều đúng

Câu 15. Năm tài khoá của các nước trên thế giới có thời gian:
a. Bằng nhau
b. Khác nhau
c. Không xác định một cách rõ ràng
d. Cả a, b, và c đều sai

Câu 16. Cân đối ngân sách theo chu kỳ là: [2] a. Mọi nơi, mọi lúc Thu và Chi ngân sách phải luôn bằng nhau
b. Thu và Chi ngân sách trong một năm phải bằng nhau
c. Thu và Chi ngân sách trong một chu kỳ phát triển của nền kinh tế bằng nhau
d. Cả a, b và c đều đúng

Câu 17. Thâm hụt ngân sách:[3] a. Luôn luôn mang lại hậu quả xấu
b. Luôn luôn kích thích nền kinh tế phát triển
c. Có thể mang lại kết quả tốt đối với nền kinh tế
d. Luôn luôn kìm chế sự phát triển của nền kinh tế

Câu 18. Tín dụng nhà nước tồn tại ở:
a. Các nước đang phát triển
b. Các nước phát triển
c. Cả nước phát triển và đang phát triển
Câu 19. NSNN đảm bảo 100% kinh phí hoạt động của[4]:
    a. Đơn vị sự nghiệp nhà nước
    b. Cơ quan quản lý hành chính nhà nước
    c. Cả đơn vị sự nghiệp nhà nước và cơ quan quản lý hành chính nhà nước.
    d. Cả a, b, và c đều sai

Câu 20. Đơn vị sự nghiệp nhà nước:
a. Thực hiện quyền hành pháp
b. Thực hiện quyền lập pháp
c. Thực hiện quyền tư pháp
d. Cung cấp dịch vụ công cho xã hội

Câu 21. Kinh phí hoạt động của quỹ dự trữ quốc gia[5]:
a. Do NSNNcấp một phần
b. Do NSNN cấp toàn bộ
c. Được cơ quan quản lý quỹ huy động bằng cách phát hành trái phiếu
d. Được cơ quan quản lý quỹ huy động bằng cách vay của các tổ chức tín dụng nhà nước.

Câu 22. Ngân hàng Phát triển Việt Nam[6] có thể phát hành:
    a. Cổ phiếu để huy động vốn
    b. Trái phiếu để huy động vốn
    c. Chứng chỉ tiền gửi để huy động vốn
    d. Cả b và c đều đúng

Câu 23. Hoạt động của quỹ tài chính công ngoài NSNN:
    a. Mang tính chất thường xuyên
    b. Không mang tính chất thường xuyên
    c. Hoàn toàn giống hoạt động của NSNN
    d. Hoàn toàn khác so với hoạt động của NSNN

Câu 24. Diện tác động của các quỹ tài chính công ngoài NSNN:
    a. Lớn hơn so với NSNN
    b. Nhỏ hơn so với NSNN
    c. Không so sánh được với NSNN
    d. Cả a, b, và c đều sai

Câu 25. Nguồn hình thành tín dụng nhà nước:
a. Chỉ có thể huy động từ trong nước
b. Chỉ có thể huy động từ ngoài nước
c. Có thể huy động từ trong nước hoặc ngoài nước
d. Cả a, b, và c đều sai

Câu 26. Năm ngân sách:
a. Luôn có độ dài bằng với năm tự nhiên
b. Luôn ngắn hơn năm tự nhiên
c. Luôn dài hơn năm tự nhiên
d. Tuỳ thuộc vào từng quốc gia

Câu 27. Đặc điểm của Tài chính công là:
a. Sở hữu tư
b. Sở hữu công
c. Sở hữu tập thể
d. Không xác định được tính chất sở hữu

Câu 28. “Công” trong Tài chính công có nghĩa là:
a. Công nghiệp;
b. Công ty;
c. Công việc;
d. Công cộng.

Câu 29. Cùng xuất hiện và tồn tại đồng thời với Nhà nước là:
a. Tài chính
b. Tài chính công
c. Thuế
d. Tiền tệ

Câu 30. Tài chính công là:
a. Một khu vực tài chính
b. Một lĩnh vực tài chính
c. Một hệ thống tài chính
d. Một quan hệ tài chính

II. Câu hỏi trung bình:
Câu 31. Điều kiện cơ bản để Tài chính công xuất hiện và tồn tại là có Nhà nước cùng với một yếu tố nữa là:
a. Quân đội;
b. Luật pháp
c. Tiền tệ;
d. Toà án.

Câu 32. Tài chính công có vai trò cơ bản:
a Bảo đảm duy trì hoạt động của bộ máy Nhà nước
b Thực hiện các nhiệm vụ kinh tế-xã hội của Nhà nước
c.Bù lỗ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh
d. Cả a và b

Câu 33. Vai trò truyền thống của Tài chính công là đảm bảo điều kiện vật chất để duy trì sự tồn tại và hoạt động bình thường của:
a. Các cơ quan đơn vị thuộc khu vực nhà nước
b. Toà án
c. Hệ thống chính trị
d. Doanh nghiệp nhà nước

Câu 34. Thu NSNN được thực hiện chủ yếu dựa trên quyền lực (sức mạnh) nào của Nhà nước:
a. Chính trị;
b. Kinh tế;
c. Vũ lực;
d. Uy tín.

Câu 35. Nhà nước có quyền lực kinh tế vì:
a. Có quân đội mạnh
b. Sở hữu các tài sản quốc gia quan trọng
c. Có máy in tiền
d. Có nhiều chuyên gia kinh tế giỏi

Câu 36. Nguồn thu của NSNN là:
a. Tổng số tiền mà Nhà nước thu được
b. Tổng số tiền có trong lưu thông
c. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vừa được tạo ra
d. Tổng số tiền mà nhà nước đang có.

Câu 37. Hình thức thu chủ yếu của NSNN Việt Nam hiện nay là:
a. Thuế;
b. Phí;
c. Vay nợ;
d. Phát hành tiền.

Câu 38. Khi đăng ký xe máy, người chủ phải nộp một khoản chước bạ. Khoản đó là:
a. Thuế;
b. Phí;
c. Lệ phí;
d. Tiền phạt.

Câu 39. Ở Việt Nam hiện nay không có sắc thuế nào:
a. Thuế Giá trị gia tăng
b. Thuế thu nhập doanh nghiệp
c. Thuế xuất khẩu, nhập khẩu
d. Thuế thân

Câu 40. Phí và lệ phí ở Việt Nam hiện nay được qui định bằng:
a. Luật
b. Pháp lệnh
c. Nghị định của Chính phủ
d. Quyết định của Thủ tướng

Câu 41. Thuế quan là:
a. Thuế xuất khẩu
b. Thuế nhập khẩu
c. Thu dịch vụ hải quan
d. Thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu

Câu 42. Nội dung nào không thuộc chu trình quản lý ngân sách?
a. Lập ngân sách
b. Chấp hành ngân sách
c. Kế toán ngân sách
d. Quyết toán ngân sách

Câu 43. So với chu trình ngân sách, năm ngân sách:
a. Ngắn hơn;
b. Dài hơn;
c. Bằng nhau;
d. Không xác định được.

Câu 44. Năm ngân sách vừa qua tổng chi ngân sách lớn hơn tổng thu, tức là ngân sách đã:
a. Thặng dư;
b. Thâm hụt;
c. Cân đối;
d. Không xác định được.

Câu 45. Năm ngân sách vừa qua tổng chi ngân sách nhỏ hơn tổng thu, tức là ngân sách đã:
a. Thặng dư;
b. Thâm hụt;
c. Cân đối;
d. không xác định được

Câu 46. Thuế là khoản thu bắt buộc áp dụng đối với:
a. Các tổ chức kinh tế quốc doanh
b. Các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh
c. Mọi tổ chức, cá nhân
d. Mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh

Câu 47.  Chu trình NSNN của Việt Nam hiện nay gồm ?
a.Giai đoạn lập dự toán ngân sách nhà nước;
b.Giai đoạn chấp hành ngân sách nhà nước ;
c.Giai đoạn quyết toán ngân sách nhà nước
d. Cả a, b, c

Câu 48. Nhận định nào sau đây là chính xác?[7] a. Khoảng thời gian lập dự toán ngân sách trùng với năm ngân sách
b. Chu trình ngân sách có độ dài bằng 1 năm ngân sách
c. Chu trình ngân sách ngắn hơn 1 năm ngân sách
d. Chu trình ngân sách dài hơn 1 năm ngân sách

Câu 49. Nhận định nào sau đây là chính xác?[8] a. Thuế là hình thức thu NSNN mang tính chất không bồi hoàn
b. Thuế là hình thức thu NSNN mang tính chất bồi hoàn
c. Phí là hình thức thu NSNN mang tính chất không bồi hoàn
d. Lệ phí là hình thức thu NSNN mang tính chất không bồi hoàn

Câu 50. Nhận định nào sau đây là chính xác?[9] a. Chi đầu tư phát triển của NSNN mang tính chất ổn định
b. Chi đầu tư phát triển của NSNN mang tính chất không ổn định
c. Chi đầu tư phát triển của NSNN mang tính chất liên tục
d. Chi đầu tư phát triển của NSNN mang tính chất tiêu dùng hiện tại
Câu 51. Nhận định nào sau đây là chính xác?[10] a. Chi thường xuyên của NSNN mang tính chất ổn định
b. Chi thường xuyên của NSNN mang tính chất không ổn định
c. Chi thường xuyên của NSNN mang tính chất không liên tục
d. Chi thường xuyên của NSNN mang tính chất tích luỹ

Câu 52. Nhận định nào sau đây là chính xác?[11] a. Chi đầu tư phát triển của NSNN là khoản chi tích luỹ
b. Chi thường xuyên của NSNN là khoản chi tích luỹ
c. Cả chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên của NSNN là khoản chi tích luỹ.
d. Cả chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên của NSNN là khoản tiêu dùng hiện tại

Câu 53. Chi trả lương cho cán bộ, công chức nhà nước là khoản chi thuộc:
a. Chi đầu tư phát triển
b. Chi thường xuyên
c. Chi trả nợ
d. Chi hỗ trợ

Câu 54. Nhà nước bỏ tiền xây dựng một con đường. Khoản chi này là:
a. Chi đầu tư phát triển
b. Chi thường xuyên
c. Chi trả nợ
d. Chi hỗ trợ

Câu 55. Chiến tranh là nguyên nhân gây thâm hụt NSNN. Thâm hụt này thuộc loại:
a. Thâm hụt chu kỳ
b. Thâm hụt cơ cấu
c. Thâm hụt chủ động
d. Không xác định được

Câu 56. Nền kinh tế bị suy thoái là nguyên nhân gây thâm hụt NSNN. Thâm hụt này thuộc loại:[12] a. Thâm hụt chu kỳ
b. Thâm hụt cơ cấu
c. Thâm hụt chủ động
d. Không xác định được

Câu 57. Nhà nước tăng chi NS để phát triển kinh tế, xã hội là nguyên nhân gây ra thâm hụt NSNN. Thâm hụt này thuộc loại:
a. Thâm hụt chu kỳ
b. Thâm hụt cơ cấu
c. Thâm hụt bị động
d. Thâm hụt chủ động

Câu 58. Cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan thực hiện[13]:
    a. Quyền lập pháp của nhà nước
    b. Quyền hành pháp của nhà nước
    c. Quyền tư pháp của nhà nước
    d. Cả 3 quyền: lập pháp, tư pháp và hành pháp của nhà nước

Câu 59. Ở Việt Nam, cơ quan hành chính nhà nước:
    a. Trực tiếp trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước
    b. Gián tiếp trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước
    c. Trực tiếp hoặc gián tiếp trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước
    d. Không trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước

Câu 60. Cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo:
    a. Lãnh thổ
    b. Lĩnh vực
    c. Lãnh thổ hoặc lĩnh vực
    d. Toàn bộ lãnh thổ và các lĩnh vực

Câu 61. Cơ quan hành chính nhà nước:[14]     a. Không được phép thu bất kỳ một khoản thu nào
    b. Được phép thu một số khoản thu nhất định theo quy định của pháp luật
    c. Được phép tự xác định một số khoản thu theo nhu cầu hoạt động
    d. Được phép tự xác định mức thu của một số khoản thu theo nhu cầu hoạt động

Câu 62. Kinh phí hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước[15]:
   a. Ngân sách nhà nước cấp, và các khoản phí, lệ phí được để lại theo chế độ quy định
   b. Chỉ được nhà nước cấp một phần
   c. Do cơ quan hành chính nhà nước tự huy động trên thị trường
   d. Do cơ quan hành chính nhà nước thu của các đối tượng thụ hưởng dịch vụ mà cơ quan cung cấp

Câu 63. Hiệu quả của chi NSNN cho quản lý hành chính[16]:
    a. Không thể đo lường được
    b. Có thể đo lường, nhưng rất khó khăn
    c. Có thể đo lường một cách dễ dàng
    d. Việc đo lường giống như đối với các tổ chức kinh doanh.

Câu 64. Khoản kinh phí tiết kiệm do thực hiện chế độ tự chủ tài chính được cơ quan hành chính nhà nước:[17]      a. Nộp toàn bộ vào NSNN
     b. Nộp một phần vào NSNN
     c. Bổ sung một phần vào quỹ lương để tăng thu nhập cho cán bộ, công chức
    d. Chuyển thành kinh phí hoạt động của năm sau

Câu 65. Nhận định nào sau đây là chính xác? Chi mua sắm tài sản cố định của một cơ quan hành chính nhà nước:[18]     a. Được nhà nước cấp và thực hiện chế độ tự chủ tài chính
    b. Được nhà nước cấp và không thực hiện chế độ tự chủ tài chính
    c. Không được nhà nước cấp
    d. Được lấy từ khoản tiết kiệm do thực hiện chế độ tự chủ tài chính

Câu 66. Đơn vị sự nghiệp nhà nước hoạt động theo nguyên tắc[19]:
    a. Vì mục tiêu lợi nhuận khi đủ điều kiện áp dụng
    b. Không vì mục tiêu lợi nhuận
    c. Mục tiêu lợi nhuận và mục tiêu phi lợi nhuận
    d. Giống như của các tổ chức kinh doanh thông thường

Câu 67. Nguồn kinh phí hoạt động của đơn vị sự nghiệp nhà nước[20]:
    a. Do NSNN cấp toàn bộ
    b. Do NSNN cấp một phần
    c. Không được NSNN cấp
    d. Hoàn toàn do đơn vị tự thu

Câu 68. Đơn vị sự nghiệp nhà nước tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên[21]:
    a. Được nhà nước cấp toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên
    b. Được nhà nước cấp một phần kinh phí hoạt động thường xuyên
    c. Không được nhà nước cấp kinh phí hoạt động thường xuyên
    d. Phải nộp vào NSNN toàn bộ số thu sự nghiệp mà đơn vị đã thu được

Câu 69. Đơn vị sự nghiệp nhà nước tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên[22]:
    a. Được nhà nước cấp toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên
    b. Được nhà nước cấp một phần kinh phí hoạt động thường xuyên
    c. Không được nhà nước cấp kinh phí hoạt động thường xuyên
    d. Phải nộp vào NSNN toàn bộ số thu sự nghiệp mà đơn vị đã thu được

Câu 70. Các đơn vị sự nghiệp nhà nước hiện nay không được phép:
    a. Vay vốn của các tổ chức tín dụng
    b. Huy động vốn của cán bộ, viên chức trong đơn vị
    c. Tiếp nhận viện trợ từ nước ngoài
    d. Phát hành cổ phiếu

Câu 71. Chi lương của một đơn vị sự nghiệp nhà nước được xếp vào:
    a. Chi đầu tư phát triển
    b. Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất
    c. Chi thường xuyên
    d. Chi thực hiện nghiệp vụ

Câu 72. Chi sửa chữa lớn tài sản cố định của một đơn vị sự nghiệp nhà nước được xếp vào:
    a. Chi đầu tư phát triển
    b. Chi thực hiện nghiệp vụ
    c. Chi thường xuyên
    d. Chi sản xuất, cung ứng dịch vụ

Câu 73. Thu từ khám, chữa bệnh của một bệnh viện công lập được xếp vào:
    a. Nguồn kinh phí thường xuyên do NSNN cấp
    b. Nguồn kinh phí xây dựng cơ bản do nhà nước cấp
   c. Nguồn thu sự nghiệp
    d. Nguồn thu khác

Câu 74. Tài chính của các đơn vị sự nghiệp nhà nước ở đơn vị nào sau đây[23]:
    a. Doanh nghiệp nhà nước
    b. Ngân hàng thương mại nhà nước
    c. Trường đại học công lập
    d. Bệnh viên tư

Câu 75. Khoản chi mua sắm tài sản cố định của một đơn vị sự nghiệp nhà nước được xếp vào:
    a. Chi thực hiện nghiệp vụ
    b. Chi thường xuyên
    c. Chi đầu tư phát triển
    d. Chi hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ

Câu 76. Thu từ hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ của một đơn vị sự nghiệp nhà nước được xếp vào[24]:
    a. Nguồn kinh phí xây dựng cơ bản do nhà nước cấp
    b. Nguồn kinh phí thường xuyên do NSNN cấp
    c. Nguồn thu sự nghiệp
    d. Nguồn thu khác

Câu 77. Dự trữ quốc gia được hình thành chủ yếu từ[25]     a. Đóng góp của nhân dân
    b. Đóng góp của những người lao động
    c. Đóng góp của người sử dụng lao động
    d. Ngân sách nhà nước
Câu 78. Quỹ tài chính công ngoài NSNN là quỹ tiền tệ của[26]     a. Nhà nước
    b. Doanh nghiệp nhà nước
    c. Cơ quan quản lý hành chính nhà nước
  d. Đơn vị sự nghiệp nhà nước

Câu 79. Quỹ tài chính công ngoài NSNN là quỹ tiền tệ do đơn vị nào quyết định thành lập.
    a. Nhà nước
    b. Doanh nghiệp nhà nước
    c. Đơn vị sự nghiệp nhà nước
  d. Cơ quan quản lý hành chính nhà nước

Câu 80. Nguồn tài chính ban đầu của các quỹ tài chính công ngoài NSNN:
    a. Được NSNN cấp toàn bộ
    b. Được NSNN cấp một phần
    c. Được NSNN cấp toàn bộ hoặc một phần
  d. Không có mối quan hệ với NSNN

Câu 81. Các quỹ tài chính công ngoài NSNN hoạt động:
    a. Vì mục tiêu lợi nhuận
    b. Vì mục tiêu phi lợi nhuận
    c. Có thể vì mục tiêu lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận
    d. Kết hợp hài hoà hai mục tiêu lợi nhuận và phi lợi nhuận.

Câu 82. Nhận định nào sau đây là chính xác?
    a. Cơ chế quản lý quỹ tài chính công ngoài NSNN “cứng nhắc” hơn so với cơ chế quản lý NSNN
b. Cơ chế quản lý quỹ tài chính công ngoài NSNN “linh hoạt” hơn so với cơ chế quản lý NSNN
    c. Cơ chế quản lý quỹ tài chính công ngoài NSNN giống cơ chế quản lý NSNN
d. Cơ chế quản lý quỹ tài chính công ngoài NSNN không có mối quan hệ với cơ chế quản lý NSNN

Câu 83. Nội dung nào sau đây thuộc chu trình quản lý NSNN?
    a. Kế toán NSNN
    b. Hạch toán NSNN
c. Quyết toán NSNN
    d. Thống kê NSNN

Câu 84. Dự trữ quốc gia được tiến hành thông qua phương thức[27]:
    a. Chỉ dự trữ bằng hàng hoá
    b. Chỉ dự trữ bằng tiền
    c. Dự trữ bằng hàng hoá và bằng tiền
    d. Hoặc là dự trữ bằng hàng hoá hoặc là dự trữ bằng tiền.

Câu 85. Hàng hoá đưa vào dự trữ quốc gia là những loại hàng hoá:
    a. Khan hiếm
    b. Trong nước không sản xuất được
    c. Chiến lược, thiết yếu và quan trọng theo quy định của pháp luật
    d. Không thể mua được trên thị trường

Câu 86. Quản lý sử dụng Quỹ Dự trữ quốc gia phải đảm bảo nguyên tắc:
    a. Sinh lợi
    b. An toàn
    c. Linh hoạt theo tín hiệu của thị trường
    d. Kết hợp hài hoà giữa mục tiêu lợi nhuận và phi lợi nhuận
Câu 87. Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay:[28]     a. Là một phương thức kinh doanh nhằm mục tiêu sinh lợi
    b. Là một chính sách trong hệ thống an sinh xã hội của quốc gia
    c. Là quỹ tiền tệ do tư nhân quản lý
  d. Áp dụng bắt buộc cho tất cả người lao động

Câu 88. Thực chất quỹ Bảo hiểm xã hội là của[29]:
    a. Cơ quan nhà nước quản lý Quỹ Bảo hiểm xã hội
    b. Nhà nước
    c. Người lao động đóng bảo hiểm xã hội
    d. Người sử dụng lao động

Câu 89. Nguyên tắc hoạt động chủ yếu của bảo hiểm xã hội là[30]:
    a. Tự nguyện
    b. Bắt buộc
    c. Thị trường
    d. Công bằng

Câu 90. Quan hệ tài chính trong hoạt động của bảo hiểm xã hội có tính chất:
    a. Bồi hoàn
    b. Không bồi hoàn
    c. Bồi hoàn hoặc không bồi hoàn
    d. Không xác định được một cách rõ ràng
Câu 91. Bảo hiểm xã hội góp phần:
    a. Ổn định đời sống của người sử dụng lao động
    b. Đảm bảo an sinh xã hội
    c. Tăng thu NSNN
    d. Đảm bảo cân đối NSNN
Câu 92. Nguồn vốn nhàn rỗi của Quỹ Bảo hiểm xã hội:
    a. Phải nộp vào NSNN
    b. Được phép sử dụng để đầu tư
    c. Không được phép sử dụng để đầu tư
    d. Phải trả cho người lao động
Câu 93. Quỹ Bảo hiểm xã hội được hình thành là do:
    a. NSNN cấp toàn bộ
    b. Sự đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động
    c. Sự đóng góp của nhân dân
    d. Nhà nước đi vay

Câu 94. Ngân hàng Phát triển Việt Nam hoạt động[31]:
    a. Vì mục tiêu lợi nhuận
    b. Vì mục tiêu phi lợi nhuận
    c. Kết hợp giữa mục tiêu lợi nhuận và mục tiêu phi lợi nhuận
    d. Giống như của các ngân hàng thương mại nhà nước.

Câu 95. Nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam:
    a. Do NSNN cấp toàn bộ
    b. Không có mối quan hệ với NSNN
    c. Một phần do NSNN cấp, một phần huy động
    d. Hoàn toàn có được nhờ đi vay
Câu 96. Nguồn vốn nhàn rỗi của Ngân hàng Phát triển Việt Nam:
    a. Được phép sử dụng để mua trái phiếu của Chính phủ
    b. Không được phép sử dụng để đầu tư
    c. Phải nộp vào NSNN
    d. Được phép cho các chủ thể trong nền kinh tế vay.
Câu 97. Hiện nay, quỹ BHXH của Việt Nam do cơ quan nào sau đây quản lý?
    a. Bộ Lao động, thương binh và xã hội.
    b. Bộ Tài chính
    c. Bảo hiểm xã hội Việt Nam
    d. Bộ Y tế

Câu 98. Quỹ tài chính công nào sau đây là quan trọng nhất?
    a. Quỹ Bảo hiểm xã hội
    b. Quỹ NSNN
    c. Quỹ Dự trữ quốc gia
    d. Quỹ Giải quyết việc làm.

Câu 99. NSNN cấp toàn bộ tài chính cho:
   a. Quỹ Bảo hiểm xã hội
   b. Ngân hàng Phát triển Việt Nam
   c. Quỹ Dự trữ quốc gia
   d. Quỹ Bảo hiểm xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Quỹ Dự trữ quốc gia.

Câu 100.  Hoạt động nào dưới đây là việc Nhà nước hỗ trợ một phần nghĩa vụ trả nợ cho chủ đầu tư vay vốn trên thị trường nhằm thực hiện đầu tư vào các dự án nằm trong danh mục hỗ trợ của nhà nước.
    a. Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư
    b. Bảo lãnh tín dụng đầu tư
    c. Cho vay đầu tư
    d. Tín dụng xuất khẩu

Câu 101. Hoạt động nào dưới đây là việc nhà nước cho các chủ đầu tư vay vốn để thực hiện dự án.
    a. Tín dụng xuất khẩu
   b. Bảo lãnh tín dụng đầu tư
    c. Cho vay đầu tư
    d. Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư

Câu 102. Hoạt động nào dưới đây là cam kết của cơ quan chức năng của nhà nước với tổ chức tín dụng cho vay vốn về việc trả nợ đầy đủ và đúng hạn của bên đi vay
  a. Cho vay đầu tư
  b. Tín dụng xuất khẩu
  c. Bảo lãnh tín dụng đầu tư
  d. Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư

Câu 103. Vốn cho vay của nhà nước[32]:
    a. Hoàn toàn là vốn của NSNN được cân đối để cho vay đầu tư
    b. Không được lấy từ NSNN
    c. Hoàn toàn được huy động trên thị trường theo kế hoạch của nhà nước
    d. Một phần được huy động trên thị trường

Câu 104. Tín dụng nhà nước có đặc điểm khác biệt so với các hình thức tín dụng khác đó là:
    a. Mang tính kinh tế
    b. Mang tính chính trị
    c. Vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính chính trị
  d. Mang tính xã hội
Câu 105. Nhà nước huy động vốn tín dụng nhằm phục vụ mục tiêu:
    a. Chi củng cố bộ máy nhà nước
    b. Chi đầu tư phát triển
    c. Chi cải cách hành chính
    d. Chi viện trợ quốc tế
Câu 106. Trái phiếu Chính phủ là một loại chứng khoán:
    a. Xác nhận nghĩa vụ nợ của chủ đầu tư đối với nhà nước
    b. Xác nhận nghĩa vụ nợ của nhà nước đối với chủ đầu tư
    c. Không xác định rõ nghĩa vụ nợ của chủ thể nào
    d. Được nhà nước nắm giữ
Câu 107. Trái phiếu Kho bạc Nhà nước có kỳ hạn[33]     a. Một năm trở lên
    b. 13 tuần
    c. 26 tuần
    d. Không thời hạn
Câu 108. Trái phiếu doanh nghiệp do đơn vị nào sau đây phát hành?[34]     a. Kho bạc Nhà nước
    b. Bộ Tài chính
    c. Doanh nghiệp
    d. Chính phủ
Câu 109. Trái phiếu ngoại tệ của Chính phủ ủy quyền cho cơ quan nào phát hành?[35]     a. Kho bạc Nhà nước
    b. Bộ Tài chính
    c. Tổ chức kinh tế – tài chính nhà nước
    d. Chính phủ
Câu 110. Công trái xây dựng tổ quốc do cơ quan nào sau đây phát hành?
    a. Kho bạc Nhà nước
    b. Bộ Tài chính
    c. Tổ chức kinh tế – tài chính nhà nước
    d. Chính phủ ủy quyền

Câu 111. Tín phiếu kho bạc có kỳ hạn[36]:
    a. Dài hơn trái phiếu kho bạc
    b. Bằng trái phiếu kho bạc
    c. Ngắn hơn hoặc bằng trái phiếu kho bạc
    d. Không được xác định rõ ràng
Câu 112. So với vốn ODA, việc huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế có ưu điểm đó là:
    a. Có thể vay được một khối lượng vốn lớn, với lãi suất thấp
    b. Có thể vay được một khối lượng vốn lớn, với thời hạn vay dài
    c. Không phải chấp nhận những điều kiện ràng buộc
    d. Có thể phải chấp nhận những điều kiện ràng buộc do các chủ đầu tư đưa ra

Câu 113. Chủ thể tiếp nhận vốn ODA chủ yếu là các nước có:
    a. Thu nhập bình quân đầu người cao
    b. Thu nhập bình quân đầu người thấp
    c. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao
    d. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp
Câu 114. Chủ thể nào sau đây không cung cấp vốn ODA?
    a. Các tổ chức quốc tế
    b. Các ngân hàng thương mại
    c. Các quốc gia
    d. Các tổ chức phi chính phủ
Câu 115. Chủ thể nào sau đây cung cấp vốn ODA?
    a. Công ty đa quốc gia
    b. Công ty chứng khoán
    c. Công ty bảo hiểm
    d. Chính phủ các nước

Câu 116. Một trong những đặc điểm của ODA là:
    a. Có thời hạn vay ngắn
    b. Có thời hạn vay dài
    c. Có lãi suất cao hơn lãi suất thị trường
    d. Không có thời  gian ân hạn
Câu 117. Một trong những đặc điểm của ODA là:
   a. Không có khả năng gây nợ cho nước tiếp nhận
   b. Nước tiếp nhận có thể phải chấp nhận những điều kiện ràng buộc do các  nhà tài trợ đưa ra
   c. Nước tiếp nhận không có nghĩa vụ hoàn trả trong tương lai
   d. Nước tiếp nhận phải vay với lãi suất cao hơn lãi suất thị trường
Câu 118. Theo quy định hiện hành, Ngân hàng Phát triển cho các chủ đầu tư vay tối đa bằng bao nhiêu % tổng vốn đầu tư của dự án?
    a. 100%
    b. 85%
    c. 70%
    d. 50%

Câu 119. Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư là hoạt động Nhà nước:
    a. Cho các chủ đầu tư vay để thực hiện dự án
    b. Hỗ trợ một phần nghĩa vụ nợ của chủ đầu tư
    c. Trả một phần nghĩa vụ nợ của chủ đầu tư khi chủ đầu tư không trả được nợ
    d. Trả một phần vốn gốc và lãi của chủ đầu tư khi chủ đầu tư không trả được nợ
Câu 120. Bảo lãnh tín dụng đầu tư là cam kết của cơ quan nhà nước về:
a. Khả năng trả nợ đầy đủ và đúng hạn của người đi vay đối với người cho vay
b. Việc hỗ trợ một phần nghĩa vụ nợ của người đi vay
c. Việc trả một phần nghĩa vụ nợ của người đi vay khi người đi vay không trả được nợ
d. Việc cung cấp vốn đầy đủ cho chủ đầu tư
Câu 121. Nhận định nào sau đây là chính xác?Trong hình thức bảo lãnh tín dụng đầu tư Nhà nước:
a. Cần có vốn để cho các chủ đầu tư vay
b. Cần có vốn để cấp cho các chủ đầu tư
c. Có thể không có vốn nhưng vẫn đảm bảo cho các chủ đầu tư vay được vốn
d. Giúp cho chủ đầu tư vay vốn với lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường
Câu 122. Đặc điểm của hình thức tín dụng Nhà nước là:
    a. Dùng uy tín để đảm bảo cho các chủ đầu tư vay vốn
    b. Không cần có vốn nhưng vẫn đảm bảo cho các chủ đầu tư vay được vốn
    c. Cần có vốn để cho các chủ đầu tư vay
    d. Cần có vốn để cấp cho các chủ đầu tư
Câu 123. Tín dụng nhà nước hoạt động trên nguyên tắc[37]:
    a. Lợi nhuận
    b. Phi lợi nhuận
    c. Kết hợp hài hoà giữa mục tiêu lợi nhuận và phi lợi nhuận
    d. Thị trường
Câu 124. Lãi suất huy động của tín dụng nhà nước trên thị trường vốn thường:
    a. Ở mức cao nhất của thị trường
    b. Ngang với lãi suất trung bình của thị trường
  c. Thấp hơn lãi suất thị trường
Câu 125. Đặc điểm của hình thức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư là:
a. Nhà nước trực tiếp giám sát quá trình sử dụng vốn
b. Dùng uy tín của mình để đảm bảo cho các chủ đầu tư vay được vốn
c. Hỗ trợ một phần nghĩa vụ trả nợ của chủ đầu tư khiến cho lãi suất thực phải trả của chủ đầu tư thấp hơn lãi suất thị trường
d. Thực hiện nghĩa vụ nợ thay cho chủ đầu tư nếu chủ đầu tư không trả được nợ đúng hạn và đầy đủ
Câu 126. Chi sửa chữa nhỏ tài sản cố định của một đơn vị sự nghiệp nhà nước được xếp vào[38]:
    a. Chi đầu tư phát triển
    b. Chi xây dựng cơ bản
    c. Chi thường xuyên
    d. Chi hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ

Câu 127. Tài chính công xuất hiện đầu tiên trong lịch sử ở chế độ:
a. Cộng sản nguyên thuỷ
b. Nô lệ
c. Phong kiến
d. Tư bản.
Câu 128. Tài chính công xuất hiện ở Việt Nam từ thời:
a. Các vua Hùng
b. Nhà Lý
c. Pháp đô hộ Việt Nam
d. Sau cách mạng Tháng Tám 1945
Câu 129. Trong lịch sử, NSNN xuất hiện đầu tiên ở chế độ:
a. Quân chủ tập quyền
b. Quân chủ lập hiến
c. Tư bản chủ nghĩa
d. Xã hội chủ nghĩa.
Câu 130. Trên thế giới, NSNN xuất hiện đầu tiên tại:
a. Mỹ;
b. Nhật;
c. Anh;  
d. Pháp.
Câu 131. ở Việt Nam, NSNN xuất hiện lần đầu trong thời kỳ:
a. Nhà Lý;
b. Nhà Tây sơn;
c. Nhà Nguyễn;
d. Pháp đô hộ.
Câu 132. Chi trả nợ của NSNN là:
a. Chi thường xuyên
b. Chi đầu tư
c. Chi không thường xuyên
d. Không xác định được.

Câu 133. Thâm hụt ngân sách chủ động là do:
a. Lạm phát tăng cao
b. Nhà nước muốn mở rộng giới hạn ngân sách
c. Nền kinh tế suy thoái
d. Mở cửa hội nhập quốc tế
Câu 134. Dịch bệnh gây ra thâm hụt ngân sách. Đó là:
a. Thâm hụt chủ động
b. Thâm hụt cơ cấu
c. Thâm hụt chu kỳ
d. Không xác định được

Câu 135. Trong những năm gần đây thâm hụt ngân sách của Việt Nam nằm ở giới hạn dưới 5% GDP. Chủ yếu là:
a. Thâm hụt bị động
b. Thâm hụt chủ động
c. Thâm hụt chu kỳ
d. Thâm hụt cơ cấu
Câu 136. Giải pháp cơ bản nhất để bù đắp thâm hụt ngân sách ở Việt nam hiện nay là:
a. Phát hành tiền
b. Cắt giảm chi đầu tư
c. Vay nợ
d. Ban hành thêm nhiều sắc thuế mới
Câu 137. Vay bù đắp bội chi NSNN ở Việt Nam hiện nay chỉ dùng để:
a. Chi thường xuyên
b. Chi đầu tư phát triển
c. Lập quỹ dự phòng
d. Hỗ trợ cho người nghèo
Câu 138. Nguồn hình thành nên NSNN Việt Nam hiện nay chủ yếu từ:
a. Vay nợ nước ngoài
b. Vay nợ trong nước
c. GDP
d. Tài nguyên thiên nhiên
Câu 139. Cơ quan hành chính nhà nước chủ yếu cung cấp:
a. Các sản phẩm hữu hình phục vụ cho từng cá nhân
b. Các sản phẩm hữu hình phục vụ chung cho nhiều người
c. Các sản phẩm vô hình phục vụ cho từng cá nhân
d. Các sản phẩm vô hình phục vụ chung cho nhiều người
Câu 140. Đơn vị sự nghiệp nhà nước:
a. Không được nhà nước cấp kinh phí và tài sản để hoạt động
b. Được phép thực hiện một số khoản thu nhất định theo quy định của pháp luật
c. Không được phép thực hiện bất kỳ khoản thu nào
d. Được phép tự xác định khoản thu, mức thu theo nhu cầu hoạt động của đơn vị
Câu 141. Đơn vị sự nghiệp nhà nước chủ yếu cung cấp:
a. Các dịch vụ hữu hình phục vụ cho từng cá nhân
b. Các dịch vụ hữu hình và có thể dùng chung cho nhiều người
c. Các dịch vụ vô hình phục vụ cho từng cá nhân
d. Các dịch vụ vô hình và có thể dùng chung cho nhiều người
Câu 142. Mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị sự nghiệp nhà nước là tỷ số giữa:
    a. Tổng số chi hoạt động thường xuyên với tổng số nguồn thu sự nghiệp
    b. Tổng số nguồn thu sự nghiệp với tổng số chi hoạt động thường xuyên
    c. Tổng số nguồn thu với tổng số kinh phí hoạt động
d. Tổng số kinh phí hoạt động với tổng số nguồn thu
Câu 143. Nhận định nào sau đây là chính xác?
a. Nhà nước không cấp kinh phí xây dựng cơ bản cho đơn vị sự nghiệp nhà nước tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên
b. Nhà nước không cấp kinh phí xây dựng cơ bản cho đơn vị sự nghiệp nhà nước tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên
c. Nhà nước chỉ cấp kinh phí xây dựng cơ bản cho đơn vị sự nghiệp nhà nước tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên, mà không cấp cho đơn vị tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên.
d. Nhà nước cấp kinh phí xây dựng cơ bản cho cả 2 loại đơn vị sự nghiệp nhà nước tự đảm bảo và tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên

Câu 144. Quỹ tài chính công ngoài NSNN được tạo lập và sử dụng:
    a. Nằm trong cân đối NSNN
    b. Nằm ngoài cân đối NSNN
    c. Một phần nằm trong cân đối NSNN, một phần nằm ngoài cân đối NSNN
    d. Hoặc nằm trong cân đối NSNN, hoặc nằm ngoài cân đối NSNN
Câu 145. Nhà nước tham gia Quỹ bảo hiểm xã hội với tư cách là
    a. Đối tượng thụ hưởng
    b. Chủ thể quyết định
    c. Đối tác góp vốn
    d. Chủ thể sử dụng
Câu 146. Nhận định nào sau đây là chính xác?
     a. Bảo hiểm xã hội là cơ chế loại trừ khả năng xảy ra rủi ro đối với người lao động
     b. Bảo hiểm xã hội bù đắp một phần những thiệt hại về vật chất của người lao động khi rủi ro xảy ra
     c. Bảo hiểm xã hội luôn luôn bù đắp toàn bộ những thiệt hại về vật chất và tinh thần của người lao động khi rủi ro xảy ra
     d. Bảo hiểm xã hội chỉ có ý nghĩa đối với các nước đang phát triển

Câu 147. Lãi suất cho vay của tín dụng nhà nước thường:
    a. Cao hơn so với lãi suất thị trường
    b. Thấp hơn so với lãi suất thị trường
    c. Bằng lãi suất thị trường
    d. Không có liên quan với lãi suất thị trường
Câu 148. Nguồn thu của NSNN là:
a. Tổng số tiền mà Nhà nước thu được
b. Tổng số tiền có trong lưu thông
c. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vừa được tạo ra
d. Tổng số vay nợ của nhà nước.
Câu 149. Thu nhập của NSNN là:
a. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
b. Toàn bộ nguồn thu của NSNN
c. Tổng số thu NSNN
d. Tổng số tiền nhà nước hiện đang có
Câu 150. Nội dung chi quan trọng nhất của NSNN là để cung cấp:
a. Dịch vụ công cộng vô hình, thuần tuý
b. Dịch vụ công cộng hữu hình
c. Hàng hoá công cộng
d. Hàng hoá dịch vụ cá nhân

151. Dự phòng ngân sách nhà nước là một khoản mục[39]:
a.Trong dự toán chi ngân sách chưa phân bổ đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định ở từng cấp ngân sách.
b.Mức bố trí dự phòng 2% tổng chi ngân sách mỗi cấp
c.Mức bố trí dự phòng đến 4% tổng chi ngân sách mỗi cấp
d.Các phương án a,b,c đều đúng
152. Quỹ dự trữ tài chính Nhà nước hình thành từ các nguồn tăng thu, kết dư ngân sách, các nguồn khác có dư không vượt quá bao nhiêu % dự toán chi ngân sách hằng năm của ở mỗi cấp:
a.5%
b.10%
c.20%
d.25%

153. Cơ quan nào dưới đây có nhiệm vụ tạm ứng cho ngân sách nhà nước để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
a.Bộ Tài chính
b.Bộ Kế hoạch và đầu tư
c.Quốc hội
d.Ngân hàng nhà nước Việt Nam
154. Tạm ứng xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước từ nguồn nào phải hoàn trả trong năm
a.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
b.Quỹ dự trữ tài chính
c.Các nguồn tài chính hợp pháp
d.Các phương án a,b,c đều đúng
155. Nhận định nào dưới đây là sai nguyên tắc cân đối NSNN
a.Vay bù đắp bội chi NSNN sử dụng cho chi thường xuyên
b.Bội chi NSNN phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển
c.Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển
d.Tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên
156. Nguồn vốn nào dưới đây không phải là vốn đầu tư công [40] a.Vốn ngân sách nhà nước
b.Trái phiểu Chính phủ và trái phiếu chính quyền địa phương
c.Vốn vay của các Nhà tài trợ nước ngoài
d.Vốn Điều lệ của các ngân hàng thương mại  X
157. Loại nợ nào không thuộc nợ công [41] a.Nợ chính phủ
b.Nợ được Chính phủ bảo lãnh
c.Nợ chính quyền địa phương
d.Nợ của doanh nghiệp Nhà nước không được bảo lãnh

158.Trường hợp doanh nghiệp có dự án đầu tư muốn vay lại nguồn vốn vay thương mại nước ngoài của Chính phủ phải bảo đảm tối thiểu bao nhiêu % tổng mức vốn đầu tư là vốn chủ sở hữu.[42]    a.5%
b.10%
c.20%
d.25%

159.Quỹ tích luỹ trả nợ công là là quỹ thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan nào quản lý
a.Bộ Tài chính
b.Bộ Kế hoạch đầu tư
c.Ngân hàng nhà nước Việt Nam
  d.Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh

160.Không được đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp trong trường hợp nào:[43] a.Thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ .
b.Nhà nước nắm tỷ lệ cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
c.Trả các khoản nợ của doanh nghiệp nhà nước
d.Mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp

——————–****————————-
161.Nguyên tắc cân đối ngân sách ngân sách về khoản thu với chi:
a. Tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí lớn hơn với số chi thường xuyên
b. Tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí nhỏ hơn với số chi thường xuyên
c.  Tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí bằng với số chi thường xuyên
d. Tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí không liên quan với số chi thường xuyên

162.Nguyên tắc cân đối ngân sách ngân sách về số bội chi
a. Số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển
b. Số bội chi phải lớn hơn số chi đầu tư phát triển
c.  Số bội chi phải bằng số chi đầu tư phát triển
d. Số bội chi không liên quan đến số chi đầu tư phát triển

163.Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng cho:
a. Đầu tư phát triển
b. Chi thường xuyên
c.  Đầu tư phát triển và Chi thường xuyên
d. Sử dụng tùy ý.

164.Bội chi ngân sách trung ương được bù đắp từ các nguồn sau:
a. Vay trong nước, vay ngoài nước
b. Tăng thuế
c.  Tăng phí và lệ phí
d. Bán tài sản nhà nước.

165.Mức dư nợ vay của ngân sách địa phương so với số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp, có nhận định sai:
a. Thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh không vượt quá 60%
b. Các địa phương có số thu ngân sách lớn hơn chi thường xuyên không vượt quá 30%
c.  Các địa phương có số thu ngân sách nhỏ hơn hoặc bằng chi thường xuyên  không vượt quá 20%
d. Các tỉnh, thành phố trực thuộc TW đều không vượt quá 50%

166.Ngân sách nhà nước không hỗ kinh phí hoạt động (tiền lương cán bộ quỹ, chi quản lý) cho:
a. Quỹ dự trữ quốc gia
b. Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách
c.  Quỹ dự trữ tài chính nhà nước
d. Quỹ tích luỹ trả nợ thuộc ngân sách nhà nước
167.Ngân sách tỉnh A được chi cho nhiệm vụ của tỉnh B:
a. Chi cho dự án hạ tầng của tỉnh B
b. Chi hoạt động của UBND tỉnh B
c.  Chi cho đoàn thể của tỉnh B kết nghĩa với tỉnh A
d. Chi khắc phục hậu quả thiên tai nghiêm trọng ở tỉnh B

168.Dự phòng ngân sách nhà nước ở các cấp chiếm bao nhiêu % tổng chi ngân sách cấp đó.
a. Từ 2% đến 4%
b. Từ 5% đến 6%
c.  Từ 7% đến 8%
d. Chỉ có 1%

169.Quỹ dự trữ tài chính của Trung ương và cấp tỉnh  từ các nguồn tăng thu, kết dư ngân sách, bố trí trong dự toán chi ngân sách hằng năm và các nguồn tài chính khác là bao % dự toán chi ngân sách hằng năm của cấp đó
a. Không vượt quá 25%
b. Không vượt quá 50%
c.  Không vượt quá 10%
d. Không xác định

170.Quỹ dự trữ tài chính của Trung ương và cấp tỉnh  được sử dụng tối đa bao nhiêu % so với số dư đầu năm của Quỹ
a. Tối đa không quá 70%
b. Tối đa không quá 50%
c.  Không xác định
d. Sử dụng hết

171.Trường hợp nào nhận tạm ứng không nhất thiết phải hoàn trả trong năm
a. Ngân sách nhà nước nhận tạm ứng từ Quỹ dự trữ tài chính
b. Ngân sách nhà nước nhận tạm ứng từ Ngân hàng nhà nước
c.  Ngân sách nhà nước nhận tạm ứng từ các nguồn tài chính hợp pháp khác
d. Chủ đầu tư dự án sử dụng ngân sách nhà nước tạm ứng từ các đối tác kinh doanh

172.Ngân sách Trung ương thưởng ngân sách tỉnh bao nhiêu % số vượt dự toán các khoản thu phân chia với ngân sách tỉnh.
a. Đủ 30%, nhưng không vượt quá số tăng thu so với mức thực hiện năm trước
b. Dưới 30%
c.  Không xác định.
d. Theo thoả thuận.

173.Ngân sách Trung ương hỗ trợ ngân sách địa phương thực hiện một số chương trình, dự án lớn, đặc biệt quan trọng có tác động lớn đến phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, mức tối đa không vượt quá bao nhiêu %
a. 40% tổng chi đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách trung ương
b. 30% tổng chi đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách trung ương
c.  Ko xác định
d. Theo yêu cầu của địa phương.

174.Đầu năm chưa phê duyệt dự toán, Kho bạc nhà nước tạm ứng ngân sách để đơn vị sử dụng hoạt động, tổng mức tạm ứng là:
a. Không quá mức chi bình quân 01 tháng của năm trước
b. Không quá mức dự toán chi 01 tháng của năm hiện tại
c.  Không quá mức bình quân 01 tháng của 6 tháng cuối của năm trước
d. Theo nhu cầu của đơn vị sử dụng ngân sách .

175.Kết dư ngân sách trung ương, ngân sách cấp tỉnh được sử dụng để :
a. Chi trả nợ gốc và lãi các khoản vay của ngân sách nhà nước
b. Sau cùng còn kết dư thì trích 50% vào quỹ dự trữ tài chính cùng cấp; Trích 50% còn lại vào thu ngân sách năm sau;
c.  Trường hợp quỹ dự trữ tài chính đã đủ mức 25% dự toán chi ngân sách hằng năm thì số kết dư còn lại hạch toán vào thu ngân sách năm sau.
d. Các phương án trên đều đúng

176.Ngân sách trung ương, ngân sách cấp tỉnh và ngân sách cấp huyện được ứng trước dự toán ngân sách năm sau cho dự án quan trọng sử dụng vốn ngân sách:
a. Mức ứng trước không quá 20% dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản năm thực hiện, phải thu hồi vào năm sau;
b. Mức ứng trước không quá 20% dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản năm thực hiện, không phải thu hồi vào năm sau;
c.  Được ứng trước dự toán năm sau theo nhu cầu chi
d. Thu hồi hết số ngân sách đã ứng trước, được ứng trước không quá 20% dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản năm thực hiện, phải thu hồi vào năm sau

Link download file mềm

Bạn có thể tải file mềm ở link dưới đây

Có thể bạn quan tâm:

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);