Tìm hiểu về cảm biến kích nổ – KNOCK SENSOR

Cảm biến kích nổ có nhiệm vụ ghi lại các rung động của động cơ ô tô do hiện tượng kích nổ gây ra và truyền về ECU. Từ dữ liệu này, ECU sẽ tính toán điều chỉnh lại thời điểm đánh lửa cũng như ngăn chặn hiện tượng kích nổ.

Hiện tượng kích nổ là hiện tượng hỗn hợp nhiên liệu và không khí cháy khi bugi chưa đánh lửa, thường xảy ra ở cuối kỳ nén. Nguyên nhân có thể vì nhiệt độ buồng đốt quá cao. Hiện tượng kích nổ tạo ra áp suất rất lớn và áp suất này sẽ va đập với áp suất khi bugi đánh lửa, gây lực va đập mạnh vào thành xi lanh động cơ. Nếu không được khắc phục sớm, hiện tượng kích nổ có thể làm hỏng các chi tiết như khiến piston bị cong hay gãy. Bên cạnh đó, việc nhiên liệu cháy sớm sẽ làm giảm hiệu quả kỳ nổ, từ đó giảm công suất đầu ra.

Tìm hiểu về cảm biến kích nổ – KNOCK SENSOR

Chức năng và nhiệm vụ của cảm biến:

Cảm biến kích nổ hay còn gọi là cảm biến tiếng gõ, chức năng của nó là đo độ rung và tiếng gõ của động cơ sau đó xuất ra tín hiệu điện áp gửi về ECU, ECU sẽ dựa vào tín hiệu của cảm biến để điều chình thời điểm đánh lửa làm hạn tiếng gõ của động cơ, ngăn chặn hiện tượng kích nổ giúp động cơ hoạt động êm và hiệu quả hơn.

Cấu tạo

Cảm biến kích nổ được cấu tạo từ một tinh thể thạch anh, cơ chế hoạt động của vật liệu này là khi có áp lực thì nó sẽ sản sinh ra một điện áp tương ứng.

Nguyên lý hoạt động của cảm biến

Phần tử trong cảm biến kích nổ được thiết kế có kích thước với tần số riêng trùng với tần số rung của động cơ để khi có hiện tượng kích nổ sẽ xảy ra hiệu ứng cộng hưởng (f = 6 – 13 KHz). Như vậy, khi có kích nổ thì tinh thể thạch anh sẽ chịu áp lực lớn nhất và sinh ra một điện áp. Tín hiệu điện áp này có giá trị nhỏ hơn 2,5V. nhờ tín hiệu này, ECU động cơ nhận biết được hiên tượng kích nổ và điều chỉnh giảm góc đánh lửa đến khi hết hiện tượng kích nổ, sau khi động cơ đã ổn định thì ECU sẽ cố gắng điều chỉnh về thời điểm đánh lửa tối ưu nhất.

Vị trí

Cảm biến kích nổ thường được bố trí trên thân xylanh hoặc lốc máy.

Các triệu chứng thường gặp

Khi cảm biến này bị hỏng động cơ thường phát ra tiếng gõ hoặc tiếng khua kim loại lớn mỗi khi tăng tốc do hiện tượng đánh lửa sớm kèm theo đó là đèn CHECK ENGINE sáng. Đầu tiên ta nên thử dùng một loại nhiên liệu tốt xem hiện tượng có hết không, một vài loại nhiên liệu kém chất lượng có thể gây ra kích nổ và tạo ra mã lỗi liên quan đến cảm biến kích nổ mặc dù ECU vẫn thiết lập đúng thời điểm đánh lửa.

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);