“Ráng lên” hay “Rán lên”? Nghĩa của Rán và Ráng

“RÁNG LÊN” HAY “RÁN LÊN”?
Khi muốn động viên người khác cố gắng hơn nữa, ta cần dùng “ráng lên” hay “rán lên”? “Ráng lên” hay “Rán lên”? Nghĩa của Rán và Ráng
Nghĩa của Rán và Ráng
Nghĩa của Rán và Ráng

Nghĩa của rán và ráng

Để làm rõ điều này, trước cần xét nghĩa của “rán” và “ráng”. Về “ráng”, Việt Nam tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức cho hai nghĩa như sau:
1. Đám mây phản chiếu bóng mặt trời về buổi sáng hay buổi chiều: Ráng vàng, ráng trắng.
2. Thứ cây ở dưới nước, cộng dài, lá dầy, người ta dùng để làm chổi: chổi ráng.
==> Có thể thấy, từ “ráng” ở đây không liên quan gì đến “cố gắng” cả.
từ “ráng” ở đây không liên quan gì đến “cố gắng" cả.
từ “ráng” ở đây không liên quan gì đến “cố gắng” cả.
Vậy còn “rán” thì sao? Rất nhiều tư liệu cho thấy từ này có nghĩa là “ra sức, cố gắng”. Thật vậy:
– Đại Nam Quốc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Của giảng: “Rán: ra sức, căng thẳng, kéo ra cho dài”.
– Việt Nam tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức thì giải thích: “Rán: … ra sức, cố gắng. Rán sức học hành, làm rán cho xong”.
– Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ cũng đồng tình:
  • 1. Cố gắng, tận lực, đem hết tài sức ra làm: rán học; rán ăn cầm hơi; rán làm có tiền
  • 2. Căng cho thẳng, kéo dài ra, dài thêm: rán buồm; rán dây cung; no còn ăn rán; bị rầy còn nói rán”.
Tư liệu này con ghi nhận “rán lên” là “cố gắng lên, lời giục thúc: rán lên cho rồi; rán lên kẻo trời mưa tới”.
– Từ điển tiếng Việt do Văn Tân chủ biên cũng định nghĩa: “Rán: Cố gắng. Rán sức chiến đấu; Rán lên cho xong”.
Như vậy rõ ràng “rán lên” là cách dùng phù hợp hơn. Căn cứ vào các tư liệu trên, ta còn thấy được “rán” vốn mang nghĩa là “căng ra” (hẳn vì vậy mà được dùng trong “chiên rán”, vì các thức ăn khi chiên thường giãn nở).
dùng trong “chiên rán", vì các thức ăn khi chiên thường giãn nở
dùng trong “chiên rán”, vì các thức ăn khi chiên thường giãn nở
Từ nghĩa này mà “rán” mở rộng ra nghĩa bóng “ra sức, cố gắng”.
Trong các tư liệu mà chúng tôi tra cứu được thì chỉ có Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên ghi nhận “ráng” là “cố” (gắng). Tuy được nhiều người coi là “Thánh kinh” nhưng không thể phủ nhận rằng tư liệu này cũng có những sai sót nhất định. Chẳng hạn Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (bản 2003) khẳng định từ láy phải là từ song tiết, tức có hai âm tiết nhưng tại những phần khác, tư liệu này lại công nhận những từ nhiều hơn hai âm tiết như “nhấp nha nhấp nhổm” cũng là từ láy, tức tự mâu thuẫn với chính mình. Chỉ dựa vào một tư liệu vẫn cần được cải thiện để phủ nhận nội dung của hàng loạt tư liệu khác, thiết nghĩ là điều không hợp lý.
Còn nếu nói “từ gì sai người ta dùng nhiều cũng thành đúng” thì điều này có thật sự ổn không còn tuỳ quan điểm của mỗi cá nhân. Vì vậy ở đây, chúng tôi xin căn cứ vào đại đa số tư liệu chính thống của các học giả có uy tín để chọn “rán lên” là cách dùng chính xác.
 

Ráng sức hay rán sức?

 
Chữ viết đúng là “rán” (không /g/). Lý do: “rán” (sức) biến âm từ “tận” 盡 (tận lực), có khi đọc là “tẫn”; quan thoại đọc là “jìn” hay “jĭn”. Theo luật biến âm, “tận” hay “tẫn” không /g/ thì “rán” cũng không /g/.
Theo tđ Huỳnh Tịnh Của, rán (chữ nôm) là “ra sức, căng thẳng, kéo ra cho dài”.
Nguyễn Văn Khôn – rán: to try, to endeavour, to strive; Nguyễn Văn Tạo – rán: to endeavour, strive, do one’s utmost; Đặng Chấn Liêu (Hà Nội) – rán (ráng): to try one’s best; Đào Đăng Vỹ – rán: S’efforcer à un travail.
Tđ chính tả Lê Ngọc Trụ – rán: tận lực, ra sức nhiều, cố gắng.
Tđ Hoàng Phê (Hà Nội) – rán (ráng): rán sức.
Tđ Nguyễn Lân – rán: cố gắng.
Tđ Thanh Nghị – rán (s’efforcer): gắng; thí dụ: rán học.
Tđ Khai Trí Tiến Đức – rán: ra sức, cố gắng; căng cho thẳng.
Tôi nghĩ lỗi viết “ráng” có /g/ là do người Bắc ghi lại âm đọc của người miền Nam (người Nam phát âm “rán” y như “ráng” trong tiếng Bắc); tuy nhiên trong các tự điển Bắc, vẫn ghi chữ “rán” làm chính, và “ráng” làm phụ (theo nghĩa: còn viết là, hiểu như, cũng nói) nhưng phần thí dụ, luôn luôn dùng ““rán”.
Trong tiếng Việt có chữ “rán” khác theo nghĩa “chiên”, và “ráng” theo nghĩa ráng chiều, ráng nắng hay cây ráng.
Đề nghị: khi viết “rán” theo nghĩa gắng sức, tận lực, nên viết không /g/.
Ráng sức
Ráng sức

Kết luận

Chữ viết đúng là “rán” (không /g/). Lý do: “rán” (sức) biến âm từ “tận” 盡 (tận lực), có khi đọc là “tẫn”; quan thoại đọc là “jìn” hay “jĭn”. Theo luật biến âm, “tận” hay “tẫn” không /g/ thì “rán” cũng không /g/.
Theo tđ Huỳnh Tịnh Của, rán (chữ nôm) là “ra sức, căng thẳng, kéo ra cho dài”.
Nguyễn Văn Khôn – rán: to try, to endeavour, to strive; Nguyễn Văn Tạo – rán: to endeavour, strive, do one’s utmost; Đặng Chấn Liêu (Hà Nội) – rán (ráng): to try one’s best; Đào Đăng Vỹ – rán: S’efforcer à un travail.
Tđ chính tả Lê Ngọc Trụ – rán: tận lực, ra sức nhiều, cố gắng.
Tđ Hoàng Phê (Hà Nội) – rán (ráng): rán sức.
Tđ Nguyễn Lân – rán: cố gắng.
Tđ Thanh Nghị – rán (s’efforcer): gắng; thí dụ: rán học.
Tđ Khai Trí Tiến Đức – rán: ra sức, cố gắng; căng cho thẳng.
Tôi nghĩ lỗi viết “ráng” có /g/ là do người Bắc ghi lại âm đọc của người miền Nam (người Nam phát âm “rán” y như “ráng” trong tiếng Bắc); tuy nhiên trong các tự điển Bắc, vẫn ghi chữ “rán” làm chính, và “ráng” làm phụ (theo nghĩa: còn viết là, hiểu như, cũng nói) nhưng phần thí dụ, luôn luôn dùng ““rán”.
Trong tiếng Việt có chữ “rán” khác theo nghĩa “chiên”, và “ráng” theo nghĩa ráng chiều, ráng nắng hay cây ráng.
Đề nghị: khi viết “rán” theo nghĩa gắng sức, tận lực, nên viết không /g/.
Xem thêm tại Ngolongnd
 

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);