Dạy trẻ lòng biết ơn như thế nào? 7 cách dạy tại nhà hiệu quả nhất

Dạy trẻ lòng biết ơn như thế nào? 7 cách dạy tại nhà hiệu quả nhất. Lòng biết ơn không chỉ là một bài học đạo đức cơ bản cần dạy con mà còn là cách giúp con có ý thức và trách nhiệm hơn trong cuộc sống, đặc biệt là khi bước vào độ tuổi trưởng thành. Lòng biết ơn là một trong những yếu tố quyết định nhân cách của trẻ trong tương lai. Chính vì vậy, hơn cả trí tuệ, dạy con biết ơn là điều các bậc cha mẹ nên quan tâm.
Dạy trẻ lòng biết ơn như thế nào?
Dạy trẻ lòng biết ơn như thế nào?
Các bài học đơn giản nhưng hiệu quả giúp bố mẹ dạy con cách thể hiện lòng biết ơn:

1. Làm gương cho trẻ về lòng biết ơn – Tấm gương về lòng biết ơn

Bạn nói lời cảm ơn bao nhiêu lần một ngày? Có bao giờ bạn kể trẻ nghe về những gì bạn cảm thấy biết ơn hôm nay? Trẻ luôn quan sát từng hành động cử chỉ của bạn đó. Chúng ta không thể dạy trẻ lòng biết ơn khi ta không có nó. Hãy về nhà và kể trẻ nghe chuyện vui trong ngày, những quyết định đúng đắn thay vì những lời phàn nàn về công việc của bạn.
Trẻ học hỏi tốt nhất thông qua việc bắt chước cha mẹ và còn cách nào tốt hơn là bạn làm gương cho con cái về lòng biết ơn. Cách đơn giản nhất đó là nói “cảm ơn” và “làm ơn” với ng ư ời xung quanh v à con của bạn thường xuyên nhất có thể.

2. Nói lời cảm ơn cụ thể – Giáo dục lòng biết ơn cho trẻ mầm non

Hãy dạy trẻ nói lời cảm ơn nguyên câu. Ví dụ: “Cảm ơn bố đã đưa con đi học!”  Khuyến khích trẻ trong độ tuổi đi học nói lời cảm ơn suốt cả ngày, đặc biệt là khi bạn giúp con chuẩn bị đi học hay khi chở con tham gia các  hoạt động ngoại khóa. Nhắc nhỏ con không quên cảm ơn các giáo viên, huấn luyện viên ở các lớp trẻ tham gia. Nhiều khi, lời cảm ơn chỉ đơn giản là một mảnh giấy với một bông hoa trên đó. Trẻ em thích thể hiện cảm xúc bằng những chữ cái và hình vẽ nhỏ. Hãy khuyến khích con bạn nói lời “cảm ơn” với mọi người bất cứ khi nào họ cần được cảm ơn. 

3. Duy trì thói quen biết ơn hàng ngày

Hãy bảo trẻ ghi những điều mà chúng thấy biết ơn hàng ngày vào một cuốn sổ nhỏ. Vào cuối tuần, có thể bảo trẻ đọc to những điều đó lên. Duy trì thói quen này hàng ngày sẽ khuyến khích trẻ suy nghĩ về mọi khía cạnh của cuộc sống và đếm những niềm hạnh phúc, may mắn của mình chứ không phải những bất hạnh, những thứ mình không có.
 

4. Khuyến khích trẻ giúp đỡ việc nhà

Bằng cách khuyến khích con bạn giúp đỡ các công việc nhà, chẳng hạn như rửa bát hoặc tưới cây, bạn sẽ tạo ra môi trường để trẻ học về lòng biết ơn. Khi cùng bạn làm những công việc chân tay trong gia đình, trẻ nhận ra rằng mình cũng cần nỗ lực và không nên coi mọi thứ là điều hiển nhiên.
Mặt khác, bạn càng làm mọi thứ cho con mình mà không nói cho trẻ biết về những nỗ lực đã bỏ ra thì con bạn càng có nhiều cơ hội coi rằng đó là điều hiển nhiên mà cha mẹ phải làm.

5. Khuyến khích trẻ giúp đỡ người khác

Một cách khác để dạy trẻ về lòng biết ơn đó là cha mẹ hãy cùng trẻ giúp đỡ những người khác khó khăn hơn mình. Tích trữ những món đồ không dùng đến như sách, đồ chơi, quần áo và quyên góp cho những người cần giúp đỡ là một ví dụ tuyệt vời để thúc đẩy sự rộng lượng, hào phóng ở trẻ. Hãy đưa con bạn đến thăm những người có điều kiện khó khăn để trẻ có cơ hội nhìn thấy thực tế cuộc sống và từ đó trở nên tử tế, tốt bụng với mọi người.
 

6. Biết nói “không” với đòi hỏi của trẻ

Hầu hết trẻ em đều muốn có kẹo bánh hay những món đồ chơi, trò chơi điện tử mới nhất trên thị trường và đòi bố mẹ mua cho. Và các bậc phụ huynh thì lại có xu hướng đáp ứng mọi mong muốn của con mình. Một số người còn có thể mua bất cứ thứ gì để trẻ thôi giận dữ, khóc lóc vì đòi món đồ mình muốn có. Thái độ này của cha mẹ sẽ làm ảnh hưởng đến việc nuôi dưỡng lòng biết ơn ở con bạn.
Cha mẹ cần thấy rằng, nói “không” nhiều lần với trẻ sẽ khiến việc nói “có” nghe ngọt ngào hơn nhiều. Bằng cách này sẽ giúp dạy trẻ kiên nhẫn chờ đợi thứ mình muốn có và trân trọng, biết ơn về điều đó.

7. Hãy kiên nhẫn

Cha mẹ phải hiểu rằng, trẻ sẽ không đột nhiên thấm nhuần thói quen về lòng biết ơn. Trẻ có thể mất vài ngày, vài tuần, vài tháng hoặc nhiều năm để dần xây dựng thói quen biết ơn và nhiều khi việc nghe thấy từ “không” của cha mẹ đối với đòi hỏi của mình sẽ khiến trẻ rơi nước mắt. Lúc này, cha mẹ hãy bình tĩnh và giúp trẻ hình thành thói quen về sự cảm kích, biết ơn với những thứ mình nhận được.

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);