Pháp lý Shophouse là gì? Cần những gì? Với lợi thế có thể vừa kinh doanh thương mại, vừa để ở, Shophouse đang là loại hình bất động sản hot. Đặc biệt, loại hình này thường sở hữu vị trí đắc địa với mật độ dân cư và người qua lại cực lớn. Tuy nhiên, pháp lý Shophouse là điều mà chủ đầu tư cần quan tâm.
Thự tế, khi tiến hành giao dịch, không ít người vì những điểm mạnh vượt trội mà không quá chú trọng đến điều này.
Cùng Ngolongnd chia sẻ thông tin qua bài viết của Land 91 ngay nhé!
Nội dung chính:
Shophouse là gì?
Shophouse (còn gọi là nhà phố thương mại) là mô hình nhà ở kiểu mới – nhà ở kết hợp với kinh doanh thương mại. Đây là hình thức bất động sản không mới trên thế giới, tuy mới xuất hiện tại thị trường bất động sản Việt Nam gần đây, Shophouse đã nhanh chóng tạo nên cơn sốt, cơn sóng đầu tư mạnh mẽ do có thiết kế thông minh, đa tính năng, vừa có thể kinh doanh vừa có thể để ở và cũng có thể cho thuê (shophouse for rent) để sinh lời.
Không giống với việc thuê mặt bằng có giá thành đắt đỏ từ chủ đầu tư (đôi khi lên đến vài chục nghìn đô-la/tháng) và chỉ được thuê trong khoảng thời gian ngắn hạn, sở hữu một căn shophouse đồng nghĩa với việc bạn được cấp đầy đủ giấy tờ chứng nhận quyền lợi và có thể thoải mái làm điều bạn muốn.
Shophouse sở hữu nhiều lợi thế về diện tích, không gian vị trí và thường chỉ có mặt ở các trung tâm thương mại hoặc các thành phố lớn, những nơi có khu dân cư đông đúc sầm uất. Vô cùng thuận tiện cho việc kinh doanh buôn bán hoặc cho thuê bởi luôn có sẵn một lượng khách hàng đông đảo là chính cư dân sinh sống trong khu dân cư – Một sự đảm bảo về doanh thu.
Tính pháp lý của shophouse
Việc hiểu rõ tính pháp lý nhà mặt phố shophouse là hết sức cần thiết để đảm bảo vấn đề kinh doanh, mua bán loại hình này diễn ra hợp lý, đúng pháp luật.
Sản phẩm shophouse đa năng vì thế thu hút lượng lớn nhà đầu tư, bởi tại tầng 1 và tầng 2 có thể mở cửa hàng buôn bán, đồng thời có thể kết hợp để ở và sinh hoạt. Đây chính là những sáng tạo của các chủ đầu tư đối với shophouse, góp phần đa dạng hóa sản phẩm nhằm cải thiện dòng tiền, dòng đầu tư. Shophouse hiện nay được mua bán với hợp đồng thời hạn 50 năm
Vì chưa có quy định cụ thể nên nhiều chủ đầu tư đã lựa chọn tên nhà phố thương mại shophouse thay vì bán nhà ‘kiểu’ liền kề. Do vậy người mua nhà phải cân nhắc trước khi mua bán và điều ‘thiệt thòi’ là không được phép đăng ký tạm trú, tạm vắng ở những căn shophouse này vì mục đích không phải để ở.
Quy định pháp luật về đầu tư shophouse
Theo thông tin từ Bộ Xây dựng, pháp luật hiện hành vẫn chưa có quy định cụ thể về loại hình Shophouse. Theo đó, các thủ tục mua bán nhà phố thương mại shophouse nhìn chung vẫn được áp dụng tương tự như đối với các loại hình kinh doanh bất động sản khác song vẫn có sự điều chỉnh nhất định của luật dân sự. Căn cứ vào các quy định của pháp luật như: Luật Nhà ở 2014, Luật Đất đai 2013, Luật Kinh doanh bất động sản 2014 và Luật Doanh nghiệp 2014 thì các quy định pháp luật về đầu tư shophouse như sau: Có 2 loại shophouse 2 thời hạn sở hữu khác nhau: Shophouse khối đế toà chung cư và Shophouse thấp tầng khu biệt thự liền kề.
Căn cứ theo quy định tại Điều 43 Luật đầu tư năm 2014, khoản 3 Điều 126 Luật đất đai năm 2013 thì dự án xây dựng đầu tư nhà ở thương mại, kinh doanh dịch vụ kết hợp để ở ngoài khu kinh tế thì thường có thời hạn 50 năm. Xem xét trong trường hợp công trình nhà phố thương mại của một căn hộ chung cư, thì shophouse sẽ vừa có sự kết hợp giữa mục đích để ở, và mục đích kinh doanh thương mại, dịch vụ nên được quyền sở hữu công trình, quyền sử dụng đất theo thời hạn giao đất cho chủ đầu tư, theo thời hạn thực hiện dự án là 50 năm.