Tìm hiểu về tụ hóa và tụ nhôm trên main máy tính

Tìm hiểu về tụ hóa và tụ nhôm trên main máy tính – Gửi tới các bạn các kiến thức về tụ rắn (hay còn gọi là tụ nhôm) và các kiến thức về tụ hóa học  truyền thống.- Tụ hóa (electrolytic capacitor) chứa một miếng giấy nằm giữa bản cực dương và bản cực âm, được ngâm trong chất điện phân lỏng.- Tụ rắn (polymer capacitor) tương tự nhưng miếng giấy được tẩm với tinh thể bán dẫn hữu cơ nhìn giống như giấy than, không dùng chất điện phân lỏng.
 

Phân biệt tụ rắn và tụ hóa:
Cả tụ hóa lẫn tụ rắn đều có vỏ bằng nhôm. Tụ hóa có thêm vỏ nhựa (hoặc nylon) bọc ngoài vỏ nhôm và in các thông số lên vỏ nhựa. Đối với tụ rắn các thông số được in trực tiếp lên vỏ nhôm, không vỏ nhựa nên còn gọi là tụ nhôm (1 số ít có vỏ nhựa nhưng không phổ biến).
Tụ hóa thông thường kém ổn định, điện dung bị trôi theo nhiệt độ, giảm theo thời gian. Tụ rắn ổn định và bền hơn.
Tuy nhiên một số main rẻ tiền của những hãng kém tên tuổi sử dụng tụ hóa giả như tụ rắn, tức là tụ hóa nhưng không bọc vỏ nhựa để khi nhìn qua tưởng là tụ rắn.Tụ hóa là tụ giấy bên trong chứa dung môi hóa học để tạo ra điện dung cao , thường tụ hóa là tụ phân cực nghĩa là khi lắp đặt có phân biệt chiều âm dương , nếu tụ hóa được bao ngoài bởi một lớp nhôm còn được gọi là tụ nhôm hay tụ rắn . Như vây tụ rắn hay tụ mềm đều có thể là tụ hóa..

Tại sao lại dùng tụ rắn?

Tụ rắn tản nhiệt tốt hơn nên chịu nhiệt tốt hơn tụ mềm . Theo thời gian gian sử dụng đến một mức nào đó , điện dung tụ sẽ giảm đi hay còn gọi là tụ bị khô

Phù tụ hay nổ tụ thương là cắm lộn cực hay điện áp tăng cao vượt mức cho phép của nhà sản xuất không phải cứ tụ hóa là sẽ bị phồng mà tỉ lệ phồng nổ tụ cao hơn rất nhiều. Cũng đôi khi là tụ đã hết date và xuống cấp.

Bảng ( điện phân) đã ngâm tẩm với polymer dẫn điện tụ điện rắn được cấu tạo từ polymer dẫn điện cải thiện đáng kể sự ổn định và độ tin cậy.

 
Nhược điểm về hình thức là tụ hóa xấu, to hơn hoặc dài-cao hơn, chân tụ không chắc chắn nên khi sử dụng lắp đặt không cẩn thật có thể bị vẹo tụ-gẫy- tụt chân ra ngoài.

Tụ rắn thực bọc nhôm kín chắc chắn, trong dùng polymer hữu cơ nên ko bị thất thoát, một số loại mạ vỏ thêm mầu nhìn rất đẹp, ngoài ra một số loại tụ bọc thêm niken hình như để giảm độ nhiễu thật thấp thì phải.
Tụ ngon hơn nữa trên main sẽ là Hi-C Cap hiện nay bắt đầu phổ biến hơn, đã có một số con main full Hi-C Cap, nhiều con đã dùng Hi-C Cap cho khu vực cấp nguồn.
Ngoài ra điện đóm cho main cũng phải quan tâm tới choke và mosfet nữa, tất cả cấu thành một hệ thống vrm cho cái main hoàn chỉnh. Main tầm thấp thì không cần thừa nhưng không được thiếu, cứ đủ là chuẩn.
Tụ nhôm , tụ rắn được Gigabyte đưa vào Việt Nam những năm 2007, dòng 915 , và dần phổ biến sang các hãng khác. Chính tụ nhôm đã làm nên tên tuổi của Gigabyte lừng lẫy tại thị trường Việt Nam như ngày nay. Tiếc là tới đó đến giờ, hãng chưa mang lại điều gì đột phá, đặc biệt trong thiết kế.  Gigabyte đặc biệt ổn định ở các dòng phổ thông. Nhưng bị MSI soán ngôi ở phân khúc cao cấp, gaming main.

Về lý thuyết thì tụ rắn sẽ tốt hơn tụ hóa. Nhưng mà không hẳn đã là như vậy. Cố một số thiết bị chuyên dụng mà họ chỉ dùng tụ hóa không bao giờ dùng tụ rắn (đó là những loại tụ hóa cao cấp). Mà những loại tụ hóa cao cấp này có khi còn đắt tiền và chất hơn rất nhiều những loại tụ rắn khác (tụ rắn cũng có nhiều loại với chất lượng khác nhau).

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Sống chậm lại - nghĩ khác đi - yêu thương nhiều hơn

Chào các bạn, tôi là Ngô Hải Long – CEO của công ty Giải pháp số LBK.

Tôi chuyên cung cấp dịch vụ SEO website, quảng cáo Google, Facebook, Zalo cùng với việc phát triển website WordPress và các ứng dụng di động IOS, Android. Blog này được tạo ra nhằm chia sẻ những kiến thức bổ ích về cuộc sống, thủ thuật máy tính, công việc và tài liệu miễn phí, giúp các bạn dễ dàng tiếp cận với những thông tin hữu ích.

Mặc dù đội ngũ biên soạn luôn cố gắng đảm bảo nội dung chất lượng, nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót hoặc sự trùng lặp với các blog khác. Nếu có bất kỳ vấn đề nào, mong các bạn thông cảm và vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: ngolonglbk@gmail.com.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi và đồng hành cùng blog của chúng tôi!

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây hoặc thông báo website với Bộ Công Thương

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);