Tìm hiểu cơ bản về Aida Content

AIDA content là một trong những mô hình triển khai nội dung cho Website hoặc Landing Page hiệu quả nhất đang được áp dụng không chỉ trong lĩnh vực quảng cáo mà còn thể hiện vai trò to lớn của nó ở một số lĩnh vực khác cụ thể như PR, bán hàng,… 

Cùng LBK.VN tìm hiểu chi tiết hơn nhé.

Aida Content là gì?

Tìm hiểu cơ bản về Aida Content
  • Có thể nói rằng Content AIDA là dạng nội dung được áp dụng rộng rãi trong các chiến lược Inbound Marketing nhằm giúp doanh nghiệp có thể thực hiện quá trình thu hút và chuyển đổi khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả hơn.
  • Cụ thể, mô hình này được cấu thành từ 4 yếu tố : Attention (sự thu hút), Interest (sự quan tâm), Desire (sự khao khát), Action (hành động).

Đây là dạng mô hình thể hiện được 4 giai đoạn mà mỗi khách hàng sẽ trải qua trong hành trình mua sắm sản phẩm hay trải nghiệm các dịch vụ từ doanh nghiệp của bạn.

Gây chú ý (Attention)

Hành vi tiếp nhận thông tin của con người ngày càng thay đổi để thích ứng với lượng thông tin khổng lồ xuất hiện trên các phương tiện truyền thông mỗi ngày. Bạn chỉ có thể níu giữ ánh mắt của khách hàng trong 3-5 giây với 3 dòng chữ đầu từ cú lăn chuột của họ. Từ việc xác định vấn đề của nhóm đối tượng mục tiêu, để nhanh chóng tạo ấn tượng với họ ngay từ lần đầu tiên, bạn có thể sử dụng những cách sau:
  • Đưa ra các khuyến mãi: đưa lên đầu để khách hàng thấy ngay lợi ích khi mua sản phẩm.
  • Đưa ra điểm nổi bật của sản phẩm, dịch vụ.
  • Đánh vào tình cảm, cảm xúc nhất thời.
  • Sử dụng từ ngữ cảm thán, có thể mang tính chất giật gân.
  • Viết nội dung có vần điệu nhưng vẫn giữ nguyên ý tưởng nội dung, tuy nhiên nên áp dụng linh hoạt, không nên quá máy móc.
  • Tạo ra cảm giác khan hiếm tích cực đối với sản phẩm.

Tạo sự thích thú (Interest)

Doanh nghiệp tạo ra sự thích thú bằng cách trình bày ngắn gọn vấn đề mà khách hàng đang gặp phải và sau đó chỉ ra cách giải quyết vấn đề đó bằng sản phẩm, dịch vụ họ cung cấp. Doanh nghiệp có thể sử dụng kỹ thuật kể chuyện (storytelling), cá nhân hóa nội dung để người đọc cảm nhận được sự liên hệ mật thiết đối với câu chuyện.

Tạo sự khao khát (Desire)

Giai đoạn này là lúc các doanh nghiệp có thể giới thiệu những lợi ích mà sản phẩm của họ mang lại. Tuy nhiên, đây phải là các tiện ích đáp ứng chính xác nhu cầu của khách hàng, tránh liệt kê quá nhiều làm loãng thông tin và tạo sự nghi ngờ cho khách hàng về sản phẩm, làm họ cảm thấy sản phẩm tuy có nhiều công dụng nhưng không giải quyết được vấn đề họ đang mắc phải.

Kích thích hành động (Action)

Đây là thời khắc quyết định để thúc đẩy khách hàng thực hiện hành động mua. Doanh nghiệp cần nêu rõ các cách thức mua hàng như như nhắn tin, gọi điện hay bình luận… Các bài viết cũng nên có thêm một số cụm từ thể hiện sự khẩn cấp như duy nhất hôm nay, số lượng giới hạn… Và cuối cùng nhưng không kém quan trọng là để lại thông tin liên hệ của doanh nghiệp để tạo sự tin tưởng.

Công thức AIDA dùng vào những việc gì? 

Content quảng cáo facebook

Công thức AIDA dùng vào những việc gì?
  • Khi tìm hiểu về công thức content aida, bạn có thể thấy là công thức này được sử dụng khá nhiều, đặc biệt là các post quảng cáo trên Facebook. Đầu tiên, aida content sẽ thu hút sự chú ý của người đọc qua tiêu đề hấp dẫn cùng “khoảng trắng vàng” ngắn gọn, xúc tích và độc đáo.
  • Tiếp theo, khiến người đọc thích thú với mẫu quảng cáo bằng cách miêu tả rõ ràng, dễ hiểu nhất. Sau đó, khơi dậy sự khát khao sở hữu bằng những khuyến mãi, giảm giá hay tặng quà. Và cuối cùng là kêu gọi (CTA) họ phải đưa ra hành động của mình như xem ngay, gọi ngay hoặc like, share, inbox…

Đọc thêm: Quy trình thiết kế website của LBK.VN

Content PR báo chí

Mẫu content theo công thức AIDA cũng được sử dụng khá nhiều trong các bài PR báo chí. Bởi dạng bài này giúp doanh nghiệp đạt tỷ lệ thành công trong việc thuyết phục người đọc tin tưởng và chọn mua sản phẩm hơn những dạng bài khác. Chỉ cần hiểu rõ và áp dụng đúng công thức AIDA bạn sẽ thành công hơn trong lĩnh vực viết bài PR.

Content salespage, landing page

  • Với Landing Page thu thập thông tin thì section intro (giới thiệu) là quan trọng nhất, ta có thể đưa ngay offer và form đăng ký ở đầu. Nhưng với Sales Page và Landing Page bán hàng, việc hỏi luôn thông tin khách hàng ở section intro có vẻ hơi “vô duyên”, ta cần cho họ biết nhiều thông tin hơn về thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ trước khi đưa ra quyết định.
  • Vì vậy đối với Sales Page và Landing Page bán hàng, công thức AIDA sẽ giúp bạn diễn giải nội dung và kích thích hành động hiệu quả. Lúc này CTA cũng như form đăng ký sẽ đặt ở cuối trang, sau khi người xem đã đi qua một dòng câu chuyện của bạn.

Content TOPLIST

Loại content này nhằm mục đích là PR sản phẩm/dịch vụ của công ty bạn. Việc áp dụng công thức content aida không chỉ giúp thu hút người đọc hiệu quả với nội dung ngắn gọn và đầy đủ mà còn giúp tiết kiệm chi phí quảng cáo mà vẫn đem về lưu lượng truy cập cũng như lượt chuyển đổi khá là cao.

Content Blog

Đây là dạng content mà nội dung cung cấp giá trị, thông tin cho người đọc về một sản phẩm/dịch vụ hoặc ngành hàng cụ thể nào đó. Việc áp dụng mô hình AIDA trong viết Blog sẽ giúp người dùng sự thích thú và chú ý đến Brand hơn.

Content chuẩn SEO

Việc áp dụng viết content theo mô hình aida vào công nghệ SEO sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận, thu hút được khách hàng thông qua 4 giai đoạn đó là đi từ sự chú ý sau đó là cảm giác thích thú rồi đến sự mong muốn và cuối cùng họ sẽ quyết định mua sản phẩm của bạn.

Mô hình PAS

PAS đại diện cho Problem – Agitate – Solution (Vấn đề – Kích thích – Giải pháp). Đây là công thức tạo ra sự tương thích giữa nội dung và khách hàng, được ưu tiên áp dụng phổ biến hiện nay vì sự đơn giản, giúp người viết và người đọc đạt được mục đích của mình dễ dàng. Không chỉ được áp dụng trên nền tảng social media, công thức này có thế áp dụng linh hoạt trên các nền tảng khác như email marketing, blog, website…
Mô hình PAS

Problem (Đưa ra vấn đề của khách hàng)

  • Tương tự như mô hình AIDA, người viết cần xác định vấn đề mà khách hàng đang gặp phải, cũng như việc sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp giải quyết nó như thế nào. Đây là yếu tố quan trọng để thực hiện content marketing hiệu quả khi áp dụng mô hình này.
  • Tất nhiên, để trả lời được các câu hỏi trên, người marketer phải thực hiện các nghiên cứu, khảo sát thị trường để phác họa rõ ràng, cụ thể nhất chân dung khách hàng mục tiêu. Các thông tin này có thể được tìm thấy tại bộ phận chăm sóc khách hàng vì họ thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, hiểu rõ những nhu cầu của họ, từ đó giúp người viết nắm được các thông tin hữu ích để xây dựng content phù hợp nhất.
  • Ngoài ra, các công cụ nghiên cứu từ khóa Google như Google Trends, Keyword Tool.io, Google Keyword Planner… cũng vô cùng hữu dụng để biết được đối tượng mục tiêu đang tìm kiếm gì trên mạng.
  • Cũng giống với AIDA, trong giai đoạn này người viết nên đóng vai trò là khách hàng và bày tỏ những khó khăn mà mình đang gặp với câu từ đơn giản, chân thực nhất để khách hàng dễ dàng liên tưởng đến bản thân. Không nên đưa ra những giả định dựa trên điều doanh nghiệp muốn mà phải bám sát vào các dữ liệu thu thập được ban đầu để đưa ra cách giải quyết xác đáng.
Hãy truyền tải tới người đọc những gì mà họ thực sự quan tâm. Nội dung ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu nhưng bật được chiều sâu, nỗi đau cốt lõi của khách hàng là chìa khóa thành thành công để níu giữ thời gian khách hàng dành cho mỗi bài viết.

Agitate (Kích thích vấn đề – xoáy mạnh vào nỗi đau)

  • Khi đã khơi gợi được vấn đề, người viết cần tiếp tục đẩy mạnh, thúc giục họ nhanh chóng tìm cách giải quyết bằng cách đưa ra các hậu quả, những điều tiêu cực sẽ xảy ra nếu họ không hành động.
  • Cụ thể, bài viết có thể chỉ ra những tình huống xấu nhất có thể xảy ra nếu khách hàng để vấn đề tiếp tục tiếp diễn, nhấn mạnh rằng nó sẽ không tự nhiên biến mất mà cần phải có giải pháp. Sau đó, thực hiện biện pháp “vừa đấm vừa xoa”, gợi mở ra một kết quả tích cực, thậm chí tốt đẹp hơn khi họ giải quyết được vấn đề bằng chính sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Ngoài ra, doanh nghiệp có thể sử dụng tình trạng khan hiếm, cấp bách để kích thích cảm giác của người đọc, làm họ cảm thấy không thể bỏ lỡ, cần phải nhanh chóng giải quyết để không phải hối tiếc.

Solution (Cung cấp giải pháp cho vấn đề)

  • Bước cuối cùng là đề xuất giải pháp của doanh nghiệp cho vấn đề của khách hàng, trực tiếp giới thiệu các giá trị lợi ích của sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp. Và tất nhiên, người viết cũng chỉ nên nêu ra các lợi ích phù hợp nhất để “xoa dịu” nỗi đau của nhóm đối tượng cụ thể.
  • Hơn nữa, việc đưa ra các đánh giá của khách hàng đã sử dụng sản phẩm cũng là một yếu tố then chốt để đạt được niềm tin của khách hàng, giúp họ biết được rằng những gì bài viết nói là đúng sự thật, đã được nhiều người chứng minh và xác thực.
  • Trên đây là các thông tin liên quan đến 2 mô hình content marketing bán hàng trực tiếp mà hầu hết mọi marketers, content writer, copywriter đều áp dụng vào hoạt động xây dựng nội dung của mình. Nhìn chung, cả hai mô hình đều cung cấp các yếu tố cần thiết giống nhau để tạo ra một bài viết chất lượng. Tuy nhiên, yếu tố hàng đầu quyết định một bài viết có giá trị chính là sự thấu hiểu sâu sắc tâm lý và hành vi của khách hàng mục tiêu.
  • Nội dung dù có thấm đẫm cảm xúc, gợi lên những tình huống gay cấn và đề ra những giải pháp hữu hiệu đến đâu nhưng không đúng người, đúng tâm trạng thì không thể nào tạo ra được giá trị chuyển đổi khách hàng cho doanh nghiệp.
  • Do vậy, để đạt được hiệu quả, người viết khi áp dụng các công thức trên đây cần trải qua quá trình nghiên cứu chân dung khách hàng, đặt mình vào vị trí của họ, hòa vào cảm xúc của chính họ để viết nên những nội dung thể hiện mình nhưng thỏa mãn nhu cầu đám đông.
  • Nội dung của bài viết chỉ dừng lại ở việc giới thiệu hai mô hình mà các Marketer có thể sử dụng để tạo ra các bài viết có content hấp dẫn và thu hút khách hàng hơn. Tuy nhiên, trong thời đại của Digital Marketing và bùng nổ công nghệ, một bài viết hay chỉ là bước khởi đầu cho một hệ thống truyền thông marketing hiện đại, toàn diện và hiệu quả.
Marketing tự động (Automation Marketing) – hệ thống cho phép doanh nghiệp thiết lập các kịch bản tự động quá trình marketing như phản hồi từ form, gửi email, SMS hoặc notification qua website và ứng dụng di động. Sự tự động hoá này sẽ giúp các doanh nghiệp giảm bớt nguồn lực cũng như làm tăng sự phản hồi với khách hàng mục tiêu, đem lại hiệu quả cao cho các chiến dịch truyền thông.

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);