Cách test laptop cũ, Kinh nghiệm mua laptop cũ

Cách test laptop cũ, Kinh nghiệm mua laptop cũ .Các bước kiểm tra tổng thể một chiếc Laptop Cũ đã qua sử dụng. Để kiểm tra một chiếc Laptop Cũ chúng ta sẽ thực hiện các bước xem xét chiếc Laptop từ ngoài vào trong, từ các phần cứng cho đến thông số kĩ thuật mềm trong máy, đánh giá và xem xét để lựa chọn một chiếc Laptop Cũ phù hợp với nhu cầu sử dụng và khả năng tài chính của bạn.
Cách test laptop cũ, Kinh nghiệm mua laptop cũ
Cách test laptop cũ, Kinh nghiệm mua laptop cũ

1) Kiểm tra ngoại hình


Đầu tiên là vỏ máy, phần mà bất cứ ai khi nhìn vào một chiếc Laptop cũng có thể thấy đầu tiên. Chúng ta có thể đánh giá màu sắc, chất liệu, độ xước xát, độ nguyên vẹn của vỏ máy có phù hợp hay nằm trong phạm vi chấp nhận được của bạn không ? Vì là Laptop Cũ nên khó có thể tránh khỏi tình trạng xước xát, vì thế nên bạn cũng đừng quá khó khăn trong việc lựa chọn, hãy chọn những chiếc Laptop với ngoại hình vừa tầm chứ đừng quá hoàn hảo, hay không tì vết như Laptop Mới.

Kiểm tra các góc cạnh trên vỏ máy​
Kiểm tra các góc cạnh trên vỏ máy​

 

Tiếp đó kiểm tra các chi tiết trên máy như màn hình có bị xước, vỡ không ? phím có bị bong tróc, mất phím không ? Bàn di chuột có lung lay, không chắc chắn ? Hãy chắc chắn rằng các bộ phận này vẫn còn hoạt động bình thường.

Kiểm tra các chi tiết trên máy như màn hình, bàn phím, bàn di chuột.​
Kiểm tra các chi tiết trên máy như màn hình, bàn phím, bàn di chuột.​

 

Nếu bạn tìm kiếm một chiếc Laptop để làm việc, hãy kiểm tra xem chiếc Laptop có đầy đủ các cổng kết nối mà bạn cần sử dụng không, hãy kiểm tra mức độ han gỉ, các chân kết nối có bị gãy không ? Chắc chắn rằng sẽ không có vấn đề gì về cổng kết nối để sau này bạn sẽ phục vụ các công việc thuyết trình,…

Kiểm tra các cổng kết nối​
Kiểm tra các cổng kết nối​
 

Kiểm tra tem trên màn hình, pin (nếu là pin ngoài), đế máy. Tem sẽ cho biết nguồn gốc và khả năng các linh kiện có còn nguyên zin 100% theo máy hay là đã bị thay thế hoặc sửa chữa không. Nhưng thông tin này chỉ là tương đối chính xác chứ không hoàn toàn là 100%, vì rất nhiều lý do như tem dán là của cửa hàng hoặc khi nhập máy cửa hàng có thể mở máy ra để kiểm tra, khiến tem bị bong tróc. Tuy độ chính xác không cao, nhưng những máy có tem thường đảm bảo tránh rủi ro hơn so với máy tem đã bị bóc.

Kiểm tra tem góc màn hình và dưới đế máy​
Kiểm tra tem góc màn hình và dưới đế máy​

 

Nếu được phép thì chúng ta có thể mở máy ra kiểm tra chính xác các linh kiện bên trong, ở phần kiểm tra này cần phải có những người có kinh nghiệm hoặc thợ Laptop mới đủ trình độ để kiểm tra chính xác. Duylinhlaptop chỉ hướng dẫn bạn xem xét sơ qua các mạch điện tử xem có bị han rỉ hoặc có dấu hiệu sửa chữa như hàn xì khiến mạch điện bị xỉn màu không ?

Tháo nắp máy, kiểm tra tình trạng linh kiện bên trong​
Tháo nắp máy, kiểm tra tình trạng linh kiện bên trong​
 

2) Kiểm tra thông số kĩ thuật


Khi đã khá ưng ý với ngoại hình chiếc máy Laptop Cũ bạn đã lựa chọn, chúng ta bắt đầu xem xét cấu hình hay thông số kĩ thuật của máy.

Kiểm tra thông số CPU, RAM

C1: Mở dxdiag trong RUN bằng phím tắt Window+R

C2: Mở dxdiag trong công cụ tìm kiếm Start

C3: Kiểm tra bằng cửa sổ System bằng cách Click chuột phải Computer và chọn Properties

Chip (CPU) là chỉ số ảnh hưởng lớn đến tốc độ xử lý của máy Laptop, nếu chỉ kiếm tra sơ lược qua chúng ta nên chú ý xem CPU này có bao nhiêu nhân và luồng, tần số cơ sở là bao nhiêu Ghz. Thông thường các chỉ số này càng cao thì tốc độ xử lý càng nhanh. Để kiểm tra chính xác nhất chúng ta có thể tra thêm thông tin về CPU trên Google hoặc bình luận bài viết phía dưới Duylinhlaptop sẽ giải đáp một cách nhanh chóng. Với chỉ số Ram, nếu sử dụng để lướt web, giải trí mạng thì chỉ cần 2Gb là đủ, nhưng nếu để làm việc văn phòng phục vụ đánh máy văn bản, mở nhiều trình duyệt web thì nên lựa chọn mức ram 4Gb. Đối với người dùng cần sử dụng các ứng dụng chuyên dụng, ngốn nhiều bộ nhớ, thì nên sử dụng với mức ram từ 8GB trở lên để tối ưu hiệu suất công việc. Tùy thuộc vào từng model máy khác nhau mà ram có thể nâng cấp và thay thế, chúng ta có thể nâng cấp từ ram 2Gb lên 4Gb hoặc 4Gb lên 8Gb nhanh chóng dễ dàng, vì vậy đừng ngại bỏ thêm một chút chi phí để nâng cấp chiếc Laptop Cũ của bạn giúp sử dụng tốt hơn.
Kiểm tra thông số card Onboard

C1: Trong cửa sổ Dxdiag chọn thẻ Display

C2: Mở cửa sổ Device Manager bằng cách click chuột phải Computer -> Manage -> Device Manager -> Display adapters.​Đối với những chiếc Laptop chỉ hiển thị một tab Display trong cửa sổ Dxdiag hay một Driver Intel trong cửa sổ Device Manager thì thường chỉ chạy card Onboard, muốn hiểu thêm về thông số chính xác của card Onboard đang sử dụng thì người dùng có thể tìm kiếm trên Google hoặc comment bên dưới để Duylinhlaptop giải đáp nhanh chóng. Đối với dòng card Onboard, tên gọi thường bắt đầu bằng Intel, khả năng hỗ trợ xử lý đồ họa của dòng card Onboard kém hơn so với các dòng card rời, nhưng sử dụng rất ổn định, ít khi gặp lỗi, nhiệt độ sử dụng không quá nóng, giúp máy có độ bền tốt hơn.

Kiểm tra thông số card rời

C1: Chọn thẻ Render (Nếu có) trong cửa sổ Dxdiag

C2: Mở cửa sổ Device Manager bằng cách click chuột phải Computer -> Manage -> Device Manager -> Display adapters.

Một số dòng card rời Laptop sẽ không hiển thị thẻ Render trong cửa sổ Dxdiag, nên để kiểm tra chính xác nhất thì người dùng nên mở cửa sổ Device Manager để xem chi tiết, với Driver ghi tên Intel là dòng card Onboard và Driver ghi tên NVIDIA hoặc AMD là card rời. Thông số chi tiết về card đồ họa có thể tra tên trên Google hoặc comment phía dưới để Duylinhlaptop giải đáp một cách nhanh chóng. Dòng Laptop Cũ có Card rời cho khả năng xử lý đồ họa cực tốt, phục vụ quá trình render hình ảnh, video danh chóng. Ngoài ra nếu muốn xử lý các chương trình đồ họa thì không thể nào thiếu card rời được, nhưng khi sử dụng máy sẽ rất nóng, hoạt động liên tục sẽ gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của Laptop.

Kiểm tra dung lượng ổ cứng

Mở cửa sổ Disk Management bằng cách click chuột phải Computer -> Manage -> Disk Management để kiểm tra ổ cứng​Ổ cứng trên Laptop là phần lưu trữ dữ liệu, dung lượng ổ cứng càng lớn, mức độ lưu trữ dữ liệu càng nhiều. Thông thường với ổ HDD Laptop có các mức dung lượng: 80Gb, 160Gb, 250Gb, 500Gb, 1Tb, … Đối với ổ SSD trên Laptop thì có các mức dung lượng 30Gb, 60Gb, 80Gb, 120Gb, 128Gb, 240Gb, 256Gb, 500Gb. Chỉ số dung lượng ổ cứng khi hiển thị trong máy tính sẽ ít hơn dung lượng thật một chút vì phải chừa một phần để chạy hệ thống, vì thế nên người dùng cần dựa vào các mức dung lượng cơ bản trên để kiểm tra so sánh với dung lượng trong máy tính để tìm ra chính xác mức dung lượng ổ cứng.

Kiểm tra độ phân giải màn hình

Mở cửa sổ Display bằng cách click chuột phải ngoài Desktop (nền) -> Dispaly settings -> Display.​

Thông số trong thuộc tính Resolution của cửa sổ Display sẽ cho biết màn hình có độ phân giải bao nhiêu. Độ phân giải càng lớn, đồng nghĩa với việc hình ảnh sẽ càng chi tiết, sắc nét. Thông thường các dòng Laptop phổ thông sẽ có các cấp độ phân giải như sau: 1366x768px, HD(1600x900px), Full HD(1920x1080px). Với các dòng Laptop cao cấp thì sẽ có độ phân giải cao đến 2K, 4K.

Nguồn tinhte- Duy Linh

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);