Để vệ sinh hệ thống lọc bể cá, đầu tiên bạn cần tháo bộ lọc. Việc này sẽ dễ hơn nếu bạn tháo bớt nước trong bể cá và miếng mút trong bộ lọc ra trước. Sau đó, rửa sạch bộ lọc trong nước lạnh để lấy hết cặn bẩn, dùng bàn chải dài để vệ sinh bên trong ống lọc. Bộ lọc sạch sẽ giúp nước trong bể sạch lâu hơn.
Dù trông các viên sỏi dưới đáy bể cá có vẻ sạch đấy nhưng thực tế có thể là không phải vậy. Sỏi rất dễ bám bẩn các thức ăn thừa và chất thải của cá rơi xuống. Nếu để sỏi bẩn quá lâu, có thể khiến nấm mốc tích tụ lại.
Cách làm sạch sỏi trong bể cá rất đơn giản. Bạn chỉ cần tháo nước bể cá cho đến khi chỉ còn cách mặt sỏi khoảng 1cm. Sau đó, dùng tay kỳ cọ sơ chất bẩn bám trên sỏi và xả sơ lại dưới vòi nước. Trong quá trình vệ sinh sỏi, bạn không cần chà sạch chúng quá kỹ lưỡng. Bởi chúng ta cần giữ lại một lượng vi khuẩn có lợi cho cá.
Nếu bạn đang tìm hiểu về mẹo dọn bể cá, có lẽ bạn cũng biết rằng tuyệt đối không nên dùng hoá chất để vệ sinh bể cá. Tuy nhiên đôi khi sẽ an toàn hơn cho những chú cá cảnh nếu các đồ vật trang trí trong bể được làm sạch bằng một loại chất tẩy vệ sinh, thay vì cứ để bám cặn bẩn quá lâu trong bể.
Hãy lấy hết đồ trang trí ra khỏi bể và ngâm trong dung dịch thuốc tẩy và nước nóng theo tỷ lệ 1:9. Và lưu ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên vỏ sản phẩm chất tẩy. Bạn nhớ đừng quên rửa sạch lại các đồ trang trí với nước nóng một lần nữa trước khi đặt lại vào bể nhé!
Cách vệ sinh bể cá thủy sinh như thế nào? Lau kính có lẽ là một trong những nhiệm vụ đơn giản nhất trong quy trình vệ sinh bể cá cảnh. Để giúp lau sạch mặt trong của kính, bạn có thể dùng dụng cụ lau kính nam châm vệ sinh bể cá làm từ tảo biển để lau mặt kính phía trong và phần đáy.
Để lau mặt ngoài của kính, bạn có thể dùng nước xịt kính (như dung dịch lau cửa kính Cif). Sau đó, lau lại bằng khăn khô để mặt kính được sạch bóng. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm cách tẩy kính bể cá bị ố.
Những điều cần lưu ý khi thay nước bể cá
Mặc dù việc lau dọn sơ qua cũng rất hiệu quả và thường là một trong những phương pháp tốt với các gia đình có vật nuôi. Tuy nhiên, bạn vẫn nên lau dọn kỹ vài tuần một lần. Việc lau dọn kỹ bao gồm thay nước trong bể cá nhưng không đơn thuần chỉ là tháo nước bể ra và thay nước mới vào.
Các chú cá cảnh thường chỉ quen với môi trường sống của chúng. Vì thế, nếu môi trường này bị đột ngột thay đổi, cá rất dễ bị ốm và chết. Do đó, bạn nên cân bằng giữa việc vệ sinh bể cá và duy trì môi trường sống quen thuộc cho chúng.
Nếu bạn thường thay nước hai tuần một lần, bạn chỉ nên thay 15% lượng nước trong bể là vừa đủ cho bể sạch mà lũ cá không cảm thấy bị “lạ nhà”. Còn nếu bạn không thường xuyên dọn bể, bạn có thể thay nhiều nước hơn, khoảng 25% lượng nước trong bể.
Thay nước trong bể cá rất đơn giản. Bạn chỉ cần bỏ đi một lượng nước cũ trong bể và thay lại đúng bằng một lượng nước sạch. Nhưng cần chú ý nước không được nhiễm bất cứ chất tẩy vệ sinh nào. Ví dụ như, bạn không được sử dụng nước trong chậu giặt đồ. Trước khi đổ nước mới vào lại bể cá, bạn nên làm nước ấm lên để phù hợp với thể trạng loại cá bạn đang nuôi.
Bạn có thể hỏi thêm thông tin về nhiệt độ nước ở các cửa hàng bán cá cảnh. Nhưng ở mức thông thường thì sẽ là 18 độ C đối với loại cá nước lạnh; và khoảng 25 độ C đối với cá nhiệt đới quen sống trong môi trường nước ấm.
Làm sạch kính trong bể cá
Bạn hãy bắt đầu bằng việc lau sạch mặt kính bên trong bằng miếng chà tảo. Dù kính là chỉ là bề mặt xung quanh bể cá nhưng lại bám khá nhiều rêu và bụi bẩn. Nếu không được vệ sinh đúng cách sẽ khiến cá dễ chết lại gây ảnh hưởng đến vẻ thẩm mỹ của không gian. Bên cạnh việc sử dụng miếng chà tảo, bạn có thể sử dụng máy nạo tảo hoặc dao cạo kính.
Đối với các lớp cặn bẩn cứng đầu, bạn hãy dùng dao cạo để cạo sách. Bạn cần lưu ý nếu hồ các của bạn làm bằng kính acrylic, hãy sử dụng dạo cào bằng nhựa, bởi dao cạo tiêu chuẩn có thể làm xước acrylic.
Làm sạch đồ trang trí và đá bể cá
Cách vệ sinh đáy bể cả như thế nào? Sau khi làm sạch lớp kính bên trong, hãy tiến hành loại bỏ đá, cây nhân tạo hay đồ trang trí có rong rêu bị bẩn quá nhiều, làm sạch phụ kiện ít vết bẩn. Đặc biệt, bạn cần lưu ý không làm sạch chúng bằng xà phòng hay chất tẩy rửa. Điều này sẽ gây hại cho cá. Thông thường, bạn chỉ cần dùng dụng cụ cạo tảo trong nước ấm là có thể loại bỏ tảo và chất bẩn bám trên đá và thực vật.
Nếu bạn cần dùng chất tẩy rửa để loại bỏ cặn bẩn cứng đầu, hãy chuẩn bị dung dịch vệ sinh bể cá tẩy 10% và ngâm các vật dụng đó trong 15 phút. Sau đó cọ sạch và các vết bẩn còn sót lại. Xả sạch lại với vòi nước đến khi thấy nước trong và để khô tự nhiên trong không khí. Đừng đặt chúng trở lại bể cá cho đến khi không còn mùi clo nữa. Bạn có thể ngâm chúng trong nước có thêm chất khử clo (natri thiosunfat) giúp loại bỏ clo.
Ngoài ra, một số thực vật sống như lá, cây dương xỉ có thể tẩy trắng bằng dung dịch thuốc tẩy 5%, ngâm cây từ hai đến ba phút, sau đó rửa sạch. Ngoài ra, trong quá trình hút sạch sỏi, bạn nên đem các phụ kiện đá, đồ trang trí và cây cối ra khỏi bể để đảm bảo không có mảnh vụn nào khuấy lên từ sỏi sẽ đọng lại trên chúng.
Hơn nữa, hãy mua một cái xô mới và chỉ sử dụng để vệ sinh bể cá. Nếu bạn sử dụng một cái xô có chứa xà phòng hoặc chất tẩy rửa trong đó, bạn có thể đưa các hóa chất vào bể cá cảnh yêu quý của mình.
Syphon để làm sạch sỏi hồ cá
Cách làm sạch hồ cá tại nhà như thế nào? Thay vì sử dụng hóa chất để làm sạch sỏi hồ cá thì bạn có thể sử dụng Siphon bể cá để hút sạch các mảnh vụn. Trên thị trường có khá nhiều loại siphon có sẵn, bạn có thể tìm mua nhanh chóng. Phương pháp giúp làm sạch đống sỏi trong hồ cá của bạn dễ dàng. Hãy đảm bảo bạn hút bụi toàn bộ bề mặt của sỏi để tất cả bụi bẩn được loại bỏ.
Kết hợp với việc hút sỏi, bạn có thể tiến hành thay nước trong bể cá của bạn bằng nước khử Clo. Khi thay nước, hãy lưu ý đến nhiệt độ nước thay thế cùng nhiệt độ với nước trong hồ cá. Bạn cũng nên rút phích cắm máy sưởi trong khi thay nước để tránh tình trạng tiếp xúc không khí gây giảm mực nước. Bạn chỉ cần thay khoảng 25% lượng nước hàng tháng là phù hợp.
Lau kính và các phụ kiện bên ngoài
Sau khi hoàn tất quá trình vệ sinh bên trong bể cá, bạn hãy tiến hành làm sạch bên ngoài bể. Lau sạch máy hút mùi, đèn chiếu sáng, nắp bể và cả mặt kính bên ngoài. Vì nước lau kính thông thường chứa amoniac gây hại cho cá, bạn nên sử dụng giấm hoặc các chất tẩy rửa chuyên dụng có thành phần an toàn cho bể cá. Đừng quên lau lại các bề mặt kính bằng khăn ẩm sạch.
Cách vệ sinh bộ lọc bể cá sau hai tuần
Cách vệ sinh bể cá mới mua như thế nào? Sau khi bạn vệ sinh bể cá từ trong ra ngoài, bạn nên đợi hai tuần rồi mới tiến hành làm sạch bộ lọc. Nguyên nhân là bởi mỗi khi vệ sinh toàn diện bể cá, bạn sẽ làm xáo trộn các khu vực có vi khuẩn có lợi như cây thủy sinh, đá và sỏi. May mắn là nhiều vi khuẩn có lợi cũng cư trú trong bộ lọc, điều này giúp cân bằng lại hệ sinh thái trong bể cá. Tuy nhiên, việc thay luôn bộ lọc cùng lúc sẽ gây mất cân bằng. Vì vậy, 2 tuần là khoảng thời gian thích hợp để thay thế bộ lọc mới.
Nếu phương tiện lọc của bạn có chứa carbon, chất hấp thụ amoniac hoặc nhựa trao đổi ion, bạn nên thay thế chúng sau 3 tuần. Trong khi những bộ lọc cơ học như gốm lọc, sợi lọc, bọt biển chỉ cần rửa nhẹ và lắp lại bộ lọc là được. Bạn đừng quên làm sạch ống lọc và các bộ phận khác. Hãy sử dụng bàn chải vệ sinh ống lọc nước để loại bỏ cặn bẩn tích tụ trong các khe nhỏ.
Chu kỳ vệ sinh bể cá
Chu kỳ thay nước cho bể cá hợp lý là thay 20 – 50% nước bể cá mỗi lần một tuần. Nếu cá đang có vấn đề về sức khỏe thì nên thay thường xuyên 1 đến 2 lần một tuần, và mỗi lần thay nước cần thay 50 – 70% nước hoặc thay toàn bộ nước trong bể cá.
Ngoài vệ thay nước, vệ sinh bể cá cũng cần có chu kỳ, vệ sinh ít nhất mỗi tuần 1 lần sẽ đảm bảo được cá có môi trường sống lành mạnh.