Những từ hán Việt miêu tả vẻ đẹp phụ nữ, từ Hán Việt liên quan đến phái nữ

TUYỂN TẬP CÁC TỪ CỔ LIÊN QUAN ĐẾN PHÁI NỮ
Hôm nay, nhân ngày Quốc tế phụ nữ, hãy cùng chúng mình tìm hiểu những từ cổ xoay quanh phái đẹp nhé! Các từ cổ liên quan đến phái nữ

Các từ cổ liên quan đến phái nữ thời Trung đại

Thuyền Quyên

Thuyền Quyên vốn là tên một nữ hầu (*) của Khuất Nguyên, một nhà thơ, nhà chính trị thời Chiến Quốc. Cô có một mối tình sâu đậm với chủ nhân mình.

Khi Sở Hoài Vương nghe lời gièm pha của gian thần mà xa lánh Khuất Nguyên, ông gần như bị cô lập. Chỉ có Thuyền Quyên vẫn ngày đêm kề cận chăm sóc cho ông. Nàng đã chịu nhiều áp lực chỉ để sống trọn vẹn với tình yêu của mình.

Từ đó, “thuyền quyên” được dùng để chỉ người con gái có phẩm hạnh tốt hoặc người con gái có duyên tình lận đận.

“Thuyền quyên” trong văn học cổ có thể kể đến:

“Thân này uốn éo vì duyên,
Cũng cam một tiếng thuyền quyên với đời”.
(Cung Oán Ngâm Khúc)

“Chiều thanh vẻ lịch càng nồng,
Thuyền quyên đương mặt, anh hùng nát gan”.
(Hoa Tiên Truyện)

A Hoàn

“A hoàn” hay “nha hoàn” vốn có Hán tự là 丫鬟, có nghĩa là “tóc tết thành hai búi hình chữ a (丫 – hình cái chạc cây)”, nghĩa rộng chỉ người đầy tớ gái (do đầy tớ gái thời xưa thường để tóc kiểu này).

Tương tự, ta có từ “a đầu” hay “nha đầu” (丫頭) để chỉ các bé gái thời xưa, do các bé thường để tóc rẽ ra hai bên như chữ 丫 vậy.

“A hoàn” xuất hiện trong văn học trung đại có thể kể đến:

“A hoàn trên dưới dạ rân,
Dẫu rằng trăm miệng khôn phân lẽ nào”

Bố Kinh

“Bố kinh” là cách nói tắt của “bố quần kinh thoa” với “bố quần” là “quần bằng vải thô” và “kinh thoa” là “trâm cài đầu bằng sợi gai”.

Truyện kể rằng thời Đông Hán có nàng Mạnh Quang, vợ của Lương Hồng thường chỉ sử dụng quần bằng vải thô, trâm bằng sợi gai. Từ đó, “bố kinh” được dùng để nói về người vợ hiền, cần kiệm.

“Bố kinh” xuất hiện trong văn học có thể kể đến:

“Đã cho vào bậc bố kinh,
Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu”.
(Truyện Kiều)

“Vì chàng thiếp kết bố kinh,
Giữ câu thệ hải sơn minh với nàng”.
(Nữ trung tùng phận)

Đằng La

“Đằng la” vốn có Hán tự là 藤羅, với “đằng” (藤) là “dây buộc” và “la” (羅) là “lưới” (như trong “thiên la địa võng”).

“Đằng la” (藤羅) là từ dùng để chỉ chung các loại dây leo, nghĩa bóng là người vợ lẽ.

Thành ngữ và điển tích trong thi văn Việt Nam của Quách Văn Hoà viết: “Đằng la là dây sắn, dây bìm, những loại dây này chỉ sống nhờ vào những thân cây lớn, dùng để ví thân phận người vợ lẽ nương nhờ vào người vợ cả”.

“Đằng la” cũng thường thấy trong văn học cổ:

“Thế trong dầu lớn hơn ngoài,
Trước hàm sư tử gửi người đằng la”.
(Truyện Kiều)

“Hay đâu duyên sự bởi trời,
Bách tùng nhờ bóng gởi người đằng la”.
(Nguyễn Khuyến)

Đũa Ngọc

“Đũa ngọc” là từ cổ dùng để chỉ nước mắt (thường của phái nữ).

Điều này bắt nguồn từ câu chuyện về bà Yên Hậu đời Nguỵ. Truyện kể bà là người có gương mặt đẹp, khi khóc nước mắt chảy thành hai dòng trong giống như đôi đũa bằng ngọc vậy.

“Đũa ngọc” trong văn chương có thể kể đến:

“Người nhớ vua nhìn sa đũa ngọc,
Kẻ trông chồng ngắm ruổi mây xanh”.

Bồ Liễu

“Bồ liễu” vốn có Hán tự là 蒲柳, là một loại cây mềm, còn gọi là cây thuỷ dương.

Cây thuỷ dương mọc gần bờ nước, gặp rét thì rụng lá sớm nhất nên thường dùng để chỉ thể chất yếu đuối của người phụ nữ theo quan niệm xưa.

“Bồ liễu” trong văn học có thể kể đến:

“Phiếu mai chẳng dám đường kia nọ,
Bồ liễu thôi đành phận mỏng manh”.
(Hồ Xuân Hương , Đề nhị mỹ nhân đồ)

“Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu, đền nghì trúc mai”.
(Truyện Kiều)

Cập Kê

“Cập kê” có Hán tự là 及笄 có nghĩa là “đến tuổi cài trâm”, chỉ người con gái đến tuổi lấy chồng.

Theo tục lệ xưa, con gái đến mười lăm tuổi thì bắt đầu búi tóc cài trâm, tức là đến tuổi gả chồng.

“Cập kê” cũng xuất hiện nhiều trong văn học:

“Phong lưu rất mực hồng quần,
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê”.
(Truyện Kiều)

Đài Trang

“Đài trang” vốn có nghĩa gốc là “nơi trang điểm của phụ nữ” (cũng có tài liệu giảng là “chiếc bàn để đồ trang sức của phụ nữ”), dùng để chỉ nơi phụ nữ ở.

“Đài trang” trong văn học trung đại có thể kể đến:

“Đài trang còn những đâu đâu,
Hãy đem phong bác con hầu thử xem”.
(Hoa Tiên Truyện)

“Mảng tin xiết nỗi kinh hoàng,
Băng mình lên trước đài trang tự tình”
(Truyện Kiều)

Hương Khuê

“Hương khuê” có Hán tự là 香閨, tức “buồng thơm”, chỉ buồng phụ nữ ở.

“Khuê” ở đây chính là “khuê” trong “khuê các” (閨閣) tức “cửa nhỏ và lầu gác trong cung”, chỉ con gái nhà quyền quý.

“Hương khuê” trong văn học cổ có thể kể đến:

“Hoa khôi mộ tiếng Kiều nhi,
Thiếp hồng tìm đến hương khuê gửi vào”.
(Truyện Kiều)

“Nàng từ xa chốn hương khuê,
Nỗi nhà man mác mọi bề mà lo”.
(Quan Âm Thị Kính)

Hạ Đường

“Hạ đường” vốn có Hán tự là 下堂 có nghĩa là “đưa xuống dưới thềm nhà” hay “đưa xuống nhà sau/ nhà dưới”, thường dùng để chỉ việc ruồng rẫy vợ cũ.

Từ điển Baidu cũng giảng: “Hạ đường: từ cổ để chỉ việc chồng ruồng bỏ vợ”.

Theo Quách Văn hoà, từ này bắt nguồn từ lời Tống Hoằng nói với vua Hán Quan Vũ, đại ý rằng “bạn bè chơi với nhau từ lúc nghèo hèn thì không nên quên nhau, người vợ từ thuở gian khó thì không nên cho xuống nhà dưới”.

“Hạ đường” trong văn học có thể kể đến:
“Làm chi bể ái vơi đầy,
Hạ đường dám luỵ tiếng nầy đến ai”.
(Nhị Độ Mai)

Tao Khang

“Tao khang” có Hán tự là 糟糠, tức “bã rượu và cám gạo”, dùng để chỉ người vợ cả lấy lúc còn nghèo khó (cùng ăn bã rượu và cám gạo).

Từ này cũng dùng để chỉ tình nghĩa vợ chồng gắn bó từ lúc còn đói khổ.

“Tào khang” vốn bắt nguồn từ câu chuyện về Tống Hoằng đời Hán.

Theo Hậu Hán thư, vua Quang Vũ có chị là công chúa Hồ Dương vừa goá chồng, muốn đem gả cho Tống Hoằng vốn đã có vợ, bèn hỏi thử: “Ta nghe tục ngữ có câu giàu đổi bạn, sang đổi vợ, có phải nhân tình là như vậy chăng?”. Tống Hoằng đáp: “Thần nghe nói bạn từ thuở nghèo hèn không thể quên nhau, vợ lấy từ thuở đói khổ, không bỏ nhau” (Thần văn bần tiện chi tri bất khả vong, tao khang chi thê bất hạ đường). Hán Quang Vũ biết ý không nài ép nữa.

“Tao khang” xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ, chẳng hạn:

“Kết bạn mựa quên người cố cựu,
Yên nhà nỡ phụ vợ tao khang”.
(Quốc Âm Thi Tập)

“Vợ chồng là nghĩa tao khang,
Xuống khe bắt ốc, lên ngàn hái rau”.
(Ca dao)

Sen ngó đào tơ

“Sen ngó đào tơ” tức ngó sen mới mọc, cánh đào đang tơ, chỉ người con gái còn trẻ tuổi.

“Sen ngó đào tơ” trong văn học trung đại có thể kể đến:

“Những từ sen ngó đào tơ,
Mười lăm năm mới bây giờ là đây”.
(Truyện Kiều)

Những cụm từ dưới dây dùng để miêu tả vẻ đẹp của nữ tử, hầu hết là miêu tả dùng trong văn cảnh cổ đại, không chỉ về dung mạo mà còn về cả tính cách..

Tính từ miêu tả vẻ đẹp người phụ nữ

Bách bàn nan miêu: Vẻ đẹp khó có thể miêu tả

Bách niên nan ngộ: Trăm năm khó gặp

Bạch bích vô hạ: Ngọc trắng hoàn mỹ

Bàn bàn nhập họa: Đẹp như tranh vẽ

Băng cơ, ngọc cốt: Da như băng, xương như ngọc, chỉ thân hình dáng dấp người con gái đẹp

Băng thanh ngọc khiết: Trong như băng, sạch như ngọc

Bế nguyệt tu hoa: Hoa nhường nguyệt thẹn

Từ láy miêu tả dáng vẻ người phụ nữ:

Câu hồn đoạt phách: Đẹp và mị hoặc đến mức cướp đi hồn phách người ta, đến khiến người ta nín thở

Công dung ngôn hạnh: Vẻ đẹp chuẩn mực của người con gái

Đạm tảo Nga Mi.

Đào hoa ngọc diện

Đậu khấu niên hoa: Tuổi hoa

Diễm áp quần phương: Đẹp điên đảo, lấn át tất cả

Diễm mỹ tuyệt luân: Xinh đẹp tuyệt trần

Diễm mỹ tuyệt tục: Xinh đẹp mà không dung tục

Diện như quan ngọc: Diện mạo đẹp như ngọc

Diện tái phù dung: Xinh đẹp hơn hoa sen

Dương chi bạch ngọc: Chỉ sự cao quý, thanh khiết

Hoa chi chiêu triển: Trang điểm xinh đẹp lộng lẫy

Hoa nhan nguyệt mạo: Dung mạo như hoa như trăng

Hoạt sắc sinh hương: Vẻ đẹp sinh động

Hồng lệ tuyết trang

Huệ chất lan tâm: Người mang khí chất của hoa huệ, tâm của hoa lan, thường là những người cao quý, thanh khiết

Hương diễm đoạt mục: Xinh đẹp chói mắt

Hương thảo mỹ nhân: Mỹ nhân xinh đẹp như hoa thơm

Những từ hán Việt miêu tả vẻ đẹp phụ nữ xưa

Khi sương tái tuyết: Ý chỉ làn da trắng hơn sương tuyết

Khinh vân xuất tụ: Mây nhẹ rời núi, chỉ vẻ đẹp thanh thoát

Khinh vân tế nguyệt: Mây thưa che trăng, vẻ đẹp thanh thoát.

Không cốc u lan: Hoa lan trong cốc vắng

Khuynh quốc khuynh thành: Chỉ vẻ đẹp nghiêng nước nghiêp thành

Kiều tiểu linh lung: Xinh xắn lanh lợi

Kim chi ngọc diệp: Cành vàng lá ngọc

Kinh tài tuyệt diễm: Đẹp kiến người khác phải kinh sợ

Lê hoa đái vũ: Lúc khóc vẫn xinh đẹp như hoa lê trong mưa

Liễu mi như yên: Mày liễu như khói

Liễu diệp mi loan

Liên hoa tiên tử: Xinh đẹp như tiên tử, hoa sen

Lưu phong hồi tuyết: Gió cuốn tuyết hoa

Mạo tự thiên tiên: Dung mạo như tiên trên trời

Mắt ngọc mày ngài

Mâu hàm thu thủy: Ánh mắt như nước mùa thu

Mi mục như họa: Ánh mắt lông mày như trong tranh

Mi nhược viễn sơn: Lông mày như núi xa

Mi thanh mục tú: Thanh thoát xinh đẹp

Mi tự tân nguyệt: Lông mày như trăng non

Minh diễm đoan trang: Xinh đẹp đoan trang

Minh mị yêu nhiêu: Long lanh xinh đẹp

Mỹ bất thắng thu: Đẹp không sao tả xiết

Nhân diện hoa đào: Mặt như hoa đào

Nguyệt mi tinh nhãn: Lông mày như trăng, đôi mắt như sao

Ngọc nữ phẩm tiêu: Mỹ nhân thổi sáo

Nhất mạo khuynh thành: Diện mạo đẹp nghiêng thành

Nhu mỹ phiêu dật: Dịu dàng tự nhiên

Như hoa như ngọc

Như hoa mỹ quyến: Cô gái đẹp như hoa

Nhược liễu phù phong: Liễu rủ trong gió

Ôn hương nhuyễn ngọc: Miêu tả người con gái trẻ tuổi thân thể trắng nõn mềm mại, toát ra hơi thở thanh xuân ấm áp

Ôn lương cung kiệm: Tính cách ôn hòa khiêm nhường

Ôn nhu nhàn thục: Chỉ người con gái mềm dẻo, dịu dàng

Ôn nhuận như ngọc: Ấm áp, ôn nhu như ngọc

Ôn uyển nhu thuận: Dịu dàng hiền thục

Phong hoa tuyệt đại: Miêu tả vẻ đẹp, vô cùng đẹp

Phong kiều thủy mị

Phong tình vạn chủng

Phong tư xước ước: Phong thái thanh nhã

Phong vận do tồn: Vẻ đẹp, khí chất thời trẻ vẫn còn được giữ lại

Quốc sắc thiên hương: Sắc nước hương trời

Quỳnh tư hoa mạo: Dung mạo tư thế xinh đẹp như hoa

Sát na phương hoa: Vẻ đẹp trong một khoảnh khắc

Song đồng tiễn thủy: Đôi mắt trong trẻo như nước

Thanh hầu kiều chuyển: Giọng nói trong trẻo yêu kiều.

Thanh nhã thoát tục

Thần hồng xỉ bạch: Môi hồng răng trắng

Thướt tha yểu điệu

Trầm ngư lạc nhạn: Chim sa cá lặn

Tài đức vẹn toàn/ Tài sắc vẹn toàn: Có cả tài năng lẫn sắc đẹp

Thanh thúy viên hoạt: Hoạt bát khéo léo

Thân khinh như yến: Người đẹp như yến

Thiên sinh lệ chất: Trời sinh quyến rũ xinh đẹp

Thiên kiều bá mị: Xinh đẹp, quyến rũ

Thiên sinh lệ chất: Bẩm sinh xinh đẹp

Thiều nhan nhã dung: Dung mạo xinh đẹp thanh thoát

Thục nữ tài tình

Tiêm tiêm ngọc thủ: Ngón tay ngọc ngà, thon dài

Tiên nữ hạ phàm

Tiên tư ngọc sắc: Dung mạo như tiên, khí chất như ngọc

Tu mi liên quyên: Lông mày đẹp đẽ cân đối

Tú ngoại tuệ trung: Bên ngoài xinh đẹp bên trong thông minh

Tuyết phu hoa mạo: Da thịt như tuyết, dung mạo như hoa

Tuyệt sắc cái thế

Tư sắc thiên nhiên: Sắc đẹp tự nhiên

Viên nhuận như ngọc: Dịu dàng như ngọc

Vưu vật di người: Báu vật khiến người ta say mê

Xán như xuân hoa, kiểu như thu nguyệt: Xinh đẹp như hoa xuân, trong sáng như trăng thu.

Xuân quang ngoại tiết: Cảnh xuân lồ lộ

Xuất thủy phù dung: Hoa sen mới nở, chỉ vẻ đẹp xuân sắc.

Yên nhiên xảo tiếu: Xinh đẹp khéo léo

Yến ngữ oanh đề: Chỉ giọng nói thánh thót như oanh yến

Yểu điệu thục nữ

Xem thêm tại Ngolongnd

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);