Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống điều hòa ô tô đúng cách, hiệu quả nhất.

Hệ thống điều hòa trên xe ô tô là một bộ phận cần được bảo dưỡng và kiểm tra thường xuyên vì tầng suất hoạt động của bộ phận này gần như liên tục. Dưới đây Ngolongnd gửi đến bạn các bước kiểm tra hệ thống điều hòa của xe ô tô đúng cách để giúp chúng hoạt động hiệu quả và nền bỉ hơn.

Cấu tạo của hệ thống làm lạnh xe ô tô

Để có thể tự kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống lạnh, các chủ xe cần nắm được cấu tạo của hệ thống máy lạnh trên ô tô, các chi tiết bên trong máy lạnh ô tô bao gồm:

Dàn lạnh: đóng vai trò như nơi hấp thụ nhiệt độ từ khoang cabin của xe, nguyên tắc hoạt động của dàn lạnh là chuyển môi chất làm lạnh thành dạng khí và đưa vào máy nén.

Máy nén: nhiệm vụ của máy nén là tiếp nhận môi chất làm lạnh dạng khí trở về dạng lỏng và nâng cao áp suất của môi chất làm lạnh lên sau đó tiến hành đưa vào dàn nóng và chi tiết này kim luôn nhiệm vụ điều phối môi chất làm trong hệ thống làm lạnh của ô tô.

Dàn nóng: bộ phận này đảm nhiệm vai trò là bộ tản nhiệt, nguyên tắc hoạt động của dàn nóng là tiếp nhận môi chất làm lạnh sau đó chuyển đổi thành dạng lỏng sau đó chất lỏng này được chuyển sang van giảm áp.

Van giảm áp: tiếp nhận môi chất dạng lỏng và chuyển thành dạng phun sương, trong quá trình chuyển đổi này áp suất của môi chất đột ngột giảm mạnh mang không khí mát đến khoang cabin của xe.

Bộ lọc khô: giúp bài trừ hơi nước mỗi khi môi chất được đẩy ra khỏi dàn nóng và ngăn chặn tình trạng nước đóng băng.

Hướng dẫn kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống làm lạnh trên xe ô tô

Các bạn nên quan sát và đọc kỹ về nguyên tắc hoạt động và cấu tạo của dàn lạnh để có thể nắm rõ thêm thông tin vì nó sẽ giúp ích cho việc kiểm tra rất nhiều, nếu đã nắm rõ về cấu tạo của dàn lạnh trên xe ô tô rồi thì tiếp tục kiểm tra các bộ phận sau đây nhé.

Hướng dẫn kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống làm lạnh trên xe ô tô

Các bạn nên quan sát và đọc kỹ về nguyên tắc hoạt động và cấu tạo của dàn lạnh để có thể nắm rõ thêm thông tin vì nó sẽ giúp ích cho việc kiểm tra rất nhiều, nếu đã nắm rõ về cấu tạo của dàn lạnh trên xe ô tô rồi thì tiếp tục kiểm tra các bộ phận sau đây nhé.

Hướng dẫn kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống làm lạnh trên xe ô tô

Các bạn nên quan sát và đọc kỹ về nguyên tắc hoạt động và cấu tạo của dàn lạnh để có thể nắm rõ thêm thông tin vì nó sẽ giúp ích cho việc kiểm tra rất nhiều, nếu đã nắm rõ về cấu tạo của dàn lạnh trên xe ô tô rồi thì tiếp tục kiểm tra các bộ phận sau đây nhé.

Kiểm tra lọc gió

Lọc gió là một trong những chi tiết khá quan trọng trong việc mang không khí sạch và mát đến cho khoang cabin của xe, nếu quá nhiều bụi vướng trên thành lọc gió sẽ cản trở cho việc không khí lạnh thoát ra từ hệ thống điều hòa, tuy nhiên bộ phận này tương đối dễ vệ sinh và thay mới khi cần thiết.

Thông thường khi mua xe, các nhà sản xuất thường có lời khuyên cho khách hàng là nên thay hệ thống lọc gió sau khoảng 02 năm hoạt động để đảm bảo cho không khí trong xe được sạch và hệ thống làm lạnh hoạt động hiệu quả hơn, khi lựa chọn bộ lọc gió mới các chủ xe có thể chọn cho mình loại chứa than hoạt tính giúp lọc không khí sạch hơn tăng cường tuổi thọ cho bộ lọc.

Kiểm tra hiệu suất hoạt động của dàn lạnh

Nếu đã kiểm tra hệ thống lọc gió điều hòa rồi nhưng máy lạnh vẫn không tốt lên được thì lúc này chủ xe nên kiểm tra toàn bộ hệ thống làm lạnh để tìm ra nguyên nhân khiến hiệu suất làm việc của máy lạnh kém đi.

Cách kiểm tra hiệu suất làm việc của máy lạnh như sau, khi đề máy khởi động xe, chủ xe nên để xe hoạt động ở vòng tua thứ 2000 vòng/phút sau đó bật điều hòa hết công suất và giữ nguyên hiện trạng như vậy khoảng 10 phút, tiếp đến bạn lấy một nhiệt kế đặt trước cửa điều hòa nếu thấy nhiệt độ trên nhiệt kế hiển thị thấp hơn nhiệt độ bên ngoài môi trường khoảng 15 độ tức là điều hòa vẫn hoạt động tốt và không có vấn đề gì.

Kiểm tra kính trong (mắt ga)

Đối với một số nhà sản xuất họ khá quan tâm về hiệu suất làm việc của máy lạnh nên đã tinh tế thêm vào một kính trong vào phía trong bộ lọc khô của dàn lạnh để tiện cho việc kiểm tra hiệu suất hoạt động, cách kiểm tra hệ thống làm lạnh bằng kính trong như sau:

  • Kính trong không xảy ra hiện tượng gì cả: thì rất có thể lượng môi chất bên trong có thể đã cạn và lúc này chủ xe cần mang xe ra các nơi bảo dưỡng để họ bổ sung thêm
  • Kính có bọt khí: cho thấy điều hòa của bạn đạng bị thiếu Gas, việc cần làm lúc này là bổ sung Gas, tốt nhất bạn nên nạp đầy lượng Gas.

Kiểm tra áp suất của các đường vận chuyển môi chất

Nếu tại nhà có đầy đủ dụng cụ và thiết bị thì bạn nên kiểm tra luôn cả áp suất của các đường vận chuyển môi chất, hai đồng hồ đo áp suất sẽ được đặt tại hai vị trí đường cao áp và đường hạ áp của hệ thống làm lạnh, áp suất ở mức 25-35 PSI đối với đường cao áp và áp suất ở mức 170-200 PSI đối với đường hạ áp thì hệ thống điều hòa của bạn đang hoạt động tốt, không cần phải lo lắng gì đâu nhé.

 

Tuy nhiên, áp suất có thể xảy ra một trong 03 trường hợp sau thì bạn cần xem lại hệ thống điều hòa của mình nhé:

  • Trường hợp thứ nhất: Các vết nứt và rò rỉ ở đường ống hoặc xuất hiện ở hai dàn nóng hoặc lạnh sẽ khiến cho áp suất ở hai đường cao áp và hạ áp đều sụt giảm.
  • Trường hợp thứhai: Nếu nạp lượng Gas quá mức hoặc hai đường ống cao áp và hạ áp bị tắc nghẽn bởi tạp chất sẽ khiến cho áp suất ở cả hai đường vượt ngưỡng cho phép.
  • Trường hợp thứ ba: Nếu một đường áp suất không đạt chuẩn và đường còn lại vượt ngưỡng cho phép thì có thể đường cao áp đang bị tắc nghẽn.

Với những gì đã chia sẽ Ngolongnd mong có thể giúp các bạn có thể hiểu hơn về hệ thống  điều hoà ô tô cũng như bảo dưỡng tốt bộ phận điều hoà ô tô của mình. Xin cám ơn !

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);