Cần biết những gì trước khi thi công chức nhà nước

Cần biết những gì trước khi thi công chức nhà nước. Để có thể trúng tuyển vào công chức, viên chức nhà nước, bên cạnh việc ôn thi thì chúng ta cũng cần phải trang bị thêm những kinh nghiệm ôn thi và  một số các hiểu biết về chuyên ngành này. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn không còn bị lạ lẫm trước các kì thi tuyển công chức nhà nước nhé.

Cần biết những gì trước khi thi công chức nhà nước
Cần biết những gì trước khi thi công chức nhà nước

Công chức nhà nước là gì ?

Công chức theo nghĩa chung là nhân viên trong cơ quan nhà nước, đó là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào các chức danh trong các cơ quan nhà nước (trong đó tập trung vào các cơ quan hành chính) để thực thi hoạt động công vụ và được hưởng lương và các khoản thu nhập từ ngân sách nhà nước. Công chức của một quốc gia thường là công dân, người có quốc tịch của nước sở tại và thường nằm trong biên chế. Phạm vi làm việc của công chức là các cơ quan nhà nước, tuy nhiên pháp luật nhiều nước quy định công chức có thể làm việc không chỉ trong cơ quan nhà nước.

Theo https://vi.wikipedia.org/

Điều kiện thi công viên chức

Điều 22. Điều kiện đăng ký dự tuyển

1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức:

a) Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;

b) Từ đủ 18 tuổi trở lên. Đối với một số lĩnh vực hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, tuổi dự tuyển có thể thấp hơn theo quy định của pháp luật; đồng thời, phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật;

c) Có đơn đăng ký dự tuyển;

d) Có lý lịch rõ ràng;

đ) Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm;

e) Đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;

g) Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp công lập xác định nhưng không được trái với quy định của pháp luật.

2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển viên chức:

a) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.

Theo đó nếu như bạn đáp ứng đủ các điều kiện trên thì bạn hoàn toàn có thể đăng kí dự thi được.

Chuẩn bị hồ sơ

Để thi tuyển công chức bạn cần chuẩn bị hồ sơ giấy tờ thật đầy đủ và cẩn thận dưới đây là những giấy tờ bạn cần chuẩn bị để đi thi công chức.

– Đầu tiên là đơn đăng ký dự tuyển công chức theo mẫu đã được quy định

– Bản sao Giấy khai sinh

– Bản Sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trong vòng 30 ngày, bạn có thể xin dấu ở địa phương nơi bạn sinh sống, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển

– Giấy chứng nhận thuộc các đối tượng được ưu tiên (nếu có) hoặc những giấy tờ liên quan và được cơ quan có thẩm quyền chứng thực.

– Bản sao các văn bằng, chứng chỉ liên quan cùng với kết quả học tập để dự thi

– Cùng với mọi giấy tờ văn bằng là giấy khám sức khỏe của bộ ý tế trong 30 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ dự tuyển

Sau khi thủ tục giấy tờ về hồ sơ hoàn thành các thì sinh nên chú ý theo dõi thông tin web trên hệ thống nơi bạn thi tuyển để có được những thông tin mới nhất về lịch thi, địa điểm thi, lệ phí và một số thông tin khác

Kinh nghiệm thi tuyển

Phải tham gia và ghi chép đầy đủ các nội dung ôn thi (nếu có, đơn vị tuyển dụng sẽ tổ chức lớp ôn trước ngày thi khoảng 02 tuần hoặc 01 tháng).

Đối với môn Kiến thức chung: Đây là phần thi nhiều người bị điểm thấp nhất. Bạn chỉ cần nắm chắc các kiến thức trong tài liệu ôn. (Chú ý Luật công chức 2008 sẽ chắc chắn ra phần “quyền, nghĩa vụ công chức, những điều công chức nên làm, không nên làm” đây sẽ là 01 câu 30 điểm. Hai câu còn lại một câu 40 và một câu 30 sẽ nằm trong tài liệu ôn, thường xoáy vào Bộ máy HCNN, so sánh QLNN với QLHCNN, Cải cách HCNN….)

Phần thi viết môn Kiến thức chuyên ngành: Bạn PHẢI HỌC THUỘC LÒNG về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của cơ quan hành chính và của phòng chuyên môn mà bạn thi vào..chú ý phải liên hệ thực tiễn (nếu bạn không làm việc trong cơ quan Nhà nước thì nên hỏi những người làm việc trong cơ quan bạn thi vào để chuẩn bị sẵn phần liên hệ thực tiễn phần này khoảng 20 điểm). Bên cạnh đó bạn phải đọc Thông tư 01, luyện tập phần soạn thảo Quyết định, Chỉ thị, Thông tư, Tờ trình, Công văn phần này rất quan trọng, nó chiếm đến một nữa số điểm bài thi viết.

Phần thi trắc nghiệm Kiến thức chuyên ngành: Đây là phần thi các bạn cần cẩn thận, đặc biệt là các bạn chưa công tác trong cơ quan HCNN. Phần thi này sẽ không được phúc khảo vì do máy chấm. Muốn làm tốt phần thi này, bạn phải có một kiến thức rộng về Quản lý hành chính nhà nước, tốt nhất bạn nên sưu tầm các mẫu câu trắc nghiệm để luyện tập, mình đưa ra ví dụ cho bạn hinh dung: Câu 1 HĐND là: a-Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; b-Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất tại địa phương; c-Cơ quan quyền lực nhà nước tại địa phương; ở đây bạn phải đọc Luật tổ chức HĐND-UBND thì mới làm được. Bạn chú y đọc nghị định 06 quy định những người là cán bộ, công chức, luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; luật công chức…vv…

Về bài Anh văn và Tin học. Không khó, nhưng không được chủ quan. Đây là 02 môn điều kiện, không cần phải cao điểm vì nó sẽ không tính vào tổng điểm của mình, trên 50 điểm là được. Bài thi trắc nghiệm tin học sẽ cực dễ, nó chỉ hỏi về các chức năng, phím nóng…trong 02 phần mềm Word và Excel và các thao tác trong môi trường hệ điều hành Windows, phần này đọc tài liệu là làm tốt. Bài thi tiếng Anh thì ở mức trên A một tí, nội dung rất là căn bản bạn nào tốt nghiệp hệ anh văn 7 năm là làm tốt.

Tham khảo các tài liệu thi và kinh nghiệm ôn thi tại đây : https://ngolongnd.net/tuyen-cong-chuc

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);