Địa chỉ URL là gì mà được nhiều nhắc tới như vậy, đặc biệt trong lĩnh vực SEO. Dù đây là một thuật ngữ khá quen thuộc nhưng không phải ai cũng hiểu rõ hết tất cả. Vậy nên bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc xoay quanh thuật ngữ URL. Cùng ngolongnd tìm hiểu chi tiết nhé!
Nội dung chính:
URL là gì?
URL (Uniform Resource Locator) là một định dạng chuẩn được sử dụng để định vị và truy cập đến các tài nguyên trên Internet. Nó là một địa chỉ duy nhất chỉ đến một tài nguyên cụ thể, chẳng hạn như một trang web, hình ảnh, video, tệp tin, hoặc tài liệu.
- URL tĩnh (Static URL): Đây là loại URL mà không thay đổi sau khi được tạo ra. Nó thường được sử dụng để truy cập đến các tài nguyên cố định trên web.
- URL động (Dynamic URL): Đây là loại URL có thể thay đổi dựa trên các tham số hoặc yêu cầu của người dùng. Thông thường, các trang web động sử dụng URL động để tạo ra nội dung đa dạng.
Cấu trúc của một URL
Một URL bao gồm 5 phần chính: scheme, subdomain, top-level domain , second-level domain, và subdirectory.
Scheme
Scheme hiển thị cho máy chủ web sử dụng giao thức nào khi truy cập một trang trên web.
Ngày nay, HTTPs (Hypertext Transfer Protocol Secure) được coi là giao thức phổ biến nhất. Giao thức bảo mật này bảo vệ khách truy cập trang web và triển khai nó sẽ giúp trang web xếp hạng tốt hơn trên Google. Đó là lý do tại sao việc thực hiện SSL là một việc phải làm trên bất kỳ SEO nào.
Trong các trình duyệt hiện đại, về mặt kỹ thuật Scheme không nhất thiết là một phần của URL. Nếu bạn nhập trang web như facebook.com, trình duyệt sẽ tự động xác định giao thức phù hợp để sử dụng. Tuy nhiên, một số ứng dụng khác (và giao thức) lại yêu cầu sử dụng scheme.
Subdomain
Ngay cái tên subdomain khi dịch ra cũng đã cho chúng ta hiểu được ý nghĩa của nó. Đây thường được gọi là tên miền con của tên miền chính. Chính vì là miền con của miền chính nên tên miền con này mang đầy đủ những tính chất như một miền chính và chúng ta có thể sử dụng nó giống như miền chính. Đặc điểm để nhận dạng là tên của chúng có chứa tiền tố đằng trước tên miền chính ví dụ như: ctf.viblo.asia]
Subdomain là tên miền phụ rất dễ tạo lập chỉ cần dựa trên tên miền chính. Nó mang đến cho người dùng rất nhiều ưu điểm và lợi ích thiết thực nhất.
Second-level domain
Second-level domain (SLD) được coi như là tên của website mà người dùng đặt cho nó.
SLD giúp người dùng nhận ra họ đang truy cập vào trang web của một thương hiệu hay cá nhân nhất định. Chẳng hạn, những người truy cập “MLB.com” biết rằng họ đang ở trên trang web của Major League Basketball, mà không cần thêm thông tin.
Top-level domain
Top-level domain (hay còn được gọi với cái tên là tên miền) chỉ định loại miền mà bạn đã đăng kí.
Subdirectory
Subdirectory (subfolder) cung cấp cho người dùng cái nhìn trực quan về phần cụ thể của trang web mà người dùng đang truy cập.Ví dụ, nếu một trang web bán hàng muốn kinh doanh một loại hàng như t-shirt, hat, thì một trong những URL của website đó nên là https://shop.banhangvjppro.hehe/hat/ Trong đó, /hat chính là subdirectory, còn shop. là subdomain
Các thành phần cơ bản của URL là gì?
Để thực hiện đúng chức năng của mình là một đường dẫn đến các trang web cũng như tham chiếu đến những nội dung Internet khác nhau. URL phải được xây nên và được tối ưu hiệu quả nhất. Vì thế, để xây được chúng ta cần hiểu từng thành phần cấu tạo của nó. Mỗi thành phần là một đặc điểm và có tính chất riêng.
Giao thức kết nối của URL
Giao thức kết nối hay còn được gọi là Scheme. Nó là phương thức để trang web bạn đang tạo có thể kết nối được với server. Với giao thức liên kết sẽ cung cấp cho bạn thông tin cách truyền tải nào đang được sử dụng để truyền dữ liệu từ website và server.
Chúng thường sẽ có các loại cơ bản như sau:
- FTP là một cách truyền tải đơn giản. Nó giúp website có thể chuyển đổi và truyền dữ liệu qua lại với server.
- HTTPS thường dùng Port 433. Khi truyền thông tin tập tin dữ liệu, nó sẽ dùng SSL hay còn được gọi là Secure Socket Layer. Sử dụng tiện ích này sẽ giúp cho web và server hoạt động an toàn hơn, mang tính bảo mật cao.
- HTTP được dùng để nhận diện của hoạt động của người sử dụng với server tại website của bạn. Khác với HTTPS, HTTP dùng Port 80.
Thường người dùng không cần nhập đầy đủ các dữ liệu đầy đủ của URL. Thay vào đó, chúng ta có thể lược bỏ đi phần giao thức liên kết. Bạn chỉ cần nhập vào nội dung chính của URL. Trình duyệt web bạn đang dùng sẽ tự động chọn và đi đến website mà bạn đang cần. Chỉ một vài website có URL đặc biệt, bạn cần phải nhập đủ URL, bao gồm của Scheme.
Authority của URL là gì?
Trong URL, ngoài phần giao thức liên kết thì phần còn lại gọi là Authority – nhà cung cấp. Chúng ta sẽ có các thành phần trong Authority này như sau:
- Miền cao cấp nhất hay còn được gọi là Top Level Domain. Hiện tại, chúng ta thường hay thấy các miền như .com, .net., gov. Chúng được tạo và chịu sự quản lý của Internet. Ngoài ra, các quốc gia khác nhau cũng đều có Top level Domain. Chúng thường bao gồm hai chữ cái viết tắt của tên nước. Ví dụ như .vn; .us, .ca,… Đồng thời, chúng ta vẫn có một số tên miền khác được dùng như .news hoặc .life hoặc .club.
- Miền phụ hay còn được gọi là Subdomain. Nó là các kí tự đứng sau scheme và kết thúc ở dấu chấm đầu tiên. Thông thường, chúng ta thường thấy miền phụ dạng www, loại hay dùng nhất hiện nay. Nghĩa là bạn có thể vào bằng Internet và sử dụng giao thức liên kết HTTP. Sau đó, bạn có thể thêm hoặc xây dựng nội dung URL phù hợp với yêu cầu của bạn. Có thể thêm như www.newsHoangHa.com hoặc www.gmail.google.com.
Ngoài hai thành phần chính này, trong URL cũng có thể xuất hiện thêm một số thành phần khác theo yêu cầu của người tạo, bao gồm Thông tin người dùng và số cổng.
- Về thông tin người dùng, nó thường chứa nội dung bảo mật như tên và mật khẩu. Ví dụ: http//username:password@www.example.com.
- Về số cổng, thiết bị dùng địa chỉ IP nào để có thể nhận được thông tin từ các máy server theo đúng mạng. Ví dụ như 1547 là địa chỉ IP trong URL sau đây: http//www.example.com:1547.
Tối ưu cấu trúc URL đúng cách
Ngoài tối ưu nội dung, tối ưu cấu trúc cũng là việc cần thiết. Chúng ta cần tối ưu những yếu tố sau:
- URL không nên chứa ký tự lạ như _, ^, %, #, &. @. ?,… Những ký tự lạ này làm Google không nhận diện được liên kết của web.
- Nên sử dụng URL tĩnh thay vì URL động. URL Friendly là sự kết hợp giữa URL tĩnh và từ khóa mô tả nội dung bài viết. Thực tế, Google thích trang web tĩnh (dạng .html) hơn trang web động (dạng ?id=..).
- Khi Google đã index cấu trúc URL, bạn nên giữ nguyên, không cần thay đổi bất cứ thứ gì nữa. Nếu có lý do bắt buộc phải thay đổi, bạn nên sử dụng redirect 301 để chuyển URL cũ sang mới.
- Đường dẫn URL cần hạn chế nhiều thư mục con: URL không nên đi qua nhiều trang chính mới đến được trang cần SEO. Google không đánh giá cao điều đó. URL tối ưu nên dẫn về đúng bài viết mà không có nhiều thư mục nhỏ.