Kinh nghiệm chọn mua máy tính cũ

Kinh nghiệm chọn mua máy tính cũ. Để chọn được một chiếc laptop cũ còn sử dụng được lâu dài thì bạn cần lưu ý nhiều điều. Đừng để vẻ bề ngoài của laptop hay những lời hứa hẹn trên trời của người bán lừa bạn. Sau đây ngolongnd.net sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra laptop cũ khi mua từ bên trong đến bên ngoài, để đảm bảo bạn chọn được laptop cũ vừa tầm tiền mà chất lượng vẫn ổn.

Kinh nghiệm chọn mua máy tính cũ
Kinh nghiệm chọn mua máy tính cũ

Chọn nơi bán máy tính cũ

Thường thì nơi bán máy tính cũ sẽ được chia thành 2 loại sau:

  • Người tiêu dùng bán: sản phẩm do họ sử dụng, giá rẻ hơn, nhưng khó bảo hành hơn, thường phải test mới nhận hàng.
  • Cửa hàng bán: có thời gian bảo hành, giá cả cao hơn so với mua từ người đã sử dụng.

 

Tất nhiên, những dòng máy cũ thì chắc chắn sẽ không hoạt động tốt 100% như máy mới, và sẽ có lỗi phát sinh nếu máy dùng lâu. Tốt nhất bạn nên chọn mua ở những nơi có bảo hành, có sự đổi trả hàng khi mới mua về, hoặc trung tâm có uy tín, người bán đáng tin cậy, rõ ràng thông tin về sản phẩm tránh trường hợp nhầm lẫn khi mua.

Nguồn gốc máy tính cũ bán trên thị trường

Hiện nay máy tính để bàn cũ, máy tính đồng bộ cũ tại thị trường Việt Nam có nguồn gốc chủ yếu từ 3 nguồn dưới đây:

+ Hàng thanh lý của các Công Ty, Phòng Game, hàng new tồn kho từ các Công Ty máy tính lớn, từ cá nhân người dùng

+ Hàng máy tính đồng bộ cũ nhập khẩu từ Mỹ, Nhật với các thương hiệu như Dell, HP, IBM….

+ Hàng trôi nổi hoặc nhập từ Trung Quốc có linh phụ kiện hỏng lỗi hoặc nhái được tân trang sửa chữa lại

Theo thói quen bạn hẳn sẽ tìm kiếm trên mạng được 1 vài nơi bán máy tính rồi so sánh giá thành và thời gian bảo hành với nhau. Không ít bạn sẽ tưởng kiếm được món hời khi tìm được chỗ bán rẻ hơn nhiều so với sản phẩm cùng loại ở nơi khác, nhưng thời gian bảo hành thì ngắn hơn.

Đừng vội mua hãy so sánh cấu hình cùng thời gian bảo hành với mặt bằng chung những nơi khác. Nhiều nơi bán rẻ nhưng thời gian bảo hành rất ngắn và thường sau khoảng thời gian đó máy thường hay phát sinh lỗi.

Khi chọn mua máy tính để bàn cũ nhiều người thường chỉ kiểm tra bằng cách bật máy xem mấy khởi động nhanh không? chạy vài ứng dụng xem có giật lag không? Xem qua thông số máy.  Tuy nhiên, rất nhiều lỗi (RAM), bo mạch chính (mainboard), Ổ cứng, Màn hình máy tính…khó có thể phát hiện được nếu chỉ quan sát bằng cảm qua

Chọn máy tính phù hợp với mục đích sử dụng

Nếu nhu cầu của bạn chỉ để xem phim, nghe nhạc hay xử lí công việc văn phòng thì nên chọn laptop có cấu hình vừa để tiết kiệm chi phí như máy có CPU i3, có RAM cỡ 2 – 4GB

Còn nếu bạn dùng thiết kế đồ họa, chơi game hay ứng dụng cần cấu hình lớn thì nên chọn máy có cấu hình tốt, tốc độ xử lý nhanh như máy có CPU i5, i7, có bộ RAM trên 4GB, bạn có thể nâng cấp RAM để tiện sử dụng.

Cách kiểm tra để chọn mua máy tính cũ

Dù mua máy mới hay cũ, bạn cũng cần kiểm tra xem cấu hình máy tính có đúng như người bán công bố không. RAM, dung lượng ổ cứng, chip có đáp ứng được nhu cầu công việc của mình không. Có khá nhiều cách để kiểm tra cấu hình máy, thông qua lệnh trên máy, sử dụng phần mềm,…

Các phần mềm test máy tính cũ hay dùng

  • CPU Z: Kiểm tra cấu hình máy tính
  • Hard Disk Sentinel: Kiểm tra ổ cứng
  • Battery Monitor: Kiểm tra pin laptop
  • Mornitor Test: kiểm tra màn hình máy tính

Kinh nghiệm để mua máy tính cũ

Đầu tiên cũng là test vấn đề bề ngoài của Laptop như hướng dẫn test Laptop mới ở trên.

+ Nếu bạn chọn được một chiếc máy tính còn team của nhà sản xuất thì rất tốt nhưng nếu bị mất team của nhà sản xuất thì cũng không sao bởi Laptop cũ mà. Họ có thể đã bug ra để vệ sinh, việc bug máy với việc sửa chữa máy là hoàn toàn khác nhau nhé. Bug máy là chỉ có thao tác vệ sinh như lau RAM, thay ổ cứng (HDD), còn sửa máy là có thể đã sửa chữa mainboard ví dụ như hấp chip vga, đóng tụ… Nhưng khi đi mau máy bạn không thể tháo máy ra để kiểm tra các vấn đề này được nên cần phải có các kinh nghiệm test máy khác như sau.

tu-van-mua-case-may-tinh-cu-gia-re

+ Test Pin của Laptop: Bạn không sử dụng sạc mà dùng Pin của Laptop đó xem sử dụng được bao lâu. Bạn không cần phải ngồi đó mà test cho đến khi hết pin mà hãy ước lượng, tính toán xem khoảng 10 phút hết khoảng bao nhiêu phần trăm (%) Pin. Một phần mềm nhỏ sẽ giúp bạn tính toán khá chính xác đó là Battery Monitor. Bạn có thể copy vào USB từ ở nhà sau đó mang ra test khá tiện lợi.

+ Test Loa: Bật thử một bài nhạc xem âm thanh phát ra có bị dè hay giật không.

+ Kiểm tra màn hình: Bạn nhìn xem có trên màn hình có điểm chết hay vết rạn nứt nào không, và bạn để ý xem lớp nhựa bo quanh màn hình có bị bong ra quá nhiều không? Nếu bị bong nhiều quá thì có khả năng là máy tính đó đã bị thay màn hình hoặc tháo ra để sửa rồi.

+ Test bàn phím và chuột cảm ứng:

Đối với bàn phím thì bạn có thể mở trình soạn thảo Word, Notepad… ra để gõ thử tất cả các phím xem có hoạt động nhạy không hoặc có thể sử dụng phần mềm test bàn phím miễn phí “Keyboard Test” tại đây.

Đối với chuột cảm ứng thì bạn thử dê chuột qua lại, nháy đúp vào file hoặc link xem có bị dính không? Và nhấn thử chuột trái và chuột phải xem có bị kẹt hay vấn đề gì không nhé.

+ Kiểm tra các cổng như USB – Cardreader – Cổng cắm tai Phone – cổng kết nối internet.

Kiểm tra xem các cổng kết nối ngoại vi này xem nó có hoạt động ổn định không nhé, bằng cách thử cắm các thiết bị tương ứng vào. Đặc biệt là cổng USB bạn nên test hết các cổng để có được kết quả chính xác nhất.

+ Kiểm tra ổ đĩa (CD /DVD): Về phần đĩa CD này thì cũng hên xui ^^! Các bạn thử bỏ một đĩa vào chạy thử nhé.

+ Kiểm tra ổ cứng: Bạn có thể sử dụng USB BOOT để vào test xem ổ cứng có bị lỗi hay Badsector không, hoặc bạn có thể sử dụng phần mềm miễn phí Diskinfo để test thử. (tải về máy)

+ Kiểm tra cấu hình máy tính: Bước khá quan trọng, bạn nên xem kỹ cấu hình có giống như họ giao bán không. Bạn có thể sử dụng phần mềm CPU Z để kiểm tra chính xác cấu hình máy tính.

Trên đây là những kinh nghiệm mà bạn cần nắm được trước khi mua một chiếc máy tính dù là mới hay cũ. Việc mua đồ cũ cũng kèm theo nhiều rủi ro, bạn nên nhờ một người quen biết về kỹ thuật cùng kiểm tra, hoặc chọn mua ở những nơi có đầy đủ bảo hành, thỏa thuận kể cả hàng cũ để có thể giải quyết những phát sinh sau này.

Câu hỏi thường gặp

Ở đâu bán máy tính cũ?
Các phần mềm test máy tính cũ hay dùng?
Nguồn gốc máy tính cũ bán trên thị trường?

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);