Một số bài tập thuế giá trị gia tăng có đáp án hướng dẫn giải 2023. Luật thuế GTGT đã có nhiều thay đổi trong những năm vừa qua, ngolongnd.net xin chia sẻ 1 số bài tập tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và trực tiếp. Mỗi bài tập thuế GTGT có hướng dẫn giải chi tiết. Mời các bạn tham khảo:
Nội dung chính:
Một số bài tập thuế giá trị gia tăng có đáp án hướng dẫn giải
Bài tập tính Thuế GTGT 1:
Đề bài: Công ty Cổ Phần cơ khí khuôn mẫu Flytek Việt Nam xuất bán 1 máy tính xách tay VAIO cho khách hàng, giá bán đã có thuế GTGT là 11.000.000 đ. Thuế suất thuế GTGT là 10%.
Yêu cầu: Xác định giá chưa thuế GTGT của máy tính.
Hướng dẫn giải:
– Công thức tính giá chưa thuế: = Giá đã có thuế / (1 + % thuế suất)
=> Giá bán chưa có thuế = 11.000.000 / (1 + 10%) = 11.000.000 / (1 + 0,1) = 10.000.000đ
Bài tập Thuế GTGT 2:
Đề bài: Công ty CP Dịch vụ kỹ thuật Bảo An xuất bán 10 chiếc máy tính ACER cho Công ty Hải Nam, với giá bán 10.000.000/ chiếc.
Nhân dịp khai trương công ty đã giảm giá hàng bán (chiết khấu thương mại) 5%.
Yêu cầu: Xác định giá tính thuế GTGT của lô hàng để viết hóa đơn.
Hướng dẫn giải:
– Giá tính thuế của 1 máy tính sau khi giảm giá:
= 10.000.000 – (10.000.000 x 0,05 ) = 9.500.000đ
=> Giá tính thuế GTGT của lô hàng 10 chiếc:
= 9.500.000đ x 10 = 95.000.000đ
Sau khi xác định được giá tính thuế, các bạn lập hóa đơn GTGT.
Bài tập Thuế GTGT 3:
Đề bài: Trong tháng 8/2015 công ty TNHH Hải Nam có các nghiệp vụ kinh tế như sau:
1. Xuất khẩu một lô hàng A theo điều kiện FOB có trị giá 500 triệu đồng.
2. Làm đại lý tiêu thụ sản phẩm B (thuộc diện chịu thuế GTGT) cho công ty TNHH Dịch vụ Tổng hợp An Khánh, giá bán theo qui định chưa có thuế GTGT là 50.000 đồng/sp, hoa hồng được hưởng là 5% trên giá bán chưa thuế GTGT, trong kỳ công ty K tiêu thụ được 10.000sp và đã được công ty TNHH Dịch vụ Tổng hợp An Khánh thanh toán tiền hoa hồng cho số sản phẩm bán được trong kỳ.
3. Nhận xuất khẩu ủy thác một lô hàng C theo điều kiện giá FOB có trị giá là 600 triệu đồng, hoa hồng ủy thác được hưởng là 3% trên giá FOB.
4. Bán cho Doanh nghiệp tư nhânh Hải Linh 1 lô hàng với giá chưa thuế GTGT là 200 triệu đông, thuế GTGT là 10%, nhưng khi viết hóa đơn, kế toán chỉ ghi giá thanh toán là 220 triệu đồng. (hóa đơn không ghi tách riêng giá chưa thuế và thuế GTGT).
5. Dùng 100sp E để trao đổi với Công ty TNHH Bình Minh lấy sản phẩm F, giá bán chưa thuế GTGT của sản phẩm E cùng thời điểm phát sinh họat động trao đổi là 120.000đ/sp. Công ty nhận về số sản phẩm F có tổng giá trị là 15 triệu (giá chưa thuế GTGT). Phần chênh lệch đã thanh toán cho Công ty TNHH Bình Minh bằng tiền chuyển khoản. Thuế suất thuế GTGT của sản phẩm F là 5%.
6. Thuê một công ty ở nước ngoài (không thực hiện báo cáo kế toán của Việt Nam) sửa chữa một hệ thống sản xuất – việc sữa chữa thực hiện tại Việt Nam – với giá thanh toán theo hợp đồng qui ra đồng VN là 300 triệu đồng.
7. Bán trả góp cho công ty CP Nội Thất Đức Minh một lô hàng, giá bản trả góp chưa có thuế GTGT là 300 triệu đồng, trả trong vòng 3 năm, giá bán trả ngay là 250 triệu đồng (giá chưa thuế GTGT).
Yêu cầu: xác định số thuế GTGT mà công ty phải nộp trong tháng (bao gồm luôn số thuế nộp hộ nếu có).
Biết rằng:
– Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
– Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ là 10%.
– Tổng số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ là 50 triệu đồng (chưa tính thuế GTGT đầu vào đối với hoạt động thuê nước ngoài sửa chữa TS và hàng trao đổi về).
Hướng dẫn giải:
1. Không phát sinh thuế GTGT hàng xuất khẩu
2.
– Doanh thu hoa hồng được hưởng = 10.000 x 50.000 x 5% = 25.000.000
– Thuế VAT đầu ra = 25.000.000 x 10% = 2.500.000
3.
– Doanh thu hoa hồng được hưởng = 600.000.000 x 3% = 18 000 000
– VAT đầu ra = 18.000.000 x 10%= 1.800.000.
4.
– Giá tính thuế GTGT = 220.000.000 / 1.1 = 200.000.000
– VAT đầu ra = 200.000.000 x 10% = 20.000.000
5.
– Thuế VAT đầu ra đối với SP E = 100 x 120.000 x 10% = 1.200.000
– Thuế VAT đầu vào đối với SP F = 15.000.000 x 5% = 750.000
6.
– VAT đầu vào hàng nhập khẩu = 300.000.000 x 10% = 30.000.000
7.
– Thuế VAT đẩu ra của lô hàng = 250.000.000 x 10% = 25.000.000
=> Tổng số thuế VAT đẩu ra = 2.500.000 + 1.800.000 + 20.000.000 + 25.000.000 + 1.200.000 = 50.500.000
=> Tổng số VAT đầu vào được khấu trừ = 30.000.000 + 50.000.000 + 750.000 = 80.750.000
=> Số thuế VAT doanh nghiệp phải nộp = VAT đầu ra – VAT đầu vào được khấu trừ = 50.500.000 – 80.750.000 = – 30.250.000
Bài tập Thuế GTGT 4:
Đề bài: Công ty Cổ phần Hải Nam trong tháng 8/2014 có tình hình sản xuất kinh doanh như sau:
– Tồn kho đầu tháng
+) Nguyên liệu Y: 1,8 tấn, giá nhập kho 1.575.000 đ/tấn
+) Nguyên liệu Z: 2,25 tấn, giá nhập kho 3.000.000 đ/tấn
– Mua vào trong tháng :
+) Nguyên liệu Y: 18 tấn, giá mua chưa có thuế GTGT là 1.500.000 đ/tấn, thuế GTGT là 150.000 đ/tấn
+) Nguyên liệu Z : 5 tấn, giá mua 2.970.000 đ/tấn, giá đã có thuế GTGT.
– Sản xuất trong tháng :
+) Từ 2 nguyên liệu Y và Z, Công ty sản xuất sp A. Định mức sx 1 sp A hết 4,5 kg nguyên liệu Y và 3 kg nguyên liệu Z. Số sp A sx là 4.400 sp.
+) Các chi phí mua ngoài khác để sxsp A là 5.250.000 đ
– Tiêu thụ trong tháng :
+) Trong tháng DN đã tiêu thụ hết số sp A với giá thanh toán là 18.750 đ/sp, bán toàn bộ nguyên liệu Z còn lại cho 1 cơ sở khác với giá thanh toán là 3.630.000 đ/tấn
Yêu cầu :
1. Xác định số thuế GTGT phải nộp.
Biết rằng:
– Công ty kê khai thuế GTGT theo pp trực tiếp trên giá trị gia tăng
– Thuế suất thuế GTGT của sp A và nguyên liệu Z là 10%
2. Giả sử trong tháng đơn vị không tiêu thụ hết số sp A còn tồn kho là 1 200 sp. Hãy xác định lại số thuế GTGT đơn vị phải nộp .
Hướng dẫn giải:
1. Tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
– Ta có số lượng NVL để sx ra 4.400 sp A trong tháng là: = Định mức sx 1 spA x số spA sx.
+) Lượng nguyên liệu Y là : 4,5 x 4.400 = 19.800 kg = 19.8 tấn
+) Lượng nguyên liệu Z là : 3 x 4.400 = 13.200 kg = 13,2 tấn
=> Như vậy số nguyên liệu Z đế sxsp A là từ 2,25 tấn tồn đầu tháng và 13,2 – 2,25 = 10,95 tấn mua vào trong tháng
– Giá trị hàng hóa mua vào tương ứng để sx sp A là:
= Giá trị của 19,8t ngliệu Y + giá trị của 13,2 t ng/liệu Z + phí mua ngoài khác
= [1,8 x 1 575 000+18 x (1 500 000 + 150 000)] + (2,25 x 3 000 000 + 10,95 x 2 970 000) + 5 250 000
= 77 056 500 đ
– Giá trị hàng hóa của spA bán ra là = số lượng bán ra x giá bán = 4 400 x 18 750 = 82 500 000 đ
– Ta có thuế GTGT phải nộp là:
= (Giá trị hàng hóa bán ra – Giá trị hàng hóa mua vào tương ứng) x Thuế suất
=> thuế GTGT phải nộp cho spA là : (82 500 000 – 77 056 500 ) x 0,1 = 544.350 đ
b. Đối với nguyên liệu Z còn lại:
– Lượng nguyên liệu Z còn lại tiêu thụ là : 15 + 2,25 – 13,2 = 4,05 tấn.
+) Giá trị hàng hóa mua vào : 4,05 x 2 970 000 = 12.028.500 đ.
+) Giá trị hàng hóa bán ra : 4,04 x 3 630 000 = 14.701.500 đ.
=> Thuế GTGT đầu vào nguyên liệu Z còn lại tiêu thụ là: (14.701.500 + 12.028.500) x 0,1= 267.300đ
=> Vậy thuế GTGT cơ sở phải nộp trong tháng là: 544.350 + 267.300 = 811.650 đ
2, Giả sử trong tháng DN không tiêu thụ hết số SPA còn tồn kho là 1.200 sp:
– Ta có giá thành đơn vị sp A là = Giá trị hàng hóa mua vào / số lượng sp A sx = 77.056.500 / 4.400 = 17.512,84 đ
– Giá trị của số SPA tiêu thụ là = số SPA tiêu thụ x giá thành đơn vị = (4.400 – 1.200) x 17.512.84 = 56.041.088 đ
– Giá trị hàng hóa của sp A bán ra là = số lượng bán ra x giá bán = (4 400 – 1 200) x 18 750 = 60.000.000.
=> Thuế GTGT của SPA : [60.000.000- 56.041.088 ] x 0,1 = 395.891.2 đ
b. Đối với nguyên liệu Z còn lại tiêu thụ:
– Giá trị hàng hóa mua vào : 4,05 x 2.970.000 = 12.028.500 đ
– Giá trị hàng hóa bán ra : 4,04 x 3.630.000 = 14.701.500 đ
=> Thuế GTGT đv NL Z còn lại là = (14.701.500 + 12.028.500) x 0,1= 267.300 đ
Vậy thuế GTGT cơ sở phải nộp trong tháng là : 395.891,2 + 267.300 = 663.191,2 đ
Trên đây là một số bài tập Thuế GTGT hy vọng qua các bài tập này, bạn đã có thêm kiến thức về các dạng bài thuế GTGT thường thấy. Chúc các bạn thành công!