Nội dung chính:
Tổng hợp kiến thức thi Vietcombank cần học
-
VỀ KIẾN THỨC VĨ MÔ
Chú ý các nội dung sau:
- Các kiến thức về GDP, GNP: Kỳ lạ là năm nào cũng có 1 câu.
- Lãi suất Danh nghĩa & Lãi suất thực: Chú ý liên quan đến Lạm phát.
- Chính sách Tài khóa: Mở rộng & Thu hẹp áp dụng trong trường hợp nào?
- Chính sách Tiền tệ: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc; Hoạt động trên thị trường mở. Chú ý Chính sách tiền tệ nới lỏng và thắt chặt & Phạm vi áp dụng.
- Mô hình IS-LM: Tác động của Chính sách Tài khóa & Chính sách Tiền tệ.
- Lạm phát & Thất nghiệp: Nguyên nhân gây ra Lạm phát (Rất hay hỏi) – Phân tích nguyên nhân lạm phát do Cầu, Cung. Biện pháp giảm Lạm phát
- Đường cong Philips: Tương tự GDP
-
VỀ TIẾNG ANH
Nội dung sau hay gặp:
- Phrasal Verb: Chắc chắn gặp. Chú ý các cặp Phrasal Verb với 6 động từ quan trọng sau: Go/Come/Arrive/Look/Take/Get
- Đảo câu – Inversion
- Mệnh đề Quan hệ & Rút gọn Mệnh đề Quan hệ
- Câu điều kiện: Loại 1,2 & 3
- Giới từ: Chú ý với “in/at/on”.
- Mệnh đề Nguyên nhân kết quả: Chú ý phân biệt rõ cách dùng của “Although/Even though/ Despite/ In spite of/ Because of/ On account of”
-
VỀ NGHIỆP VỤ VỚI TÍN DỤNG
Nghiệp vụ Tín dụng sẽ tập trung vào:
- Nghiệp vụ Cho vay: Nắm vững Thông tư 39/2016, đặc biệt các Nội dung liên quan đến: Nhu cầu không được vay vốn; Lãi suất khi quá hạn; Phương thức Cho vay & Loại hình Cho vay chính. Mấy cái Phương thức như Cho vay tuần hoàn, Cho vay lưu vụ thì BỎ, không cần học.
- Nghiệp vụ Tín dụng: Căn cứ theo Luật các TCTD số 47/2010 & Sửa đổi Luật TCTD năm 2018. Các kiến thức trọng tâm gồm: Đối tượng không đảm nhiệm/ không cùng đảm nhiệm chức vụ; Giới hạn cấp Tín dụng; Công y con/ Công ty liên kết; Cổ đông lớn..
- Nghiệp vụ về Biện pháp bảo đảm: Căn cứ theo Nghị định 102/2017 về Đăng ký Biện pháp bảo đảm. Kiến thức trọng tâm gồm:
- Các giao dịch cần đăng ký biện pháp bảo đảm.
- Hiệu lực biện pháp bảo đảm.
- Thông tư 22/2019 về Giới hạn tỷ lệ an toàn trong hoạt động TCTD: Nội dung Quan trọng, ƯA THÍCH của Vietcombank.
- Nghiệp vụ về Luật Doanh nghiệp 2015: Chú ý các loại hình Doanh nghiệp; Người đại diện pháp luật từng loại hình; Loại hình nào được phát hành Cổ phiếu/ Trái phiếu. Phần này, tương tự, món ăn ƯA THÍCH của Vietcombank.
- Nghiệp vụ về Tài chính Doanh nghiệp: Học cho kỹ “cái A nằm trong khoản mục nào của Bảng CĐKT”, các nội dung về Vốn lưu động ròng, Nhu cầu VLĐ. Ý nghĩa của các chỉ số Tài chính. Phần này năm nào cũng thi các nội dung trên.
- Nghiệp vụ về Tài trợ dự án: Đừng quên các kiến thức về NPV, IRR. Các phần câu hỏi này không khó, tuy nhiên, thường xuyên gặp trong các năm.
- Kế toán Ngân hàng: Phần này CHẮC CHẮN có, làm ăn nắm rõ Thông tư 200 Hướng dẫn Chế độ Kế toán Doanh nghiệp.
-
VỀ NGHIỆP VỤ CỦA GIAO DỊCH VIÊN/ NGÂN QUỸ
Các phần kiến thức Ôn tập gồm:
- Nghiệp vụ Tín dụng: tập trung vào Luật các TCTD số 47/2010, Thông tư 02 về Phân loại Nợ. Đặc biệt Chú ý Thông tư 22/2019 và Luật Doanh nghiệp.
- Nghiệp vụ về Báo cáo Tài chính: Tương tự như phần Tài chính Doanh nghiệp của QHKH. Thi giống nhau ở Nội dung này.
Các loại Chứng từ Kế toán:
- Nghiệp vụ về Tài sản cố định: Chú ý khấu hao TSCĐ ở Thông tư 45/2013 về Trích khấu hao TSCĐ.
- Nghiệp vụ Ngân quỹ: Chú ý các Luật cơ bản như Thông tư 01/2014 về giao nhận, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý. Thông tư 28/2013 về xử lý tiền giả, tiền nghi giả.
Bên cạnh các nội dung trên, cần chú ý:
- Bám sát nội dung của Luật Kế toán và 26 chuẩn mực Kế toán
- Chú ý về Người cư trú, Người không cư trú.
- Thông tư 200 Hướng dẫn về Chế độ Kế toán