Cách kiểm tra tra MOTOR gạt nước trực tiếp trên ô tô ?

Motor gạt nước ô tô là một hệ thống có khả năng đảm bảo cho người lái xe có thể nhìn được rõ ràng đường đi bằng cách gạt sạch nước mưa trên phần kính trước và kính sau của ô tô khi trời mưa. Hệ thống có thể làm sạch được các bụi bẩn trên kính chắn gió ở phía trước xe nhờ vào những tấm lưỡi gạt mưa. Vậy trong hệ thống này có cấu tạo và nguyên lý hoạt động ra sao?

Các loại motor gạt nước ô tô

Motor gạt nước ô tô bao gồm có các bộ phận như: lưỡi gạt mưa, thanh giằng gạt mưa, motor gạt mưa. Trong đó, bộ phận lưỡi gạt mưa của ô tô còn được gọi là chổi gạt mưa, lá lúa gạt mưa hay là tay cần gạt mưa,… chính là bộ phận quan trọng đối với hệ thống gạt mưa của xe.

Đặc biệt, trong những ngày trời đổ mưa hay mặt kính bị bám bụi bẩn, bộ phận này sẽ có nhiệm vụ là loại bỏ những vật cản ra khỏi kính chắn gió, nhờ đó giúp người lái xe có 1 tầm nhìn tốt hơn trong khi điều khiển xe. Do đó, hệ thống gạt mưa được xem là bộ phận vô cùng quan trọng, không thể thiếu được của ô tô.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của motor gạt nước ô tô

Cấu tạo

Hệ thống gạt mưa ô tô gồm những bộ phận cơ bản sau:

Cụm công tắc của gạt mưa: Tùy thuộc vào từng mẫu xe cũng như từng phiên bản mà hệ thống công tắc gạt nước mưa của ô tô có các chế độ điều khiển không giống nhau. Về cơ bản, motor gạt mưa sẽ có những chế độ như: bật/ tắt để phun nước rửa kính, còn đối với chức năng gạt nước mưa thì sẽ có nhiều chế độ như: Off – tắt, Low – gạt nước với tốc độ chậm, High – gạt nước với tốc độ nhanh, Mist – đi trong tiết trời nhiều sương mù, INT – chế độ gạt gián đoạn.

Motor gạt mưa

Là động cơ điện 1 chiều (DC) có 2 tốc độ quay đó là nhanh và chậm. Công tắc dạng cam sẽ có tác dụng làm cho motor gạt mưa luôn dừng lại ở một vị trí cố định. Vậy cho nên thanh gạt nước mưa luôn được đảm bảo là phải dừng đúng điểm dưới cùng của cửa kính chắn gió khi bạn bấm tắt công tắc gạt nước. Công tắc này có bộ phận đĩa cam được xẻ rãnh hình chữ V cùng với 3 điểm tiếp xúc.

Khi công tắc gạt nước đi đến vị trí LO/ HI, điện áp ắc quy lúc này sẽ được đặt vào mạch điện để đi vào motor gạt nước ô tô và thông qua công tắc của hệ thống sẽ làm cho motor gạt nước chuyển động quay.

Tuy nhiên, trong thời điểm công tắc gạt nước đang tắt, nếu như tiếp điểm P2 đang ở vị trí tiếp xúc mà không phải là vị trí rãnh, thì điện áp lúc này của ắc quy cũng vẫn được đặt vào mạch điện. Đồng thời, dòng điện đi vào motor gạt nước và tới tiếp điểm P1 rồi chạy qua tiếp điểm P2 để làm cho motor gạt nước tiếp tục quay.

Sau đó, bằng việc quay chiếc đĩa cam làm cho tiếp điểm P2 nằm ở vị trí rãnh, dòng điện sẽ không thể đi vào mạch điện và lúc này motor hệ thống gạt nước ô tô sẽ dừng lại. Tuy nhiên, do quán tính không đổi của phần ứng, motor không chịu dừng ngay lập tức mà vẫn tiếp tục chuyển động quay thêm một chút. Kết quả là tiếp điểm P3 sẽ vượt qua điểm dẫn điện của chiếc đĩa cam.

Lúc này, motor sẽ thực hiện việc đóng mạch như sau:

Phần ứng => Cực (1) của motor gạt mưa => công tắc gạt mưa => cực S của motor gạt mưa ô tô => tiếp điểm P1 => P3 => quay lại phần ứng. Vì phần ứng tạo ra 1 sức điện động chạy ngược chiều trong mạch đóng này nên quá trình hãm motor được thực hiện bằng điện và motor được dừng lại ngay tại 1 điểm cố định.

Bơm nước rửa kính: Bơm nước là 1 bộ phận trong hệ thống gạt nước mưa ô tô, được xem là một máy bơm ly tâm hoạt động phụ thuộc vào động cơ điện một chiều. Bơm nước đảm nhiệm vụ hút nước từ trong bình chứa để phun tới kính chắn gió thông qua hệ thống ống dẫn nước cùng với vòi phun.

Nguyên lý hoạt động của motor gạt nước ô tô

Hoạt động liên kết vào trong vòi phun nước: Hệ thống này sẽ vận hành các motor gạt nước phía trước với tốc độ thấp. Ngay khi phun nước rửa kính ra thì công tắc phun nước cũng được bật lên trong khoảng thời gian từ 0.3 giây trở lên.

Hệ thống gạt nước mưa ô tô trước vận hành ở tốc độ thấp hơn trong khoảng thời gian là 2.2 giây, sau đó sẽ ngừng hoạt động khi hệ thống công tắc đã được bật On trong khoảng thời gian từ 1.5 giây trở lên.

Hoạt động gián đoạn của motor gạt nước mưa:

Hệ thống điều khiển cần gạt nước ô tô ở phía trước sẽ gạt 1 lần trong khoảng từ 1.6 – 10.7 giây sau khi bạn đã bật công tắc của cần gạt nước phía trước đi tới vị trí INT. Bạn có thể điều chỉnh cho chu kỳ gạt có thời gian từ 1.6 – 10.7 giây bằng cách điều chỉnh vòng xoay và chu kỳ gạt nước gián đoạn.

Khi công tắc gạt nước đang được bật chế độ INT, dòng điện sẽ chạy từ tụ điện đã được nạp có tên là C1 qua các cực INT1 và cực INT2 của công tắc điều khiển gạt nước và đi tới transistor Tr1. Khi Tr1 đang bật ON, dòng điện sẽ chạy từ cực S của công tắc điều khiển để tới cực 1 của công tắc, tiếp đến cực 1 của motor cần gạt nước, sau đó tới motor gạt nước và cuối cùng là tới mass của thân xe và làm cho motor gạt nước mưa của ô tô hoạt động.

Tại thời điểm này, dòng điện sẽ chạy từ tụ điện C1 đi đến cực INT1 của hệ thống công tắc điều khiển cần gạt nước và sau đó chạy tới cực INT2. Khi dòng điện chạy từ tụ điện C1 dừng, Tr1 sẽ bị ngắt để có thể ngừng tiếp điểm rơ le và cả motor gạt nước. Khi tiếp điểm của rơ le đang tắt, tụ điện C1 sẽ bắt đầu được nạp điện trở lại và lúc này Tr1 vẫn tắt cho đến khi quá trình nạp điện kết thúc. Thời gian này thường tương ứng với thời gian motor gạt gián đoạn.

Khi tụ điện C1 đã được nạp đầy: Tr1 lúc này sẽ bật lên và sau đó tiếp điểm của rơ le sẽ đóng nút ON, làm cho motor gạt nước hoạt động trở lại. Chu kỳ này còn được gọi là chu kỳ hoạt động gián đoạn. Thời gian gạt nước gián đoạn có thể điều chỉnh lại được bằng cách sử dụng vòng điều chỉnh thời gian để gạt gián đoạn (tức là biến trở) để có thể thay đổi được thời gian nạp của tụ điện C1.

Sơ đồ mạch điện động cơ

Motor gạt mưa thường hoạt động giống như motor bình thường, đều có phần stator cũng như rotor giúp cho motor quay. Tuy nhiên, với thiết kế có thêm đĩa cam (cam plate) để cho motor có thể dừng được đúng điểm cần dừng, ngay cả khi tài xế đã bật off tại một vị trí bất kỳ.

Trên các loại xe du lịch hiện nay, đa số thường được đấu mạch âm chờ (đấu mass sẵn cho hệ thống motor gạt mưa). Tuy nhiên, vẫn có những chiếc xe được đấu IC ngoài và đấu nối mạch dương chờ. Loại mạch âm chờ thông thường có IC được tích hợp sẵn để có thể điều khiển được chế độ INT (chế độ gạt gián đoạn).

Các lỗi thường gặp và cách khắc phục của motor gạt nước ô tô

Gạt nước hoạt động theo cả 2 hướng

Nếu như cần gạt nước thực hiện đẩy nước theo cả 2 hướng thì có thể xe ô tô đã gặp phải 1 trong những vấn đề như: Lưỡi gạt nước bị mòn, kính chắn gió hoặc đôi khi là cần gạt nước bị bẩn, có thể là nước rửa kính có vấn đề.

Lúc này, bạn hãy sử dụng loại nước rửa kính mới, tiến hành lau sạch kính chắn gió và phần lưỡi gạt bằng giẻ sạch, ẩm, nếu không hiệu quả thì cần thay lưỡi gạt mới.

Cần gạt không thể làm sạch được vết bẩn bề mặt kính

Đây được xem là 1 trong những sự cố phổ biến nhất mà các lái xe thường gặp khi sử dụng hệ thống gạt nước mưa để rửa kính. Hệ thống này khi đã được bật lên vẫn hoạt động bình thường nhưng thực tế lại không thể gạt sạch được bụi bẩn hay nước mưa còn đọng ở trên bề mặt kính.

Lúc này, bạn nên kiểm tra lại phần chổi gạt. Nếu thấy bộ phận này đã mòn, bề mặt cao su lại bị chai cứng hay rạn nứt ra thì tốt nhất nên thay chiếc chổi gạt mới. Ngay sau khi đã thay chổi gạt, chúng ta nên sử dụng dung dịch rửa kính và khăn vải mềm, ẩm để tiến hành lau sạch các bụi bẩn còn bám dính ở trên bề mặt kính.

Cần gạt không thể khớp vào kính

  • Khi rửa xe hoặc đỗ ô tô ở dưới trời nắng nóng, nhiều tài xế thường có thói quen là dựng thẳng cần gạt lên để vệ sinh. Làm như vậy còn tránh cho bề mặt cao su chổi gạt bị biến dạng mỗi khi tiếp xúc với bề mặt kính đang ở nhiệt độ cao. Tuy nhiên, thao tác này nếu thực hiện không cẩn thận sẽ rất dễ làm cong cần gạt và làm cho chổi gạt không được khít vào bề mặt kính.
  • Khi đó, bạn nên chỉnh lại cần gạt, nếu như độ cong vênh của nó quá lớn thì tốt nhất nên thay 1 chiếc cần gạt mới.

 

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);