Phân loại Do-follow và No-follow: Sự khác biệt và tác động tới thứ hạng trang web

Nhằm cung cấp những tin bổ ích việc tối ưu hóa SEO, bài viết sẽ giới thiệu sự khác biệt giữa Do-follow và No-follow và tác động của chúng đến thứ hạng trang web. Tìm hiểu cách phân loại các liên kết này và cách chúng ảnh hưởng đến hiệu quả tìm kiếm.

Hãy khám phá ngay để làm cho trang web của bạn nổi bật trên kết quả tìm kiếm. Đừng bỏ lỡ cơ hội này, hãy bắt đầu nâng cao thứ hạng trang web của bạn ngay bây giờ!

Dofollow và Nofollow là 2 thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực SEO. Mỗi loại link đều được sử dụng vào những mục đích khác nhau, bài viết dưới đây của LBK sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về link Dofollow và Nofollow.

Dofollow và Nofollow là gì?

Dofollow và Nofollow

Khi bạn điều hành và phát triển 1 website thì bạn không lạ gì việc có đôi khi ta phải trích dẫn một website khác không phải website của mình, thuật ngữ SEO gọi là external link.

Dofollow và Nofollow

Ví dụ khi đang đề cập tới quảng cáo Google Adword thì mình phải dẫn link tới đây là một điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên có đôi khi liên kết mà ta dẫn tới đó không thật sự có độ uy tin cao, ngược lại nó còn làm ảnh hưởng rất xấu đến uy tín của website bạn.

Điều đó làm Google phát sinh ra một khái niệm mới về LINK là No-follow và Do-follow

Trong ví dụ trên, tôi cảm thấy adwords.google.com là một website rất uy tín và tôi không cần phải làm bất kì thay đổi gì cả, còn nếu bạn muốn trích dẫn một bài viết ví dụ như “website cá độ trực tuyến tại VietNam” -> lúc này bạn sẽ cảm thấy thật lo lắng nếu như có ai đó nghĩ bạn đang quảng cáo cho website kia, tệ hơn là Google có thể nghĩ rằng bạn đang cố tình dẫn người dùng về site đó.

Để tránh điều này xảy ra thì các webmaster thường chọn thêm thuộc tính rel=no-follow trong link thẻ <a>. Đại khái nó sẽ nhìn như thế này:

<a href=”duong-dan” rel=”nofollow”>tên web</a>

Ngược lại của nofollow là dofollow. Link nếu không để gì cả hoặc để rel=dofollow để thông báo cho bot của bộ máy tìm kiếm biết là “Tôi khá chắc chắn về link kết này và user có thể bấm vào nó”.

Do-follow và no-follow ảnh hưởng như thế nào đến SEOer?

Thuộc tính no-follow đã trở thành một công cụ quan trọng trong việc kiểm soát việc spam và tránh những hành vi không đạo đức từ các SEOer. Nhờ vào no-follow, các webmaster có thêm quyền hạn để ngăn chặn các hành vi spam như việc comment với nội dung không liên quan chỉ để chèn link vào các bài blog.

Việc thêm thuộc tính no-follow giúp giảm giá trị của các liên kết này, thậm chí chỉ còn khoảng 1/100 so với liên kết do-follow, nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng trong chiến lược SEO.

Trong SEO, số lượng backlink chất lượng đóng vai trò quan trọng và là một trong những yếu tố quyết định đến uy tín của website trong mắt Google. Tuy nhiên, việc xác định xem một trang web có cho phép bạn đặt liên kết no-follow hay không là điều quan trọng và cần được thực hiện một cách nhanh chóng.

Cách nhận biết giữa No-follow và Do-follow

  • Đối với dân làm SEO, việc phân biệt giữa các liên kết do-follow và no-follow là vô cùng quan trọng để xây dựng chiến lược backlink hiệu quả.
Cách nhận biết giữa No-follow và Do-follow
  • Tuy nhiên, không phải ai cũng thuận tiện khi phải kiểm tra mã nguồn HTML để xác định loại liên kết này. May mắn thay, có các tiện ích mở rộng cho trình duyệt web giúp làm việc này một cách dễ dàng và thuận tiện hơn.
  • Ví dụ, nếu bạn sử dụng trình duyệt Firefox, bạn có thể cài đặt add-on “NoDoFollow”, trong khi đó, trình duyệt Chrome cung cấp extension “Nofollow” và “Mona Nofollow”.
  • Những tiện ích này sẽ tự động làm nổi bật các liên kết no-follow trên trang web bạn đang truy cập, giúp bạn nhận biết chúng một cách nhanh chóng và dễ dàng, mà không cần phải mất thêm thời gian kiểm tra mã nguồn.

Do-follow tốt hơn hay no-follow tốt hơn?

  • Việc phân biệt giữa các liên kết do-follow và no-follow thực sự quan trọng đối với việc xây dựng chiến lược backlink hiệu quả. Trong lý thuyết, các liên kết do-follow được xem là “được Google giới thiệu” và mang lại điểm cộng trong thuật toán xếp hạng của Google.
  • Ngược lại, các liên kết no-follow chỉ cho biết rằng trang web không chắc chắn về liên kết đó và không chịu trách nhiệm nếu trang web được liên kết không tốt.
  • Tuy nhiên, việc có quá nhiều liên kết do-follow trên trang web của bạn cũng không phải là điều tốt. Điều này đặc biệt nguy hiểm nếu trang web của bạn là một diễn đàn và các thành viên đăng bài là các SEOer cho các trang web không đáng tin cậy hoặc bất hợp pháp.
  • Trong trường hợp này, việc sử dụng liên kết no-follow sẽ bảo vệ trang web của bạn khỏi những liên kết không mong muốn.

Tóm lại, trong một trang web, việc sử dụng cả liên kết do-follow và no-follow là lựa chọn tốt nhất. Google thích sự đa dạng trong loại liên kết và ít quan tâm hơn đến thuộc tính no-follow.

Hi vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa do-follow và no-follow và quản lý chúng một cách hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);