Sửa lỗi dns_probe_finished_nxdomain ,DNS PROBE FINISHED NXDOMAIN trên điện thoại, Lỗi DNS_PROBE_FINISHED_NXDOMAIN trên điện thoại, Dns_probe_finished_nxdomain trên máy tính, DNS_PROBE_FINISHED_NXDOMAIN Android, DNS_PROBE_FINISHED_NXDOMAIN Windows 10, DNS_PROBE_FINISHED_NXDOMAIN WordPress, DNS probe finished nxdomain, DNS_PROBE_FINISHED_NXDOMAIN fix,
Nội dung chính:
1. Xóa bộ nhớ DNS cache
Bước 1: Nhấp vào menu Start của Windows > Tìm kiếm Command Prompt > Nhấp chuột phải chọn Run as Administrator > Gõ lệnh đã cho: ipconfig/flushdns và nhấp Enter.
Bước 2: Mở Run bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows + R > Nhập ncpa.cpl và nhấn OK > Click chuột phải chọn WiFi > Chọn Properties.
Bước 3: Tìm giao thức Internet Phiên bản 4 (TCP / IPv4) và nhấp vào nút Properties > Kiểm tra tùy chọn Sử dụng địa chỉ máy chủ DNS sau và sau đó nhập các số sau:
Máy chủ DNS ưu tiên: 8.8.8.8
Máy chủ DNS thay thế: 8.8.4.4.
2. Gia hạn địa chỉ IP
– Đối với Windows
Mở Command Prompt bằng quyền administrative và thao tác từng lệnh như sau:
Bước 1: Bạn có thể giải phóng IP hiện hành bằng lệnh sau:
Bước 2: Để xóa DNS cache, bạn nhập lệnh sau:
Bước 3. Để renew địa chỉ IP của bạn nhập lệnh sau:
Bước 4: Điền thêm lệnh sau để khôi phục cấu hình IP và thiết lập lại Winsock Catalog.
netsh int ip set dns
netsh winsock reset
Mọi người dùng cách trên để lấy lại địa chỉ IP mới và khôi phục Winsock trên hệ thống. Khôi phục Winsock hữu dụng vì nó chịu trách nhiệm kiểm soát truy vấn từ ứng dụng Internet và bạn có thể cần làm vậy sau một khoảng thời gian.
– Đối với macOS
Bước 1: Chuyển tới System Preferences và click vào nút Network.
Bước 2: Chọn kết nối internet của bạn và nhấn Advanced > Chuyển tới TCP/IP tab và click vào nút Renew DHCP Lease.
Bước 3: Nhấn OK rồi khởi động lại máy tính của bạn.
3. Khởi động lại DNS Client
Một phương pháp để sửa lỗi DNS_PROBE_FINISHED_NXDOMAIN là khởi động lại dịch vụ DNS Client. Có 2 cách hướng dẫn làm vậy trên Windows.
– Sử dụng Windows Command Prompt
Để khởi động lại dịch vụ DNS service từ Command line, làm theo các bước sau:
Bước 1: Mở Command Prompt.
Bước 2: Dừng DNS server, nhập vào lệnh sau:
net stop dnscache
Chờ kết quả hiện ra như sau:
The DNS Client service was stopped successfully.
Bước 3: Khởi động lại dịch vụ DNS bằng cách gõ:
net start dnscache
Chờ kết quả hiện ra như sau:
The DNS Client service was started successfully.
– Sử dụng Windows Services Manager
Đây là cách khởi động lại DNS Client service bằng Windows Services:
Bước 1: Gõ Services trong ô tìm kiếm trên Windows.
Bước 2: Kéo xuống và tìm tùy chọn DNS Client.
Bước 3: Nhấn nút Restart Service.
4. Thay đổi DNS server
Nếu xóa cache vẫn không được, bạn có thể thử đổi DNS server trên máy. Mặc định, máy tính của bạn sẽ dùng DNS của nhà mạng. Bạn có thể đổi thông tin nameserver này sang Google DNS hoặc OpenDNS.
– Đổi DNS server trên Windows
Bước 1: Tại thanh Tìm kiếm > Gõ Control Panel > Chọn mở Control Panel.
Bước 2: Chọn vào Network and Sharing Center.
Bước 3: Chọn Change adapter settings.
Bước 4: Click chuột phải vào Wi-Fi > Chọn Properties.
Bước 5: Tìm tùy chọn Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4) trong danh sách > Chọn Use the following DNS server addresses > Nhấn vào nút OK để lưu lại thay đổi.
Nếu bạn muốn dùng Google Public DNS, thêm các dòng sau:
8.8.8.8
8.8.4.4
– Đổi DNS server trên macOS
Bước 1: Nhấn vào biểu tượng Apple trong ô trên cùng bên trái và chuyển tới System Preferences.
Bước 2: Chọn Network và chọn kết nối Internet Connection bạn đang dùng > Nhấn nút Advanced.
Bước 3: Chuyển tới tab DNS > Nhấn dấu + và nhập vào DNS server mới – Google Public DNS hoặc OpenDNS như hình bên dưới > Nhấn nút OK để lưu lại thay đổi.
5. Kiểm tra lại URL
Trong nhiều trường hợp, URL sai là nguyên nhân của DNS_PROBE_FINISHED_NXDOMAIN. Ví dụ: Nếu bạn nhập sai số www trước tên miền, bạn có thể gặp sự cố, bất kể đó có phải là trang web WordPress hay không.
Ví dụ: Nếu bạn đã nhập ww.bbc.com thay vì www.bbc.com, bạn sẽ gặp lỗi DNS_PROBE_FINISHED_NXDOMAIN.
6. Reset Chrome Flags
Google Chrome là một trình duyệt web cho phép người dùng thử các chức năng không chính thức. Các chức năng này đang trong quá trình phát triển và vì vậy có thể không chạy được mượt mà trên mọi thiết bị. Một vài chức năng thậm chí gây ra vấn đề với kết nối.
Nếu bạn gặp lỗi DNS_PROBE_FINISHED_NXDOMAIN, bạn có thể thử reset lại các tính năng này, có thể chúng là nguyên nhân gây ra lỗi. Bạn chỉ cần gõ trên thanh địa chỉ:
chrome://flags/
Bạn sẽ thấy hiện lên một trang Chrome thể hiện toàn bộ tính năng của Chrome. Nhấn nút “Reset all” trên cùng. Sau đó, tắt và mở lại Chrome là được:
Quan trọng: Google Chrome cho phép người dùng thử nghiệm một số tính năng mới. Vì nhiều khi nó vẫn đang phát triển, không phải tính năng nào cũng hoạt động mượt mà. Nó có thể gây hại tới kết nối, nên hãy cẩn thận sử dụng chúng.
7. Kiểm tra file hosts
Host file là file local trên máy tính của bạn dùng để trỏ domain tới IP address. Máy tính của bạn sẽ ưu tiên file host trước nếu bạn muốn truy cập website. Nếu trong file host không có bản đồ map domain với IP, máy của bạn mới tìm đến DNS server để kiểm tra IP của domain truy cập là gì.
Nên bạn nên xem lại file host xem có địa chỉ nào đặc biệt. Nó có thể là nguyên do gây lỗi DNS_PROBE_FINISHED_NXDOMAIN.
– Cách mở file hosts trên Windows
Bước 1: Chuột phải vào Notepad > Chọn Run as administrator.
Bước 2: Chuyển tới File > Chọn Open > Đổi đuôi file từ Text Documents (*.txt) sang All Files.
Bước 3: Nếu tên miền và địa chỉ IP của website có trong file host, hãy xóa nó, và lưu lại thay đổi dòng record đó.
– Cách mở file hosts trên macOS
Bước 1: Mở Terminal bằng Launchpad.
Bước 2: Nhập lệnh sau để chạy Nano Editor dưới quyền admin.
sudo nano /private/etc/hosts
Bước 3: Nhập mật khẩu > Bạn được chuyển tới file hosts.
Bước 4: Xóa những thông tin liên quan đến tên miền > Lưu lại thay đổi và nhấn Control + O.
8. Reset cài đặt router
Lỗi “Server IP address could not be found” đôi khi là do router bị cấu hình sai. Nếu bạn không chắc mình hoặc người khác đã thực hiện những thay đổi nào đối với router, hãy đặt lại tất cả cài đặt và xem liệu nó có giải quyết được sự cố không.
Hãy nhớ rằng reset router sẽ xóa cấu hình của bạn. Tùy từng trường hợp, bạn có thể cần phải cấu hình lại router để hoạt động với nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP).