Review kì thi công chức thuế 2020, 2021. Tổng hợp các chia sẻ, kinh nghiệm ôn thi công chức thuế gửi các bạn cho đợt thi công chức thuế 2021 có thể diễn ra vào cuối năm
Nội dung chính:
Gợi ý trả lời câu hỏi đề thi miền Nam 2020:
1.Trình bày điều kiện để các khoản chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN?
Trừ các khoản chi không được trừ theo qui định tại khoản 2 điều 9 của luật thuế TNDN hiện hành, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi khi xác định thu nhập chịu thuế nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a/ Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp; khoản chi cho hoạt động quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp theo qui định của pháp luật.
b/ Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo qui định của pháp luật. Đối với hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo qui định của pháp luật.
2/
a/ Các khoản chi phí tiền lương, tiền công không được trừ là:
-Các khoản chi phí tiền lương, tiền công không đáp ứng đủ các điều kiện là khoản chi được trừ theo qui định tại khoản 1 điều 9 luật thuế TNDN hiện hành (đã nêu ở ý 1).
-Tiền lương, tiền công của chủ DNTN; thù lao trả cho sáng lập viên doanh nghiệp không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh; tiền lương, tiền công , các khoản hạch toán chi khác để chi trả cho người lao động nhưng thực tế ko chi trả hoặc ko có hóa đơn , chứng từ theo qui định của pháo luật
-Các khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động ko dc ghi cụ thể điều kiện dc hưởng và mức dc hưởng tại 1 trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, quy chế tài chính của công ty.
-Trong trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng tiền lương, thì khoản tiền lương , tiền công còn nợ người lao động vượt mức trích lập dự phòng là chi phí ko dc trừ
b/ Các khoản chi phí lãi vay không được trừ là:
-Các khoản chi phí lãi vay không đáp ứng đủ các điều kiện là khoản chi được trừ theo qui định tại khoản 1 điều 9 luật thuế TNDN hiện hành (đã nêu ở ý 1)
-Phần chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh của đối tượng ko phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay;
-Phần chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu
Chia sẻ kinh nghiệm bản thân sau khi trải qua kì thi công chức thuế 2020
Kỳ 1:
-Anh văn: đề miền Nam khá là khó so với mình, chủ yếu dùng nhiều vốn từ vựng, tùy ca sẽ có ca đề nhiều từ vựng hơn, có ca sẽ nhiều ngữ pháp hơn. Bài đục lỗ tương đương trình độ B, về đời sống xã hội…, nhiều từ mới và ngữ pháp, giới từ, loại từ.Đoạn văn trả lời câu hỏi về chuyên ngành kinh tế, tài chính, thuế, …
Thời gian 30p trôi qua nhanh lắm. Ngồi thi rất là run, nhìn thoáng qua đề thấy toàn từ vựng là toát hết mồ hôi, đọc đoạn văn phải nhanh, nắm ý ngay để trả lời câu hỏi. Câu hỏi phải dịch dc thì mới chọn đúng dc chứ không đơn giản nhìn mặt chữ đoán đại được. Riêng môn anh văn không đã loại trên 50% thí sinh rồi. Đề miền Bắc và Trung cũng tương tự đề miền Nam, không khó hơn. Nhưng do thi sau các bạn rút được kinh nghiệm cũng như tìm dc nguồn đề hay ra nên tỷ lệ đậu cao hơn.
Lời khuyên của mình cho bạn nào đang có ý định thi thuế hãy cày tiếng anh mỗi ngày, đừng nản. Mỗi ngày 1 ít rồi các bạn sẽ thấy trình độ của mình thay đổi rõ rệt. Anh văn là môn k thể ôn trong ngày 1 ngày 2 mà giỏi dc nên các bạn nên đầu tư cho nó từ bây giờ. Trong 1 câu bạn hãy học hết, từ cấu trúc ngữ pháp, từ vựng, các danh từ , động từ, tính từ, giới từ có trong câu. Mình cam đoan trong 1 tháng các bạn sẽ khá hơn rất nhiều. Mình sẽ review tiếp trong bài post sau nhé.
Kỳ 2: KỲ THI CÔNG CHỨC THUẾ 2020
Mình xin review về môn KTC nhé. Trước khi thi mọi người đồn nhau KTC vẫn sẽ cho khó để đánh loại thí sinh như tiếng anh , có nhiều văn bản lạ nhưng theo mình thấy thì KTC khá là dễ thở, văn bản lạ chỉ khoảng 1, 2 câu thôi. Đề tập trung nhiều ở luật CBCC, Hiến pháp, tổ chức chính phủ, tổ chức chính quyền địa phương, văn bản quy phạm pháp luật.
Đầu tiên, mình ko học KTC, chỉ tập trung tiếng anh và chuyên ngành. Mình dự định khoảng 1 tháng trước khi thi sẽ học KTC vì là thi trắc nghiệm nên mình hơi chủ quan. Đến gần thi mình phát hoảng ôi sao nó cứ tùm lum, lộn tùng phèo, muốn loạn cả đầu, nhất là nhầm lẫn giữa nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch nước, thủ tướng, ….. k đọc kĩ thì rất dễ nhầm. Đọc rồi mà như chưa đọc gì cả, học rồi mà cứ như mới. Hiến pháp mình đọc đến lần thứ 5 mới hơi thông 1 tí rồi còn cả luật TCCP và TCCQĐP nữa.
Thời gian đó mình hơi áp lực vì còn ít thời gian quá, k đủ để học như mình dự tính. Mình khuyên các bạn nên học qua trước KTC 1 lượt để nắm bắt nội dung và hình dung những cái cần học, dự định thời gian cho mình đến lúc gần thi học lại thì sẽ ko bị động, k bị loạn, cũng k bị áp lực mà lại dễ nhớ hơn rất nhiều. Các bạn hãy tính toán cho mình thời gian bao nhiêu là hợp lí vì mỗi ng khả năng học khác nhau, rồi còn công việc, con cái, gia đình, sức khỏe…
Đừng chú trọng vào quá nhìu vì để đạt điểm cao thì khó chứ 50% thì khá dễ. Các luật b cần nắm là CBCC, Hiến pháp, TCCP, TCCQĐP, VBQPPL. Nhiêu đây thôi mình bảo đảm qua 30/60. Chuyên ngành mình sẽ up tiếp sau nhé